Hiển thị các bài đăng có nhãn báo lá ngón. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn báo lá ngón. Hiển thị tất cả bài đăng

Lều báo - cái loa tuyên truyền của phương Tây

Đã lâu, dân net nói lều báo là báo lá ngón, sủa thuê, thậm chí là những ngôn từ nặng nề hơn.


“Tối hậu thư” thường là nước lớn ra lệnh, ép buộc nước nhỏ, trong những tình huống, vấn đề nào đó mà nước nhỏ không thể không theo. Đáng ngạc nhiên, làm thế nào để nước Hà Lan nhỏ bé “tối hậu thư” với anh to xác như Nga?

Như mọi lần, lại phải tìm cái tối hậu thư này trên Google: Không thấy có các tờ báo lớn phương Tây nào mà lều báo coi là “chuẩn mực báo chí” như BBC, CNN, Fox news, RFA, VOA, NYT, Washington Post… đưa tin này. Thấy có mấy nguồn khác, ví dụ như  Guardian, Telegraphvà nguồn Israel;

Trong khi không hề có bất cứ bằng chứng nào. Không lạ gì 1 chiến dịch nhào nặn bóp méo thông tin nhằm vào dân chúng phương Tây với mục đích đổ tội cho Nga vụ máy bay Malaysia rơi ở Ukraina. Thí dụ Guardian viết: Putin có “cơ hội cuối cùng để chứng tỏ ông ta có ý định giúp đỡ [tìm cứu các thi thể]”. Ông Rutte lộ sự giận dữ của mình sau cái mà ông gọi là cuộc nói chuyện “rất mạnh mẽ” với TT Nga.

Nguồn tin РИА Новости, và nhiều nguồn Nga đưa 1 câu chuyện hoàn toàn khác, rằng Ttg Hà Lan kêu gọi Putin tác động đến dân quân Ukr;

Cần phải điểm qua tình hình: chính Kiev đang ngăn cản điều tra, họ ngăn cản 1 báo báo hiện trường của OSCE vì không như ý họ, họ trì hoãn thành lập phái đoàn điều tra quốc tế. Cho đến nay, chính dân quân, cùng lính cứu hỏa, thợ mỏ là lực lượng cứu hộ chính. Họ phong tỏa hiện trường, cấm cản cánh báo chí và dân chúng sục sạo, xáo trộn hiện trường, cho phép OSCE có mặt chứng kiến. Họ đánh dấu vị trí có nạn nhân bằng cờ trắng, không đảo lộn hiện trường để chờ các chuyên gia điều tra đến. Thế nhưng đã 3 ngày trôi qua, các chuyên gia vẫn ngồi ở Kiev.

Chúng ta sẽ không dẫn nguồn Ria Novosty, mà dẫn 1 nguồn Hà Lan về cái gọi là "tối hậu thư” của ông Ttg Hà Lan.

Nguồn tin này viết tựa đề: Rutte: Poetin moet invloed aanwenden; có thể dịch nghĩa theo từ điển Hà Lan-Anh trên mạng là “Putin phải sử dụng ảnh hưởng”;

Rõ ràng ngôn từ ‘phải’ ở đây không hề có hàm ý đe dọa, hay ép buộc bởi cái từ đi kèm sau nó là ảnh hưởng. Nó đơn thuần nêu tình huống bắt buộc phải có để giải quyết vấn đề.

Nội dung có đoạn: Premier Mark Rutte (VVD) heeft zaterdag een 'zeer intens en persoonlijk' telefoongesprek gevoerd met de Russische president Vladimir Poetin. trong đó een 'zeer intens không thể là ‘rất mạnh mẽ’ hay ‘rất giận dữ’ bởi chính ông Ttg Rutte đang phải đề nghị đối tác làm giúp ông cái việc ông đưa ra. Một cuộc nói chuyện, rất giận dữ thì còn hiểu được, nhưng rất mạnh mẽ là vô lý, do đó câu đó được hiểu là: “Ttg Mark Rutte hôm thứ 7 đã có cuộc nói chuyện rất tích cực và cá nhân với TT Nga Vladimir Putin.”

Câu ngay sau đó: “Putin cần phải gánh vác trách nhiệm về phía ly khai thân Nga và sử dụng ảnh hưởng của mình.”  Một lần nữa sáng tỏ cái ‘phải’ ở đây không hề hàm ý đe dọa hay ép buộc như giải thích ở trên. Điều này trùng khớp với bài báo Ria Novosty.

Bài báo Hà Lan cho biết, sau cuộc đàm thoại, ông Rutte họp báo, tại đó ông nói: Putin cần phải nắm lấy thời cơ chứng tỏ cho thế giới thấy ông là quan trọng để giúp đỡ. và “Ông ấy cần phải làm mọi thứ. Tôi không còn biết ai khác để gọi.”

Như vậy là quá rõ, không cần phải nói thêm về bịa đặt của một số tờ báo phương Tây, và cái loa không não của một số tờ báo Việt.

Luật báo chí chúng ta có đoạn viết về quyền và nghĩa vụ của nhà báo, Luật báo chí ghi rõ: Nhà báo có nghĩa vụ thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.

Nói ngắn ngọn, đưa tin kiểu này là vi phạm luật báo chí. Nhưng ai đó có thể biện hộ: đó là tin đa chiều! có nguồn gốc rõ ràng. Thưa rằng, đa chiều là thông tin phân tích mổ xẻ trên nhiều khía cạnh liên quan, kinh tế, chính trị văn hóa, các ý kiến, quan điểm có thể khác nhau về cùng 1 vấn đề. Đa chiều không có nghĩa là xuyên tạc, bóp méo thông tin, càng không có nghĩa từ bỏ chuẩn mực, nghĩa vụ báo chí: thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới…

Báo chí phương Tây đã bị tư nhân hóa, bị thao túng để phục vụ lợi ích của nhóm thiểu số cai trị. Báo chí nước ta thuộc về nhà nước quản lý, và phục vụ đông đảo quần chúng. Sau một dạo đòi ‘tự do” hóa, tư nhân hóa báo chí, không thành, nhưng báo chí ta cho thấy đã có quá nhiều biểu hiện lệch lạc, xa rời thực tế. Thấy rằng: định hướng thông tin trong thời buổi nhiễu loạn như hiện nay lại càng chứng tỏ là cần thiết hơn bao giờ hết.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...