Hiển thị các bài đăng có nhãn Akhmetov. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Akhmetov. Hiển thị tất cả bài đăng

Putin xé các đầu sỏ Ukraina - Phần 2




Một số sẽ không hiểu rằng Putin không bực mình – đó là phản đòn. Putin trừng phạt. Ông ấy làm điều này với mức độ hiệu quả cao nhất, khôn khéo (khác với cấm vận Mỹ là cố để giết con muỗi trong cả một cỗ máy). 

Không cảm xúc, chỉ thực tế trần trụi, ở cuộc họp báo mới đây, Putin nói rằng "chính phủ tạm thời" sẽ phải được xác định, và nếu như cách mạng xảy ra ở Ukraina, thì thỏa thuận với chính quyền trước sẽ tự động bị phá vỡ (bởi nó vi phạm nguyên tắc kế thừa của chính quyền, đó là logic và đúng đắn về pháp lý). 

Đáp lại điều này, một số thành viên của "chính phủ lâm thời" đã kịp tỏ thái độ rằng, "nếu thỏa thuận là vô hiệu, thì không cần phải trả các khoản nợ cho Nga." Vấn đề là ở chỗ, không phải là các khoản nợ. Nợ EU không được viết bằng cái tên riêng, chúng là tổng hợp. Còn nếu như chính phủ tạm quyền công khai tuyên bố từ chối trách nhiệm trả nợ, thì họ sẽ không thấy các khoản vay tờ IMF và sự “giúp đỡ” từ EU, như họ đã nghe. 

Hơn nữa, quỹ có tiếng «Franklin Templeton», sở hữu khoảng 1 nửa nợ nhà nước của Ukraina, có thể sẽ không hiểu trò đùa như thế và hơi bị xúc phạm. Mới gần đây, các quản trị của các nhà băng và nhà kinh tế liên quan với JP Morgan – độ 2 chục người đã chết bất thình lình hay “tự tử”." Và chuyện đùa như thế với chính phủ lâm thời có thể bất thình lình xảy ra với các quan chức Ukraina. Giới tài chính – là những kẻ không có cảm xúc hài hước. 

Tình hình ở Crimea, một lần nữa lại thuần túy kinh tế. Nếu họ tổ chức trưng cầu dân ý độc lập, thì một mặt là chính phủ lâm thời ép buộc họ, thực sự đã có những đe dọa hình sự, cắt nước và điện, cũng như đi đến áp dụng các biện pháp kinh tế khắc khổ theo yêu cầu của IMF. Mặt khác – Nga đề nghị đầu tư $5 tỷ vào hạ tầng đồng thời cùng dòng chảy du lịch người Nga vào Crimea. Sẽ là thú vị khi phải chọn cái nào trong hoàn cảnh này? Sự dọa dẫm ngọt ngào hay vốn đầu tư khó chịu?

Có thể nói gì về món quà cấm vận Mỹ. Nga ngày nay chẳng cần gì từ kinh tế Mỹ. Nga không có tất cả, nhưng sản xuất từ TQ và không nhiều ở Đức, hơn nữa Đức quá phụ thuộc vào thị trường Nga, đến mức cấm vận chống Nga gây nguy hiểm cho họ. 

Còn Mỹ có thể làm gì với nền kinh tế Nga? Cấm các quan chức Nga đi chơi Disneyland? Cũng được thôi, đã đến lúc bỏ rồi. Giờ hiện mạo kinh tế mang tính toàn cầu hơn. Đây là 1 số nét đơn giản về mô hình kinh tế Mỹ. 

Những năm gần đây, nền kinh tế Mỹ bị bơm căng đầy đồng đô la, dưới cái tên “nới lỏng tiền tệ” (hơn 1000 tỷ mỗi năm). Bây giờ là lúc đến giai đoạn cuối chu kỳ thứ 3 gọi là QE3. 

Nó đi kèm với một số quá trình thứ cấp. Đầu tiên, việc tăng mạnh đổ đồng đô la ra thị trường sẽ không tránh được lạm phát. 

Thứ 2, nợ nước ngoài của Mỹ sẽ tích tụ nhanh hơn dự tính, dẫn nhanh đến ngưỡng nợ công. Nợ tăng bởi khối lượng đô la trong hệ thống tài chính tiền tệ bị trói buộc với dung lượng của Kho bạc bảo đảm cho nó.

Lạm phát dẫn đến một thực tế là sức hấp dẫn mua trái phiếu kho bạc Mỹ (mua nợ Mỹ) giảm – khi tỷ lệ lạm phát lớn hơn lãi suất. Vì điều đó, Cục dự trữ liên bang - FED bắt buộc phải cùng với Kho bạc nâng lãi suất trái phiếu. 

Điều đó lại dẫn đến một số hiệu ứng khác. 

A. Nâng lãi suất trái phiếu kho bạc làm tăng lãi suất cho vay (khi mà cho vay bị coi là hoạt động rủi ro hơn mua nợ chính phủ). Và bởi vì nền kinh tế Mỹ xây dựng dựa vào sự cho vay và đã vay nợ đến giới hạn, điều đó dẫn đến giảm tiêu dùng. Đó là vì vay mượn trở thành đắt đỏ hơn, các dịch vụ cho vay liên quan cũng đắt đỏ hơn. 

B. Giảm tiêu dùng dẫn đến giảm sản xuất. Giảm sản xuất dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao. Vòng xoáy đình đốn cứ thế tiếp tục. 

C. Tăng lãi suất trái phiếu dẫn đến tăng nợ dịch vụ. Tăng nợ quốc gia làm tăng chi phí dịch vụ của nó, tạo thành tiến trình cấp số nhân. 

Chỉ có một giai đoạn tích cực có điều kiện trong tất cả điều này – đó là lạm phát làm giảm một phần giá trị các khoản đã vay của dân Mỹ. Nhưng tính đến qui mô và tỉ lệ lợi ích, nó chỉ là niềm an ủi yếu ớt. 

Theo rất nhiều các dấu hiệu, cuộc khủng hoảng hiện nay đã vượt quá Đại suy thoái. Nước Mỹ đang trên bờ vực vỡ nợ và siêu lạm phát đồng thời. Mỹ có thể trì hoãn cả 2 sự kiện này bao nhiêu lâu – chẳng ai biết được.

Hơn nữa, nhiều nhà phân tích trong 3 năm trở lại đây, đã lưu ý đến dòng vốn tư bản rút ra khỏi từ các nước BRISC và dòng chảy của nó vào Mỹ. Nhưng hầu hết họ đều không phân tích bản chất cấu thành của hiện tượng này, mà họ chỉ bằng lòng với phép định lượng. Khía cạnh định lượng cho thấy dòng ra khỏi BRICS chỉ thuần vốn tư bản, và đầu tư tư bản vẫn giữ nguyên. 

Trái lại, ở Mỹ vốn tư bản chiếm thế trội (kích thích bằng lợi nhuận trái phiếu và bơm tiềm qua 2 chương trình QE2 và QE3), nhưng nó đã không làm tăng trưởng sản xuất và tạo ra chỗ làm mới. Vì thế, các nước BRICS đang ở hướng tích cực và Mỹ là tiêu cực (ăn bám và chính họ không cần vốn tư bản). 

Dưới góc độ đó cần xem xét những sự kiện gần đây ở thị trường Nga. Đồng rub mất giá và giá trị tài sản của nhiều công ty Nga tụt giảm, như cổ phần Gazprom và Sberbank. Điều này chủ yếu là do một loạt các cổ phiếu bị các chủ sở hữu phương Tây rút vốn và bán đổ ra thị trường chứng khoán. Chúng ta nhớ cú sốc phá giá đồng rub năm 2008-2009 khi Nga đưa quân vào Nam Ossetia.

Một số bình luận viên theo quan điểm liberal vội vàng nói đó là hậu quả của sự “xâm lược” Nga vào Ukraina, báo hiệu trước sự mất uy tín cá nhân của Putin và nước Nga, cũng như các tiêu chuẩn liberal khác và "tất cả chúng ta sẽ chết". 

Dĩ nhiên tình hình ngược lại hoàn toàn, uy tín Putin lên cao hơn hết. Và cũng dĩ nhiên có sự sụt giảm mạnh cổ phiếu các công ty chiến lược đến 10-15%, cùng với đồng rub yếu. 

Đồng rub rõ ràng đã được hạ giá cố ý ngay trước đó, một sự sắp đặt có chủ ý đ giảm cú sốc thị trường. Cùng với sự kiện này, nó bị giảm tiếp, điều này cũng hay được nhiều quốc gia áp dụng, giảm trị giá trị đồng tiền của họ đ tăng lợi nhuận xuất khẩu (đó là nguyên tắc của chiến tranh kinh tế đối ngoại).

Hai nữa, chính phủ Nga nhận thức đầy đ chiến thuật cơ bản của mọi thị trường chứng khoánmua khi giá thấp”, và họ đã mua sạch phần đáng kể vốn tài sản chiến lược từ người bán khác trên thị trường, trong đó có cả của ngoại kiều, và mua mức đáy. Họ đã tiết kiệm được so với mức giá bình thường khoảng $20 tỷ. Thực sự, qua việc này Nga đã quốc hữu hóa một phần các ngành chiến lược – vào thời điểm thuận lợi nhất để làm điều đó. 

Song song với điều đó là mua vào một phần khối lượng đồng rub trong lưu thông, cũng với mức giá đã giảm. Và cần phải đánh giá một thực tế là 2 tháng trước đó, họ đã tích lũy tiền để phục vụ cho mục đích này.

Nếu như có liên hệ đến một sự tương tự với hoạt động quân sự, thì việc xảy ra có thể so sánh với sự đầu hàng của Thống chế Paulus ở Stalingrad: Nhử-Bao vây-Tiêu diệt. Làm cho sợ, rồi sử sụng nó vào mục đích lớn lao hơn. 



Cũng có thể nói về tác động của Putin với “chính phủ chuyển tiếp” Ukraina. Ông nói, "Bu…ù!" Thế là cả bọn chúng chảy nước mũi ra, kêu eng éc và chạy đi thay bỉm. Kết quả là, chính phủ Ukraina mới tự phong (không được dân bầu, không tự quản và ít được ủng hộ) lộ ra cho cả thế giới thấy mình ngu ngốc đến mất trí, run rẩy chỉ vì nhắc đến con gấu Nga. 

Thực sự, có thể quả quyết Nga đã tiến một bước lớn đến việc hình thành tự chủ (độc lập kinh tế, tự bảo đảm cho mình) và từ bỏ đồng đô la – mỗi năm, Mỹ in thêm hơn 1000 tỷ đô la, cỗ máy in tiền FED đã chạy hết công suất từ đầu khủng hoảng 2008, cướp không tài sản của thế giới. Đó là lẽ tự nhiên và có lý. 

Kinh tế Mỹ đang không có sức sống và chỉ còn bám vào vị thế của đồng đô la như một đơn vị thanh toán duy nhất. Nếu như nói, Nga, Trung Quốc và Iran đồng thời bãi bỏ đô la và đưa ra đồng tiền khác, thì kinh tế Mỹ đến gần với tồn tại ngắn ngủi hơn... Không rõ khái niệm nào mang tính khoa học hơn: "tử vong" hay "sụp đổ"? 

Nếu các quốc gia này cùng lúc thực hiện cú “bán đtất cả trái phiếu họ có – cú sụp đ sâu sẽ được khuyếch đại lên nhiều lần.

Người ta biết, binh lính Mỹ sẽ chỉ chiến đấu tốt nếu được phục vụ tận răng: thức ăn, WC và lương lậu hậu hĩnh. Vậy nên khi kinh tế Mỹ sụp đổ, Mỹ sẽ chẳng còn đi xâm lược được nữa, bởi vì nội tình đất nước là đám đông tiêu dùng bất mãn, bị tước mất phần mua sắm, họ sẽ biến mình thành zombie ngày tận thế tại chỗ. 

Thực sự, đã có những quan sát về điều này, đầu tiên là Immanuel Wallerstein, và sau đó Fedorov, dân chúng của thủ phủ đế quốc đã bị mua chuộc đ cướp bóc thuộc địa. Còn khi cướp bóc chấm dứt, họ hết sức căm phẫn sự xuống cấp thô bạo chất lượng cuộc sống.

Nhưng trước khi bỏ đồng đô la và hoàn trả trái phiếu, cần phải rời bỏ nhiều đến mức có thể thứ giấy bạc này để mất mát là nhỏ nhất. Bước tiếp theo của kế hoạch, chính phủ Nga đã áp dụng cách tốt nhất – và kiếm được lời từ đó.

Tất nhiên, nếu đồng đô la sụp đổ, thì sẽ sụp đổ cả mô hình kinh tế toàn cầu hiện nay. Nó sẽ làm tổn thương tất cả mọi người. Ít thiệt hại nhất là chính những ai tự cung cấp được cho mình – Nga-Trung-Iran. Còn nếu như họ tổ chức thành chuỗi kinh tế chung, và nếu như nước Đức không ngu ngốc mà gia nhập cùng họ, hãy để cả thế giới chờ xem. 

Mỹ cũng đang thi hành một kế hoạch tương tự đ làm chìm cả thế giới - kẻ nào ngu xuẩn hãy theo Mỹ. Nhưng hiện nay, Mỹ có rất ít thành công. Viễn cảnh Nga-Trung sáng sủa hơn nhiều, nếu như kế hoạch này được hiện thực hóa, mọi kẻ đứng với phương Tây toàn cầu – như Ukraina, sẽ là kẻ thất bại, không có cơ hội nào trong 50 năm nữa.

Có lẽ đã có con đường sáng sủa cho Ukraina, và có lẽ cũng có cách chọn thứ 3: trung dung. Nhưng bọn Maidan đã phá hỏng tất cả,chúng đang giết chết mảnh độc lập cuối cùng Ukraina. Do vậy, chính nhân dân Ukraina phải tự quyết định lấy và phải nhanh lên.

Còn Việt Nam thì sao? Thật đáng buồn, mọi ý chí nguyện vọng của lãnh đạo hiện thời là bán thân cho Mỹ làm chư hầu trong TPP, để được chết chìm cùng với Mỹ như đám ngụy năm xưa. Liệu có đáng không?

Rất nhiều 4rum, blog viện Ukraina với VN, còn Liên Xô với TQ, đển kết luận rằng ÔM CHÂN MỸ là chân lý, là thời đại. Chúng lờ đi thực tế cái thứ cải cách dân chủ Ukraina theo cố vấn Mỹ chỉ bảo đã làm khủng hoảng kinh tế Ukraina, chính IMF là thủ phạm bòn rút và phá hoại tan hoang đất nước con người Ukraina. 

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...