Hiển thị các bài đăng có nhãn đất nước thần kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đất nước thần kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng

Israel – Một đất nước thần kỳ!

Những điều sau đây chẳng có gì khó tìm trên mạng, nhưng không có trong một nền báo chí bệnh hoạn.

Bài viết trên tờ Jpost cho một cái nhìn hoàn toàn khác về phép màu nông nghiệp Israel – như quảng cáo rầm rộ gần đây nhằm mục đích tuyển lao động xuất khẩu từ các nước thế giới thứ 3 vào nông nghiệp Israel.

Họ viết, một cái gì đó phi logic đang diễn ra ở Israel: Một mặt, người tiêu dùng đang phải chịu giá lương thực cao, mặt khác người nộp thuế và người tiêu dùng bị yêu cầu hy sinh các khoản trợ cấp rất lớn cho nông nghiệp.

Nền nông nghiệp trợ cấp!

Rõ ràng nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu của Israel ngay từ ngày lập quốc, nó là an sinh, địa chính trị, tránh tình trạng thiếu lương thực và tạo việc làm cho người “hồi hương”.

Mặt tích cực là Israel hầu như đảm bảo phần lớn nhu cầu lương thực của mình. Nhưng ngược lại, nông nghiệp hiện nay chỉ chiếm 2,6% GDP và 6% lực lượng lao động, các chính sách nông nghiệp lại đang làm tổn hại người tiêu dùng và người nộp thuế, gây ra thù hận trầm trọng với người Palestine vì họ bị chiếm đất, bị cướp nguồn nước. Và con số $3 tỷ xuất khẩu nông sản Israel còn ít hơn số trợ cấp nông nghiệp và nước tưới, cũng như gần bằng số viện trợ hàng năm từ Mỹ.

Sẽ không thể biết con số trợ cấp nông nghiệp là bao nhiêu, nhưng thí dụ, ông BT nông nghiệp Israel cho biết, chỉ riêng 180 khu định cư nông nghiệp đã nhận được $60 triệu trợ cấp năm 2013.

Nhờ quan hệ đặc biệt với Mỹ và EU, và đặc biệt là bảo hộ-trợ cấp cùng chính sách bồi thường thiệt hại do sản xuất dư thừa, hỗ trợ đầu tư và thanh toán, xuất khẩu nông sản Israel đã phát triển mạnh và thậm chí bán với giá thấp hơn thị trường. Tổ chức OECD cho thấy một chính sách méo mó của Israel cùng với hàng rào nhập khẩu.

Mức thuế cao đánh vào nhập khẩu phần lớn các sản phẩm nông nghiệp thực phẩm là chính sách tốn kém nhất cho người tiêu dùng. Mức thuế trung bình trong ngành sữa là 108% và có thể trong một số trường hợp đạt 160%.

Mức trợ cấp và hỗ trợ hiện nay cho sản xuất nông nghiệp, theo chỉ số về giá trị tiền tệ đã lấy đi từ người tiêu dùng và người nộp thuế để hỗ trợ nông nghiệp ở Israel là 17% tổng doanh thu của nông dân, dưới mức trung bình của OECD là 23%, nhưng cao hơn đáng kể so với Mỹ 10%.

Tuy nhiên, vẫn còn những khoản hỗ trợ khác, thí dụ đầu tư khác vào công trình nông nghiệp hay hỗ trợ nước tưới, như ở Israel là 18%. Nhìn vào các sản phẩm cụ thể, tác động đến giá tiêu dùng tại cổng trang trại thậm chí còn cao hơn và đến 35% giá sữa, 16% trứng, 42% đối với thịt bò và thịt bê.

Điều lạ là nông dân khá khá giả về kinh tế ở israel thu nhập cao hơn mức trung bình quốc gia khoảng 50%. Nó là một trường hợp điển hình của người nghèo trợ cấp người giàu!

Nguồn nước!

Giáo sư Israel Hillel Shoval, một chuyên gia về quản lý nước và người đứng đầu cơ quan sức khỏe môi trường tại ĐH Hadassah Jerusalem cho rằng, nếu dừng trợ cấp nông nghiệp có thể kiểm soát được cuộc khủng hoảng nước tưới Israel.

Theo Shoval, "Trái với những gì nông dân đòi hỏi, nông nghiệp không đảm bảo cung cấp lương thực cho chúng tôi." Israel nên đảm bảo cung cấp lương thực của họ bằng cách có thể mua từ các nước khác. "Đây là tương đương với việc mua nước cho các quốc gia này - nước sử dụng để tưới nước cho cây trồng".

Mặt trái của điều đó, theo Shoval, là khi Israel xuất khẩu nông sản ngốn nước, như thể là hiệu ứng xuất khẩu nguồn cung cấp nước ít ỏi của họ. Shoval nói Israel hiện đang xuất khẩu 300 triệu m3 nước mỗi năm, dưới hình thức các sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi một lượng nước khổng lồ.

"Đó là điên rồ để trợ cấp nước cho trồng hoa dành cho xuất khẩu. Sự đóng góp kinh tế của ngành công nghiệp trồng hoa là không đáng kể."

Shoval nói Israel đã phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực vì họ hiện nay chỉ có khả năng cung cấp 25% lượng nước cần thiết để phát triển các loại nông sản dân chúng tiêu thụ. Ông nói rằng lượng nước đi vào các sản phẩm nông sản xuất khẩu hàng năm vượt quá sản lượng 3 nhà máy khử mặn lấy nước ngọt.

"Đất nước này không hành xử như một quốc gia đang trải qua cuộc khủng hoảng nước. Chúng tôi đang hướng một nửa số nước chúng tôi có vào nông nghiệp, mặc dù nó chỉ đóng góp vào GDP chúng tôi 2%.”

Cướp đất!

Các khu định cư và trang trại Israel cứ phình ra mãi còn người Palestine mất dần đất đai canh tác. Những khu vực màu mỡ nhất hay trồng trọt được bây giờ là của người Israel. Cây ô liu, một nguồn sống quan trọng của họ bị xe ủi nhổ bật gốc. Giết chóc, giam hãm, phong tỏa và bắt bớ hàng ngày. Không còn cách nào khác, một bộ phận không nhỏ phải đi làm thuê trong các trang trại Israel, trong chính mảnh đất trước kia là của họ. Còn bây giờ, chính họ đang bị thay thế bởi lao động Đông Nam Á.


Nhập khẩu lao động châu Phi và Đông Nam Á!

Ước tính có khoảng 200 ngàn lao động nhập cư ở Israel. Mới đây, Tòa án tối cao Israel ra phán quyết rằng Luật về giờ làm việc và nghỉ ngơi Israel, theo đó chi trả tiền làm thêm giờ, không áp dụng cho lao động nhập cư, chủ yếu từ Philippines – làm gia nhân, hộ lý và Thái Lan, Nepal, Sri Lanka – làm nông nghiệp. Những lao động nhập cư đến đây phải phụ thuộc vào nhà tuyển dụng, họ không thể tự ý thay đổi công việc mà không được sự đồng ý của người thuê.

Chính sách của Israel đang hạn chế lao động Palestine, người Arab và châu Phi, đặc biệt là những người đã từng bị trục xuất. Họ thay thế bằng lao động từ Đông Nam Á. Cấm kỵ: không cho phép dân nhập cư kết hôn với người Israel hoặc có con ở đó, ai vi phạm lập tức bị trục xuất.

Khoảng 60 ngàn người di cư châu Phi và tị nạn đã vào Israel từ Ai Cập kể từ 2005. Hàng rào của Israel dọc biên giới với Ai Cập đã giảm thiểu dòng người này cho đến năm 2013 chỉ còn vài chục. Số người nhập cảnh trái phép đang giam giữ bị "tự nguyện hồi hương".

Tình trạng lạm dụng, bóc lột lao công ở Israel đã bị một số báo chí Israel cảnh báo từ lâu, thí dụ tờ IRIN, họ cho biết: lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là dễ bị bóc lột nhất. Theo báo cáo của tổ chức Kav LaOved, 90% lao động phải làm nhiều giờ hơn mức cho phép theo luật Israel mà không có tiền thêm giờ. Thậm chí báo cáo này được đọc trước QH Israel.

Báo cáo tóm tắt hàng trăm khiếu nại của người lao động nông nghiệp và hàng chục thanh tra bởi các tình nguyện viên Kav LaOved tại các địa điểm làm việc trên khắp đất nước, vẽ nên một bức tranh ảm đạm của hệ thống bóc lột và hành vi lạm dụng nghiêm trọng quyền của người lao động trong nông nghiệp.

Hanna Zohar, Giám đốc Kav LaOved, cho biết các lao công, chủ yếu là người Thái Lan, hoàn toàn không biết gì về quyền của họ.

"Sau khi trả tiền $8000-$10000 để được làm việc tại Israel, họ là đối tượng chính bị  lạm dụng bởi nông dân Israel, vì họ sợ bị mất việc làm và không có khả năng trả hết các khoản vay cho các khâu trung gian". Zohar nói.

Và các cuộc biểu tình phản đối của lao động nhập cư đã nổ ra! 
Đã có những đụng độ với cảnh sát.

Khoảng 30.000 lao công nhập cư trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là từ Thái Lan, Nepal, Sri Lanka và một số từ Palestine: Lao công Thái Lan đến từ các vùng nông thôn sau khi thanh toán trung gian tại Thái Lan và Israel, hầu hết làm việc tại các địa điểm xa xôi, hẻo lánh, không biết quyền lợi hợp pháp của họ.

Trẻ em Palestine trên cánh đồng Israel

Báo cáo cho biết thực tế phổ biến nhiều chủ thuê lao động đã khóa cửa nhà ở của lao công, và một số thì chỉ cho họ nghỉ 1 ngày trong 1 tháng. Năm 2009, 10% lao công đã bị thương tích!

Chủ thuê lao động đã giữ lại hộ chiếu khiến lao công không thể bỏ trốn – điều này bị công quyền Israel lên án mạnh mẽ, nhưng không vì thế mà ngăn cản được.

Điều kiện sống khắc nghiệt và bị lạm dụng!

Bằng chứng về điều kiện sống khắc nghiệt và đối xử hạ thấp nhân phẩm cũng được Kav LaOved đề cập. Tại một chuyến thăm trang trại, IRIN thấy một số lao công sống trên cánh đồng khoai tây, trong một container nhỏ, ngột ngạt. Họ nói với IRIN là không thể về quê khi phải trả hết khoản nợ khổng lồ tại đất nước họ.

Nhà chức trách Israel cho biết, họ đã điều tra và ngăn chặn nạn lạm lạm dụng tiền công của lao công vượt quá luật cho phép. Đã có nhiều giấy phép sử dụng lao động bị tịch thu.

Trong báo cáo năm 2013, Kav LaOved thậm chí còn nêu đích danh cái gọi là “hệ thống nô lệ”. Đó là điều kiện sống tồi tệ, đối xử bất bình đẳng và không có luật lệ, lao công bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhà tuyển dụng và chủ lao động, khi mà visa chỉ có giá trị khi được tuyển dụng, có việc làm. Mất việc là trở thành lập tức bị trục xuất.

33% lao công nhập khẩu bị trả mức lương dưới tối thiểu, tiền thêm giờ thường xuyên bị ăn chặn. Lưu ý lương tối thiểu ở Israel là $7/giờ hay $1680/tháng 30 ngày mỗi ngày 8 giờ. Đó là mức thấp so với một số khu vực khác như Nhật, Hàn...

Để loại dần người Palestine khỏi Israel, những lao công Đông Nam Á như Thái Lan 
đang dần thay thế họ trong các công việc trang trại. Ảnh BBC. 


Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...