Phân biệt Lý tưởng và tham vọng - Cháu nội Cụ Nguyễn Sinh Sắc, TT. Thích Chân Quang

Về lý tưởng và tham vọng, chúng ta đã được học ở những bài trước. Ở đây, chúng ta chỉ tìm hiểu mối quan hệ giữa lý tưởng và tham vọng với cuộc sống vị tha.

Chúng ta nên nhớ rằng, làm phước chưa hẳn là vị tha. Vì đằng sau việc làm phước ấy có thể còn tâm niệm cầu phước. Mà cầu phước là thái độ hoàn toàn vị kỷ. Đôi khi, nhìn bề ngoài, việc làm phước có vẻ như vị tha, nhưng thật sự vị kỷ đang lớn dần lên trong tâm chúng ta. Có nhiều người rất năng đi chùa lạy Phật, nhưng chỉ để cầu cho mình bao nhiêu điều tốt đẹp. Vì vậy, càng đi chùa nhiều càng tăng trưởng vị kỷ.

Chúng ta cần phân biệt giữa lý tưởng và tham vọng. Người có lý tưởng và tham vọng đều có chung một điểm là họ đều có hoài bão lớn, mục tiêu lớn, dự định lớn. Đó có thể là dự định sẽ cất một ngôi chùa rất lớn, xây một trường Đại học Phật giáo bề thế nhất Đông Nam Á, hoặc đó là ước mơ mở được một trại mồ côi để tập trung được vài trăm ngàn trẻ mồ côi về nuôi dưỡng vv…. Nhưng trong những hoài bão, những dự định lớn lao đó, đâu là lý tưởng, đâu là tham vọng? Chúng ta phải hiểu rằng, nếu thật sự vì Phật pháp, vì chúng sinh, người có những mơ ước, hoãi bão như vậy là người sống có lý tưởng. Nhưng nếu làm để cầu mong một điều gì đó cho mình, danh tiếng, lợi lộc chẳng hạn, thì đó là tham vọng. Nói cách khác, cả hai có những điểm rất giống nhau nhưng hễ vì mình là tham vọng, vì người là lý tưởng. Bởi vậy, khi có những mơ ước, những dự định lớn, chúng ta phải cẩn thận xét kĩ tâm mình, xem đó là vì mình hay vì chúng sanh, vì Phật pháp.

Quan điểm đối với hạnh phúc:

Chúng ta sống là để đi tìm hạnh phúc. Vì sống mà không có hy vọng, không có hạnh phúc là một cuộc sống vô nghĩa. Nhưng hạnh phúc vốn rất mong manh và không dễ dàng tìm được. Chúng ta phải luôn luôn hy vọng rằng, mình sẽ tìm thấy hạnh phúc trên cuộc đời này. Hy vọng như vậy để chúng ta cố gắng sống, cố gắng vượt qua những khó khăn gian khổ, vượt qua những thử thách nghiệt ngã của cuộc đời. Chừng nào con người không còn hy vọng, chừng đó họ sẽ bị cuộc đời làm cho ngã gục.

Khi còn nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, chúng ta hy vọng lớn lên sẽ thành đạt, có cuộc sống giàu sang, danh vọng….Càng lớn lên, con người càng hy vọng điều đó. Hôm nay còn khó khăn, người ta hy vọng vài năm nữa rồi cuộc sống sẽ khá hơn, sung sướng hơn. Đến khi gần đất xa trời, không còn hy vọng được nữa, họ lại hy vọng vào kiếp sau. Vì niềm hy vọng về cuộc sống hạnh phúc phía trước mà chúng ta vượt qua tất cả. Nghĩa là chúng ta sống để đi tìm hạnh phúc. Đó là mục đích, là khát vọng lớn lao, mãnh liệt của con người. Ngay cả những người bất hạnh, sống lang thang lê lết bên lề đường xin ăn, họ vẫn yêu vô cùng sự sống và hy vọng vào ngày mai tươi sáng vẫn không lụi tắt trong lòng họ. Nếu đã hoàn toàn tuyệt vọng, họ sẽ không kéo dài cuộc sống của mình trong khổ đau như vậy.

Là đệ tử Phật, chúng ta phải có một quan điểm rõ ràng về hạnh phúc. Chúng ta thừa nhận sống để đi tìm hạnh phúc. Nhưng với người tu hành, hạnh phúc là gì? Chúng ta sẽ đi tìm hạnh phúc cho chính mình, hay sẽ dành cuộc đời này đi tìm hạnh phúc cho người khác? Đặt lại câu hỏi đó một lần nữa, chúng ta suy nghĩ cho thấu đáo để sống một cuộc đời đúng nghĩa.

Rõ ràng, người đệ tử Phật phải sống cuộc sống vị tha, sống là để đi tìm hạnh phúc cho người khác chứ không phải cho bản thân mình. Có thể trước đây, cuộc sống của chúng ta còn nhiều đau khổ, còn những nỗi bất an và chúng ta cũng đã từng hy vọng một ngày nào đó, mình được sống một cuộc đời hạnh phúc. Nhưng bây giờ, chúng ta không còn hy vọng điều đó nữa. Với người tu hành chúng ta, hạnh phúc lớn nhất là đem lại được hạnh phúc cho người khác.

Như vậy, điều quan trọng là để đem lại hạnh phúc cho người khác, chúng ta phải làm gì ? Trước hết, chúng ta phải hiểu điều này, hạnh phúc là do tâm vị tha chứ không phải do phước. Nói như vậy có vẻ hơi mâu thuẫn, nhưng nghĩ một cách sâu sắc, điều đó hoàn toàn đúng. Chẳng hạn, có những người trước kia hay bố thí, làm phước nên họ được nhiều phước và đời này họ có được cuộc sống giàu sang. Nhưng giàu sang không hẳn là hạnh phúc. Chúng ta đã đọc được điều này rất nhiều trong những cuốn sách viết về Nhân Quả. Có tiền nhiều và có hạnh phúc là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhiều người sống trên đống vàng nhưng vô cùng đau khổ. Họ chỉ hơn những người nghèo là có cuộc sống vật chất thoải mái, còn hạnh phúc vẫn thuộc về lĩnh vực của tâm.

Một người nghèo về vật chất nhưng sống một đời vị tha vẫn an vui, hạnh phúc, và họ cũng tạo được phước cho đời sau. Như vậy, người có phước do tâm vị tha, đời này sẽ an vui. Còn người có phước do tâm cầu phước ở đời trước, đời này có thể giàu sang nhưng lại sống bất an. Vì tâm cầu phước là tâm vị kỷ. Chúng ta cần phân biệt được điều đó. Hạnh phúc thật sự vẫn là do tâm vị tha đem lại. Có thể chúng ta chưa làm được điều gì lớn lao, chỉ cần sống vị tha thôi, chúng ta đã thấy mình rất hạnh phúc vì đi đúng nguyên lý Tứ Diệu Đế của Phật.
Vì vậy, chúng ta đừng mất thì giờ tự ám thị mình là người hạnh phúc, luôn mang vẻ mặt an lạc, thoả mãn. Vì hạnh phúc không phải do ám thị mà có, hạnh phúc là do đời sống vị tha đem lại. Nhiều khi chúng ta được dạy, là đệ tử Phật, phải tự tại an vui, đi đứng đoan trang, lúc nào cũng nở nụ cười trên môi, gương mặt phải thanh thản…Thực ra, đó là lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ về mình. Chúng ta đừng bận tâm về điều đó, đừng tự ám thị mình là người hạnh phúc. Hãy bận tâm đăm chiêu đi tìm hạnh phúc cho phúc cho mọi người. Có thể lúc nào chúng ta cũng tất bật, vội vã nhưng vì tâm mãi lo cho người khác nên không bao giờ đau khổ đến được với tâm mình. Hai chữ tự tại có vẻ thanh thoát, nhưng nếu chỉ đi tìm cái đó cho mình, chúng ta vẫn bị vị kỷ chi phối. Mà vị kỷ có mặt thì sẽ kéo theo những đau khổ, bất an.

Với cuộc sống vị tha, hạnh phúc dần dần tràn ngập mà chúng ta không ngờ được. Suốt cuộc đời lo cho người khác, đến một lúc nào đó tự nhiên chúng ta thấy cuộc đời mình tràn ngập niềm vui. Nhưng đừng bao giờ dừng lại đó để hưởng thụ, hãy tiếp tục bận tâm lo cho mọi người. Nếu tự mãn với hạnh phúc mà mình đang có nghĩa là chúng ta bắt đầu lui bước. Nếu chỉ biết hưởng thụ hạnh phúc, niềm vui dù niềm vui đó do đời sống vị tha lúc trước tạo nên, là chúng ta bắt đầu rơi trở lại lối sống vị kỷ. Như vậy, chúng ta sẽ không đi tới được đời sống vị tha vô lượng, vô biên. Đây là điểm rất khó, rất tinh tế trong tâm mà chúng ta phải tỉnh táo để thoát ra. Sở dĩ một vị Phật thành được Phật quả là do các công hạnh của Ngài vô hạn, vô biên. Ngài làm phước mãi, sống vị tha mãi, không bao giờ dừng lại để hưởng niềm vui .

Người tu theo hạnh Bồ Tát Ba La Mật vô lượng vô biên không bao giờ biết dừng lại để hưởng thụ. Chúng ta cũng vậy, nếu sống đời sống vị tha thì tâm mình tự nhiên xuất hiện niềm vui nhưng đừng bao giờ dừng lại để hưởng niềm vui trong tâm đó, hãy cứ tiếp tục bận tâm để lo cho người khác.

Nguồn


"Sao người ta không suy nghĩ kỹ rồi hãy đám cưới hả ba"

Một lần đi học về, con gái học lớp 3 kể với nét mặt không vui: "Lớp con đang có chuyện buồn lắm ba!". Tôi hỏi: "Vậy à, có thể kể ba nghe không?".

Vậy là con bắt đầu kể: Ba biết không, thầy đang tập trung ôn bài cho cả lớp để đi thi cho tốt. Vậy mà bạn Đ. cứ nghỉ học hoài làm thầy lo lắng.

Sau đó thầy liên lạc với ba bạn Đ. mới biết bạn phải nghỉ học vì ba mẹ bạn đó ly dị, hết năm nay bạn phải theo ba về quê đâu tuốt ở ngoài Bắc, không còn ở đây nữa. Ủa mà ly dị là sao hả ba?


Tôi ngập ngừng một lúc rồi giải thích:

- Ờ thì ly dị nghĩa là sau thời gian chung sống trong một gia đình, có những điều không hợp với nhau, không thể nào sống chung với nhau nữa nên ba mẹ của bạn phải nhờ tới tòa án ra một quyết định để cả hai người không sống chung.

- Như vậy những người ly dị đều phạm tội hay sao mà phải cần tới tòa án vậy ba?

- Không phải vậy đâu con, khi ly dị phải cần có tòa án để bảo vệ cuộc sống gia đình, bảo vệ quyền lợi của những đứa con của họ.

- Sao người ta không suy nghĩ kỹ rồi hãy đám cưới ba há?

Tôi cũng chỉ biết ậm ừ cho qua chuyện vì con đang dành cho tôi một câu hỏi khó. Con gái à, chuyện người lớn là vậy, nhiều phức tạp nên những đứa trẻ như bạn Đ. của con mới phải bỏ học nửa chừng.

Vài tuần sau, con lại tâm sự cùng tôi chuyện bạn Đ. nhưng nét mặt phấn khởi: “Lớp con vui lại rồi ba, thầy cùng các cô chú trong ban phụ huynh tới nhà nói gì đó mà bạn đã đi học trở lại. Lúc đầu mấy bạn trai cũng tò mò lắm, cứ theo chọc ghẹo bạn Đ. về chuyện ba mẹ bạn đó ly dị. Nhưng đám con gái tụi con đã méc thầy và thầy la mấy bạn dữ lắm. Thầy nói không được làm như vậy nữa”.

Rồi con gái lại bất ngờ hỏi tôi: “Ủa ba, vậy ly thân là gì hả ba? Có giống ly dị không vậy?”. 

Tôi hỏi ngược lại con:

- Bộ trong lớp con có bạn ba mẹ ly thân hả?

- Dạ đúng rồi, bạn T. đó ba. Nhà bạn đó có 3 chị em, hình như bạn đó cũng nghèo lắm, mấy cái áo từ năm lớp 1 tới giờ bạn vẫn mặc đi học. Mỗi trưa, ba bạn đó tới đón về nhà ăn cơm cho đỡ tốn tiền. Nghe bạn T. kể ba mẹ của bạn đang ly thân, chờ ngày ra tòa án để ly dị.

Tôi lại giải thích cùng con:

- Vì cuộc sống một gia đình, của những đứa con là quý giá nên trước khi tòa án cho phép ba mẹ bạn ly dị, họ có một thời gian gọi là ly thân để họ suy nghĩ cho chắc chắn.

- Tụi con cũng mong ba mẹ bạn T. đừng ly dị vì dạo này thấy bạn đó buồn lắm, không vui với tụi con như hồi trước.

Tôi xoa đầu rồi ôm chặt con gái vào lòng. Thật lòng là tôi không muốn nói với con về chuyện ly thân, ly dị. Cũng như không muốn gieo vào đầu con về những chuyện rối rắm trong đời sống hôn nhân gia đình của thế giới người lớn.

Nhưng tôi phải nói, bởi đó cũng là dịp để con nhận ra mình đang có cuộc sống hạnh phúc khi có một gia đình có mẹ có cha. Và chính tôi cũng thấy vui vì con biết chia sẻ, biết cảm thông cùng các bạn...

CHUNG THANH HUY

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...