Hiển thị các bài đăng có nhãn Ki-tô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ki-tô. Hiển thị tất cả bài đăng

Trở lại thiên đường - Phần 6: Ngôi nhà mới


Tiểu thuyết Trở lại thiên đường của tác giả Việt Quang - cháu nội cụ lương y Vương Sinh Huy, chắt nội cụ đồ Hồ Sĩ Tạo.

Bằng câu chuyện tình yêu đầy minh triết, tác giả đã làm một cuộc cách mạng long trời lở đất về giáo lý đạo Ki-tô (Gia-tô), giúp chúng ta có được góc nhìn toàn diện về Ki-tô giáo, về Chúa Jesus, về khái niệm "Thượng Đế".

Sự phân chia và đặt tên các phần do Thời Thổ Tả, để tiện cho việc đăng tải và chia sẻ đến mọi người.

Phần 7 - Ngôi nhà mới.

Trở lại thiên đường - Phần 5: Lời mẹ dạy


Tiểu thuyết Trở lại thiên đường của tác giả Việt Quang - cháu nội cụ lương y Vương Sinh Huy, chắt nội cụ đồ Hồ Sĩ Tạo.

Bằng câu chuyện tình yêu đầy minh triết, tác giả đã làm một cuộc cách mạng long trời lở đất về giáo lý đạo Ki-tô (Gia-tô), giúp chúng ta có được góc nhìn toàn diện về Ki-tô giáo, về Chúa Jesus, về khái niệm "Thượng Đế".

Sự phân chia và đặt tên các phần do Thời Thổ Tả, để tiện cho việc đăng tải và chia sẻ đến mọi người.

Phần 5 - Lời mẹ dạy có lẽ là một trong những phần hay nhất của Trở lại thiên đường. Không phải tất cả Ki-tô hữu đều là những người cuồng tín, mê muội, hung hăn như sự miêu tả của một số nhà duy vật vô thần phiến diện. Bên cạnh niềm tin vào một Thượng Đế thần quyền (tạm thời ta chưa xét tính đúng sai), họ cũng còn có những giá trị văn hoá, đạo đức, tinh thần trong cuộc sống. Và, những điều đó từ nơi họ, rất đáng để lưu giữ, bảo tồn, phát triển và được ngợi ca.

Trở lại thiên đường - Phần 4: Phím đàn


Tiểu thuyết Trở lại thiên đường của tác giả Việt Quang - cháu nội cụ lương y Vương Sinh Huy, chắt nội cụ đồ Hồ Sĩ Tạo.

Bằng câu chuyện tình yêu đầy minh triết, tác giả đã làm một cuộc cách mạng long trời lở đất về giáo lý đạo Ki-tô (Gia-tô), giúp chúng ta có được góc nhìn toàn diện về Ki-tô giáo, về Chúa Jesus, về khái niệm "Thượng Đế".

Sự phân chia và đặt tên các phần do Thời Thổ Tả, để tiện cho việc đăng tải và chia sẻ đến mọi người.

Phần 4 - Phím đàn kể lại tuổi thơ của Thái Vũ với những giai điệu của âm thanh.

Chương 1. Giã biệt thiên đường (Phần 1 - Phần 5)
Chương 2. Rong ruổi (Phần 6 - Phần 11)
Chương 3. Tình yêu và hạnh phúc (Phần 12 - Phần 16)
Chương 4. Hiện thân của Chúa (Phần 17 - Phần 26)
Chương 5. Toả sáng (Phần 27 - Phần 30)
Chương 6. Trở lại thiên đường (Phần 31 - Phần 36)

- - -

Sau khi ông mất, Vũ không còn phải luyện tập võ nghệ khẩn trương như trước nữa. Chàng chỉ giữ hai thời luyện khí công ban đêm và tập các bài quyền cao cấp cùng các tuyệt chiêu đặc biệt mà thôi. Ông Thái Hoàng yêu cầu Vũ dành thì giờ vào bài vỡ nhiều hơn nữa. 

Cha Vũ để ý việc học hành của con cái rất kỹ. Vũ phải luôn luôn giữ hạng nhất lớp ở mỗi tháng. Có lần vào năm lớp sáu, Vũ bị tuột xuống hạng nhì. Cha Vũ cằn nhằn mẹ và ông Vũ gần cả tháng. Ông đổ thừa tại hai người dành hết thì giờ mà Vũ học kém đi. Mẹ Vũ không nói gì. Nhưng ông nội Vũ nghe cằn nhằn mãi phát cáu, gắt lên: 

“Thì học cũng phải có khi nhất khi nhì chứ. Con người ta còn đứng hạng chót nữa thì sao. Hồi trước có bao giờ mày cho tao xem một cái bảng danh dự hạng nhất nào đâu mà bây giờ mày bắt nó phải đứng hạng nhất mãi ? ”

Cha Vũ trả lời:

“Thì con hơn cha là nhà có phúc.” 

Vũ thấy tình hình căng thẳng quá nên cố gắng một chút và dành lại hạng nhất để làm vui lòng cha. Từ đó cho đến lớp 12, không bao giờ Vũ tuột xuống hạng nhì nữa. 

Bạn bè Vũ ngạc nhiên về trí nhớ của Vũ. Bài học ở lớp đã được Vũ thuộc lòng gần hết rồi chứ không cần phải về nhà học lại. Các giáo viên khen Vũ có trí nhớ bẩm sinh rất tốt. Nhưng Vũ tự xét và tìm nguyên nhân của nó. Chính công phu luyện tập khí công mỗi đêm đã khiến cho tâm hồn Vũ yên tĩnh. Khi nghe giảng bài, Vũ không bị các tư tưởng vẩn vơ nhiễu loạn nên tiếp thu vào não rất kỹ càng trọn vẹn. Bạn bè Vũ không tiếp thu kỹ bằng Vũ vì họ thường bị những ý nghĩ vẩn vơ làm nhiễu loạn khiến họ không ghi vào “bộ nhớ” những điều được nghe một cách trọn vẹn. 

Vũ khổ tâm khi phải cố gắng giữ vị trí hạng nhất như thế vì trong thâm tâm chàng không muốn nổi bật hơn ai. Chàng chỉ muốn đứng hạng chót để cho ai cũng hơn mình. Mỗi khi nhà trường tổ chức thi thể dục thể thao các môn chạy đua, bơi lội, lớp Vũ đề buộc Vũ phải đi dự vì họ thấy chàng vạm vỡ khỏe mạnh. Hơn nữa những lần tắm sông chung với nhau, họ thấy Vũ bơi như con tàu rẻ sóng. Nhưng Vũ đã làm họ thất vọng vì trong những cuộc đua như vậy, Vũđều về mức sau chót. Vũ nghĩ: “Ở môn này ta không bị bố mẹ hay ông buộc phải đoạt giải, thôi thì tha hồ nhường nhịn.” Và chàng chạy tụt dần về phía sau. 

 Một lần nhà trường yêu cầu Vũ dự thi học sinh giỏi toán của Tỉnh. Đến ngày thi Vũ cáo bệnh trốn ở nhà nghĩ. Việc này cha Vũ không biết gì. 

 Vũ cũng rất giỏi về môn văn vì tâm hồn chàng rất nghệ sĩ. Những bài văn của chàng thường được giáo viên giữ lại để làm bài mẫu cho các lớp khác. 

 Những lần nhà trường tổ chức hội diễn văn nghệ Vũ luôn luôn sử dụng organ. Ở lứa tuổi mười mấy của Vũ và tiếng đàn của Vũ khiến mọi người vô cùng thích thú. 

 Cả trường đều thấy trước tương lai xán lạn đang chờ đón Vũ. 

 Nhưng mẹ Vũ yêu âm nhạc hơn và mong muốn Vũ trở thành một pianist xuất sắc. Từ khi mới 6 tuổi, bà đã kèm Vũ bấm từng phím đơn giản theo Methode de Rose và Methode de Schmoll. Chàng có sức tập trung cao độ, ít bị nghĩ vẩn vơ nên đánh đàn rất chỉnh, ít bị lỗi.

 Những buổi lễ nhà thờ bà đem Vũ theo để thay thế mình dần dần. Chú bé hơn mười tuổi ngồi chễm chệ giữa giàn phím đệm những bài thánh ca réo rắt làm rung động những người có mặt trong giáo đường. 

 Họ nhìn Vũ bằng ánh mắt thán phục và khen ngợi Vũ với mẹ chàng. Điều này làm bà hãnh diện hơn cả. 

 Những đêm noel ăn Réveillon tại nhà, Vũ đệm cho cả nhà hát vang: 

 "Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Nơi hang Bêlem, ánh sáng tỏa lan tưng bừng, nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng. Đàn hát (tiếng hát réo rắt)
 Tiếng ca (dư âm vang xa)  Ôi! Chúa Thiên Tòa giáng sinh vì ta  Người hỡi (hãy tiến bước tới)  Đến xem (nơi hang Bêlem) Đây Chúa Thiên Tòa giáng sinh thấp hèn  Nữa đêm mừng Chúa giáng sinh ra chốn dương trần.  Người ban ân phúc đến cho muôn dân lầm than. Nơi hang Bêlem thiên thần xướng ca. Đây Chúa Thiên Tòa giáng sinh thấp hèn!"

 Và mẹ chàng cất tiếng hát Solo: 

 “Đêm Thánh vô cùng  Giây phút tưng bừng  Đất với trời, se chữ đồng  Đêm nay có Đấng sinh ra cứu muôn người…”


 Khi trình độ khá hơn, bà cho Vũ tập những tuyệt tác của Beethoven, Mozart, Chopin, Wagner... Những bài này đánh vất vả như tập võ vì có khi trong một phách phải lướt qua gần mười nốt. Bà thích nghe Vũ đánh đàn vào những đêm thứ bảy lúc cả nhà có mặt đầy đủ. Vũ đã trưởng thành trong hoài bão của bà. Vũ hay đánh cho mẹ nghe bài Sérénade. 

“Chiều buông nhẹ xuống...  Và phải chăng là lúc
 Ta nói cho nhau nghe đời sau...”



 Hoặc là Lac de Côme trong Methode Rose, mà âm điệu chơi vơi kỳ lạ. 



 Nhưng thỉnh thoảng chàng lại thích chơi những bài nhạc Việt Nam tiền chiến như:

“... Đường xưa lối cũ có em tôi tóc xanh bay mơ màng. Đường chiều dịu nắng dáng em đi áo nâu in đường trăng 
 ... Đường xưa còn đó vẫn nắng lên vẫn trăng treo nghiêng đồi. Mà hình bóng cũ thiếu trong tôi những khi nghe chiều rơi...”

 Hoặc bài Hương xưa: 

 “Người ơi, một chiều nắng tơ vàng hiền hòa lòng có mơ xa 
 Người ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò 
 Còn đó, bóng tre êm ru 
 Còn đó, con đò đợi chờ
 Còn đó, những đêm sao mờ hồn ta 
 Mênh mông nghe sáo vi vu... 

 Ôi, thời Hoàng kim quá xa chìm trong phôi pha, chờ đến bao giờ tái sinh cho người. Đời lập từ những đêm hoang sơ, thanh bình như bóng tre đơn sơ. Nay đời tan biến trong hư vô chất đầy từng mồ oán thù. Máu xương tơi bời nhiều mùa thu... 

 Người ơi, chiều nao có nắng vàng hiền hòa tỏa khắp nơi nơi 
 Người ơi, chiều nao có thu về cho tôi nhặt lá thu rơi...”


Hai đứa em gái của chàng cũng được mẹ dạy piano nhưng không đạt được sự điêu luyện như chàng. Mỗi khi tìm được bản nhạc mới nào, chúng đem về bắt Vũ đệm cho chúng hát:


“Này hỡi chú chim non nho nhỏ
 Lời hát líu lo như muốn ngỏ
 Cuộc sống quanh ta như xao động 
 Như bầu trời xanh trong ước mơ
 Này chú chim ơi cho nhắn gởi 
 Lời hát tin yêu trong trái tim mọi người 
 Cuộc sống hôm nay tuy vất vả
 Nhưng cuộc đời ơi ta mến yêu 
 Ta đã nghe trong tim mình 

 Tình yêu thương đang rộng mở
 Ta đã nghe trong tim mình 
 Tình yêu thương với bao người.” 

Trở lại thiên đường - Phần 2: Duy vật và vô thần


Tiểu thuyết Trở lại thiên đường của tác giả Việt Quang - cháu nội cụ lương y Vương Sinh Huy, chắt nội cụ đồ Hồ Sĩ Tạo.

Bằng câu chuyện tình yêu đầy minh triết, tác giả đã làm một cuộc cách mạng long trời lở đất về giáo lý đạo Ki-tô (Gia-tô), giúp chúng ta có được góc nhìn toàn diện về Ki-tô giáo, về Chúa Jesus, về khái niệm "Thượng Đế".

Sự phân chia và đặt tên các phần do Thời Thổ Tả, để tiện cho việc đăng tải và chia sẻ đến mọi người.

Phần 2 - Duy vật và vô thần thể hiện sự bất mãn và căm phẫn của một thanh niên duy vật và vô thần đối với tín điều "Thượng Đế tạo ra tất cả".

Trở lại thiên đường - Phần 1: Người chối Chúa


Tiểu thuyết Trở lại thiên đường của tác giả Việt Quang - cháu nội cụ lương y Vương Sinh Huy, chắt nội cụ đồ Hồ Sĩ Tạo.

Bằng câu chuyện tình yêu đầy minh triết, tác giả đã làm một cuộc cách mạng long trời lở đất về giáo lý đạo Ki-tô (Gia-tô), giúp chúng ta có được góc nhìn toàn diện về Ki-tô giáo, về Chúa Jesus, về khái niệm "Thượng Đế".

Sự phân chia và đặt tên các phần do Thời Thổ Tả, để tiện cho việc đăng tải và chia sẻ đến mọi người.

Phần 1 - Người chối Chúa thể hiện sự xung đột tư tưởng khủng khiếp giữa người con trai kiệt xuất, hiếu thảo nhưng duy vật vô thần với cha mẹ sinh ra và lớn lên trong gia đình truyền thống Ki-tô giáo.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...