Hiển thị các bài đăng có nhãn toàn cầu hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn toàn cầu hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

Tại sao ông Fukuyama đã sai?

 Why Fukuyama was wrong? Nếu đi từ luận điểm của TT Nga V. Putin: CNTB là động vật săn mồi, văn hóa phương Tây là tự hủy hoại thì có thể triết gia, nhà kinh tế chính trị neo-liberal người Mỹ mắt híp này đã đúng.

Tôi đã cố gắng đi tìm chứng cớ để biện hộ cho Francis Fukuyama trong cơn mưa gạch đá xỉ vả của các “think tank” phương Tây vì kết luận vội vàng, hồ đồ của ông ấy trong cuốn sách nức tiếng một thời, được các học giả cuồng tự do dân chủ lấy làm sách Gối đầu giường: "Sự kết thúc của lịch sử và kẻ cuối cùng - The End of History and the Last Man” vào năm 1992. Tôi chỉ có thể bênh vực cho Fukuyama rằng, ông đã đúng khi động vật săn mồi CNTB và văn hóa tự hủy phương Tây đã đi đến chỗ kết thúc vai trò lịch sử.
Người đàn ông tội nghiệp – poor man Fukuyama sẽ vẫn được nhớ đến như người đã tuyên bố rằng lịch sử đã đi đến chỗ kết thúc! Rất có thể, ông ấy sẽ đưa ra một lời giải thích, thực ra tôi muốn nói là… Nhưng chính xác là lịch sử CNTB phương Tây đã đi đến chỗ kết thúc. Đó là một lời nguyền độc địa của vị học giả neo-liberal này.
30 năm trước, vào lúc Fukuyama viết cuốn sách này, sự thắng thế của CNTB là có thật, nhưng nước Nga đã trỗi dậy, Trung Quốc đã nổi lên trong sự coi thường, thậm chí là nhạo báng của Fukuyama, và sự ngạo mạn đã che lấp tầm nhìn xa đáng phải có của vị học giả tên tuổi.
ĐH Chicago và “Chicago Boys” của những tên tuổi neo-liberal như Hayek, Friedman, Samuelson, Taler và Fukuyama hay thậm chí kể thêm cả Krugman là cái tổ tò vò nhền nhện của mọi thứ hào nhoáng bóng bẩy như đã thấy, cũng vậy, “The End…” đã tưới tắm sự lạc quan vào mảnh đất mà mọi thứ đã úa tàn rằng nền tự do dân chủ tư bản không chỉ đánh bại tất cả các hệ tư tưởng khác mà còn trở thành “hình thức cuối cùng của chính phủ nhân loại” và sau sự sụp đổ của chủ nghĩa độc tài bảo thủ và chế độ kế hoạch hóa tập trung XHCN, chỉ còn lại CNTB tự do – thị trường và tài sản tư nhân vượt trội hơn là bị nhà nước kiểm soát - và nền tự do dân chủ - pháp quyền, dân sự, nhân văn, sẽ là hình thức cuối cùng của thế giới, cũng lúc đó, lịch sử nhân loại kết thúc. Nó kết thúc khi những con tàu cuối cùng, kéo những toa xe cuối cùng là các nước thế giới thứ ba nghèo nàn lạc hậu như VN đến nhà ga cuối cùng: CNTB tự do!
Nhưng không hề thấy nhà ga cuối cùng này ở đâu, Nga, TQ đã khởi hành đến nhà ga khác. Còn nay, nhiều nước đang bẻ bánh lái, chấp nhận trật đường ray để tìm hướng đi khác. Không có gì cho thuyết hội tụ, cho giá trị phổ quát toàn cầu và tự do hóa, toàn cầu hóa. Nếu tỉnh táo, thì giới lãnh đạo các nước “thế giới thứ ba” đã không còn hào hứng và can đảm để “mở cửa, hội nhập”, và cũng như trước kia, không có gì cho “thế giới đại đồng” và “giai cấp vô sản thế giới”.
Nếu như ông Fukuyama tin tưởng vào bậc thầy Samuel Huntingdon thì đã viết rằng, lịch sử hậu Chiến tranh lạnh sẽ bị chi phối bởi xung đột giữa các nền văn minh, văn hóa và tôn giáo thay vì kết thúc ở CNTB tự do. Như thế sẽ đúng đắn và thuyết phục hơn nhiều.
Hay khoan giận dữ hay kích động, ông ấy - Fukuyama chỉ là sản phẩm hấp thụ bị động trong cái môi trường “Chicago Boys” đã nói ở trên. Ông ấy ít nhất cũng có xuất phát điểm đúng. Đó là: có một quy trình cơ bản, quy định một mô hình tiến hóa chung cho tất cả xã hội loài người. Đó là luật Nhân-Quả. Nhưng ông ấy đã diễn giải sai. Công bằng mà nói, con người có thói quen nhầm lẫn giữa những gì là hiện tại (của thời Liên Xô sụp đổ) với những gì là trường tồn (dân tộc Nga) hoặc những gì có nghĩa là sẽ tồn tại như Sự thịnh vượng của một quốc gia – Adam Smith: Chúng ta là ích kỷ, đến vô độ. Nhưng chúng ta cũng là con người tinh thần, tình cảm đạo đức và niềm tin của chúng ta – dù có được định hình hay không – cũng đóng vai trò phổ biến trong các tương tác của chúng ta với những người khác, ngay cả trong thế giới kinh doanh và tiêu dùng hám lợi hiện đại.
Sự nhầm lẫn này khiến nhiều người từng tuyên bố lịch sử đã đi đến hồi kết. Hegel đã nhìn thấy sự kết thúc của lịch sử trong hậu quả của cuộc Cách mạng Pháp thời Napoleon. Một thế kỷ sau Hegel, Bách khoa toàn thư Britannica tự tin viết rằng nền văn minh cuối cùng đã lật đổ chủ nghĩa man rợ. Cả Karl Marx nữa, ông ta cũng mơ mộng lịch sử nhân loại kết thúc ở CNCS khi viết Tuyên ngôn.
Nhưng thời tiết chính trị không phải là khí hậu lịch sử. Fukuyama đã đúng vào thập kỷ 90, cả loạt quốc gia ngả theo tự do dân chủ phương Tây: Nga, Trung, Đông Đức, Hung, Ba Lan, Tiệp, Bulgaria, Romania, Nam Tư và Ukraine. Thậm chí là sự sụp đổ của nhiều chế độ Marxism ở Đông Nam Á, và châu Phi – đó là thời tiết mà lại không phải là khí hậu.
***
Fukuyama chỉ là sản phẩm hấp thu thụ động, bị áp đặt trong cái môi trường ĐH Chicago đã nói ở trên. Chính ông vô tình thể hiện điều này khi viết rằng: con người là những sinh vật xã hội. Giá trị tự thân và bản sắc của chúng ta “được kết nối mật thiết” với các giá trị mà kẻ khác đặt lên trên chúng ta. Chúng ta “về cơ bản được/bị dẫn dắt bởi kẻ khác”. Lập luận này, nói một cách ngắn gọn là sự thừa nhận “chúng ta là nô lệ”. Những gì còn lại, toàn bộ tinh thần trí tuệ của kẻ nô lệ ấy là đi tìm sự được khẳng định của kẻ khác, là mong muốn được như kẻ khác.
Và cái nhu cầu được kẻ khác thừa nhận ấy có trong nền tự do dân chủ của CNTB. Đúng hơn là cả 2 trong “The End…”. , một là chấp nhận sự khẳng định của kẻ khác và hai là mong muốn được như kẻ khác lại dung hòa một cách tuyệt vời trong nền dân chủ. Đó thực sự là 2 mặt đối lập, khó để dung hòa ngay trong lòng CNTB.
Có lẽ là ngay lúc này, ông Fukuyama nên viết một bài luận để xem chế độ phát xít Ukraine thừa nhận quyền của người Nga như thế nào. Phương Tây khẳng định quyền tồn tại của nước Nga ra sao. Tôi tin là bài viết như thế sẽ rất thuyết phục và củng cố vững chắc cho thuyết Lịch sử kết thúc của ông. Tất nhiên ông Fukuyama có thể bỏ qua tuyên bố Chủ nghĩa tự do phương Tây đã chấm hết! của V. Putin và sự cương quyết che chắn ngăn chặn nó thẩm lậu vào TQ của ông Tập Cận Bình.
Ở đây không đi sâu vào mổ xẻ cái gọi là tự do dân chủ phương Tây mà Fukuyama đề cao. Nói rằng, chính ông thừa nhận để nền dân chủ này hoạt động, thì thần dân phương Tây phải phát triển một niềm “tự cao tự đại đến phi lý” trong các thể chế dân chủ của chính họ trong khi đòi hỏi họ phải có những hành động “chối bỏ nhu cầu bản thân”.
Cái khoảng chân không do tự cao tự đại tạo ra sẽ không bao giờ hài lòng với chủ nghĩa tự do bị giới hạn. Nó luôn luôn đòi hỏi tự do hơn nữa, dân chủ hơn nữa. Như Fukuyama sau này nhận xét: Chúng ta không có gì là lý trí hay giác ngộ như chúng ta thích tự nghĩ mình như vậy. Và rõ nhất, quyền tự do vô hạn, nền dân chủ tư bản bị thổi phồng giả tạo đã không giải phóng được trói buộc cho bất cứ ai. Ngược lại, nó ủ mầm sự bất ổn xã hội dữ dội và chỉ dẫn đến hỗn loạn.
***
Nhật Bản, quê hương gốc của Fukuyama là minh họa điển hình cho định đề của ông: Chúng ta “về cơ bản được/bị dẫn dắt bởi kẻ khác”. Thời Minh Trị duy tân, người Nhật đã từ bỏ chế độ phong kiến chuyên quyền độc đoán, có những cải cách hướng Tây phù hợp làm nền tảng cho sự phát triển vượt bậc rồi lại không làm mất sự chuyên quyền độc đoán. Cho đến thế kỷ XX, sau 2 quả bom nguyên tử, người Nhật hoàn toàn thuần phục và bị dẫn dắt đến CNTB tự do và cũng đã vươn lên, trở thành nước đã phát triển. Nhưng CNTB tự do Nhật Bản ngày nay buộc phải sống còn bằng cách thu hút nguồn nguyên liệu Trung Đông, châu Phi và nguồn nhân công giá rẻ châu Á bằng cách phát tán vốn tư bản – capital, theo cách gọi đương thời “viện trợ ODA”. Thiếu điều này, lịch sử Nhật Bản kết thúc.
Phương Tây cũng vậy, họ đang in tiền và phát tán vốn tư bản – capital để hút tài nguyên Nga, nhân công TQ. Thiếu điều này, lịch sử phương Tây kết thúc.
Ông V. Putin gọi tất cả một cách chính xác đó là CNTB động vật săn mồi và văn hóa tự hủy. Cuộc chiến ở Ukraine không phải là chiến tranh Nga với Ukraine, mà là cuộc chiến của nước Nga với toàn bộ CNTB săn mồi, vì thế nó được đặt tên: “ОперацияZ", ông Fukuyama có lẽ đủ trí não để hiểu phi cộng sản là gì, ký tự Z là gì, là gia tộc lõi của CNTB. Nó là kết thúc lịch sử của CNTB tự do săn mồi.
Còn Fukuyama, nên đọc lại cuốn Kinh Cựu ước, chương về Sodom và Gomorrah bị “lửa trời hủy diệt” và suy ngẫm tại sao bị hủy diệt. Như thế có ích lợi hơn.



TẠI SAO FUKUYAMA ĐÃ SAI


 Khi ông Fukuyama viết xong cuốn sách nổi tiếng "Sự kết thúc của lịch sử và kẻ cuối cùng - The End of History and the Last Man” vào năm 1992, vị triết gia, nhà kinh tế chính trị neo-liberal người Mỹ mắt híp này đã sai. Ông ta đã sai trong lúc bằng lòng với tách cà phê buổi sáng, với bữa ăn ngon miệng buổi trưa và với tiệc tùng thịnh soạn buổi chiều.

Lúc đó, cái lúc mà ông ta hài lòng tự mãn vì LX đã sụp đổ, CNTB thắng thế còn CNCS thất bại trong hình thái nhà nước, trong tư tưởng và trong ý thực hệ. Nhưng thực ra, CNCS đã thất bại từ rất sớm mà ông ta không nhận ra, sớm cùng cái chết của Stalin, có lẽ là sớm hơn nữa, từ khi Lenin sử dụng bạo lực khủng bố với qui mô nhà nước, không có lẽ thậm chí là sớm hơn nhiều nữa, từ khi Marx cầm bút viết ra chữ cái đầu tiên.
Trên thực tế, chẳng có cái gì là CNCS trên thế giới này, cũng chẳng có trên sao Hỏa hay ở đâu khác trong vũ trụ. Chỉ có trên giấy, trên bản sao đối xứng gương què quặt của CNTB gọi là CNCS. Lenin ngay bước đầu tiên triển khai mô hình CNCS ra thực tế đã rất lúng túng, vòng vo: CNXH là CNTB nhà nước… CNXH là quá độ của quá độ… CNXH là Hợp tác xã… ông ta thực chất không có khái niệm, không có mô hình dù chỉ trên giấy và thay đổi liên tục theo cảm hứng.
Chiến tranh ở Ukraina phản ánh sự bế tắc và khủng hoảng của CNTB, cũng như chiến tranh mà ngay nay thế giới quen gọi là CMT10 cũng phản ánh bế tắc và khủng hoảng của CNTB.
Rất đơn giản. Ông ta - Fukuyama đã sai bởi vì ngay lúc đó nước Nga đã trỗi dậy, lịch sử không kết thúc. Đó là thực tế chứng tỏ lý thuyết này đã sai, vì thế bây giờ Fukuyama lại phải cầm bút viết tiếp. Ông ta viết: Nga đang chuẩn bị cho thất bại! Nhưng chẳng có gì ngoài bỏ qua thực tế và làm cả thế giới sợ hãi.


Khi mà khẳng định lịch sử đã kết thúc rồi, còn gì để viết nữa thì ông ta lại phải cầm bút. Liên Xô CS đã chết, nước Nga nay là CNTB, trong quĩ đạo toàn cầu hóa và trong tay vòng dân chủ nhân quyền phương Tây – lực lượng thắng thế như cuốn sách “The End…” khẳng định.
Cũng rất đơn giản, các tiên đề mà Fukuyama dựa vào đó để khẳng định Sự kết thúc của lịch sử chứa đầy nghịch lý và mâu thuẫn, tự nó phá vỡ ra để tiếp tục trang lịch sử. Thí dụ: nền dân chủ nhanh chóng thoái hóa dẫn đến tài phiệt thao túng lũng đoạn chính trường và xã hội hoặc độc tài chuyên chế; nền kinh tế thị trường nhanh chóng dẫn đến cá mập độc quyền. Cuối cùng, nhân loại quay trở lại xã hội nguyên thủy và lịch sử lại bắt đầu.
Triết gia tự xưng Fukuyama hoặc là biết rõ điều này nhưng che giấu nó, hoặc không đủ nhận thức để hiểu ra ngay cả định đề cơ bản. Ông ta tiếp tục viết, tiếp tục được trích dẫn mà không hề nhận thấy rằng đã tự mình thể hiện sự kém cỏi làm phức tạp thêm chính những gì mình đã viết ra.
Trong “The End…” Fukuyama viết rằng, thành công của nền dân chủ lý tưởng bắt đầu vào năm 1989 và được thể hiện rõ hơn trong quá trình toàn cầu hóa của mô hình hiện đại, nơi mà mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi người, cuối cùng, có được vai trò của riêng mình trong mạng lưới toàn cầu, trong chuỗi liên kết-cung ứng bò trườn quấn quít chặt lấy nhau khắp hành tinh. Điều này chẳng gì khác là giọng điệu chủ nghĩa duy tâm thuần túy, bỏ qua không chỉ các yếu tố ngẫu nhiên, mà còn cả những hành động có ý thức của cá nhân người tham gia có tham vọng riêng (của Mỹ), thực sự dựa trên lợi ích quốc gia cục bộ ích kỷ.
Fukuyama cũng như các nhà tư tưởng toàn cầu hóa, những kẻ viết ra quy tắc và vai trò trong trò chơi Toàn cầu hóa cho mọi thứ, kể cả cho những con gián nấp đâu đó trong khe tủ hay dưới gậm giường.
Đó đâu phải là "nền dân chủ lý tưởng phương Tây", đó là áp đặt và cưỡng đoạt, thậm chí là bằng biện pháp cực đoan phát xít hóa. Đúng là có những kẻ tin tưởng và mơ mộng vào thứ như thế ở Ukraine. Vậy cái gì đang xảy ra ở đó, lẽ ông Fukuyama không biết!
Cũng đúng là giai cấp vô sản sau hàng thế kỷ sống trong lũy tre làng muốn mở cửa hòa nhập vào thế giới toàn cầu, họ mơ ước và phấn đấu để được mặc chiếc “quần lót ren”, bước đi ưỡn ẹo trên sân khấu để được trả giá cao. Nhưng điều gì xảy ra – rất tồi tệ, có đầy rẫy dẫn chứng, lẽ ông Fukuyama không biết!


Thật không phải, có lực lượng không chấp nhận điều này, đó là nước Nga. Họ có quyền tự định đoạn số phận của mình, đương nhiên rồi.
Nhưng trước tiên, Nga cố gắng giải thích cho giới toàn cầu hóa những gì cụ thể là không phù hợp, họ đề nghị, nhưng đề nghị không được chấp nhận, họ tiến hành cưỡng chế thực hiện chúng, còn Ukraine chỉ đóng vai trò là bước đệm và giai đoạn đầu tiên.
Kẻ làm con tốt thí ngu ngốc chết đầu tiên, Ukraine đã chết, nhưng Fukuyama dường như đã quên điều này. Ukraine không và không thể có bất cứ sinh tồn nào cách ly với Nga - cả lịch sử, văn hóa, cũng như lợi ích kinh tế. Đây là một tiên đề không cần phải chứng minh, nhưng lại chính người Ukraine đã chứng minh đi chứng minh lại bằng mơ mộng “nền dân chủ lý tưởng phương Tây” bằng biện pháp phi dân chủ.
Sau này, với tất cả những tiên đề mà Fukuyama đã đặt ra trong “The End…”, ví như: một xã hội dân sự độc lập; pháp quyền; chủ nghĩa nhân văn; nền dân chủ; kinh tế thị trường; hòa bình nội tại; vì mục tiêu chung của con người… thì liệu ông Fukuyama có đề xuất chuyển đổi chế chuyên chế Quốc xã Ukraine thành nên dân chủ hay không?
Nếu không, thì viễn cảnh tươi đẹp mà Fukuyama đã vẽ ra làm thế nào để thành hiện thực. Còn nếu có, thì lịch sử đang được viết tiếp, nó đâu có chết!?
Những vật nuôi với cái xích hệ tư tưởng CNTB phương Tây trên cổ như Fukuyama đang chạy vòng quanh để lấp liếp tất cả điều này và biện minh cho chủ nghĩa Quốc xã, đứa con đẻ của thế giới tư bản trong khi chính nó đóng vai trò chính là tác nhân hủy diệt mô hình "toàn cầu hóa dân chủ" mà ông ta cổ vũ và theo đuổi.
***
Phân vai trong toàn cầu hóa đang đứt gãy, đang rối tung trong khủng hoảng. Hiệu ứng domino đã phát huy hết tác dụng của nó trên thế giới, lạm phát và vỡ nợ xảy ra ở nhiều khu vực, nó đang có nguy cơ biến thành siêu lạm phát. Thế giới đang bị đe dọa vì đói năng lượng và đói lương thực.
Mô hình lạm phát CNTB đã đến tới hạn, nó buộc phải loại bỏ vật cản Nga trên con đường tiền tệ hóa toàn bộ địa cầu như vẫn gọi là toàn cầu hóa, để tìm kiếm giá trị cho đồng đô la. Như con quái thú, nó cần máu để tồn tại.
Rõ ràng, cả về học thuật, lý thuyết hay thực tế, Fukuyama chẳng thể nào sánh được với 1 góc của ông Joseph Stiglitz. Nhưng những kẻ mơ mộng tân-tự do quê tôi như tay cựu cố vấn Đức Thành rất thích, thích bởi vừa tầm trí não hạn hẹp, cuồng tín.
Có lẽ, Fukuyama phần nào đó sánh được với Seymour Hersh, nhà chính trị luận nổi tiếng với loạt bài điều tra vụ thảm sát Mỹ Lai. Ông Hersh phản đối chiến tranh và bạo lực Mỹ, nhưng không phản đối Mỹ, mà chỉ phản đối bạo lực Mỹ, là điều gây nguy hiểm cho nước Mỹ. Ông đề xuất người Mỹ nên sử dụng quyền lực mềm, thứ mà ông cho là an toàn hơn, ít bạo lực chết chóc hơn. Thứ ông Hersh đề nghị không phải là một con diều hâu, cũng không phải bồ câu. Hersh đề nghị người Mỹ nên là một con quái thú, tồn tại bằng cách vắt sữa bò và nên phản đối làm thịt con bò vì lo sợ mất nguồn sữa. Hoạt cảnh cuối cùng, Seymour Hersh ngồi trong khách sạn sang trọng ở Paris, nhấm nháp ly cà phê và bình thản theo dõi máy bay Mỹ ném bom Iraq. Sự nghiệp mềm của ông kết thúc. Đó là lúc Seymour Hersh đã chết.
Còn Fukuyama cũng sẽ chết, nhà kinh tế chính trị này chết cùng kỷ nguyên thống trị của đồng đô la kết thúc, điều này đang đến.
Ngay từ thời Marx, CNTB đã bóc lột bằng lợi nhuận, lãi suất cho vay. Ngày nay, vẫn còn bóc lột bằng giá trị thặng dư cổ điển, nhưng không chủ đạo. Xâm lược trực tiếp và bóc lột thuộc địa cũng không còn chủ đạo. CNTB ngày nay bóc lột bằng sử dụng cường quyền áp đặt giành lợi thế địa chính trị, như đang diễn ra ở EU. Là gây sức ép dẫn dắt trào lưu xu hướng phát triển như năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời. Họ đang dẫn cả nhân loại xuống hố.
Một hệ thống khép kín, tự nó là một cái chết - đó là định lý.
Brave new world, Mr. Fukuyama!

Paul Krugman – giải Nobel cho một con lợn!

Như đã nói ở bài trước: Lừa đảo là lẽ sống của “nhà kinh tế!”, chúng ta xem 1 gã sủa thuê cụ thể, tên là  Krugman!

Không có lĩnh vực nào: văn hóa, địa chính trị, ngoại giao… cho đến toán lý hóa, văn sử địa… mà lắm sủa ngu như kinh tế. Cũng không có lĩnh vực nào lắm nô tài thuần phục, quỳ mọp liếm láp chất thải của chủ như kinh tế. Thậm chí, cả 1 bầy đàn đông nhung nhúc bao gồm quan lại thoái hóa biến chất, ráo sư ngành lợn học, cho đến đám teen xanh đỏ ăn chơi, hừng hực khí thế, điên cuồng đòi bưng bô cho chủ. 

Ngày sủa thuê Krugman đến ta vung vãi 1 bãi cám lợn nhạt nhẽo vớ vẩn, nhưng một đàn vịt cỏ đông nghẹt - kể cả những con đóng mác tiến sĩ ở đít, lao ra chổng mông xì xụp khấn vái như thể gặp thánh sống!

Nhưng điều lạ lùng là không có bất cứ ai phản biện hay bác bỏ. Thực sự não trạng tê liệt và sự sùng kính bố Mỹ quá đáng của đàn vịt cỏ đã có từ lâu. Tôi không rõ là từ bao giờ nhưng có thể lấy mốc từ ngày gã Do Thái Thomas Friedman tung ra “Thế giới phẳng”, trong cái tự do, bình đẳng phẳng đó lồng ghép khéo léo tư tưởng chống cộng bài Xô – được 1 đàn vịt cỏ tâng bốc hít hà.

Krugman sinh và lớn trong 1 gia đình Do Thái ở Long Island – Mỹ, học kinh tế ở ĐH Yale. Làm Đốc tờ ở MIT 1977 và dạy học tại Yale, MIT, Berkeley, London School of Economics, và Stanford. Sau này là Princeton University. Từ 1982-1983 là cố vấn kinh tế cho chính quyền Reagan.

Việc giới học thuật kinh tế tranh cãi, phản biện, thậm chí chỉ trích nhau là thường thấy. Nhưng mức độ gạch đá khổng lồ tương thẳng vào mặt Krugman thì nằm ngoài sự tưởng tượng bất cứ ai. Giới chuyên môn đã chẳng còn khách sáo, thẳng thừng Krugman ngu xuẩn, dốt nát theo đúng nghĩa đen.






Cũng giống như các loài sủa thuê dâm chủ, khi bị chỉ trích thì “nhà kinh tế” “tân-tự do” có thể phản biện và tự bảo vệ mình, nhưng ngu xuẩn thì có thể có được lý lẽ nào? Krugman quay ra nhét chữ vào miệng đối thủ, thóa mạ họ và thậm chí chế tranh biếm họa để chế nhạo đối thủ. Không gì khác, sự ngu xuẩn của Krugman làm lộ rõ nghề sủa thuê lộ liễu, thô thiển của cái gọi là “nhà kinh tế”. Các bạn chỉ cần xem qua bài viết dưới này của CAFEF.VN có lẽ là đủ.

(How did Paul Krugman get it so Wrong?)

Mức độ công kích cá nhân và bóp méo sự thật trong bài viết của Krugman nhiều đến kinh ngạc.

… Ông ta dựng chuyện, trơ trẽn đặt vào mồm người khác những lời hoàn toàn trái ngược với ý họ khi viết. Chưa hết, ông ta vẽ thêm tranh hoạt họa để biến đối thủ của mình thành tên ngốc. Ông ta buộc tội chúng tôi chỉ tin theo tiền, vì “các cuộc nghỉ phép ở Viện Hoover” và “các khoản chi từ Phố Wall”. Thật là hoang đường.

Nạn nhân nào chẳng thấy khó chịu, nhưng chúng tôi lớn cả rồi, chỉ khổ cho những người đọc tờ New York Times. Họ dựa vào Krugman để biết và hiểu được các tài liệu hàn lâm, họ mới là người chịu thiệt. Và điều đó cũng chẳng hiệu quả vì bất kỳ người đọc sắc sảo nào cũng biết công kích cá nhân và nói cạnh nói khóe có nghĩa là tác giả đã hết mất ý tưởng.

Đây mới là cái tin lớn nhất mà cũng buồn nhất: Paul Krugman chẳng có ý kiến đáng kể nào về nguyên nhân của các vấn đề kinh tế tài chính hiện nay, chính sách nào đã có thể ngăn chặn nó, hay chúng ta nên làm gì trong tương lai. Và ông ta cũng chẳng biết ai đang nghiên cứu những thứ ấy.
Thật đáng buồn.


Nhưng người ta đã kịp trao giải Nobel cho Krugman năm 2008 vì mớ lý thuyết tào lao, có độ trí tuệ, học vấn bằng bài tiểu luận của 1 cô sinh viên kinh tế năm cuối. Nó kịp che đậy 1 cách vụng về nguyên nhân thực cuộc khủng hoảng sâu rộng hiện nay bằng cái danh ảo “nhà kinh tế chống khủng hoảng”.

Còn nguyên nhân gạch đá nhiều đến vậy cũng chỉ có 1: ông ta bảo vệ giới chủ tài phiệt Do Thái và CQ Obama 1 cách cực đoan và ngu độn.

Kinh tế học, lý thuyết kinh tế là môn khoa học, không thể có chuyện vừa đúng-vừa sai. Nó đúng và sai có điều kiện. Khi người ta cố ý bỏ qua điều kiện và áp dụng bừa bãi, hậu quả bi thảm đến lền.

Chúng ta xem thêm vài ý kiến của ông Paul Craig Roberts, người được dẫn ở bài trước về “nhà kinh tế” sủa thuê này (nguồn1, nguồn2). Một người chỉ trích Krugman theo cách lịch sự nhất có thể tìm được.

Ông Roberts gọi Krugman là “nhà kinh tế tà thuật!” (voodoo economist), cách gọi cũng hay vẫn còn rất lịch sự so với các đồng nghiệp đã không khách sáo ở trên. Còn vấn đề nói đến là bong bóng đang căng phồng, có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Độc giả hỏi tôi liệu Paul Krugman có đúng rằng thâm hụt không phải là vấn đề cũng như không phải là vấn đề việc in tiền vô độ để mua các công cụ nợ của Kho bạc làm tài chính thâm hụt.

Nếu mọi người ở nhà và ở nước ngoài nắm giữ đô la và đồng đô la gọi là công cụ tài chính, không quan tâm rằng hàng nghìn tỷ đô la mới được tạo ra để lấp đầy khoảng trống lớn giữa doanh thu và chi tiêu trong ngân sách hàng năm của Washington và để hỗ trợ các "nhà băng quá lớn để sụp đổ", có nghĩa là, nếu những người giữ đồng USD không thấy giá trị của đồng đô la của họ bị pha loãng bởi đồng đô la mới, đang xuất hiện với số lượng lớn hơn so với hàng hóa và dịch vụ mới, thì Krugman là đúng.

Mất giá của đồng USD có thể xảy ra theo một trong hai cách. Cách hầu hết mọi người nghĩ là lạm phát tiền tệ. Quá nhiều đô la đuổi theo quá ít hàng hóa làm giá cả tăng lên, mỗi đồng đô la mua được ít hơn và vì thế mà giảm giá. Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại, đô la dư thừa là trong ngân hàng. Khi ngân hàng không cho vay, đô la dư thừa không đi vào lưu thông hoặc giá cả. Các ngân hàng đang giữ trữ lượng lớn để đáp ứng nhu cầu phát sinh có thể từ giỏ phái sinh bị phơi trần của họ, họ đang sử dụng tiền mà FED làm cho nó có sẵn với họ để đầu cơ trong thị trường chứng khoán, đẩy giá cổ phiếu lên mức phi thực tế.

Một cách khác mà qua đó đồng USD có thể mất đi giá trị là tỷ giá hối đoái với các đồng tiền khác. Chủ nước ngoài giữ đô la, nhận thấy 5 năm in đô la (chính sách nới lỏng tiền tệ) để cứu trợ thâm hụt ngân sách liên bang và thấy không có kết thúc, có thể đi đến kết luận rằng đô la của họ đang bị pha loãng. Nếu họ đưa ra quyết định, thì sẽ ra khỏi đô la hoặc giảm tiếp xúc đồng đô la Mỹ. Thực tế, nhiều quốc gia như Nga, Trung… đang làm điều này. Năm 2008, TQ bán ồ ạt trái phiếu ra thị trường – gọi là tẩy đô, làm USD sụt giá mạnh. Một cú như thế trong tình hình hiện nay là hoàn toàn có thể, khi Mỹ làm trái ý TQ trong các vấn đề họ không ưa.

Khi bán USD ra thị trường tiền tệ, giá trị của đồng USD trong nghĩa với đồng tiền khác sẽ giảm. Như Mỹ hiện nay là một nước phụ thuộc nhập khẩu, giá cả trong nước tăng lên như là hệ quả của sự mất giá đồng USD trên thị trường tiền tệ. Sự xuất hiện của lạm phát trong nước trên đầu tỷ giá hối đoái USD giảm sẽ, nếu nhà kinh tế học là chính xác, gây ra sự vội vàng hơn trong bộ phận người giữ đô thoát ra khỏi nó.

Nói cách khác, một khi nó bắt đầu là có một vòng xoáy đi xuống.

Rõ ràng, Krugman tin rằng đô la là quá độc đáo và quá tuyệt vời, như Mỹ, đến mức mà giá trị của nó không thể bị ảnh hưởng bởi sự lạm dụng. Những ý kiến ​​này minh họa cho sức mạnh truyền thông đĩ điếm để làm nhầm lẫn. Ở đây chúng ta qua ba thập kỷ sau Reagan và đại đa số người Mỹ biết chữ đã không có ý tưởng thuyết kinh tế Reagan là cái gì.


Như tôi đã nói trước đây, nhiều nhà kinh tế đã bị mua và tiền trả cho họ như trả 1 con điếm. Nhưng tôi không nghĩ Krugman là một trong số những con điếm. Theo quan điểm của tôi, Krugman, bất kể dù có đóng góp điều gì có thể cho nền kinh tế, chỉ đơn giản là không hiểu giới lao động thế giới đã phát triển đã bị thiệt thòi bởi Wall Street và các tập đoàn xuyên quốc gia Mỹ.

Cùng với phiên bản chính trị, rằng khủng hoảng, xung đột ở Ukraine là do… Putin! Sủa thuê Krugman, cũng có phiên bản Putin gây ra khủng hoảng kinh tế Ukraine.

Đây là cái ngu xuẩn nhất trong di sản ngu xuẩn của Krugman. Chắc ông ta nghĩ thiên hạ chửi mình thế cũng là cùng, chẳng thể hơn được nữa.

Những kẻ Liberal, kể cả những sủa thuê kinh tế như Thomas Friedman hay Paul Krugman, luôn sùi bọt mép mỗi khi nói về Nga – nguyên nhân chỉ có 1: họ là độc lập, cách ly với toàn cầu hóa.

Những gì Krugman sủa về Nga, lặp lại y chang tuyên truyền nhồi sọ phát ra từ Bộ Ngoại giao Mỹ. Đó là Putin, kẻ kích động khủng hoảng Ukraine với mục tiêu cướp bóc. Sau 1 tràng gâu gâu, ông ta quay ra đặt câu hỏi: "Tại sao Putin đã làm điều gì đó quá ngu ngốc như vậy? Và ông ta tự trả lời cho mình: Đó là nền tảng của ông Putin - cựu sĩ quan KGB, những năm tháng định hình như là một kẻ côn đồ chuyên nghiệp. Bạo lực và đe dọa bạo lực, bổ sung thêm hối lộ và tham nhũng.

"Và trong nhiều năm ông ta không có động lực để học hỏi bất cứ điều gì khác: Giá dầu cao làm Nga giàu, và giống như bất cứ ai khác giữ bong bóng, ông ta chắc chắn tự thuyết phục rằng mình chịu trách nhiệm cho sự thành công của chính mình.

Đoán rằng, ông ta đã không nhận ra, cho đến 1 vài ngày trước đây rằng mình không có ý tưởng làm thế nào để hoạt động trong thế kỷ 21".

Liệu có cần quá thông minh để thấy Putin đã bị đổ tất cả tội lỗi ở Ukaine, trong khi ông ta là người giải quyết nó?

Thậm chí là cáo già lõi lọc Kissinger nói, Putin khát khao được chấp nhận phương Tây là lý do ông ta bị ám ảnh quá nhiều với Sochi Olympics - và thậm chí bỏ qua cuộc khủng hoảng chính trị mưng mủ ở nước láng giềng Ukraine.

Nói cách khác, Paul Krugman không biết mình nói gì về Ukraine. Ông ta thọc vào phân tích địa chính trị từ những cái mà các nhà kinh tế nên thừa nhận là "rác vào, rác sẽ ra".

Kết lại, 1 hình ảnh ngắn gọn về gã sủa thuê Paul Krugman - đó là con lợn vầy vọc trong vũng bùn nhơ nhớp bẩn thỉu. Bất cứ ai có chút học vấn cũng đều phải tránh đàn lợn Mỹ kiểu này vì sợ nó vấy bẩn cả mình. Thế nhưng nhìn đám vịt cỏ nhà ta xem!

Tôi sẽ thích nghe cáo già như Kissinger nói hơn là bọn điếm miệng! Hai cái nghề điếm trôn và điếm miệng đã song sinh cùng nhau xưa như quả đất rồi.

Đó là thêm 1 ví dụ rất cụ thể chứng minh cho định lý Huy Phúc rằng: Xơi cám Mỹ phần lớn là tâm thần, số còn lại khôn tối đa bằng lợn!


Xem thêm:

Lừa đảo là lẽ sống của “nhà kinh tế!”




Như bài trước, mặc dù bóng bẩy, bằng nọ cấp kia, thậm chí giải Nobel đeo lủng lẳng, nhưng với các “nhà kinh tế”, sủa thuê là nghề duy nhất. Họ không bao giờ nói thật, chỉ vì làm thế sẽ lộ ra hệ thống phương Tây tồn tại bằng nghịch lý, bất công và tàn nhẫn mà trong thế giới văn minh tiến bộ không thể tồn tại.

Do vậy, giới sủa thuê phải dối trá, bịp bợm và lừa đảo. Tử tế nhất là ngoáy trộn 1 ít sự thật với bịa đặt, tung hỏa mù làm người ta rối trí, nhầm lẫn. Lừa dối là một yếu tố thiết yếu, không thể thiếu được khi mô tả nghề sủa thuê của họ, qua tiếng sủa, các tập đoàn tài phiệt toàn cầu có vẻ rất lành tính, từ thiện như ông bụt hiện về! Nhưng chúng chỉ lừa đảo được 2 dạng người:

- Những kẻ phục vụ lợi ích nhóm, nói thẳng ra là bọn cõng rắn cắn gà nhà, bán nước cầu vinh.

- Những người ngây thơ, nhẹ dạ cả tin hay có chút liên quan như công ăn việc làm.

Sự thật, là bởi các nhà sủa thuê này đa số đều rất ngu xuẩn! Ở bài sau, chúng ta sẽ có ví dụ về gã sủa thuê Nobel Paul Krugman.

Ví dụ, nếu nhìn kỹ thì kinh tế Mỹ đã bắt đầu khủng hoảng và sụp đổ từ cuối 2007 đầu 2008, duy nhất tôi biết có Huy Phúc và 1 người nữa [*] nhận biết sớm điều này. Trong khi các nhà sủa thuê đều đang say xưa với những pho kinh tế đồ sộ, rực rỡ sắc màu huyền ảo huyễn hoặc như kinh thánh.

Trong các hội nghị hội thảo, nơi tụ tập đám quan lại háo danh tham tiền, các “nhà kinh tế” xuất hiện như thuyết khách và nhà hùng biện, còn trên truyền thông, nơi đa số dân chúng ngây thơ, họ lại đóng vai cò mồi, tô vẽ những con cá mập tài chính thành nhà từ thiện, nhà bảo trợ và đỡ đầu dân nghèo. Dù có đóng vai nào, thì vẫn là phò tài phiệt quốc tế Wall Street thô thiển lộ liễu. Có thể nói, đó là những tên “lính đánh thuê” được trả tiền nhưng không cầm súng, hay vẫn là nghề “điếm miệng”.

Qua những gã sủa thuê, thế giới quan và lợi ích độc tôn của tài phiệt quốc tế được quan lại hám tiền tiếp tay, hợp pháp hóa thành “tư tưởng chủ đạo” trên truyền thông và trở thành “mặc định” chấp nhận trong đầu óc dân chúng nhẹ dạ và thậm chí được chấp nhận trong các chính sách nhà nước.

Không hề phân tích dựa trên thực tế hay lập luận có cơ sở. Việc sủa thuê đã diễn ra trong hàng chục năm, hết nơi này đến chỗ khác, reo rắc ảo tưởng và qui phục. Thực sự, chúng đã rất thành công, đến độ tự xưng mình là “nhà kinh tế” mà hiếm khi bị ai thách thức.

Gốc rễ đám sủa thuê bất lương, bán rẻ học vấn và danh dự là ở chỗ làm thuê cho các ông chủ tài phiệt Wall Street còn bất lương hơn nhiều lần như thế. Lừa đảo là yếu tố thiết yếu trong nghề của họ, dù trong thâm tâm hay lương tâm không muốn, nhưng mệnh lệnh của chủ là không thể trái lời – duy trì niềm tin huyễn hoặc vào “thị trường tự do” vào “toàn cầu hóa”, đặt đô la lên trên cao hơn tất cả để duy trì quyền cai trị ăn bám toàn cầu của giới tài phiệt phố Uôn, kéo cả thế giới vào cỗ máy xay thịt người, chiến tranh loạn lạc không lối thoát. Dễ thấy là khi trút bỏ bộ cánh bóng bẩy, thôi nghề, về hưu, họ lại tự sự rất chân thật.

Với niềm tin như vậy, mọi học thuyết kinh tế khác, mọi phương án khác đều bị vứt bỏ. Những nạn nhân, thậm chí đang chết chìm cùng con tàu kinh tế TBCN rách nát thậm chí bị tê liệt, không biết cả động tác tối thiểu là tìm cho mình 1 cái phao.

Trong trạng thái bị thôi miên như vậy, ai có thể chỉ ra “tham nhũng nằm ở cơ chế chủ nghĩa tự do phương Tây”, nằm trong lõi và phổ biến ở CNTB.

Ngay cả khi lược đồ tài chính Ponzi lừa đảo sụp đổ, hàng ngàn tỷ đô la hiện nguyên hình là tiền giả, các sủa thuê vẫn tiếp tục yêu nghề như cũ để giữ cho bong bong đang chực vỡ còn tồn tại. Và như thế, các ông chủ ngang nhiên móc túi toàn thể bằng trò chơi Bailout đó là vì tương lai nên phải móc túi người lương thiện hàng ngàn tỷ cho kẻ thủ phạm khủng khiếp? Nhưng lại kịch liệt phản đối chính phủ các nước khác tự cứu hay điều tiết thị trường nội địa!

Ngay cả bây giờ, khi nền kinh tế toàn cầu đang rơi tự do, các sủa thuê vẫn tiếp tục liều an thần, dẫn dắt người ta vào niềm tin hoang tưởng rằng khủng hoảng đã kết thúc, kinh tế thế giới đang tăng trưởng trở lại! Nếu không như thế, chẳng nhẽ người ta biết khủng hoảng và chiến tranh là do tài phiệt quốc tế tạo ra vì thói tham lam gây đổ vỡ toàn cầu, và lúc này là năm 1939, trước ngưỡng cửa WW-III?

Tất cả những gì người ta nghe được từ các “nhà kinh tế” chỉ là vẻ bóng bấy tuyên truyền thô thiển không hề có trí tuệ.

Các nhà toán học Mỹ tử tế đã chạy 1 chương trình máy tính để mô phỏng khả năng có thể trả được nợ cho tài phiệt phố Uôn! Kết quả là zero, ngoại trừ có 1 cuộc chiến tranh đủ lớn WW-III. Hiểu điều này thì không có gì ngạc nhiên khi cả hệ thống phương Tây đang cố gắng bằng mọi cách bịa đặt Nga xâm lược Ukr, ngòi nổ chiến tranh thế giới có thể là đây.

Đã không còn là sủa thuê, các “nhà kinh tế” là đồng phạm của tội ác toàn cầu.

[*] Khazin học toán ở ĐH Yaroslavl và MGU, ông làm việc cho một số tổ chức kinh tế và chính quyền Nga. Là nhà kinh tế học, chủ tịch hãng tư vấn Neokon, tác giả cuốn sách “Ngày tàn của đế chế đô là và kết thúc của Pax Americana” (trong tiếng Latin Pax Americana có nghĩa là trật tự Mỹ), ông là một trong số ít tác giả Nga tiên đoán chính xác cuộc khủng hoảng thế giới hiện nay.



Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...