Cuộc gặp giữa Vladimir Putin và Antonio Guterres

 Cuộc gặp diễn ra tại Điện Kremlin, ngày 26 tháng 4 năm 2022.

Vladimir Putin: Thưa ngài Tổng Thư ký!

Tôi rất vui mừng khi thấy ông.

Nga, với tư cách là một trong những nước sáng lập Liên hợp quốc và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an [LHQ], đã luôn ủng hộ tổ chức toàn cầu này. Chúng tôi tin rằng nó không chỉ mang tính toàn cầu mà còn là hình thức duy nhất: không có tổ chức nào khác giống như nó trong cộng đồng quốc tế. Và chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ các nguyên tắc mà nó dựa trên đó cũng như chúng tôi dự định sẽ làm như vậy trong tương lai.

Đối với chúng tôi, châm ngôn của một số đồng nghiệp chúng tôi (phương Tây) nghe có vẻ hơi lạ khi họ nói về một thế giới dựa trên các quy tắc. Chúng tôi tin rằng quy tắc chính là Hiến chương Liên hợp quốc và các tài liệu khác được tổ chức này thông qua, chứ không phải một số tài liệu do ai đó viết cho chính họ hoặc để đảm bảo lợi ích của họ.

Chúng tôi cũng ngạc nhiên khi thấy một số tuyên bố của các đồng nghiệp chúng tôi về điều gì đó rằng một ai đó trên thế giới là đặc quyền hoặc đòi được đặc quyền, bởi vì Hiến chương Liên hợp quốc quy định rằng tất cả những người tham gia quan hệ quốc tế đều bình đẳng với nhau, bất kể sức mạnh, kích thước và vị trí địa lý của nó. Tôi nghĩ rằng điều này giống với những gì chúng ta đã viết và kê trong Kinh thánh: ở đó tất cả mọi người đều bình đẳng. Chắc chắn tất cả chúng ta sẽ tìm thấy điều tương tự trong Koran và trong Torah. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước Chúa trời. Do đó, ý tưởng ai đó tuyên bố một độc quyền gì đó nghe rất lạ lẫm.

Chà, chúng ta đang sống trong một thế giới phức tạp, vì vậy chúng ta bắt đầu từ chỗ vấn đề là nó thực sự như thế nào, chúng ta sẵn sàng làm việc với tất cả.

Không nghi ngờ gì nữa, LHQ đã từng được thành lập để giải quyết các cuộc khủng hoảng cấp tính, nó đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, và khá gần đây, một vài năm trước, chúng tôi nghe nói rằng nó đã lỗi thời, rằng nó không còn cần thiết nữa. Điều này xảy ra vào những thời điểm khi nó ngăn cản ai đó đạt được mục tiêu của họ trên đấu trường quốc tế. Chúng tôi luôn nói rằng không có tổ chức nào toàn diện như LHQ và chúng tôi nên trân trọng các cấu trúc được tạo ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai đặc biệt để giải quyết các tranh chấp.

Tôi biết về mối quan tâm của ông liên quan đến hoạt động quân sự của Nga ở Donbass, Ukraine. Tôi nghĩ đó sẽ là trọng tâm của cuộc trò chuyện của chúng ta ngày hôm nay. Về vấn đề này, tôi chỉ muốn lưu ý rằng toàn bộ vấn đề nảy sinh sau cuộc đảo chính diễn ra ở Ukraine năm 2014. Đây là sự thật hiển nhiên. Có thể gọi nó là bất cứ điều gì như ông muốn và ông có thể có bất cứ sự thiên vị nào như ông muốn với những ai đã làm nó, nhưng đây thực sự là một cuộc đảo chính vi hiến.

Sau đó, một tình huống nảy sinh với ý chí của cư dân Crimea và Sevastopol, những người đã hành động gần giống như những người cư trú và đang sinh sống ở Kosovo đã làm vào thời của họ: họ quyết định độc lập, và sau đó quay sang chúng tôi với lời thỉnh cầu gia nhập Liên bang Nga. Sự khác biệt chỉ là ở Kosovo, quyết định về chủ quyền như vậy được đưa ra ở nghị trường, còn ở Crimea và Sevastopol - tại một cuộc trưng cầu dân ý toàn thể nhân dân.

Cũng có một vấn đề ở phía Đông Nam Ukraine, nơi cư dân của một số vùng lãnh thổ - hai, ít nhất là hai, các chủ thể của Ukraine khi đó - không đồng ý với cuộc đảo chính và kết quả của nó. Nhưng họ đã phải chịu áp lực rất mạnh, trong đó bao gồm cả các hành động quân sự quy mô lớn sử dụng máy bay chiến đấu và thiết bị quân sự hạng nặng. Đây là cách cuộc khủng hoảng phát sinh ở Donbass, phía đông nam của Ukraine.

Như đã biết, sau nỗ lực không thành công của chính quyền Kiev để giải quyết vấn đề này bằng biện pháp quân sự, chúng tôi đã đi đến việc ký kết các thỏa thuận tại thành phố Minsk, được gọi là thỏa thuận Minsk. Đó là một nỗ lực nhằm giải quyết tình hình ở Donbass một cách hòa bình.

Thật đáng tiếc cho chúng tôi, trong 8 năm, những người sống ở đó, đầu tiên, thấy mình bị phong tỏa, và các nhà chức trách ở Kiev đã công khai tuyên bố rằng họ tổ chức phong tỏa những vùng lãnh thổ này. Họ không xấu hổ về điều đó, và vì vậy họ nói: đây là phong tỏa, mặc dù lúc đầu họ từ chối điều này. Và tiếp tục áp lực quân sự.

Trong những điều kiện như vậy, khi các giới chức ở Kiev thực sự công khai - tôi muốn nhấn mạnh điều này, một cách công khai - thông qua miệng của các nhân vật hàng đầu nhà nước tuyên bố rằng họ không có ý định tuân thủ các thỏa thuận Minsk này, chúng tôi buộc phải chấm dứt nạn diệt chủng những người sống trên các lãnh thổ này, để công nhận các quốc gia này là độc lập và tự do. Tôi xin nhắc lại một lần nữa: đây là một biện pháp cần thiết để chấm dứt sự đau khổ của những người dân sống trong các vùng lãnh thổ này.

Thật không may, các đồng nghiệp của chúng tôi ở phương Tây không muốn nhận thấy tất cả những điều này. Và sau khi chúng tôi công nhận nền độc lập của họ, họ đã quay sang chúng tôi với đề nghị hỗ trợ quân sự cho họ do thực tế là họ đang chịu tác động quân sự, xâm lược quân sự. Và chúng tôi, theo Điều 51 Phần 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, cũng buộc phải làm điều này bằng cách phát động một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Tôi muốn thông báo với ông rằng, mặc dù hoạt động quân sự đang diễn ra, chúng tôi vẫn hy vọng rằng chúng tôi cũng có thể đạt được các thỏa thuận bằng con đường ngoại giao. Chúng tôi đang đàm phán, chúng tôi không từ chối nó.

Hơn nữa, tại cuộc hội đàm ở Istanbul - mà tôi biết ông vừa ở đó, hôm nay tôi đã nói chuyện với TT Erdogan - chúng tôi đã đạt được một bước đột phá khá quan trọng. Bởi vì như đòi hỏi của an ninh quốc tế, các đồng nghiệp Ukraine của chúng tôi đã không liên kết các yêu cầu về an ninh quốc tế của Ukraine với khái niệm như biên giới được quốc tế công nhận của Ukraine, nó đặt Crimea, Sevastopol và các nước Cộng hòa Donbass mới được Nga công nhận ra ngoài khuân khổ, với một số bảo lưu nhất định.

Nhưng, đáng tiếc sau khi đạt được những thỏa thuận này và khi chúng tôi thể hiện khá rõ ràng ý định tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục đàm phán, chúng tôi đã phải đối mặt với một cuộc khiêu khích ở làng Bucha, nơi quân đội Nga không có gì liên quan đến. Chúng tôi biết ai đã làm điều đó, chúng tôi biết ai đã chuẩn bị sự khiêu khích này, bằng phương tiện gì, loại người nào đã làm việc với nó.

Và lập trường của nhà đàm phán của chúng tôi phía Ukraine về một thỏa thuận tiếp theo đã thay đổi đáng kể sau đó: họ từ bỏ ý định trước đây để gạt các vấn đề đảm bảo an ninh cho lãnh thổ Crimea, Sevastopol và các nước cộng hòa Donbass sang một bên. Họ chỉ đơn giản là từ chối điều này, và trong dự thảo thỏa thuận của họ về vấn đề này, mà họ trình bày với chúng tôi, họ đã chỉ ra trong hai điều là những vấn đề nên được giải quyết tại một cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia.

Chúng tôi thấy rõ rằng những vấn đề này, nếu đưa chúng lên cấp nguyên thủ quốc gia mà không giải quyết trước, ít nhất là trong khuôn khổ của một dự thảo hiệp định, thì chúng không bao giờ được giải quyết và sẽ không bao giờ được giải quyết. Trong trường hợp này, chúng tôi chỉ đơn giản là không thể ký đảm bảo an ninh mà không giải quyết các vấn đề có tính chất lãnh thổ liên quan đến Crimea, Sevastopol và các nước cộng hòa Donbass. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đang được tiến hành. Chúng hiện tiến hành trực tuyến. Tôi vẫn hy vọng rằng điều này sẽ dẫn chúng tôi đến một số kết quả tích cực.

Đây là những gì tôi muốn nói ở phần đầu. Chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều thắc mắc liên quan đến tình huống này. Có lẽ chúng ta cũng có thể nói về những vấn đề khác.

Tôi rất vui khi gặp ông. Chào mừng đến Matxcơva!

 

A. Guterres (dịch lại): Xin cảm ơn ngài Tổng thống. Cảm ơn ông đã tiếp tôi tại Điện Kremlin.

Trên thực tế, với tư cách là Tổng thư ký, mối quan tâm chính của tôi là tình hình ở Ukraine. Tôi hiểu rõ rằng chúng ta cần một trật tự đa phương dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Mọi quy tắc ra đời phải được thiết lập bởi sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế và hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế. Tôi không mệt mỏi, tin tưởng vững chắc vào luật pháp quốc tế, vào Hiến chương Liên hợp quốc. Đó là lý do tại sao chúng ta thường có quan điểm khác nhau về các tình huống xảy ra.

Tôi hiểu rằng Liên bang Nga có một số yêu sách liên quan đến những gì đang xảy ra ở Ukraine, cũng như an ninh toàn cầu của châu Âu. Tôi đã từng giữ nhiều chức vụ trong cuộc đời mình, tôi nhớ rằng là đã có cơ hội gặp gỡ với ông khi tôi còn là Chủ tịch EU, khi làm việc trong chính phủ Bồ Đào Nha, và khi chịu trách nhiệm về quan hệ giữa EU và Nga - thậm chí có thể chúng ta đã cùng chung một phòng. Tôi hiểu sự không hài lòng mà ông có. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, những bất bình này cần được giải quyết dựa trên các công cụ khác nhau do Hiến chương Liên hợp quốc đề xuất.

Tôi tin chắc rằng việc vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào là hoàn toàn không phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc. Tôi vô cùng lo ngại về những gì đang xảy ra hiện nay: tôi tin rằng đã có một cuộc xâm lược vào lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, tôi đến Moscow với một cách tiếp cận thực dụng. Tôi quan tâm sâu sắc đến tình hình nhân đạo ở Ukraine.

Tổ chức Liên hợp quốc không phải là một phần của các cuộc đàm phán chính trị. Chúng tôi chưa bao giờ được mời hoặc được phép tham gia vào quá trình Minsk hoặc định dạng Normandy. LHQ chưa bao giờ là một phần của các định dạng này. Chúng tôi không tham gia đàm phán và tôi đã có cơ hội bày tỏ điều này với Tổng thống Erdogan. Chúng tôi ủng hộ đối thoại giữa hai nước và ủng hộ thiện chí của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thúc đẩy cách tiếp cận này. Nhưng nhiệm vụ chính của chúng tôi đối với tình hình nhân đạo ở Ukraine là giải quyết và cải thiện tình hình này. Đó là lý do tại sao hôm nay tôi có cuộc gặp với Bộ trưởng Sergey Lavrov và tôi đã đưa ra hai đề xuất.

Đầu tiên, để hiện thực hóa đề xuất của chúng tôi, mà tôi đã trình bày tại cuộc họp giữa đại diện của OCHA [Văn phòng Điều phối các vấn đề Nhân đạo của Liên hợp quốc] với Bộ Quốc phòng. Chúng tôi có một nhóm đang làm việc với Bộ Quốc phòng để làm rõ tình hình liên quan đến hành lang, viện trợ nhân đạo. Sự hợp tác này đã rất hiệu quả.

Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tôi phải đối mặt với một số tình huống trong đó Nga tuyên bố tạo một hành lang, Ukraine thông báo tạo một hành lang khác, và tình huống này không được thực hiện trên thực tế. Do đó, chúng tôi đề xuất thành lập một nhóm liên lạc nhân đạo, trong đó Liên hợp quốc, Nga và Ukraine có thể cùng nhau thảo luận về tình hình để những hành lang này thực sự hiệu quả, để không ai có cớ tránh việc tạo ra những hành lang này.

Mặt khác, chúng tôi hiểu tình hình ở Mariupol khó khăn như thế nào. Một lần nữa, về tình hình này, tôi muốn nói rằng LHQ sẵn sàng huy động đầy đủ khả năng hậu cần, nguồn nhân lực của mình cùng với ICRC [Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế]. Tôi đã nói chuyện với Peter Maurer ngày hôm qua, ông ấy hoàn toàn ủng hộ sáng kiến ​​này và sẵn sàng làm việc cùng nhau. Ý tưởng là chúng ta cần làm việc cùng nhau, cùng với các lực lượng vũ trang của cả Nga và Ukraine, để giải quyết các vấn đề một lần và vĩnh viễn.

Điều này ban đầu sẽ là hoạt động sơ tán dân thường khỏi nhà máy. Nga liên tục bị cáo buộc không thực hiện cuộc sơ tán này. Mặt khác, Nga đã thông báo về việc tạo ra các hành lang, tuy nhiên, hành lang này không được sử dụng. Chúng tôi đã sẵn sàng cùng với ICRC, Ukraine và Nga - để đánh giá tình hình sau 2 hoặc 3 ngày. Điều này sẽ cho phép sơ tán những người muốn sơ tán. Tất nhiên, đây là một quá trình tự nguyện.

Mặt khác, đối với Mariupol, một khu vực rất lớn của thành phố đã bị phá hủy, nhiều người vẫn ở đó và đang trong tình trạng khó khăn, họ muốn rời khỏi thành phố. Có người muốn đến Liên bang Nga, có người muốn đến lãnh thổ do chính quyền Ukraine kiểm soát. Cùng với ICRC, chúng tôi sẵn sàng sử dụng tất cả các nguồn lực của mình để phối hợp với các cơ quan chức năng của Nga và Ukraine nhằm tạo ra cơ hội này, đảm bảo việc sơ tán những người này. Sẽ là một quá trình dài hơn: chúng ta cần thiết lập các hình thức hợp tác đặc biệt hơn, cụ thể hơn, nhưng chúng tôi rất quan tâm đến điều này.

Chúng tôi theo đuổi một mục tiêu, đó là: giảm bớt hoàn cảnh cho con người, giảm bớt đau khổ của họ. Như tôi đã nói, điều này có thể được thực hiện bằng cách tập hợp cả hai bên - ICRC, bộ phận của chúng tôi - OCHA. Tạo điều kiện cần thiết, minh bạch hết mức có thể, để không ai có thể đổ lỗi cho người khác nữa khi có chuyện không hay xảy ra.

Vladimir Putin: Thưa ngài Tổng Thư ký!

Đầu tiên, là về xâm lược. Tôi rất biết, rất rõ - cá nhân tôi đã đọc tất cả các tài liệu của Tòa án Công lý Quốc tế về tình hình ở Kosovo. Tôi nhớ rất rõ phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế quy định rằng khi thực hiện quyền tự quyết, một lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào không có nghĩa vụ phải xin phép tuyên bố chủ quyền của mình với các cơ quan trung ương của quốc gia đó.

Điều này đã được nói với Kosovo, và đây là quyết định của Tòa án Công lý Quốc tế, và quyết định này đã được mọi người ủng hộ. Cá nhân tôi đã đọc tất cả các bình luận của các cơ quan luật pháp, hành chính và chính trị của Mỹ và các nước Châu Âu: họ đều ủng hộ điều này.

Nếu đúng như vậy, thì các nước cộng hòa Donbass, Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk, đều có quyền như nhau, họ không cần nộp đơn lên các cơ quan trung ương của Ukraine để tuyên bố chủ quyền của họ, bởi vì tiền lệ đã được tạo ra, phải không? Ông có đồng ý với điều này?

A. Guterres (dịch lại): Trước hết, thưa Tổng thống, Liên hợp quốc không công nhận Kosovo.

Vladimir Putin: Vâng, vâng, vâng, nhưng tòa án đã công nhận điều đó. Hãy để tôi kết luận.

Nếu tiền lệ này được tạo ra, thì các nước cộng hòa ở Donbass cũng có thể làm như vậy. Họ đã làm điều này, và chúng tôi, về phần mình, nhận được quyền công nhận họ là các quốc gia độc lập.

Rất nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các đối thủ của chúng tôi ở phương Tây, đã làm như thế đối với Kosovo. Kosovo được rất nhiều quốc gia công nhận – dù sao đó cũng là thực tế, rất nhiều quốc gia phương Tây công nhận nó là một quốc gia độc lập. Chúng tôi cũng làm như vậy đối với các nước cộng hòa ở Donbass. Nhưng sau khi chúng tôi làm điều này, họ đã quay sang chúng tôi với yêu cầu hỗ trợ quân sự cho họ liên quan đến nhà nước tiến hành các hoạt động quân sự chống lại họ. Và chúng tôi có quyền làm điều này theo đúng Điều 51 Phần 7 của Hiến chương Liên hợp quốc.

Chờ một chút, tôi sẽ thảo luận điều này với ông ngay bây giờ.

Bây giờ tôi muốn chuyển sang phần thứ hai câu hỏi của ông – đó là Mariupol. Tình hình ở đó thật khó khăn, thậm chí có thể là bi kịch. Nhưng nó thực sự đơn giản.

Tôi vừa nói chuyện với Tổng thống Erdogan hôm nay. Ông ấy nói về thực tế là có các hoạt động quân sự. Không, ở đó không có hoạt động quân sự, chúng đã kết thúc. Không có hoạt động quân sự nào ở Mariupol, chúng đã được ngừng lại.

Một phần của lực lượng vũ trang Ukraine, vốn đóng ở các khu vực công nghiệp khác, họ đã đầu hàng. Gần 1.300 người đã đầu hàng, nhưng trên thực tế còn nhiều hơn thế nữa. Có những nạn nhân, người bị thương, họ ở trong tình trạng hoàn toàn bình thường. Ở đó, những người bị thương được các bác sĩ của chúng tôi chăm sóc y tế, những người lành nghề, có trình độ đầy đủ.

Nhà máy Azovstal hoàn toàn bị cô lập. Tôi chỉ thị, ra lệnh không được tiến hành các cuộc tấn công ở đó. Không có chiến đấu trực tiếp. Quả thực, chúng tôi nghe từ chính quyền Ukraine rằng có thường dân ở đó. Nhưng sau đó các quân nhân trong quân đội Ukraine buộc phải thả họ, hoặc sau đó họ hành động như những kẻ khủng bố ở nhiều quốc gia trên thế giới, như ISIS ở Syria ẩn náu sau những người dân thường. Điều đơn giản nhất để làm là để cho những người này ra ngoài, điều gì có thể dễ dàng hơn?

Ông nói rằng các hành lang nhân đạo của Nga không hoạt động. Thưa Tổng thư ký, ông đã nhầm lẫn: các hành lang này đang hoạt động. Hơn 100 nghìn người đã rời Mariupol với sự trợ giúp của chúng tôi, theo tôi là 130 hoặc 140 nghìn người đã ra đi, và họ có thể đi bất cứ đâu cũng được: ai đó muốn đến Nga, ai đó muốn Ukraine. Bất cứ nơi nào. Chúng tôi không giữ họ, chúng tôi cung cấp tất cả các hình thức giúp đỡ và hỗ trợ.

Điều tương tự cũng có thể làm với thường dân nếu họ ở trên địa phận Azovstal. Họ có thể thoát ra và thế là xong. Một ví dụ về thái độ văn minh đối với những người này là hiển nhiên. Và mọi người thấy điều đó, hãy nói chuyện với những người bước ra khỏi đó. Điều gì dễ dàng hơn cho các quân nhân hoặc cho các đại diện của tiểu đoàn theo chủ nghĩa dân tộc để giải phóng thường dân? Chỉ đơn giản là giữ thường dân ở đó làm lá chắn sống, nếu họ ở đó.

Chúng tôi liên lạc với họ - với những người đang ngồi đó, trong hầm ngầm của Azovstal. Và họ có một ví dụ điển hình: những người đồng đội của họ đã hạ vũ khí và đi ra. Hơn một nghìn người, 1300. Không có gì xảy ra với họ. Hơn nữa, nếu như có mong muốn được thấy, thưa ngài Tổng thư ký và cả các đại diện Hội Chữ thập đỏ, đại diện Liên hợp quốc, muốn thấy họ bị giam giữ như thế nào và ở đâu, những người bị thương đang được điều trị như thế nào, chúng tôi sẵn sàng cung cấp bằng chứng. Đây là giải pháp đơn giản nhất cho câu hỏi có vẻ khó này.

 




TẠI SAO FUKUYAMA ĐÃ SAI


 Khi ông Fukuyama viết xong cuốn sách nổi tiếng "Sự kết thúc của lịch sử và kẻ cuối cùng - The End of History and the Last Man” vào năm 1992, vị triết gia, nhà kinh tế chính trị neo-liberal người Mỹ mắt híp này đã sai. Ông ta đã sai trong lúc bằng lòng với tách cà phê buổi sáng, với bữa ăn ngon miệng buổi trưa và với tiệc tùng thịnh soạn buổi chiều.

Lúc đó, cái lúc mà ông ta hài lòng tự mãn vì LX đã sụp đổ, CNTB thắng thế còn CNCS thất bại trong hình thái nhà nước, trong tư tưởng và trong ý thực hệ. Nhưng thực ra, CNCS đã thất bại từ rất sớm mà ông ta không nhận ra, sớm cùng cái chết của Stalin, có lẽ là sớm hơn nữa, từ khi Lenin sử dụng bạo lực khủng bố với qui mô nhà nước, không có lẽ thậm chí là sớm hơn nhiều nữa, từ khi Marx cầm bút viết ra chữ cái đầu tiên.
Trên thực tế, chẳng có cái gì là CNCS trên thế giới này, cũng chẳng có trên sao Hỏa hay ở đâu khác trong vũ trụ. Chỉ có trên giấy, trên bản sao đối xứng gương què quặt của CNTB gọi là CNCS. Lenin ngay bước đầu tiên triển khai mô hình CNCS ra thực tế đã rất lúng túng, vòng vo: CNXH là CNTB nhà nước… CNXH là quá độ của quá độ… CNXH là Hợp tác xã… ông ta thực chất không có khái niệm, không có mô hình dù chỉ trên giấy và thay đổi liên tục theo cảm hứng.
Chiến tranh ở Ukraina phản ánh sự bế tắc và khủng hoảng của CNTB, cũng như chiến tranh mà ngay nay thế giới quen gọi là CMT10 cũng phản ánh bế tắc và khủng hoảng của CNTB.
Rất đơn giản. Ông ta - Fukuyama đã sai bởi vì ngay lúc đó nước Nga đã trỗi dậy, lịch sử không kết thúc. Đó là thực tế chứng tỏ lý thuyết này đã sai, vì thế bây giờ Fukuyama lại phải cầm bút viết tiếp. Ông ta viết: Nga đang chuẩn bị cho thất bại! Nhưng chẳng có gì ngoài bỏ qua thực tế và làm cả thế giới sợ hãi.


Khi mà khẳng định lịch sử đã kết thúc rồi, còn gì để viết nữa thì ông ta lại phải cầm bút. Liên Xô CS đã chết, nước Nga nay là CNTB, trong quĩ đạo toàn cầu hóa và trong tay vòng dân chủ nhân quyền phương Tây – lực lượng thắng thế như cuốn sách “The End…” khẳng định.
Cũng rất đơn giản, các tiên đề mà Fukuyama dựa vào đó để khẳng định Sự kết thúc của lịch sử chứa đầy nghịch lý và mâu thuẫn, tự nó phá vỡ ra để tiếp tục trang lịch sử. Thí dụ: nền dân chủ nhanh chóng thoái hóa dẫn đến tài phiệt thao túng lũng đoạn chính trường và xã hội hoặc độc tài chuyên chế; nền kinh tế thị trường nhanh chóng dẫn đến cá mập độc quyền. Cuối cùng, nhân loại quay trở lại xã hội nguyên thủy và lịch sử lại bắt đầu.
Triết gia tự xưng Fukuyama hoặc là biết rõ điều này nhưng che giấu nó, hoặc không đủ nhận thức để hiểu ra ngay cả định đề cơ bản. Ông ta tiếp tục viết, tiếp tục được trích dẫn mà không hề nhận thấy rằng đã tự mình thể hiện sự kém cỏi làm phức tạp thêm chính những gì mình đã viết ra.
Trong “The End…” Fukuyama viết rằng, thành công của nền dân chủ lý tưởng bắt đầu vào năm 1989 và được thể hiện rõ hơn trong quá trình toàn cầu hóa của mô hình hiện đại, nơi mà mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi người, cuối cùng, có được vai trò của riêng mình trong mạng lưới toàn cầu, trong chuỗi liên kết-cung ứng bò trườn quấn quít chặt lấy nhau khắp hành tinh. Điều này chẳng gì khác là giọng điệu chủ nghĩa duy tâm thuần túy, bỏ qua không chỉ các yếu tố ngẫu nhiên, mà còn cả những hành động có ý thức của cá nhân người tham gia có tham vọng riêng (của Mỹ), thực sự dựa trên lợi ích quốc gia cục bộ ích kỷ.
Fukuyama cũng như các nhà tư tưởng toàn cầu hóa, những kẻ viết ra quy tắc và vai trò trong trò chơi Toàn cầu hóa cho mọi thứ, kể cả cho những con gián nấp đâu đó trong khe tủ hay dưới gậm giường.
Đó đâu phải là "nền dân chủ lý tưởng phương Tây", đó là áp đặt và cưỡng đoạt, thậm chí là bằng biện pháp cực đoan phát xít hóa. Đúng là có những kẻ tin tưởng và mơ mộng vào thứ như thế ở Ukraine. Vậy cái gì đang xảy ra ở đó, lẽ ông Fukuyama không biết!
Cũng đúng là giai cấp vô sản sau hàng thế kỷ sống trong lũy tre làng muốn mở cửa hòa nhập vào thế giới toàn cầu, họ mơ ước và phấn đấu để được mặc chiếc “quần lót ren”, bước đi ưỡn ẹo trên sân khấu để được trả giá cao. Nhưng điều gì xảy ra – rất tồi tệ, có đầy rẫy dẫn chứng, lẽ ông Fukuyama không biết!


Thật không phải, có lực lượng không chấp nhận điều này, đó là nước Nga. Họ có quyền tự định đoạn số phận của mình, đương nhiên rồi.
Nhưng trước tiên, Nga cố gắng giải thích cho giới toàn cầu hóa những gì cụ thể là không phù hợp, họ đề nghị, nhưng đề nghị không được chấp nhận, họ tiến hành cưỡng chế thực hiện chúng, còn Ukraine chỉ đóng vai trò là bước đệm và giai đoạn đầu tiên.
Kẻ làm con tốt thí ngu ngốc chết đầu tiên, Ukraine đã chết, nhưng Fukuyama dường như đã quên điều này. Ukraine không và không thể có bất cứ sinh tồn nào cách ly với Nga - cả lịch sử, văn hóa, cũng như lợi ích kinh tế. Đây là một tiên đề không cần phải chứng minh, nhưng lại chính người Ukraine đã chứng minh đi chứng minh lại bằng mơ mộng “nền dân chủ lý tưởng phương Tây” bằng biện pháp phi dân chủ.
Sau này, với tất cả những tiên đề mà Fukuyama đã đặt ra trong “The End…”, ví như: một xã hội dân sự độc lập; pháp quyền; chủ nghĩa nhân văn; nền dân chủ; kinh tế thị trường; hòa bình nội tại; vì mục tiêu chung của con người… thì liệu ông Fukuyama có đề xuất chuyển đổi chế chuyên chế Quốc xã Ukraine thành nên dân chủ hay không?
Nếu không, thì viễn cảnh tươi đẹp mà Fukuyama đã vẽ ra làm thế nào để thành hiện thực. Còn nếu có, thì lịch sử đang được viết tiếp, nó đâu có chết!?
Những vật nuôi với cái xích hệ tư tưởng CNTB phương Tây trên cổ như Fukuyama đang chạy vòng quanh để lấp liếp tất cả điều này và biện minh cho chủ nghĩa Quốc xã, đứa con đẻ của thế giới tư bản trong khi chính nó đóng vai trò chính là tác nhân hủy diệt mô hình "toàn cầu hóa dân chủ" mà ông ta cổ vũ và theo đuổi.
***
Phân vai trong toàn cầu hóa đang đứt gãy, đang rối tung trong khủng hoảng. Hiệu ứng domino đã phát huy hết tác dụng của nó trên thế giới, lạm phát và vỡ nợ xảy ra ở nhiều khu vực, nó đang có nguy cơ biến thành siêu lạm phát. Thế giới đang bị đe dọa vì đói năng lượng và đói lương thực.
Mô hình lạm phát CNTB đã đến tới hạn, nó buộc phải loại bỏ vật cản Nga trên con đường tiền tệ hóa toàn bộ địa cầu như vẫn gọi là toàn cầu hóa, để tìm kiếm giá trị cho đồng đô la. Như con quái thú, nó cần máu để tồn tại.
Rõ ràng, cả về học thuật, lý thuyết hay thực tế, Fukuyama chẳng thể nào sánh được với 1 góc của ông Joseph Stiglitz. Nhưng những kẻ mơ mộng tân-tự do quê tôi như tay cựu cố vấn Đức Thành rất thích, thích bởi vừa tầm trí não hạn hẹp, cuồng tín.
Có lẽ, Fukuyama phần nào đó sánh được với Seymour Hersh, nhà chính trị luận nổi tiếng với loạt bài điều tra vụ thảm sát Mỹ Lai. Ông Hersh phản đối chiến tranh và bạo lực Mỹ, nhưng không phản đối Mỹ, mà chỉ phản đối bạo lực Mỹ, là điều gây nguy hiểm cho nước Mỹ. Ông đề xuất người Mỹ nên sử dụng quyền lực mềm, thứ mà ông cho là an toàn hơn, ít bạo lực chết chóc hơn. Thứ ông Hersh đề nghị không phải là một con diều hâu, cũng không phải bồ câu. Hersh đề nghị người Mỹ nên là một con quái thú, tồn tại bằng cách vắt sữa bò và nên phản đối làm thịt con bò vì lo sợ mất nguồn sữa. Hoạt cảnh cuối cùng, Seymour Hersh ngồi trong khách sạn sang trọng ở Paris, nhấm nháp ly cà phê và bình thản theo dõi máy bay Mỹ ném bom Iraq. Sự nghiệp mềm của ông kết thúc. Đó là lúc Seymour Hersh đã chết.
Còn Fukuyama cũng sẽ chết, nhà kinh tế chính trị này chết cùng kỷ nguyên thống trị của đồng đô la kết thúc, điều này đang đến.
Ngay từ thời Marx, CNTB đã bóc lột bằng lợi nhuận, lãi suất cho vay. Ngày nay, vẫn còn bóc lột bằng giá trị thặng dư cổ điển, nhưng không chủ đạo. Xâm lược trực tiếp và bóc lột thuộc địa cũng không còn chủ đạo. CNTB ngày nay bóc lột bằng sử dụng cường quyền áp đặt giành lợi thế địa chính trị, như đang diễn ra ở EU. Là gây sức ép dẫn dắt trào lưu xu hướng phát triển như năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời. Họ đang dẫn cả nhân loại xuống hố.
Một hệ thống khép kín, tự nó là một cái chết - đó là định lý.
Brave new world, Mr. Fukuyama!

Quốc ca Cộng hòa Nhân dân Donetsk

 Quốc ca của Cộng hòa nhân dân Donetsk là tác phẩm âm nhạc và thơ ca được biểu diễn theo luật của nước Cộng hòa quy định. Bài Quốc ca của Cộng hòa Nhân dân Donetsk có thể được biểu diễn trong dàn nhạc, hợp xướng, dàn hợp xướng hoặc phiên bản hát và nhạc cụ khác. Cũng có thể sử dụng các phương tiện ghi âm và ghi hình, cũng như các phương tiện truyền hình và phát thanh. Tác giả của bản nhạc là nhạc sĩ Mikhail Khokhlov. Người biểu diễn bài hát đầu tiên là Nghệ sĩ Nhân dân Donetsk Dmitry Fedorov.

 

Luật “Quốc ca của Cộng hòa Nhân dân Donetsk”, được thông qua vào ngày 6 tháng 2 năm 2017, đã sửa đổi phiên bản cuối cùng của một trong những biểu tượng chính của nhà nước Donetsk. Quốc ca Cộng hòa Nhân dân Donetsk là hiện thân của ước mơ và khát vọng của người dân Donbass.

Điều 3 của Luật "Về Quốc ca của Cộng hòa Nhân dân Donetsk" quy định các trường hợp bắt buộc phải thực hiện Quốc ca của Cộng hòa: Trong Lễ nhậm chức Tổng thống Cộng hòa Nhân dân Donetsk - sau khi tuyên thệ; khai mạc và bế mạc các kỳ họp của Hội đồng nhân dân nước CH Nhân dân Donetsk, các cuộc họp toàn thể và phiên điều trần trước nghị viện của Hội đồng nhân dân CH Nhân dân Donetsk; khi treo cờ trong các nghi lễ chính thức và các sự kiện trọng thể khác, v.v



 ...

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...