Hiển thị các bài đăng có nhãn Đại hội XIX. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đại hội XIX. Hiển thị tất cả bài đăng

ĐẠI HỘI XIX TRONG LIÊN XÔ – NỬA SÁNG NỬA TỐI, NỬA RỒ NỬA DẠI

 Kẻ bị coi là hỗn láo, sẽ bị tước phẩm hàm và đánh đòn roi theo luật lệ để răn dạy con cháu.

Peter-I

Кто прожекты будет абы как ляпать, того чина лишу и кнутом драть велю — в назидание потомкам.

Петр-I


Cụ Hồ nói: Trong mỗi con người đều có thiện có ác.

Cụ Stalin nói: Càng đến gần CNXH, đấu tranh giai cấp càng gia tăng.

    Hai Cụ nói thế thì giai cấp là gì, vô sản là gì, đấu tranh giai cấp với ai! Rất ít người hiểu 2 Cụ. Hai Cụ đã vạch một đường kẻ rất rõ ràng, không phải vạch kẻ phân chia giai cấp theo thành phần hay lý lịch. Vạch kẻ đó mang tên: TIẾN BỘ NHÂN LOẠI!

    TBT Nguyễn Phú Trọng và công cuộc “đốt lò” của ông cũng có thể hiểu là công cuộc kỹ trị. Hy vọng rằng bài học cay đắng Liên xô, bài học cay đắng VN sẽ là kinh nghiệm cho tất cả. Gần đây, cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, TBT làm rõ nội hàm CHXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta mà không còn nhắc đến CNCS. Dường như những khái niệm bóng bẩy một thời bây giờ đã “hết mốt”. Vậy mà chỉ cách đây vài thập kỷ, có 1 mặc định như thế này: Liên Xô là đất nước XHCN hoặc đang xây dựng CNCS, đang tiến tới CNCS. Nhà nước Liên xô đã sụp đổ, không còn gì để tồn tại. Giới CNDT vội vui mừng nhưng rồi cũng thua. Tất cả nhìn vào TQ và cố diễn giải ở đó không phải là CNXH.

    Thực tế có đến 3 Liên xô khác nhau rất rõ rệt: Liên xô – thời Lenin hôn quân vô đạo chìm ngập trong bạo lực, chết chóc hỗn loạn 1917-1938. Liên xô – thời Stalin 1939-1953 hay Liên xô kỹ trị dù đương đầu Chiến tranh Vệ quốc nhưng là thời kỳ tươi đẹp, phát triển rực rỡ, để lại nhiều thành tựu mà Liên xô thứ 3 ăn không hết và cả một thế hệ các nhà khoa học tài năng. Liên xô thứ 3 – 1954-1991 thời Đảng trị, bao gồm các lãnh tụ Khrushchev, Brezhnev, Andropov, Gorbachev, Yeltsin đã thối đến tận cùng và sụp đổ. 

    Liên xô đã không còn kể từ 1991. Nhưng liên tục các cuộc thăm dò cho thấy có sự luyến tiếc và cũng khác biệt. Nếu phân tích kỹ số liệu của các Trung tâm thăm dò ý kiến công chúng như Levada hay Vtsiom có thể thấy điều này. Hay như thăm dò trên Internet với chủ đề "Thái độ đối với Liên xô và CNXH" do L. Kravetsky thực hiện thấy rõ hơn. Dù không lớn lắm chỉ 1.025 người trả lời các câu hỏi. Nhiều cuộc thăm dò khác trong thực tế những năm gần đây cũng vậy, rõ ràng trong số những người sử dụng Internet, hay dân cư đô thị có sự dịch chuyển về phía có trình độ học vấn cao hơn và những người khá giả hơn tạo thành một nhóm khác biệt có quan điểm đúng đắn hơn, ít ảo tưởng hơn về Liên xô, về CNCS. Những người lao động bình thường nông hay công nghiệp thu nhập thấp hơn, ít tin tưởng vào hiện tại hơn (đặc biệt là dân cư bên ngoài đường vành đai Matxcơva) tạo thành một khác biệt khác, có nhiều kỳ vọng và luyến tiếc hơn về Liên xô.

    Trong nhóm thứ 2, có các bác cựu LX đã về hưu, những bác đã nghe lời Đảng, lời Gorbachev, Yeltsin, đổ ra đường ngăn chặn Ủy ban tình trạng khẩn cấp của những người lính cuối cùng tử vì đạo để bảo vệ Liên xô, có bác xả thân nằm lăn ra dưới xích xe tăng, họ đã không thể bắn các bác và hành động đó góp phần không nhỏ vào việc Liên xô sụp đổ.

    Cũng lại chính các bác bây giờ lại đổ ra đường cầm bìa cát tông và cờ búa liềm đả đảo Putin, đòi quay lại Liên xô. Đó là cả một tội lỗi mang tên khôi hài. Tất cả còn lại là hậu quả, mà nước Nga ngày nay vẫn đang phải gánh chịu hết sức tiêu cực từ những năm chủ nghĩa vang bóng một thời này.

 

    Đại hội XVIII diễn ra tháng 3 năm 1939, Đại hội XIX diễn ra tháng 10 năm 1952. Khoảng thời gian 1939-52 có nhiều sự kiện vô cùng quan trọng trên thế giới: thời kỳ Liên Xô phát triển cực nhanh, WW-2 và khôi phục kinh tế sau Chiến tranh.

 

Trước 1939 là cuộc đại thanh trừng qui mô lớn nhằm vào giới Bolsheviks, QTCS, lãnh đạo đảng một loạt các nước. Cuộc đốt lò chưa từng có xử tử hình khoảng 700k, đưa 3 triệu khác vào Gulag gồm: lão thành cách mạng, lãnh đạo đảng CS, “cận vệ đỏ Lenin”, nhà nghiên cứu chủ nghĩa Marx… Đó là mở đường thiết lập hệ thống Kỹ trị Stalin thay thế hệ thống Đảng trị.

 

Sau thời kỳ khôi phục kinh tế hậu chiến, trong các hội thảo chuẩn bị Đại hội, các lãnh đạo đảng CS lại thì thào với nhau một lần nữa, họ nói với nhau, chiến tranh đã qua, kinh tế đã khổi phục, nhà máy xí nghiệp nông trường để làm gì nữa, chia nhau đi thôi. Stalin tá hỏa vội viết tác phẩm “Những vấn đề kinh tế của CNXH ở Liên xô”, đó cũng là tác phẩm cuối cùng của ông. Trong đó ông phân biệt rạch ròi đâu là kinh tế CNTB, đâu là XHCN và đề nghị “Chúng ta cần loại bỏ một số yếu tố của chủ nghĩa Marx, gắn giả tạo vào xã hội của chúng ta…” Stalin tổ chức Đại hội XIX và đọc những nội dung đã viết.

 

Sau này, Đảng CSLX cấm chỉ nói đến những gì diễn ra tại Đại hội.

 

Bài này nói lại những gì diễn ra, đủ để giải thích lý do bên trên!

 

 

Bắt đầu từ Khrushchev với Đại hội XX năm 1956, trong đó đưa ra cáo buộc “tệ sùng bái cá nhân” với Stalin và đảng CSLX- cỗ máy nomenklatura (chức vụ đảng) đã cố gắng phá hủy triệt để bất kỳ bút tích nào về ông. Đến thời Brezhnev, Đảng bắt đầu cho lưu hành các bản báo cáo, ghi chép tất cả các kỳ Đại hội CPSU cũng như của các cuộc họp BCHTƯ sau đó, nơi diễn ra các cuộc bầu cử chức vụ. Việc phát hành này kỳ lạ, bắt đầu với Đại hội I và bỏ qua không một lời về Đại hội XIX. Tại sao lại như vậy khi Đại hội XIX là một sự kiện công khai, một kỳ lễ. Có sự tham dự của các phái đoàn tất cả các đảng CS nước ngoài, đông đảo các nhà báo. Họ biết cả, có vấn đề gì phải che giấu ở đây?

 

Tại Đại hội XIX, Stalin có bài phát biểu. Còn tại Hội nghị BCHTƯ ngay sau đại hội, trong cuộc họp giới hạn, ông đã có bài phát biểu quan trọng hơn và khá dài: 1,5 giờ đồng hồ. Và nếu tài liệu của Đại hội XIX được xuất bản, thì cần phải công bố ghi chép của Hội nghị. Và điều này thì Đảng CSLX đã không thể làm được.

 

Nhà nghiên cứu Zh. Medvedev viết: "... Kho lưu trữ cá nhân của Stalin đã bị phá hủy ngay sau khi ông qua đời..." Và Đại hội XIX là một phần mà những ý tưởng của Stalin đưa ra làm Đảng ​​đặc biệt lo sợ.

 

Các nhà sử học viết rằng quyết định triệu tập Đại hội XIX là một bất ngờ đối với bộ máy Đảng sau thời kỳ gián đoạn rất dài. Stalin đưa ra quyết định này vào tháng 6 năm 1952, và vào tháng 8, bản thảo Điều lệ mới của CPSU đã được công bố, tức là Stalin đã triệu tập đại hội chính là vì bản thảo mới, nó thay đổi địa vị của Đảng và cơ cấu tổ chức của nó.

 

Một điều tưởng chừng nhỏ nhặt: Đổi tên Đảng. Tên "Đảng Cộng sản toàn Liên minh (của những người Bolsheviks) – Всесоюзная коммунистическая партия (большевиков)", vẫn thường viết tắt là CPSU(b) được đổi thành "Đảng Cộng sản Liên Xô - Коммунистическая партия Советского Союза". Còn nội dung bản thảo: Lần đầu tiên công bố sự độc lập của đảng với nhà nước, với Chính quyền Liên Xô. Từ ngữ "Toàn liên minh-всесоюзная" như đến lúc đó chỉ đơn giản có nghĩa là lãnh thổ mà Đảng hoạt động là một bộ phận của Quốc tế cộng sản. Trước khi Comintern bị Stalin giải thể vào năm 1943, tiêu đề của mỗi tấm thẻ đảng viên CPSU (b) có ghi ở dưới cùng: "CPSU (b) là một bộ phận của Quốc tế Cộng sản."


 

Tên mới cũng có nghĩa là đảng là một tổ chức thuộc về nhà nước Liên xô, là một bộ phận trong cấu trúc quyền lực Liên Xô, là tài sản của Liên Xô mà không phải của QTCS – tổ chức bị Stalin giải tán năm 1943 vì một lý do chính: công khai phục vụ chủ nghĩa phát xít. Đã có Chính phủ Liên Xô, Bộ Quốc phòng Liên Xô, Bộ ngoại giao Liên Xô, nay Đảng Cộng sản Liên Xô đã thay thế Đảng Cộng sản toàn Liên minh (Bolshevik).

 

Và Đảng là một tổ chức phục vụ cho đất nước thay vì lãnh đạo đất nước, đúng như Hiến pháp Stalin viết năm 1936 và tồn tại đến 1977, bản Hiến pháp này duy nhất đề cập đến CPSU một lần, ở ngôi vị ngữ bị động, ngang hàng với các tổ chức quần chúng nhân dân khác và quyền nhân dân lao động ở ngôi chủ ngữ:


Điều 126. Thể theo quyền lợi của nhân dân lao động và mục tiêu phát triển sáng tạo của các tổ chức và hoạt động chính trị quần chúng nhân dân của công dân Liên xô, quyền tham gia vào các tổ chức xã hội được bảo đảm: liên đoàn lao động, hiệp hội nghề nghiệp, đoàn thanh niên, tổ chức thể thao và quốc phòng, tổ chức văn hóa, khoa học và kỹ thuật, và tổ chức tích cực nhất và giác ngộ công dân trong số tầng lớp lao động và các tầng lớp lao động khác tập hợp trong Đảng CS toàn Liên minh (Bolsheviks), là đội tiên phong của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh của chúng ta để củng cố và phát triển hàng ngũ XHCN và hình thành hạt nhân lãnh đạo của tất cả các tổ chức của nhân dân lao động, cũng như của xã hội và nhà nước.

Статья 126. В соответствии с интересами трудящихся и в целях развития организационной самодеятельности и политической активности народных масс гражданам СССР обеспечивается право объединения в общественные организации: профессиональные союзы, кооперативные объединения, организации молодежи, спортивные и оборонные организации, культурные, технические и научные общества, а наиболее активные и сознательные граждане из рядов рабочего класса и других слоев трудящихся объединяются во Всесоюзную коммунистическую партию (большевиков), являющуюся передовым отрядом трудящихся в их борьбе за укрепление и развитие социалистического строя и представляющую руководящее ядро всех организаций трудящихся, как общественных, так и государственных.

Những thay đổi tiếp theo trong bản thảo Điều lệ cũng rất ấn tượng. Thay vì Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng được qui định chỉ thành lập Đoàn Chủ tịch. Ban thường vụ có chủ quyền, gồm một số người và không phối hợp các quyết định của mình với bất cứ ai. Còn Đoàn chủ tịch chỉ là đại diện của một cơ quan chủ quản khác và nó chỉ có thể tự mình giải quyết một số vấn đề. Việc thay thế Bộ Chính trị bằng Đoàn Chủ tịch có nghĩa là đảng đã bị tước bỏ cơ quan lãnh đạo trực tiếp toàn bộ đất nước và tổ chức thành lập thay thế cho nó là Đoàn chủ tịch chỉ lãnh đạo đảng trong nhiệm kỳ giữa các phiên họp toàn thể của BCHTƯ.

 

Báo cáo nói về điều này, mặc dù viết rất ngắn gọn, nhưng rõ ràng như sau: “Dự thảo Điều lệ sửa đổi đề xuất chuyển Bộ Chính trị thành Đoàn Chủ tịch của BCHTƯ Đảng, được tổ chức để lãnh đạo công tác của BCHTƯ giữa các kỳ họp toàn thể. Việc chuyển đổi như vậy là hợp lý vì tên gọi “Đoàn Chủ tịch” phù hợp hơn với các chức năng mà Bộ Chính trị đang thực hiện ở thời điểm hiện tại. Công tác tổ chức của BCHTƯ hiện tại, cũng như thực tiễn đã chỉ ra, nên tập trung vào một cơ quan - Ban Bí thư, để sau này không còn BCHTƯ”.

 

Nhưng vẫn chưa hết. Thành phần Đoàn Chủ tịch được xác định gồm 25 thành viên và 11 ứng cử viên. Hầu hết trong số 25 người này không phải là lãnh đạo Đảng như thông thường, mà là các lãnh đạo nhà nước, tất cả đều dưới quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và theo đó là Hội đồng tối cao. Như vậy, quyền lực đảng được chuyển giao sang quyền lực nhà nước, nói một cách chính xác theo danh nghĩa của nó.

 

Stalin, sau khi bị phụ thuộc đảng quyền hành Xô viết đã khôi phục hoàn toàn hiệu lực của Hiến pháp Liên Xô 1936. Thực ra, ông đã làm những gì Peter-I đã làm, khi đưa Nhà thờ Chính thống Nga trở thành một cơ cấu trong bộ máy hành chính nhà nước.

 

Cũng có một điều thú vị là mặc dù đã thảo luận 3 tháng (từ tháng 8 đến tháng 10) về Điều lệ mới và Điều lệ này được Khrushchev báo cáo tại đại hội, vẫn có vẻ như Đảng nomenklatura không biết Stalin đang có ý định gì. Ông giữ bí mật ý định của mình về việc đặt Đảng dưới nhà nước Liên Xô với bộ máy BCHTƯ, và tại hội nghị toàn thể, ông lấy trong túi ra một danh sách và đọc các đề xuất của mình về nhân sự của Đoàn Chủ tịch trước hội nghị toàn thể, đó là một chấn động với bộ máy đảng. Khrushchev nhớ lại:

 

“Khi cuộc họp toàn thể kết thúc, tất cả chúng tôi trong đoàn chủ tịch đều nhìn nhau. Chuyện gì đã xảy ra thế? Ai đã lập danh sách này? Bản thân Stalin không thể biết tất cả những người mà ông ta vừa đề xuất bổ nhiệm. Ông ấy không thể tự mình lập một danh sách như vậy. Thú thực là tôi tưởng Malenkov đã chuẩn bị danh sách Đoàn Chủ tịch mới nhưng không cho chúng tôi biết. Sau đó tôi hỏi Malenkov về điều đó. Nhưng ông ta cũng rất ngạc nhiên. ... Một số người trong danh sách ít được biết đến trong đảng, còn Stalin chắc chắn không hề biết họ là ai."

 

Còn Stalin thì mặc kệ thực tế là những người mà ông đề xuất là "ít được biết đến" trong Đảng. Điều chính là chính phủ Liên Xô biết họ, vì họ đã chứng tỏ mình khi hoạt động trong các cơ quan của nó. Chẳng qua là các lãnh đạo Đảng cố tỏ vẻ “ngây thơ” chỉ vì họ không có tên trong giới lãnh đạo cao cấp của Đảng, điều đó không có nghĩa là Stalin không biết họ là ai.

 

    Judeos (mà ông Mukhin hiểu họ theo lối sống ký sinh ăn bám, chứ không phải quốc tịch) bước chân vào cỗ máy đảng không phải để làm việc, mà một để người khác phải làm việc cho họ. Xét cho cùng, để dân Judeos béo lên, người ta phải làm việc, họ xưng là được Chúa chọn, có nghĩa là họ được quyền thay Chúa dẫn dắt chỉ bảo người khác hiểu cách thức và điều cần làm. Tất nhiên, họ cần có Stalin để buộc người khác phải làm việc trong khi họ luyện tập thói ba hoa,  chuyện phiếm của mình, tìm kiếm nơi và cái gì có thể lén lút để lấy và ai có thể để làm tình.

 

Không có Stalin làm Tổng bí thư, không có Stalin lãnh đạo Đảng, cỗ máy nomenklatura mất đi quyền lực mang lại lợi ích vật chất cho họ. Không có ai bỏ một con cừu đực vào thùng xe cho đồng chí bí thư khu ủy hay huyện ủy khi đến nông trường tập thể, không có ai ra lệnh cho hiệu trưởng hay giám đốc nhà máy cho tạo điều kiện cho đám con cháu dốt nát, cũng không có ai chỉ đạo kiểm sát viên dừng vụ án hình sự đối với "bạn bè", tất cả các lãnh đạo chính quyền địa phương cần phải sợ hãi sự lãnh đạo đảng.

 

Loại bỏ được quyền lực Đảng, bộ máy nhà nước cần rất ít người - không cần thuyết trình với những kẻ ngu ngốc trong Đảng, chỉ cần báo cáo với lãnh đạo trực tiếp của họ. Không có gì để bấu víu, bộ máy đảng trở nên bất lực. Nhưng làm thế nào để không báo cáo bộ máy đảng khi họ vẫn là người của Stalin – còn Stalin được coi là lãnh tụ của đất nước?

 

Đơn giản, chính Stalin rời khỏi BCHTƯ và chỉ giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, thì cũng là chính Chúa đã ra lệnh tống cỗ máy đảng xuống địa ngục mà không cần báo cáo. Stalin không còn trong BCHTƯ, có 10 chức bí thư cũng không là cái gì cả. Những bí thư này sẽ làm gì với người được bổ nhiệm vào chức vụ với sự đồng ý của Stalin -  Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng? Họ sẽ cố gắng bày mưu? Và họ hiểu điều gì đó trong vấn đề mà họ sẽ âm mưu, tức là đổ lỗi cho công tác kém cỏi? Rốt cuộc, họ sẽ tấn công vào hư không, và chính Stalin ném họ ra khỏi BCHTƯ.

 

Hơn nữa, với sự ra đi của Stalin, việc thực hiện các mệnh lệnh dựa vào danh nghĩa đảng trở nên nguy hiểm. Hãy tưởng tượng một bộ trưởng, theo yêu cầu của BCHTƯ cách chức một giám đốc. Và nhà máy bắt đầu hoạt động kém đi thì câu hỏi được đặt ra - tại sao nó từng tốt? BCHTƯ yêu cầu ư? Tại sao lại phải nghe lời bọn ngốc này, tại sao không tuân theo mệnh lệnh của lãnh đạo để lựa chọn cán bộ có năng lực khi (“Cán bộ quyết định tất cả!” – lời Stalin)? Trong những điều kiện như vậy, chỉ những người am tường và hiểu biết mới có thể tồn tại trong danh nghĩa đảng phái, nhưng có bao nhiêu người ở đó và bọn ăn bám cần phải biến đi đâu?

 

Nhưng đánh mất quyền lực không phải là khủng khiếp nhất. Điều chính là với sự ra đi của Stalin, danh nghĩa đảng không thể tái bản. Theo Điều lệ mới, tất cả các cơ quan của đảng đều do đảng viên bầu trực tiếp hoặc thông qua đại biểu của họ. Để các đảng viên bầu đúng người cần vào các chức vụ đảng, đại diện của các cơ quan cấp trên đi đến tất cả các cuộc bầu cử cơ quan đảng cấp dưới và làm rõ các đảng viên cần bầu chọn người như thế nào vào các chức vụ cần có. Nhưng làm thế nào để thuyết phục họ, bằng lý lẽ nào, nếu việc bỏ phiếu ở tất cả các cấp đều là bí mật? Chỉ bằng thông báo mà BCHTƯ giới thiệu ứng cử viên vào các vị trí chức vụ của đảng. Còn “đề xuất của BCHTƯ” có nghĩa là “đề xuất của Stalin”. Trong trường hợp này, ngay cả người có lý do thuyết phục để phản đối đề xuất ứng cử viên cũng sẽ giữ im lặng. Đó không phải là sợ hãi, mà là uy tín, còn nếu thích, thì đó là “sự sùng bái cá nhân” mà Stalin đã có. (Nhưng đúng đắn thì hãy nói: có một Nhân cách lớn và có một sự kính trọng nhân cách ấy).

 

Sau khi đảm bảo uy tín Stalin trong việc bầu cử các bí thư cấp dưới, các chức vụ đảng, với sự giúp đỡ của uy tín ấy, đảm bảo cho việc bầu cử các đại biểu cần thiết (tuân theo chức vụ) cho đại hội của CPSU, các đại biểu này bỏ phiếu theo danh sách của BCHTƯ vào các chức vụ đề xuất, tức là cho đến chức vụ đảng cao nhất. Vòng tròn đã khép kín.

 

Bây giờ hãy hình dung Stalin rời khỏi chức vụ Bí thư BCHTƯ. Vị bí thư BCHTƯ khác đưa người mình cần vào chức vụ chính quyền đến bí thư đảng bộ và nói rằng "Đồng chí Sidorov là do Trung ương đề nghị". Trung ương này là ai? Là 10 bí thư, có một số là dạng như Khrushchev? Nhưng giám đốc nhà máy, người mà cá nhân lãnh đạo là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng chí Stalin biết và đánh giá cao lại tin rằng chúng tôi không cần ông Sidorov vì vô dụng, tốt hơn cả là nên bầu đồng chí Ivanov. Và các đảng viên sẽ bầu cho ai?

 

Việc Stalin ra khỏi BCHTƯ (rút khỏi bộ máy quản lý của đảng) là một mối đe dọa khủng khiếp đối với các chức vụ đảng, vì ông đã khôi phục nguyên tắc dân chủ trong đảng - dân chủ nội bộ đảng, quyền đảng viên cơ sở. Và dưới nền dân chủ này, nhiều chức vụ trở nên không cần thiết trong các cơ quan quản lý của đảng.

 

Nhưng Stalin không thể từ bỏ đảng một cách đột ngột, bởi vì điều này sẽ làm dấy lên sự nghi ngờ của dân chúng về nó - tại sao nhà lãnh đạo lại ra đi? Cần phải có sự chuẩn bị tư tưởng cho mọi người, vì thực tế là sớm muộn gì Stalin cũng rời chức vụ bí thư BHTƯ và sẽ chỉ là người đứng đầu đất nước. Tại cuộc họp của BCHTƯ ngày 16 tháng 10 năm 1952, ông thậm chí còn trấn an các ủy viên BCHTƯ (125 người) rằng ông đồng ý vẫn là thành viên của Đoàn Chủ tịch với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nhưng hãy xem, theo hồi ký của Konstantin Simonov, đã có một phản ứng khi Stalin yêu cầu đưa ra biểu quyết vấn đề ông thôi giữ chức Bí thư BCHTƯ khi về già:

 

“... trên khuôn mặt của Malenkov, tôi thấy hiện lên sự khiếp đảm - không phải sợ hãi, không, không phải sợ hãi, mà là biểu hiện mà một kẻ hiểu rõ điều gì đến hơn tất cả những kẻ khác hoặc rõ hơn trong mọi trường hợp, hơn nhiều kẻ khác khi đã nhận ra mối nguy hiểm sinh tử, cái điều đã lờ mờ trên đầu họ còn những kẻ khác vẫn chưa nhận ra: không thể đồng ý với yêu cầu này của Stalin, không thể đồng ý rằng ông ấy từ bỏ chức quyền này, quyền lực cuối cùng trong ba quyền lực của ông ấy, không thể. Khuôn mặt Malenkov, cử chỉ của hắn ta, đôi tay giơ cao biểu cảm của hắn ta là lời cầu khẩn ngay thẳng với tất cả những kẻ có mặt hãy từ chối ngay lập tức và dứt khoát yêu cầu của Stalin. Còn sau đó, có tiếng rít phát ra như nghe thấy được sau lưng Stalin: "Không, xin hãy ở lại!" hoặc đại loại như vậy, cả hội trường ào lên với những lời “Không! Không! Hãy ở lại! Vui lòng rút lại đề nghị của ông!”"

 

Còn Stalin đã không kiên quyết với đề nghị của mình. Đây là một sai lầm chết người và ông đã phải trả giá.

***

 

Năm 1953, ngay sau cái chết bất thường của Stalin, Khrushchev và CPSU bắt đầu cải tổ, cho giải tán Hệ thống Bộ chuyên ngành dọc-chuyên môn kỹ trị mà Stalin dày công xây dựng. Có khoảng 50 bộ như vậy hình thành nên một hệ thống rất hiệu quả, là mắt xích quan trọng trong hệ thống chỉ huy và kiểm soát nhà nước. Các bộ, trực tiếp hoặc thông qua các bộ chính trực thuộc, quản lý các doanh nghiệp công nghiệp của họ, thông báo các số liệu về kế hoạch nhà nước, đặt ra các chỉ tiêu - số lượng lao động, chỉ tiêu tăng năng suất lao động và nhiều chỉ tiêu khác. Các bộ xác định ai sẽ là nhà cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ ở đâu. Cơ cấu phân kỳ của các tổ chức chính quyền hành pháp - các bộ - theo mỗi nhánh của nền kinh tế, mỗi ngành, đều có sự hiện diện của mình trong "Tổng hành dinh của ngành" như tên các bộ thường được gọi. 

    Cú đánh đầu tiên giáng vào hệ thống này ngay sau cái chết của Stalin. Số lượng các bộ bị cắt giảm mạnh, chủ yếu là các ngành của công nghiệp quốc phòng và cơ khí. Bộ Cơ khí Liên Xô mới bao gồm các Bộ Công nghiệp Ô tô và Máy kéo, Cơ khí Chế tạo và Dụng cụ, Chế tạo Máy công cụ và Cơ khí Nông nghiệp. Bộ khác còn lại là Bộ giao thông vận tải và kỹ thuật hạng nặng - bao gồm Bộ kỹ thuật hạng nặng, kỹ thuật giao thông, xây dựng và kỹ thuật đường bộ, và công nghiệp đóng tàu. Bộ công nghiệp quốc phòng mới bao gồm hai trong số một số bộ quốc phòng – Bộ vũ khí và Bộ công nghiệp hàng không.

Ngay sau đó, rối loạn xảy ra, chỉ chưa đầy 1 năm, năm 1954, Khrushchev buộc phải quay lại mô hình các bộ cũ. Nhưng đến năm 1956, CPSU hình thành các Ủy ban tương ứng bộ để lãnh đạo. Năm 1957, Khrushchev đề xuất sáng kiến “cực kỳ táo báo” thay đổi hoàn toàn trật tự quản lý điều hành các Bộ ngành chuyên môn bằng “Hội đồng kinh tế quốc dân” với hình thức lãnh thổ, vùng miền, trộn lộn tùng phèo chức năng các bộ với nhau, công nghiệp với nông nghiệp. Với sự xuất hiện của Hội đồng, các Bộ bị giải tán và nếu còn cũng coi như chỉ là xác chết.


Khoảng 70 Hội đồng kinh tế quốc dân được thành lập. Thật không may, đây không hẳn là “sáng kiến” của Khrushchev mà là sáng kiến của Lenin. Những Hội đồng này đã tồn tại dưới thời Lenin ngay sau 1917 cho đến cuối thập kỷ 1920 cùng NEP.


Đó thực sự là đảo chính Đảng CPSU tiếm quyền nhà nước, là chia chác chức vụ và quyền lợi cho giới Đảng, đổi lại sự ủng hộ với TBT Khrushchev, cho đến năm 1958, Khrushchev có thêm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Trong suốt hơn 70 năm tồn tại, CPSU đã nhiều lần đảo chính, còn các cuộc đảo chính nhỏ được gọi là cải cách hay perestroika.

    Cho đến năm 1962, cỗ máy Đảng CPSU phì đại hơn bao giờ hết, hình thành hệ thống Đảng lãnh đạo nhà nước, bao trùm mọi bộ ngành, mọi ngóc ngách đời sống xã hội từ TƯ đến địa phương nhưng lại là chế độ tán quyền.

    Hậu quả vô cùng tai hại, Hệ thống chuyên môn ngành dọc đi cùng chính quyền quản trị hành chính vốn đã hình thành và ổn định trong nhiều thập kỷ sụp đổ, đã rối loạn lại càng rối loạn, đã chồng chéo lại càng chồng chéo. Nạn đói bắt đầu bùng lên với các cuộc bạo động của giai cấp vô sản chống CQ CS.

    Biệt danh “thằng ngốc trong Điện Kremlin” lại tiếp tục có sáng kiến điều trị rối loạn: chia lại Hội đồng, Ủy ban ra làm 2: công nghiệp và nông nghiệp, rồi để tránh quá nhiều Hội đồng và Ủy ban, ông ta cho sát nhập liên vùng. Ngay cả KGB và đoàn Komsomol cũng được Khrushchev đề nghị chia thành các ban công nghiệp và nông thôn. Quyết định này dẫn đến xáo trộn hoàn toàn hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương và trở thành cơn ác mộng điều hành quản lý. Bộ máy hành chính quản trị phình to, quá nhiều cán bộ trung gian, gián tiếp. Ví dụ tại một huyện, nông trường thuộc ủy ban nông nghiệp địa phương, nhưng lại nhận kế hoạch từ cấp Hội đồng kinh tế, đồng thời phải tuân thủ Nghị quyết nông nghiệp của Đảng bộ, lại còn chỉ đạo của cấp Đảng cao hơn là Thành Ủy và Đảng Ủy khu vực. 

    Khrushchev và CPSU tiếp tục từ bỏ hàng loạt dự án nghiên cứu khoa học lớn khác từ thời Stalin, trong đó có dự án Computer, mà chỉ cần 1 nửa các dự án thành công cũng đảm bảo vững chắc vị thế hàng đầu thế giới của Liên xô trong nhiều thập kỷ. 

    Cuối cùng, Kỹ trị không có nghĩa là từ bỏ sự lãnh đạo của đảng, nhưng Đảng trị có kẻ thù là khoa học-kỹ thuật. Dịch covid-19 là cơ hội cho thiên hạ mở mắt ra vì điều này.

***

    Thay đổi 180 độ ở Liên xô không qua nổi mắt ông Cụ. Tuy nhiên, vì vẫn phải giữ mối quan hệ quốc tế với Liên xô để có thêm khẩu súng viên đạn ra chiến trường. Cụ vẫn phải tỏ ra thân thiện với Khrushchev. Còn với cán bộ, Cụ nhiều lần nhắc nhở: "Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục, tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác... Ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội" – 1957 (HCM toàn tập, NXB CTQG, H.2002, t8, tr227); Hay trong bản “Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1959”. Trên tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo và bám sát thực tiễn có câu khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác”. 

    Thế nhưng Đại hội III rồi đến Đại hội IV, nhất là Đại hội IV sau khi đã thống nhất nước nhà, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đã có sự xa rời quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, dẫn đến những hậu quả to lớn. Đại hội VI và Đại hội VII của Đảng đã nghiêm khắc vạch ra sai lầm thiếu sót, mà theo đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, bài học lớn đó là “trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đại hội đã chủ trương “Đổi mới”, đổi mới toàn diện mà trước hết là đổi mới tư duy… Từ đó mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển đúng hướng mạnh mẽ của Đảng ta, nhân dân ta, cách mạng Việt Nam ta.

    Thật không may, chế độ tập trung-quan liêu-bao cấp xa rời Tư tưởng Hồ Chí Minh, nó là Đảng trị sao chép cóp nhặt phần lớn mô hình Khrushchev mà lại cóp nhặt qua Mao nên càng méo mó biến dạng. Mao lợi dụng đả kích Khrushchev để tiêu diệt trí thức, củng cố Đảng trị kiểu Khrushchev, đẩy đất nước vào thảm họa Cách mạng văn hóa với bè lũ 4 tên. VN cũng không ngoại lệ đã bắt chước Mao cùng thời điểm, cùng cách thức. Sau này, Hiến pháp Liên xô năm 1977, có điều khoản Đảng lãnh đạo chính là bản Hiến pháp Khrushchev đề xuất. Điều tương tự viết trong Hiến pháp Chế độ tập trung-quan liêu-bao cấp 1980.

    Cũng có một tình huống tương tự khi anh X lập các tổng 90, 91 bỏ qua bộ chuyên nghành. 

    Có một anh #, nghề nghiệp chỉ là kế toán, trình độ thạc sĩ, nhưng là “hạt giống đỏ” được gán cho mọi tài năng kinh bang cái thế, làm gì cũng được kể cả xoay vần vũ trụ nhờ những trò mị dân rẻ tiền. Anh đi đến đâu, chỗ đó tan nát.

    Xa hơn, có một TBT hăng hái, sốt sắng làm lãnh đạo, nhưng lãnh đạo bất cứ cái gì kết quả cũng ngược 180 độ:

    TBT hô hào đánh Mỹ: Mỹ thắng, ta thua.

    TBT hô hào cải tạo công thương: gian thương, chợ đen mọc như nấm.

    TBT hô hào phát triển nông nghiệp, nông dân điêu đứng vì thiếu ăn.

    TBT hô hào đổi mới giá lương tiền: đất nước tiêu điều xơ xác như thể trúng bom nguyên tử.

    TBT chỉ có duy nhất một biệt tài: đánh giặc với đàn bà! Và cũng có một tình huống tương tự với ông VNG khi ông đề nghị giữ thôi chức vụ mà không được đồng ý, nhưng nhờ đó lại cứu sống cả một đất nước. 

    Vẫn còn tiếp tục câu chuyện khác, cái tư tưởng Đảng trị cổ hủ, rơi rớt đang tiếp tục tấn công, xuyên tạc, bôi nhọ ông suốt nhiều năm qua. Điển hình là một tài liệu trôi nổi, được cho là “Thư Bảy Vân”, trong thư mô tả TBT như bậc Thiên tử, được CT HCM chia xẻ ngai vàng, còn VNG là tên nô tài phục dịch TBT.

    Chính xác, kẻ viết thư mang tư tưởng Văn cách Đảng trị kiểu Giang Thanh, đó là CNCS kiến mối, TBT là mối chúa, tất cả còn lại là mối thợ phải phục dịch và cung phụng.  

    Một phần bài viết này là từ sách “LIÊN XÔ – NỬA SÁNG NỬA TỐI, NỬA RỒ NỬA DẠI”, một phần khác là của tác giả: Yuri I. Mukhin, người có công đầu tìm tòi tài liệu trong Kho lưu trữ vạch trần giới lãnh đạo chóp bu CSLX giả mạo vụ thảm sát sĩ quan Ba Lan Katyn đổ vấy trách nhiệm vào Stalin, gây scandal quan hệ quốc tế kiện cáo và thù hận Nga-Ba lan trong hàng thập kỷ.

Ảnh: chiếc mainframe computer  đầu tiên của Liên Xô
mang tên "Стрела" năm 1953.
 Rất nhiều dự án lớn lao, vĩ đại ở Liên xô đã bị Đảng trị từ bỏ.


Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...