Vì sao không nên gộp Tết Ta vào Tết Tây và Ý nghĩa đặc biệt của ngày Tết cổ truyền Việt Nam (*)


[…] Người ta đặt ngày 1-6 là ngày Quốc Tế Thiếu Nhi, để các cơ quan, đoàn thể và gia đình nhắc nhau biết chăm sóc, dạy dỗ thiếu nhi. Vì có những nơi mà thiếu nhi sống mà không có tuổi thơ, không được học hành, chẳng được yêu thương, phải lao động vất vả. Nên có ngày Thiếu Nhi để nhắc nhở mọi người quan tâm thiếu nhi, vì thiếu nhi là tương lai của nhân loại. Rồi lại có ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8-3 bởi vì phụ nữ vốn chân yếu tay mềm, đa phần là vậy, phụ nữ yếu sức hơn đàn ông nên dễ bị bắt nạt, ức hiếp, ngược đãi bằng luật rừng, và ở những xứ đàn ông dâm dục nhiều thì phụ nữ dễ bị cưỡng hiếp. Vì vậy nên thế giới lập ra ngày Phụ Nữ để vinh danh giá trị người phụ nữ và để nhắc người đàn ông phải biết bảo vệ, yêu thương những người phụ nữ bên cạnh mình. Rồi có ngày 1-5 là ngày Quốc Tế Lao Động, bởi vì thân phận người lao động cực khổ quá. Số phận của họ, cuộc đời của họ bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí là quyết định bởi người chủ. Vì để nhắc cho thế giới biết thân phận cũng như sự đóng góp của người lao động nên người ta lập ra ngày Quốc Tế Lao Động 1-5.


 Vậy, đố chư tôn đức, đố quý Phật tử, người ta lập ra ngày Tết để làm gì? Ngày Tết ở đâu ra? Ngày Tết được cho là ngày bắt đầu của một năm mới. Tại sao ngày bắt đầu của một năm mới lại quan trọng đến như vậy? Chúng ta có 2 ngày bắt đầu năm mới khác nhau. Một ngày của dương lịch. Một ngày của âm lịch. Cùng là ngày 1-1, nhưng hai ngày đó thường chênh lệch nhau khoảng từ 1 tháng đến gần 2 tháng. Vậy, ngày đầu năm của dương lịch với ngày đầu năm của âm lịch, ngày nào mới thật sự đúng là ngày đầu năm? Những người yêu văn hoá phương Tây thì cho rằng ngày 1-1 của dương lịch mới là ngày đầu năm. Sự thật điều đó là sai. Sự thật là, xét theo thời tiết, thì ngày 1-1 của dương lịch vẫn còn nằm trong mùa đông. Chỉ có ngày 1-1 của âm lịch mới chính xác nằm trong mùa xuân. Vì vậy, người Đông Phương làm lịch chọn ngày 1-1 làm ngày đầu năm đúng vào thời điểm bắt đầu của mùa xuân, đã văn minh hơn người Tây Phương. Chúng ta xem dự báo thời tiết vào mùa xuân sẽ thấy đến tháng 2 của dương lịch mới bắt đầu mùa xuân, tức là tháng Giêng của âm lịch. Cho nên, để từ giã mùa đông lạnh lẽo, u ám, buồn bã, bước vào thời điểm nắng ấm bắt đầu ửng lên, tuyết dần dần tan, mầm chồi bắt đầu vươn dậy, những nụ hoa từ từ hé mở thì chính xác chỉ là ngày đầu năm của âm lịch.

Nên vì vậy, ta cố gắng duy trì ngày Tết truyền thống theo âm lịch này vì nó vừa hợp với lòng người biết yêu quý bản sắc văn hoá dân tộc, vừa chính xác phù hợp với sự chuyển dịch luân phiên giao mùa của thời tiết. Có một số người cứ kêu “thôi ăn Tết theo dương lịch cho giống với thế giới”. Tại sao, mắc gì phải giống với thế giới, trong khi âm lịch của Đông Phương mới chính xác hơn, chứ không phải là dương lịch? Nên đúng ra là Mỹ, Pháp, Âu Châu … phải ăn Tết theo lịch Việt Nam mới là đúng. Chứ mình không cần ăn Tết theo họ. Nên hôm nay chúng ta ở đây để chúng ta đón giao thừa, cùng với cả nước, chuẩn bị ngày mai bước vào những ngày Tết đầu năm, thì ta là những người văn minh hơn một nửa bên kia bán cầu của thế giới. [tiếng Phật tử vỗ tay vang dội].

Sự mất quân bình giữa tiện nghi vật chất và các giá trị đạo đức, tinh thần của loài người

Thế giới hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với những thế kỷ trước, nhất là so với thời đại của Phật, bởi bự tiến bộ của Khoa học Kỹ thuật.

Khoa học kỹ thuật đã làm biến đổi những tiện nghi trong cuộc sống và do đó làm thay đổi cả lối sống của con người. Ví dụ như ngày xưa muốn nói chuyện với nhau, người ta phải đi qua một quảng đường dài để gặp mặt. Vì mặt đối mặt nên phát sinh văn hóa lễ nghi giao tiếp. Ngày nay người ta chỉ cần nhấc phone lên là nói chuyện được, rất dễ dàng, và lễ nghi giao tiếp bị xem thường dần.

Rồi những dụng cụ máy móc kỳ diệu ra đời như xe hơi, tivi, computer, máy may, máy dệt, máy in… làm cho đời sống của con người được cải thiện tốt đẹp rất nhiều. Hàng hóa tinh xảo hơn càng lúc càng xuất hiện làm thu hút sự tiêu thụ mua sắm của con người. Người ta cứ phải thay đổi xe, đổi máy để có được máy mới với tính năng cao hơn, mạnh hơn, đẹp hơn… Thậm chí vải vóc quần áo cũng phong phú đa dạng dồi dào đến nỗi ai cũng sắm sửa dư thừa.

Sự thành tựu của Khoa học kỹ thuật quá thuyết phục đối với thế giới nên nhiều người phát sinh tâm lý thực dụng, coi trọng vật chất, của cải, kỹ thuật khoa học vật lý hơn là những giá trị tâm linh Đạo đức của thánh hiền từ ngàn xưa. Họ cho rằng tâm linh đạo đức là cái gì huyền hoặc mơ hồ không thực tế, không làm cho con người an sung mặc sướng như Khoa học Kỹ thuật đã làm được. Vì thế họ xa rời dần những giá trị tinh thần để thiên về vật chất. Cũng vì thế, thế giới đang bị mất quân bình giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa khuynh hướng hưởng thụ và khuynh hướng đạo đức.

Khi giá trị đạo đức tinh thần kém đi tức là con người đang đi dần vào tội lỗi và đau khổ mà không biết. Đó là lý do tại sao tuổi trẻ bây giờ dễ nỗi loạn, kiêu ngạo và bướng bỉnh vì họ tiếp xúc rất sớm với Kỹ thuật hơn thế hệ cha ông của họ. Ngày xưa cha ông của họ còn thời gian để tiếp cận với truyền thống coi trọng đạo đức tinh thần. Bây giờ mọi cái đang thay đổi theo chiều hướng xấu hơn về đạo đức.

Người xuất gia may mắn được sống trong môi trường coi trọng giá trị đạo đức tinh thần rất cao, khác hẳn với môi trường của tuổi trẻ bên ngoài rất là phức tạp. Mỗi ngày báo chí đều đăng tải những tin tức về tội phạm ma túy, cướp giựt, cờ bạc… mà những tên tuổi hình ảnh đều còn rất trẻ, thậm chí rất nhiều trẻ vị thành niên.

Hãy nhìn sự cuồng nhiệt quá đáng như điên dại khi người ta theo dõi bóng đá để hiểu sự mất thăng bằng trong tâm hồn con người ngày nay như thế nào. Chính vì tình trạng mất quân bình giữa đời sống tinh thần đạo đức và vật chất hưởng thụ mà người đệ tử Phật phải ý thức nhiều hơn về lý tưởng tu dưỡng Đạo đức để xây dựng lại một thế giới tràn đầy tình thương yêu và Đạo đức.

Con người sống trên đời cần rất nhiều thứ như tiền bạc, tình yêu, địa vị, gia đình, con cái, tiện nghi, vân vân… Nhưng trong tất cả những cái đó, con người rất cần Đạo đức làm nền tảng, làm cốt lõi, làm linh hồn. Thiếu Đạo đức, con người sẽ làm đổ vỡ tất cả. Ví dụ một người kỹ sư thiếu đạo đức sẽ tạo nên một công trình kém chất lượng; một luật sư kém đạo đức sẽ lách qua kẻ hở pháp luật để bênh vực kẻ có tội; một bác sĩ kém đạo đức sẽ kéo dài bệnh để ăn tiền; một viên chức kém đạo đức sẽ lợi dụng chức quyền để làm khổ dân… 

Vì vậy, trong bất cứ lãnh vực nào, nghề nghiệp nào, con người vẫn luôn luôn cần đạo đức để làm đúng với trách nhiệm của mình. Người đệ tử Phật hoàn toàn có ưu thế để đóng góp vấn đề Đạo đức cho xã hội vì Đạo đức là một thuộc tính nỗi bật của Phật Giáo. Người đệ tử Phật, nhất là người xuất gia, phải hết lòng tu dưỡng để đóng góp và đóng góp rất nhiều cho xã hội về nhu cầu Đạo đức vốn đang thiếu trầm trọng này.

Và cái thứ hai xã hội cần nữa là sư bình an nội tâm. Hiện nay con người ta sống rất là căng thẳng vì phải đấu tranh với sinh kế rất mệt mỏi. Ngay cả các trò giải trí cũng làm người ta căng thẳng nữa. Người nào lo sinh kế tìm miếng ăn miếng mặc đã khổ rồi; những người chơi game điện tử cũng căng thẳng không kém vì các trò bắn giết ì xèo trong đó; những vũ trường thuốc lắc gào thét nhảy múa điên dại, những trận bóng đá reo hò inh ỏi thâu đêm… đều là biểu hiện của một thế giới bất an căng thẳng. Nếu xuất hiện thêm vài màn khủng bố nổ bom, vài cuộc tấn công giết chóc thì sự căng thẳng còn ghê gớm không biết đến dường nào.

Chính vì con người sống rất căng thẳng nên sự bình an nội tâm là một nhu cầu rất lớn bên cạnh nhu cầu về Đạo đức. Ai cũng biết người tu theo Đạo Phật là tìm đến mục tiêu giác ngộ giải thoát, nhưng đó là mục tiêu của cá nhân mình, của riêng nội bộ đạo Phật. Ai là Phật tử thuần thành thì rất quý trọng tu sĩ vì nghĩ rằng những vị tu sĩ đang tinh tấn đi trên con đường giải thoát và có thể hướng dẩn họ cùng đi. Nhưng những người không theo đạo Phật thì không quan tâm đến lý tưởng giải thoát đó. Cộng đồng xã hội trước hết chỉ quan tâm xem đạo Phật thật sự đã đóng góp gì cho con người, cho thế giới. Đạo Phật thật sự có thể đóng góp rất nhiều về hai lãnh vực mà thế giới đang rất cần, đó là Đạo đức và sự Bình an của nội tâm.

Nguồn

Tâm thư gửi bộ trưởng Trương Minh Tuấn

          Kính gửi bác Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT).


          Kính thưa bác.      
Con là một đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, năm nay con 20 tuổi.
Hôm nay, con tình cờ xem được một số trang của hai quyển truyện xuất bản tại Việt Nam là “Game Of Thrones - Trò chơi vương quyền” và “A Chivalry of the Failed Knight - Sử thi về một hiệp sĩ lưu ban”. Con xin phép dẫn lại một số trích đoạn ạ và hình ảnh ạ:
 “ … “Có thích không” cô thì thào hỏi khi hướng dẫn cậu cho dương vật vào bên trong cô. Chỗ đó của cô ướt sũng, và cô không còn là trinh nữ nữa, điều đó rất rõ, nhưng Jon không quan tâm. Lời thề của cậu, sự trong sạch của cậu, tất cả không còn quan trọng nữa, quan trọng bây giờ là hơi nóng của cô, là cái miệng đang ngấu nghiến, là ngón tay đang vê đầu vú cậu …” (Trò chơi vương quyền)

 “        … “Wow! Dữ dội! Công chúa thoát y!”
          “Ý tưởng tuyệt vời! Đại ca Bisho muôn năm!”
          “Cởi mau, cởi mau! Há há há!”
          Phải phơi bày da thịt trước quân cục súc, cảm giác nhục nhã nhuộm đỏ gò má Stella. Cô cởi bỏ từng lớp, từng lớp y phục trên người.” (Sử thi về một hiệp sĩ lưu ban)


Kính thưa bác.
Con nghĩ rằng những nội dung như trên là văn hoá phẩm đồi truỵ. Văn hoá phẩm đồi truỵ kích động lối sống tự do tình dục: quan hệ tình dục nhiều, trước hôn nhân, ngoài hôn nhân, khiến người con gái không giữ được trinh trắng trước cuộc hôn nhân chính thức, người con trai thì sống thử vô trách nhiệm (được phát bao cao su miễn phí mà). Sự dễ dãi với tình dục lúc tuổi trẻ của người con trai, con gái cùng đối tượng khác khiến lòng kính trọng lẫn nhau giữa hai người khi thành vợ thành chồng không bao giờ là trọn vẹn, sẽ luôn sứt mẻ, âm ỉ nghi kị về lòng chung thuỷ, ghen tuông và xem thường. Lòng “tương kính như tân”, tức “kính trọng lẫn nhau như ngày đầu” của hai vợ chồng là nền tảng của gia đình bền vững. Gia đình bền vững là nền tảng của văn hoá, thuần phong mỹ tục dân tộc. Mà văn hoá, thuần phong mỹ tục dân tộc là cội nguồn quyết định sự tồn vong, thịnh suy của đất nước.
Kính thưa bác.
Khoản 1 điều 60 của Hiến pháp ghi rõ “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Điều 253 Bộ Luật hình sự quy định “Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Xuất bản văn hoá phẩm đồi truỵ nhằm kích động lối sống tự do tình dục chẳng những là hành vi vi phạm khoản 1 điều 60 của Hiến pháp và điều 253 của Bộ Luật hình sự mà còn tàn phá văn hoá, thuần phong mỹ tục dân tộc; đánh vỡ sự bền vững của hàng triệu gia đình; huỷ diệt tâm hồn của hàng chục triệu trẻ em, học sinh – sinh viên; và đe doạ nghiêm trọng sự tồn vong của đất nước, của chế độ.
Con tin bác sẽ nhân danh lòng yêu nước và tinh thần thượng tôn Hiến pháp – Pháp luật để có biện pháp đủ cứng rắn nhằm bảo vệ văn hoá – linh hồn của dân tộc ạ.
Thanh thiếu niên chúng con đã quá thừa những thông tin kích dục trên mạng internet. Từng ấn phẩm truyện, truyện tranh, từng bộ phim kích dục được xuất bản, công chiếu công khai một cách hợp pháp sẽ là những giọt thông tin kích dục nhỏ vào ly tâm hồn vốn đã đầy ắp những điều đó của chúng con. Mỗi một giọt nước tràn li có thể sẽ khiến xã hội có thêm hàng trăm bào thai bị nạo phá; hàng nghìn ánh mắt trong veo của trẻ thơ bị vẩn đục, nhàu nát bởi sự quấy rối, xâm hại, bạo hành. Một người anh của con đang du học ở Mỹ có tâm sự rằng: “Ở bên này, các sinh viên trước khi vào học phải được huấn luyện một khoá học về tính dục: nhận dạng thế nào là quấy rối tình dục, thế nào là hiếp dâm… và chỉ dẫn cái phương pháp để tự bảo vệ chính mình, bảo vệ bạn bè mình. Đồng thời nhận biết các dấu hiệu của “tội phạm tính dục” để kịp thời báo cáo, phòng tránh cho mình và người khác”. Con tin rằng thế hệ trẻ chúng con không chỉ cần các thông tin, khoá học như thế, mà chúng con còn cần những thông tin, khoá học về: tác hại của tình dục bừa bãi, lợi ích của việc làm chủ bản thân và phương pháp hoá giải đòi hỏi sinh lý của cơ thể khi chúng con muốn tập trung vào việc học, công việc hay khi chúng con ở gần người yêu để không có những cử chỉ, hành vi vượt ngoài giới hạn. Nhờ như vậy, chúng con có thể trở nên vững vàng, bản lĩnh, hơn trong việc làm chủ bản thân. Khả năng đó sẽ giúp chúng con tăng trưởng sức chịu đựng và lòng kính trọng với người yêu, người bạn đời của mình để đạt được hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân, gia đình. Đó mới là điều chúng con cần, mà con nghĩ, Bộ TT-TT nên ủng hộ những thông tin như thế, chứ không phải là cấp phép thêm cho những “giọt nước tràn li” ạ.
Con kính chúc bác một năm Kỷ Dậu nhiều sức khoẻ, phước lành và an lạc ạ.
Con xin chờ đợi hồi âm của bác ạ. Năm hết Tết đến, nếu thanh thiếu niên chúng con nhận được từ bác những phong bao lì xì: một số quyết định thu hồi và xử phạt, thì chúng con sẽ vui xuân thêm phần lạc quan, vui vẻ, sung sướng biết là bao nhiêu ạ.
Con xin dừng bút.
Hồng Liên
Nguyễn Thị Hồng Liên

Xem thêm: Bí mật lịch sử - Karl Marx ủng hộ tự do tình dục: http://3t333.blogspot.ru/2016/12/vi-sao-nha-nuoc-viet-nam-cho-chieu-phim-18-o-rap-va-vtv.html

Đơn tố cáo hành vi vi phạm thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật, vi phạm hiến pháp của Đài truyền hình Việt Nam (VTV)

Quyền trẻ em (Child Rights) và Tự do tình dục (Sexual Liberation) là hai công cụ mà Chủ nghĩa đế quốc (Imperialism) sử dụng để thống trị loài người về văn hoá

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...