Đc Stalin, chúng ta có thể không thắng với những khẩu pháo cũ!

 Từ hồi ký của Vasily Eliseev về một trong những cuộc họp tại Điện Kremlin trong Thế chiến thứ hai. Eliseev, trong cuộc họp với Stalin, là sĩ quan cao cấp của Tổng cục Pháo binh (GAU) – BQP Liên Xô.

Những năm 1941-1942 là thời kỳ khó khăn nhất đối với Liên Xô. Quân Đức tấn công ồ ạt, tiến về Mátxcơva, đến sông Volga, Hồng quân lui dần, bị đẩy lùi hết đợt này đến đợt khác. Vũ khí chống những chiếc xe tăng Đức hiệu quả nhất lúc đó, và cả sau này chưa phải là T-34, mà là pháo bắn đạn xuyên giáp ZIS-3 cỡ nòng 76,2 mm.

Nhưng rồi một ngày, việc đưa pháo ra chiến trường đột ngột dừng lại. Một ngày, hai, vài ngày trôi qua, mặt trận không nhận được những khẩu pháo cần thiết. Nhà máy vẫn hoạt động, còn pháo thì xếp đầy trong sân nhà máy, xếp cả ra đường vì hết chỗ chứa. Vụ bê bối đến tai Stalin!

Một cuộc họp được Stalin triệu gọi, có mặt tất cả các bên liên quan. Ông mở đầu cuộc họp bằng thông báo tình hình bất thường liên quan đến việc cung cấp pháo cho mặt trận. Sau bản báo cáo, bầu không khí im lặng nặng nề.

Stalin ngồi xuống, rồi đứng dậy ra khỏi bàn và bắt đầu đi quanh phòng họp sau lưng các đồng sự. Sau một vài vòng, ông dừng lại sau chiếc ghế của mình, cầm lấy nó và dằn rất mạnh xuống sàn nhà, nói giọng giận dữ: Làm sao có thể cho phép một sự ô nhục như vậy xảy ra, có pháo, nhưng chúng không được đưa ra tiền tuyến?

Stalin quay sang hỏi đại diện xe lửa: - Có chuyện gì vậy?

Người đại diện vận chuyển báo cáo họ hoàn toàn sẵn sàng, có đủ toa xe, có đầu máy hơi nước, nhưng Giám sát quân sự không giao pháo.

Stalin hỏi Đại diện Giám sát quân sự. Ông này trả lời rằng Bên phê duyệt chấp thuận quân sự không thể chấp nhận chúng, bởi vì, pháo không hoàn toàn tương ứng với tài liệu kỹ thuật, chúng giống nhau nhưng cũng khác biệt một số chi tiết.

Đến lượt Stalin hỏi đại diện nhà máy. Vị Giám đốc nhà máy lắp bắp nói, pháo được chế tạo đúng theo bản vẽ, nhưng nhà thiết kế chính đã làm điều gì đó khác, thực hiện những thay đổi, cụ thể thay đổi gì thì ông không biết.

Nhà thiết kế chính của pháo ZIS-3, Vasily Grabin có mặt tại cuộc họp. Mọi người quay sang bác ta, nhìn và im lặng, không khí phòng họp ngột ngạt, căng thẳng.

Grabin đứng dậy và nói: “Đồng chí Stalin, với những khẩu pháo cũ, chúng ta có thể không thắng trận, còn với những khẩu pháo mới, chúng ta nhất định sẽ thắng!”

Stalin ngồi nghe, Grabin trình bày rằng, bản thân khẩu pháo kiểu cũ này rất tốt, những người lính tiền tuyến hài lòng với chúng, chúng ta tự tin nó vượt trội so với các loại pháo tương tự của Đức. Nhưng chúng có một nhược điểm nghiêm trọng: sản xuất ra chúng rất chậm, số lượng không đủ cho các mặt trận.

Còn để đáp ứng đủ nhu cầu của mặt trận, cần được sản xuất bởi 17 nhà máy nữa, chẳng hạn như nhà máy Gorky. Lấy đâu ra kinh phí để xây dựng tất cả những nhà máy này, lấy đâu ra nguyên vật liệu, nhân công, thiết bị công nghệ cao? Và ngay cả khi đất nước tìm thấy tất cả những thứ này, sẽ lấy đâu ra những công nhân lành nghề để vận hành tất cả số thiết bị sản xuất này? Sẽ mất nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm, để đào tạo những công nhân có tay nghề cao.

Hóa ra là, sau khi nhận ra vấn đề, Grabin cùng kỹ thuật viên trưởng của nhà máy đã ngồi xuống bản vẽ của khẩu pháo và xem xét từng chi tiết, suy nghĩa làm sao đơn giản hóa chúng để tăng tốc độ sản xuất, họ thay thế một số bộ phận bằng cách khác, thay vì sử dụng máy tiện, máy phay, họ dùng máy đột dập và máy ép thủy lực.

Kết quả là, sau khi làm lại toàn bộ khẩu pháo, họ đã giảm đáng kể số lượng bộ phận và tăng tốc qui trình sản xuất lên nhiều lần, giúp nhà máy tăng năng suất lên khoảng 8-9 lần. Pháo xếp đầy sân nhà máy.

Thay đổi thiết kế, sản xuất cần phê duyệt tài liệu mới, được đệ trình lên các cơ quan liên quan, nhưng việc đăng ký, phê duyệt bị ách tắc ở đầu đó hoặc phê duyệt đã mất quá nhiều thì giờ và không có pháo ra chiến trường.
***

Sau khi nghe báo cáo của Grabin, Stalin ngay lập tức quyết định thành lập một ủy ban có trách nhiệm với quyền hạn rộng rãi do Malenkov đứng đầu, ủy ban này ngay lập tức lên đường đến nhà máy Gorky.

Một thời gian ngắn sau, tất cả những gì liên quan và giấy phép đã được phê duyệt. Những khẩu pháo được đưa ra chiến trường.

Sau cuộc họp, Stalin cho gọi Grabin và hỏi: “Đồng chí đã tạo ra một khẩu pháo tuyệt vời và nổi tiếng, lẽ ra có thể ngồi yên lặng và không ai có bất cứ yêu sách nào chống lại đồng chí. Tại sao lại mạo hiểm và can thiệp vào việc sản xuất của một nhà máy đang hoạt động tốt, hỏng hóc có thể xảy ra, gián đoạn có thể xảy ra và chuốc họa vào thân?”

Nhà thiết kế trả lời: "Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho mình nếu tôi có thể làm được điều gì đó thực sự cho Tổ quốc, cho chiến thắng mà lại không làm điều đó."

Sau này, chính Vasily Grabin nói lại với Eliseev về điều này, người đã ghi lại trong Hồi ký câu chuyện. Ông Eliseev viết trong Hồi ký, sau khi rời phòng họp, người ngồi cạnh nói với ông: Khi Stalin đi vòng quanh chúng ta, tôi đã nghĩ rằng ông ấy sẽ cầm lấy điện thoại và tất cả chúng ta cùng lên thớt!

Nếu Stalin quan liêu, chuyên quyền độc đoán, thậm chí còn không có cuộc họp này.
Trường hợp này cũng không phải là duy nhất, Stalin đã nhiều lần can thiệp đúng đắn, nhờ đó Liên Xô có chiếc T-34 nổi tiếng khi thiết kế trướng lúng túng với cấu hình cũ kỹ nhiều tháp pháo, có chiếc IL-2 Sturmovik lừng danh chỉ ra đời sau khi ông gọi nhà thiết kế Ilyushin, lúc đó đã thất nghiệp đến ăn ngủ cùng ông và hoàn thành bản vẽ thiết kế. Đó là cách Stalin giải quyết các vấn đề phát sinh trong chiến tranh một cách nhanh chóng, khác biệt với bộ máy quan liêu bảo thủ, ù lì chậm chạp và cứng nhắc. Trên hết, ông đặt ra và giải quyết vấn đề dựa trên sự hiểu biết tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, những thay đổi về bản chất kỹ thuật quân sự của chiến tranh hiện đại.

Ngay trước Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Stalin nói: “Nhiều người trong chúng ta tự hào về lòng dũng cảm của mình. Nhưng dũng cảm không thôi mà không làm chủ xuất sắc các thiết bị quân sự cũng chẳng để làm gì. Dũng cảm thôi, căm thù giặc thôi là không đủ. Như biết đấy, thổ dân da đỏ ở Mỹ là những người rất dũng cảm, nhưng họ không thể làm gì với cung tên của họ để chống lại người da trắng được trang bị súng”.

Stalin nói vào năm 1931: "Chúng ta đã lạc hậu 50-100 năm sau các nước phát triển. Chúng ta phải vượt qua khoảng cách này trong 10 năm. Hoặc là chúng ta làm được điều này, hoặc chúng ta sẽ bị nghiền nát” (nguyên văn: "Мы отстали от передовых стран на 50–100 лет. Мы должны пробежать это расстояние в десять лет. Либо мы сделаем это, либо нас сомнут".) Tiên đoán này chỉ lệch vài tháng cho đến thời điểm phát xít Đức tấn công Liên Xô.

Stalin khác xa giới làm cách mạng, vốn coi thường khoa học-kỹ thuật, đặt niềm tin vào “sức mạnh vô địch của giai cấp vô sản” và đẩy vai trò trách nhiệm sang quần chúng tay không ra trận. Không ngạc nhiên, tận ngay nay chúng vẫn ra sức xuyên tạc thóa mạ ông, bởi chúng sợ hãi một Stalin khác sống dậy.

Cũng không thể tưởng tượng được trong bối cảnh nghèo nàn lạc hậu năm 1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyễn Giáp đã bắt đầu vạch đường phát triển Quân đội Nhân dân Việt nam chính qui hiện đại. Không ngạc nhiên, tận ngày nay chúng vẫn ra sức xuyên tạc thóa mạ ông, bởi chúng sợ hãi một Võ Nguyên Giáp khác sống dậy.

Cụ Hồ của chúng ta đã cố gắng hết sức né tránh chiến tranh, kìm hãm nó cho đến khi có thể, chúng ta hiểu Cụ có ý gì. Nhưng nay bọn chúng trèo lên báo chí tuyên Cụ ký Geneva chia đôi đất nước, ngăn cản chúng Thống nhất đất nước ngay trong những năm 1950!



Ilyushin - IL-2 Sturmovik

 Là chiếc máy bay cường kích nổi tiếng nhất và tốt nhất WW-2, nó nổi tiếng đến nỗi có cả trò chơi game cũng nổi tiếng cùng tên.

Tốt đến mức đã trở thành huyền thoại, IL-2 là chiếc máy bay chiến trường đúng nghĩa, trang bị tốt nhất, thiết kế tốt nhất vào thời đó, thậm chí gọi là thiết kế đột phá, trang bị tốt, bọc giáp dầy, buồng lái chịu được đạn 7,62ly từ mọi khoảng cách, nó có thể bay rất thấp tránh đạn phòng không. Nó là chiếc cường kích chuyến tấn công mặt đất đúng nghĩa, trong khi tất cả các nước khác trong WW-II không có chiếc máy bay nào có thể gọi là cường kích như vậy. Còn chiến thuật mà nó sử dụng là nỗi ám ảnh của binh lính Đức, khi buộc phải gọi chiếc cường kích này là "cái chết đen", "xe tăng bay", "máy bay bê tông" hay "bệnh dịch", “đồ chết tiệt”. Cũng vì thế mà sau những thiệt hại lớn, binh lính Đức được lệnh phải ưu tiên tiêu diệt ngay mỗi khi IL-2 xuất hiện, nếu không, hậu quả sẽ là tàn khốc.

Nếu có gì chưa hoàn hảo ở chiếc Ilyushin IL-2, thì đó là động cơ AM-34, AM-35 ở những chiếc đầu tiên hơi yếu khiến nó không thể bay đủ nhanh, đủ cơ động, cho đến khi được trang bị động cơ mới AM-38. Dĩ nhiên, thiết kế tốt nhất cũng không đến ngay từ những phiên bản đầu tiên, đó là quá trình sửa đổi nhanh chóng qua nhiều lần thử nghiệm và qua phản ánh từ chiến trường. Máy bay IL-2 không ngừng được hiện đại hóa, cải tiến đường bay và đặc tính kỹ thuật. Vào cuối chiến tranh, chiếc IL-10 cũng đã ra đời.

IL-2 được chính thức trang bị cho Không quân Liên xô vào tháng 12 năm 1940, ngày 22 tháng 6 năm 1941, phát xít Đức tấn công Liên xô thì 3 hôm sau, ngày 25 tháng 6, những chiếc IL-2 xuất trận. IL-2 cũng là những chiếc máy bay đầu tiên ném bom vào Berlin.

Các phiên bản về sau được trang bị 2 pháo Vya 23 mm thay vì 4 súng máy. Dưới cánh có thể lắp đến 8 quả tên lửa RS-82 hoặc RS-132, loại giống như Katyusha. IL-2 mang được 400 đến 600 kg bom với loại lớn như FAB-100 để có thể xuyên thủng giáp hông của xe tăng hạng trung khi ném gần và bom xuyên giáp chống tăng PTAB - loại bom này diệt tăng rất tốt khiến quân Đức buộc phải từ bỏ các cuộc tấn công bằng xe tăng với đội hình dày đặc và tăng khoảng cách đội hình. Sau này, một phiên bản trang bị pháo 37 ly chuyên đánh xe tăng cũng đã xuất hiện.  

Trải qua những thiệt hại đầu tiên, quân Đức bắt đầu tăng cường phòng không chống trả và sử dụng tiêm kích săn đuổi, gây thiệt hại lớn cho IL-2, đặc biệt là loại máy bay 1 phi công, không có phi công thứ 2 sử dụng súng máy, pháo chống tiêm kích. Các phương pháp chiến thuật cường kích tấn công mặt đất cũng buộc phải thay đổi, các đơn vị sử dụng chiến thuật mới: xuất hiện bất ngờ, tấn công nhanh và rút lui khi quân Đức chưa kịp chống trả. Thường là một đội bay lớn 8-12 chiếc Sturmovik hoặc hơn, đồng loạt trút bỏ hết bom, bắn phá vị trí quân địch và nhanh chóng biến mất. Chiến thuật này đặc biệt thành công với kho tàng hậu cần, điểm tập kết quân và trang thiết bị, trận địa pháo binh, tàu hỏa, tàu chiến, đường sắt, bến cảng. Sau các cuộc đột kích IL-2 dữ dội như vậy chỉ còn lại lửa cháy và xác chết lính Đức. Có thể gọi đó là chiến thuật “cắn trộm” cũng được, nhưng nó góp phần giảm tỉ lệ tổn thất IL-2 xuống còn 1 trong 26 lần xuất kích.

Trong những năm Chiến tranh Vệ quốc, 356 trung đoàn không quân xung kích Sturmovik đã được thành lập, 36.000 chiếc IL-2 được chế tạo (và đây vẫn là kỷ lục thế giới cho đến ngày nay). Sự ác liệt của chiến trường khiến Liên xô cũng mất đến 23.600 chiếc. Trong đó, 11.000 chiếc mất bởi nguyên nhân gián tiếp: tai nạn, hỏng hóc không sửa chữa được, etc. Có những chiếc trở về với 500 lỗ đạn trên thân, dĩ nhiên, không đủ khả năng để sửa chữa.

Thật khó để tính được chiến công của chiếc IL-2 bởi nó tấn công mặt đất, thậm chí sâu trong hậu tuyến kẻ thù, nhưng có vô số các phi công Sturmovik đạt các danh hiệu cao quí với chiếc IL-2, chẳng hạn như 2 lần Anh hùng Liên Xô Vasily Andrianov, Mikhail Odintsov, Talgat Begeldinov, hàng chục người đã từng được trao tặng huân chương Sao Vàng, etc. Các phi công Il-2 được coi là những người thực sự dũng cảm bởi nhiều lúc phải xuyên thủng bức tường phòng không từ mặt đất cũng như chống trả các cuộc tấn công đông đảo và màn săn đuổi của máy bay chiến đấu Đức. Có một con số thống kê về tỷ lệ sống sót của các phi công Liên Xô trong WW-II: máy bay chiến đấu - 64 lần xuất kích, máy bay ném bom – 48 lần, còn cường kích như IL-2 chỉ 11 lần xuất kích. IL-2 Sturmovik là chiến sĩ tiền tuyến miệt mài nỗ lực, đưa thất bại của kẻ thù đến gần hơn, là biểu tượng của Chiến thắng.

***

Một trong những phi công Anh Hùng IL-2 Sturmovik là Nguyên soái không quân Alexander Efimov với thành tích tham gia 288 trận đánh, không lần nào bị bắn rơi. Năm 1984, ông Efimov là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô và lãnh đạo Lực lượng Không quân.

Trận đánh đầu tiên của ông Efimov trên chiếc IL-2 diễn ra vào tháng 11 năm 1942. Phi đội Sturmovik tấn công vá hủy các đoàn tàu hỏa của đối phương trên tuyến đường sắt Rzhev-Vyazma. Ông Efimov và các phi đội IL-2 không chỉ bảo vệ Matxcơva, họ đã đè bẹp các sư đoàn tinh nhuệ của Đức ở ngoại ô Thủ đô và sau đó ngăn chặn đà tiến công của phát xít ở Stalingrad, ở bờ sông Volga và sông Đông. Trận đánh cuối cùng của ông Efimov là trên bờ sông Elbe.

***


Nhưng thật khó tin, khi chiếc IL-2 Sturmovik chỉ một chút nữa đã không thể ra đời. Hãy nghe lời kể của Nguyên soái D. T. Yazov, chỉ vì lý do nào đó, sự quan liêu tắc trách, thiếu suy nghĩ, tính cổ hủ và không loại trừ cả tính ganh tị - tất cả đã chống lại chiếc IL-2 khi sự ra đời của nó phụ thuộc vào họ. Đặc biệt bên quân đội cứ khăng khăng bác bỏ. Nhưng nhà thiết kế Ilyushin không bỏ cuộc. Dù mọi tình huống, ông ấy đã chuẩn bị sẵn chiếc vali với bánh quy. Nhưng vấn đề đã không đi đến chỗ nghiêm trọng. Stalin biết chuyện nên đã can thiệp, đưa ô tô đến đón nhà thiết kế, đưa đễn chỗ mình, ông nói: “- Nếu không phiền, đồng chí Ilyushin, hãy ở lại với tôi. Ở đây, tôi hy vọng sẽ không ai can thiệp vào công việc của đ/c.”

Nhà thiết kế đã sống cùng lãnh đạo trong một tuần. Sau này, Ilyushin chia sẻ ấn tượng của mình với các đồng nghiệp: Stalin không có gì xa xỉ, nhưng có lượng sách rất lớn. Mọi bức tường là sách. Ông ấy đọc vào ban đêm 300 hoặc 500 trang... Chúng tôi đã dùng bữa cùng nhau - súp bắp cải, cháo kiều mạch, ít dưa chua... Tất nhiên, tuần đó đã làm tôi mệt lả. Không dễ để duy trì tốc độ làm việc của Stalin.”

Nhưng điều thú vị nhất còn ở phía trước. Một ngày nọ, nhà lãnh đạo đưa Ilyushin đến cuộc họp Bộ Chính trị. Ngoài các cộng sự của Stalin, còn có các chuyên gia hàng không. Sau khi lắng nghe những ý kiến khác nhau, Joseph Vissarionovich nói: “Bây giờ hãy lắng nghe những gì chúng tôi nghĩ về vấn đề này với đồng chí Ilyushin..." Kết quả là, Văn phòng thiết kế Ilyushinsky vẫn ở lại Moskva, và Sergey Vladimirovich cùng các nhân viên của ông có cơ hội tiếp tục công việc của họ.

Dường như mọi thứ đã ổn. Nhưng Stalin không để câu chuyện về chiếc máy bay ra khỏi tầm mắt. Sau một thời gian, bức điện nghiêm khắc của Stalin bay đến các giám đốc nhà máy hàng không Schenkman và Tretyakov: 

“Các đ/c không xứng đáng với Hồng quân và đất nước chúng ta. Cho đến nay vẫn chưa cho ra đời máy bay IL-2. Hồng quân của chúng ta cần máy bay IL-2 như không khí, như bánh mì. Schenkman sẽ cho ra một chiếc Il-2 mỗi ngày và Tretyakov sẽ cho ra Mig-3 từ 1 đến 2 chiếc. Đây là sự nhạo báng đất nước, nhạo báng Hồng quân.

Chúng ta không cần Mig, mà là IL-2. Nếu nhà máy số 18 nghĩ mình thoái thác đất nước, cho ra đời một IL-2 mỗi ngày thì đã bị nhầm lẫn nghiêm trọng và sẽ phải chịu hình phạt vì việc này.

Tôi đề nghị các đ/c không đưa chính phủ ra khỏi sự kiên nhẫn và yêu cầu Ilov (IL-2) phải được xuất xưởng nhiều hơn. Tôi cảnh báo lần cuối.”

Còn kẻ nào đó dám nói rằng Liên Xô sẽ thắng cuộc chiến tranh bất chấp có Stalin hay không thì hãy nghe những gì tiếp theo đã xảy ra. "Thoái thác" như thế không thành. Sau chỉ thị của Stalin, mọi thứ đã được tìm thấy để sản xuất số lượng máy bay cần thiết. Và 40 chiếc IL-2 đã ra đời mỗi ngày.

Và chiếc máy bay quả thực tuyệt vời. Họ nói về nó: đây là phép màu của Nga, “ngôi sao” của Ilyushin. Không có chiếc máy bay nào được như chiếc này trên thế giới.

Còn đây là đánh giá của người Đức: “IL-2 là bằng chứng cho sự tiến bộ đặc biệt. Nó là kẻ thù chính, cơ bản của quân đội Đức."







Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...