30 năm của Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước

Nhân chuyện bộ phim “Mùa đông 1991” đang bị đánh giá khá tiêu cực, thậm chí xuyên tạc lịch sử Liên xô, cố ý đổ tội lỗi cho Ủy ban tình trạng khẩn cấp (ГКЧП - Государственный комитет по чрезвычайному положению), cần nói thế này: Khi Chủ tịch đảng KPRF, đảng CS Nga kế thừa CPSU huyên thuyên trước DUMA về những ưu việt của LX thì bị TT V. Putin ngắt lời: Ông nói đúng cả, chỉ quên Liên xô đã sụp đổ dưới sự lãnh đạo của đảng CSLX.

 

Để phá hoại LX, không chỉ Gorbachev mà các thế hệ lãnh đạo Đảng CSLX chưa bao giờ từ bỏ quyền lãnh đạo đối với quân đội và an ninh, ngược lại, họ bằng mọi cách, kể cả những cách hèn nhát nhất thủ tiêu, loại bỏ những tướng lĩnh bảo vệ Tổ quốc, cắt cử những kẻ tham lam, bạc nhược vào bộ máy an ninh, quân đội.

Có nghĩa là: Đảng CSLX thối nát, đặt lợi ích nhà nước bên dưới lợi ích Đảng và cuối cùng các phe phái cục bộ vị kỷ vừa lợi dụng vừa biến đất nước thành trái bóng để tranh giành đấu đá. Đó là nguyên nhân chính yếu gây sụp đổ Liên xô và không gì khác. Mọi biện hộ khác đều vô nghĩa. Bản chất nguyên lý Marx-Lenin đúc kết ra CNXH không gì khác hơn là CNTB nhà nước. Thậm tệ hơn, đó là mô hình CNPK phương Đông. Điều này được ghi trong Lenin toàn tập. Rõ ràng, khi tuyên bố trắng trợn như vậy, Lenin và Đảng tự đặt mình vào vị trí làm ông vua cai trị. Toàn bộ lời lẽ, khẩu hiệu mĩ miều là giả dối, mị dân và cuối cùng, ông ta tư bản hóa toàn bộ nước Nga dưới khẩu hiệu NEP, đó là cắt xẻo, chia chác tài sản nước Nga cho băng đảng Judeo-Bolsheviks của ông ta. Đó là xâm lược, chiếm đoạt và cướp bóc.

 

V. Putin nói: 95% chính quyền đầu tiên của Lenin là Do thái. Ai ko tin cứ đến chân tường Kremlin đọc cho tôi những cái tên ngoại quốc ngoại tộc chôn ở đó. Stalin đốt lò rực rữ khi Đảng CSLX liên tục đào tạo, bổ nhiệm những cán bộ phá Đảng.

 

Cụ Hồ nói từ rất sớm: Dĩ công vi thượng, mệnh nước cao nhất. Năm 1957, khi Đảng CSLX tiếm quyền lật đổ hệ thống kỹ trị Stalin, biểu hiện đầy đủ sự thối nát, cụ Hồ cũng đã cảnh báo: “Ch nghĩa xã hi và con đường tiến lên ch nghĩa xã hi ca ta không th ging Liên Xô, vì Liên Xô có phong tc tp quán khác, có lch s, địa lý khác”

 

Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước (sau đây viết tắt là UBKC) là những người lính cuối cùng đứng lên bảo vệ nhà nước Liên Xô. Nhưng họ lưỡng lự: Trung với nước thì phản Đảng, Trung với Đảng thì phản quốc. Cuối cùng, chính Gorbachev và Yeltsin đã liên thủ chặt chẽ với nhau vô hiệu hóa họ.

(Phần chữ nghiêng là bình luận)

***


Viktor Alksnis - về các sự kiện năm 1991 và những gì đang xảy ra ở các nước cộng hòa

Cuộc đảo chính dường như là "vì Yeltsin" ở Liên xô ngay sau chiến tranh đã có vụ cố thực hiện đảo chính, nhưng khi đó họ đổ hết cho phe ủng hộ ý tưởng "chủ quyền" Nga, điều này cơ sở của "vụ Leningrad" nổi tiếng. Còn đầu những năm 90, không ai ngăn cản đất nước rơi vào vũng bùn đen, dù Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước (sau đây viết tắt là UBKC) có nỗ lực và trên thực tế, đã phải đi theo con đường mà chính phủ Liên Xô đã chọn vào đầu những năm 50. Nhưng cuối cùng Yeltsin đã lên nắm quyền trên những chiếc xe tăng, và người ta thì không bao giờ mệt mỏi hát những lời ca ngợi Gorbachev ở phương Tây. Ông Viktor Alksnis, chính trị gia Liên Xô và Nga, đại biểu Hội đồng Nhân dân Liên Xô  (1989-1991 – Cơ quan tương đương Xô viết tối cao, là Quốc hội)  đã phát biểu nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày "bạo động" trong cuộc phỏng vấn của Nakanune.RU.

 

- Ngay trước ngày kỷ niệm thành lập UBKC, ấn phẩm Svenska Dagbladet của Thụy Điển đã viết lời cảm ơn cựu TT Liên Xô Mikhail Gorbachev vì đã "phá hoại" nền kinh tế Liên Xô và tiềm lực quân sự của đất nước. Ông có nghĩ rằng các nhà báo phương Tây nói đúng khi cho là yếu tố chính cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô là các quyết định của nguyên thủ quốc gia Mikhail Gorbachev?

- Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến ​​này, chỉ có điều tôi vẫn muốn nói rõ thêm là không chỉ hành động của Gorbachev mà cả việc ông ta không hành động vào những thời điểm quan trọng đối với nhà nước của chúng ta đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Gorbachev có thể được so sánh theo một cách nào đó với Nicholas II, nhưng Nikolai đã phải trả giá cho những hành động và sự không hành động của mình với sự sống của mình và của gia đình mình, còn Gorbachev thì “nở mày nở mặt”, và thậm chí còn tự cho phép mình dạy đời tất cả mọi người.

Có lẽ, khó để tìm thấy trong lịch sử văn minh nhân loại một lãnh đạo làm sự sụp đổ một đất nước khổng lồ. Hơn nữa, ông ta phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc này.

- Ngoài ra, ông ta có phải chia sẻ trách nhiệm với Yeltsin không?

- Chỉ đánh giá qua bức ảnh chiếu trên TV lúc bấy giờ, thì người ta có thể nói rằng Yeltsin cản đường Gorbachev, nhưng thực tế họ là một đôi ủng. Yeltsin tạo ra một trung tâm quyền lực thứ hai trong nước, và Gorbachev đã không làm gì cả, không bất cứ hành động nào để giải tán nó. Nhưng một tình huống như thế đã xảy ra trong lịch sử của chúng ta.

Chính Gorbachev khi mới nổi đã gây dựng vây cánh kéo Yeltsin về Moskva khi ông này đang nhà nhân vật mới nổi với chức vụ bí thư thứ nhất của khu ủy Sverdlovsk.

 

- Khi nào?

- Chuyện này ít người nói, ít người viết, nhưng cuối những năm 1940 - đầu những năm 1950 đã có “vụ Leningrad” nổi tiếng. Giờ họ ví nó như trường hợp "bạo chúa đẫm máu" Stalin - người ta nói rằng họ là những người vô tội bị bắn mà chẳng vì cái gì cả. Còn ở đó, tình huống rất đơn giản: Đồng chí Kuznetsov và đội của mình bằng hành động, đã cố tạo ra một trung tâm quyền lực thứ hai ở Liên Xô với lý do cần phải tính đến vai trò nổi bật của RSFSR (CH Nga) trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, trong công cuộc khôi phục nền kinh tế quốc dân. Họ đặt ra câu hỏi như thế này: Tại sao, theo Hiến pháp RSFSR có chủ quyền, nhưng Moldova có Đảng Cộng sản của riêng mình, còn RSFSR thì không? Và thực tế là 90% thành viên CPSU đã sống trên lãnh thổ của RSFSR thì họ im lặng. Họ đặt ra câu hỏi tất cả các nước cộng hòa liên minh đều có thủ đô riêng của họ, và tại sao RSFSR không có thủ đô riêng,và tại sao không đặt thủ đô này ở Leningrad? Liên Xô có thủ đô tại Moskva, còn RSFSR sẽ có thủ đô tại Leningrad. Tại sao Uzbekistan có Học viện Khoa học của riêng mình, trong khi RSFSR không có Học viện Khoa học của riêng mình? Và vân vân. Đây là tất cả những gì đã được thực hiện vào năm 1990 trong "tuyên bố chủ quyền của Nga" và trong các hành vi lập pháp sau đó của RSFSR.

- Tức là những câu hỏi này trên thực tế đã được đặt ra gần như ngay sau chiến tranh?

- Đúng, có vẻ như họ có quyền đưa ra những câu hỏi này một cách hợp pháp - "điền vào chủ quyền RSFSR bằng nội dung thực", như được gọi một cách mỹ miều vào những năm 90. Nhưng Stalin ngay lập tức hiểu được mối đe dọa do những ý tưởng đó gây ra, và những ý tưởng này rất phổ biến với các nhà lãnh đạo của RSFSR, các khu vực và lãnh thổ, và Stalin hoàn toàn hiểu điều này sẽ dẫn đến điều gì, ông ấy giáng một đòn nặng nề, và những người đề xuất tất cả những điều này đã phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Sau đó họ bị kết án tử hình?

- Vâng, các nhà lãnh đạo - Kuznetsov, Voskresensky, một vài người nữa. Hình phạt tử hình được bãi bỏ ở Liên Xô vào năm 1947, nhưng để trừng phạt họ, án tử hình đã được đưa trở lại và họ bị xử tử. Điều này khiến vấn đề chủ quyền Nga chìm trong sợ hãi trong một thời gian dài, họ đã không đặt câu hỏi trong suốt 50 năm, và sau đó perestroika của Gorbachev bùng nổ, sự hồi sinh của những ý tưởng này bắt đầu, và kết quả là chúng ta nhận được "tuyên bố về chủ quyền Nga", đó là điều được thông qua bởi Đại hội đầu tiên các đại biểu RSFSR. Đây là một bản án tử hình đối với Liên Xô.

Dù có thể nói là cay đắng đến thế nào, thì Liên Xô không hề bị phá hoại bởi quân ly khai từ các nước Baltic, Gruzia hay Ukraine, mà bởi các đại biểu Nga. Kỳ lạ và đáng sợ, nhưng người Nga đã phá hủy nước Nga lịch sử bằng những quyết định thiếu cân nhắc, thiển cận vì quyền lực – bởi vì họ cần chủ quyền hơn (một Liên minh đã phải nuôi hơn nửa thế kỷ). Vì một số lý do, họ cảm thấy mình chỉ là đại biểu hạng hai ở Mátxcơva, họ so sánh với các đại biểu của Liên minh, nên họ quyết định cách chức Chủ tịch Hội đồng tối cao Liên Xô.

Vị chính trị gia Liên Xô Viktor Alksnis, làm đại biểu Hội đồng Nhân dân Liên Xô từ Cộng Hòa Latvia. Trong đó vị này mô tả "vụ Leningrad" hoàn toàn sai. Ông ta cố mô tả vụ này và ông Kuznetsov cầm đầu như dân tộc chủ nghĩa Nga, cố tạo dựng trung tâm quyền lực riêng và vì thế "bị Stalin bắn".

Đây là chân tướng sự việc: Phát hiện ra nhóm này được Stalin gửi gắm, đào tạo. Phe Đảng đã vu cáo và thủ tiêu họ khi Stalin đi vắng. Tại sao lại Leningrad? Nhóm Putin cũng từ Leningrad, đó là thủ đô cũ của Đế chế Nga, nơi tập trung các tinh hoa đất nước và cũng là nơi gìn giữ truyền thống văn hóa.

Cái chết bất ngờ vào tháng 8 năm 1948 của Andrey Zhdanov khi còn khá trẻ, người mà nhà Stalin là bạn bè và ông tin tưởng, và "vụ Leningrad" sau đó, đã khiến Joseph Vissarionovich suy yếu đáng kể. Ông đặt nhiều hy vọng vào những người kế nhiệm Zhdanov ở Leningrad: Nikolai Voznesensky làm Chủ tịch tương lai của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và Alexey Kuznetsov có thể là lãnh đạo đảng, làm bí thư BCHTW. Nhưng họ đã trở thành nạn nhân của những âm mưu mà đứng sau, cầm đầu là Georgy Malenkov. Từ năm 1947, án tử hình đã được bãi bỏ ở Liên Xô. Tuy nhiên, vào tháng 9 năm 1950, tức là ba ngày trước khi thi hành án đối với nhóm Leningrad, án tử hình đã được phục hồi cho những kẻ phản bội. Khi vắng mặt Stalin, những người này đã bị xử bắn.

Từ những ghi chép mà chúng ta biết rằng vào cuối tháng 12 năm 1950, khi Stalin trở về sau chuyến nghỉ phép ở Kavkaz và hỏi Voznesensky đã tìm được việc làm chưa, đồng đội của ông trả lời rằng anh ta đã thú nhận tội lỗi và bị kết án và bị đưa đi tù đày ở Orenburg, nhưng vì mặc quần áo mỏng, nên sau đó bị cảm lạnh trong xe và chết nhanh chóng trên đường đi. Thực sự là, lúc đầu Stalin thậm chí còn không biết rằng tất cả những người này đều bị bắn và ngay cả những người thân trong gia đình của họ cũng bị bức hại. Có lẽ, sau này, qua giới thân cận, Stalin đã tìm ra toàn bộ bối cảnh của sự việc.

Ở đâu cũng thấy giới CS luôn luôn coi pháp luật như mớ giẻ chùi chân. Khôi phục án tử ko dễ như thế, phải qua Quốc hội hay Hội đồng nhân dân như cách gọi. Đây là kiểu làm trái pháp luật. Năm Khrushchev cầm quyền cũng thế, giao Crimea về Ukraine trái pháp luật, không thông qua Quốc hội!

 

Chúng ta thấy một điều là, ngay cả bây giờ, ai cũng giải thích sự kiện LX sụp đổ trên quan điểm của họ. Vị chính trị gia Liên Xô Viktor Alksnis được làm đại biểu Hội đồng Nhân dân Liên Xô cũng là từ ý tưởng Gorbachev: giải tán Xô viết tối cao, bầu các đại biểu đời mới rất kém kiến thức và chất lượng vào Quốc hội kiểu mới gọi là Hội đồng nhân dân. Sau tất cả, ông Viktor Alksnis mang ý thức hệ tư tưởng cũ, đọc và nghe tài liệu cũ và giả.



- Nhưng UBKC lẽ ra phải ngăn cản họ?

- UBKC - đây là nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng để bảo tồn sự thống nhất đất nước, vì việc ký kết một Hiệp ước Liên minh mới đã được lên kế hoạch vào ngày 20 tháng 8. Đồng thời, theo Hiến pháp, cơ quan quyền lực tối cao là Đại hội Đại biểu Nhân dân, Gorbachev không phải là người quan trọng nhất trong Liên Xô, nhưng Tổ chức chính yếu của đất nước thậm chí lại không được phép thiết lập Hiệp ước Liên minh mới. Chúng tôi, các đại biểu Nhân dân không được biết nội dung của nó, chúng tôi không biết những gì đang được chuẩn bị, và ngay cả Lukyanov, Chủ tịch tối cao, cũng không được thông báo về những gì đang xảy ra ở đó.

 

- Bí ẩn này là vì cái gì?

 

- Tất cả là vì sau khi ký hiệp ước này, Liên Xô sẽ không còn tồn tại. Thực sự, chỉ có các nước cộng hòa Trung Á, Belarus và RSFSR muốn ký nó, Ukraine rất nghi ngờ và cả các nước Baltic, Moldova, Transcaucasia - không ai muốn ký thỏa thuận này. Về mặt pháp lý, việc ký kết Hiệp ước Liên minh đồng nghĩa với việc chấm dứt hiệp ước cũ, trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc ra khỏi Liên Xô.

- Và điều này đã xảy ra vào ngày 20 tháng 8?

- Đúng, nhưng kết quả của tất cả những lộn xộn này xảy ra vào tháng 12 ở rừng Belovezhsky, khi CIS được hình thành.

- Và Gorbachev đã bình tĩnh đón nhận nó?

- Tôi có thể kể cho ông biết tất cả đã xảy ra như thế nào. Nhân kỷ niệm 15 năm ký kết hiệp định Belovezhsky, ông Lukashenko đã mời tôi và một số đại biểu khác của LB Nga đến Belarus, tới rừng Belovezhsky ngắm phong cảnh - nội thất nơi đã ký kết. Chúng tôi được ở trong một khách sạn, một ngôi nhà hai hoặc ba tầng rất khiêm tốn, nơi các thành viên Bộ Chính trị ở lại khi họ đi săn ở khu rừng Belovezhsky, mọi thứ đều rất khiêm tốn, tôi có thể nói rằng nó ở mức Otel 2 sao. Và vì thế tất cả chúng tôi đều đặt ra câu hỏi - tại sao lại như vậy? Và như những người làm việc ở đó (nhân viên phục vụ, an ninh) cho chúng tôi biết, thời đó không có điều kiện để tiếp đón một phái đoàn lớn như bây giờ. Hơn nữa, một số thậm chí phải ngủ trên sàn trong phòng hoặc thay phiên nhau ngủ, bởi vì không có đủ phòng cho tất cả mọi người.

Nhưng chúng tôi được chỉ rõ và giải thích lý do tại sao cuộc gặp gỡ cấp cao như vậy lại diễn ra ở Belovezhsky, mặc dù nơi này không đáp ứng được nhu cầu của những người đến. Người đứng đầu cơ quan bảo vệ chỉ cho chúng tôi: "Các ông có thấy con đường nhựa không? Qua 5 km là biên giới Ba Lan". Tuy nhiên, họ sợ là Gorbachev sẽ thực hiện một số biện pháp nào đó, thì đơn giản là họ sẽ chạy trốn sang Ba Lan.

- Gorbachev có biết về những gì đang được chuẩn bị ở Belovezhsky không?

- Đúng vậy, ở đây có một tình huống rất thú vị - chúng tôi đã nói về điều này với cục trưởng an ninh, thời đó ông ấy là trung úy, và khi chúng tôi nói chuyện thì ông ấy đã là đại tá, và ông ấy đã tận mắt chứng kiến ​​mọi thứ. Khi các phái đoàn đến Belovezhsky, người ta đã biết họ sẽ ký. KGB Belarus đã nhận được bản sao của các tài liệu, và lãnh đạo KGB Belarus đã báo cáo với Gorbachev rằng các lãnh đạo CH này đến và sẽ giải thể Liên bang Xô viết để ông ta ra lệnh điều động "Alpha" đến Belovezhsky, "Alpha" đã bao vây trang trại săn bắn và chờ lệnh bắt giữ những kẻ chủ mưu đưa chúng ra chịu trách nhiệm hình sự.

 

- Còn Gorbachev thì sao?

- Lãnh đạo KGB đã báo cáo tất cả với Gorbachev, và ông ta trả lời rằng không cần phải vội vàng, hãy cân nhắc mọi việc cho thấu đáo, không nên làm cái gì cả, đó là những nhà lãnh đạo của các nước CH, phải đối xử với họ một cách tôn trọng. Hai giờ sau, họ báo cáo lại - bây giờ họ sẽ ký vào nó, sẽ là ngày tàn của Liên Xô, "Alpha" vẫn đang sẵn sàng hành động bắt giữ tất cả. Gorbachev nói: "Không, không, hoàn toàn không. Họ sẽ đến, tôi sẽ nói chuyện với họ, tôi sẽ thuyết phục họ, tôi sẽ cố gắng thuyết phục họ". Làm thế nào để thuyết phục nếu họ đã ký giải thể Liên minh? Ông, Mikhail Sergeevich Gorbachev sẽ không còn là TT Liên Xô. Và ông ta trả lời: “Không cần kịch tính hóa, mọi thứ sẽ ổn thôi, tôi có thể thuyết phục họ rằng không cần phải vội vàng, mọi thứ sẽ ổn thôi”. Vậy thì sao? Thuyết phục? Đó là cách tất cả đã xảy ra...



- Theo ông, có cần thiết phải đưa ra tình trạng khẩn cấp năm 1991?

- Bây giờ chẳng còn ai nói về điều này, nhưng tình trạng khẩn cấp ở Liên Xô lần đầu tiên được lên kế hoạch vào mùa hè năm 1990 ở Baltics, và tất cả điều này đã được Gorbachev đồng ý, các lực lượng đặc biệt và lính dù quân sự bắt đầu được chuyển đến Baltics. Tất cả đã được chuẩn bị để ban bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến tình hình phát triển ở đó. Tôi thậm chí có thể tiết lộ một bí mật như vậy - tôi được đề nghị đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng CH Latvia trong những ngày đó sau khi ban hành tình trạng khẩn cấp. Vậy rồi sao? Gorbachev đã trì hoãn, trì hoãn, đề nghị chờ đợi, không vội vàng. Kéo dài cho đến mùa thu. Vào tháng 11, Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô dự kiến ​​sẽ diễn ra, một tháng trước đó tôi đã nói chuyện tại Xô Viết tối cao và nói thẳng với Gorbachev rằng nếu trước đó ông ta không thực hiện các bước thực sự để cứu đất nước, loại bỏ tình cảnh ly khai, thì tại Đại hội, chúng tôi sẽ đặt vấn đề việc từ chức của ông ta. Điều này sau đó đã gây ra một cú sốc, toàn bộ báo chí dân chủ trở nên cuồng loạn, làm thế nào mà đại tá Alksnis lại đe dọa tổng thống, đưa ông ta ra trước công lý, vân vân, vân vân?

Gorbachev vô cùng sợ hãi, bởi vì ông thực sự thấy phe đối lập đang gia tăng, ngày càng nhiều chỉ trích phát biểu của ông. Ông đã chuẩn bị một dự thảo nghị định về Ban hành tình trạng khẩn cấp trong nước và quả quyết rằng nếu vấn đề từ chức của ông ta được đưa vào chương trình nghị sự tại Đại hội, ông ta sẽ lên bục, ký sắc lệnh này ngay tại đó và nói: "Các đồng chí đại biểu, quý vị có thấy không? Từ chức kiểu gì đây? Bây giờ tôi đã ký sắc lệnh, chúng ta đang tình trạng khẩn cấp, chúng ta cần sự đoàn kết của CQ và nhân dân, không có từ chức như thế, hãy cùng nhau đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng".

Ông ta đã chuẩn bị tất cả và chờ đợi, các đại biểu không dám đặt vấn đề từ chức. Còn khi ông ta nhìn thấy như vậy, ông ta đã xé dự thảo nghị định và mọi thứ tiếp tục.

- Còn những sự kiện diễn ra ở Vilnius và Riga vào tháng 1 với những vụ xả súng thì sao?

- Đó chỉ là sáng kiến ​​của những người sẵn sàng thực hiện bất kỳ mệnh lệnh nào, đột nhiên từ Moskva nói sẽ không có tình trạng khẩn cấp, họ bắt đầu tự hành động và cuối cùng đã nhận được những gì (chỉ đạo) họ đã nhận: tấn công đài truyền hình và các thứ khác. Vào tháng 6, bất ngờ các bộ trưởng công lực, an ninh, quốc phòng, lãnh đạo KGB, nội vụ: Yazov, Kryuchkov, Pugo đến Hội đồng Tối cao và yêu cầu thông báo triệu tập cuộc họp kín. Tại cuộc họp này, họ đã đưa ra đánh giá của mình về tình hình đất nước mà Liên Xô sẽ kết thúc lịch sử nếu cứ tiếp tục như vậy.

Phải thừa nhận rằng điều này đã kích động các đại biểu và một ồn ào nổ ra, các đại biểu yêu cầu ban hành tình trạng khẩn cấp và bắt đầu bỏ phiếu cho một nghị quyết như vậy, nhưng sau đó, trước sự tiếc nuối cay đắng của chúng tôi, vị Chủ tịch Hội đồng Tối cao, Anatoly Lukyanov, mặc dù ủng hộ nhóm “Liên minh” và tôi cũng vậy, lại bắt đầu thuyết phục các đại biểu "đừng vội vàng", ông ta nói sẽ cần đi gặp Gorbachev một lần nữa để thảo luận mọi thứ, hãy hoãn việc thông qua quyết định định mệnh này một vài ngày. Các đại biểu hoãn lại và 2 ngày các bộ trưởng công lực lại đếno, nhưng trong 2 ngày này, họ đã vặn vẹo cánh tay và đã lại nói điều gì đó khác, họ nói - hãy tin tưởng Gorbachev, ông ta vẫn là tổng thống, ông ta sẽ hành động, khi đó chúng ta đừng vội vàng, nhưng sau đó thì một cái gì đó đến - đã quá muộn để làm điều đó.



- UBKC phải là nỗ lực cứu đất nước tuyệt vọng cuối cùng không?

- Đúng, nhưng vấn đề là các thành viên của UBKC, ít nhất là những người được cho là phải hành động, ở đây là Kryuchkov và Yazov, đã không có can đảm sử dụng vũ lực và ban bố tình trạng khẩn cấp. Không ai nói về điều này, nước CH duy nhất mà UBKC giành được là Latvia, xảy ra điều đó vì OMON Riga nổi tiếng (Omon là cảnh sát chống bạo động), chỉ có 200 người từ OMON Riga và chỉ huy của họ là thiếu tá Cheslav Mlynnik, vào sáng ngày 19 tháng 8, ngay sau khi UBKC thông báo rằng họ sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp, họ bắt đầu hành động theo đúng luật về Tình trạng Khẩn cấp và trong vòng 2 ngày, toàn bộ tình hình ở Latvia đã được kiểm soát. Tất cả chỉ cần 200 người từ OMON Riga. Điều đáng chú ý nhất là không một ai dám đi biểu tình, không có đầu trò nào, không có phản đối. Mặc dù cách đó không lâu, Mặt trận Bình dân Latvia đã lãnh đạo hàng ngàn, hàng vạn người hành động nhân dịp độc lập, ly khai khỏi Liên Xô, nhưng ở đây trong 2 ngày rưỡi mọi thứ đã yên ắng.

Còn những lãnh đạo trước đây hét lên về việc ly khai khỏi Liên Xô, về sự chiếm đóng, thì những ngày này bắt đầu gọi cho chỉ huy Quân khu Baltic, Fyodor Kuzmin, và đề nghị  một cuộc gặp cá nhân, họ nói rằng, chúng tôi đã và vẫn ở Những người cộng sản trung thành chủ nghĩa Lenin, mặc dù sự việc là như vậy, nhưng chúng tôi đã sẵn sàng bắt đầu thực hiện mệnh lệnh của Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước, thậm chí chúng tôi đã đóng lệ phí đảng viên. Đúng vậy, họ từng khoe khoang với Kuzmin trước đó rằng họ đã không đóng đảng phí trong 2 năm, kể từ khi ra khỏi CPSU và thậm chí đã đốt thẻ đảng, còn giờ đây họ thấy như thế là không đúng và thậm chí còn tìm thấy nơi để nộp đảng phí. Kinh tởm, nhưng tình huống là như thế. Những kẻ hèn nhát, họ hèn nhát ở hầu hết các nước CH Liên minh.

 

Ví dụ, ở Gruzia, nhà lãnh đạo lúc bấy giờ là Zviad Gamsakhurdia (Chủ tịch Xô viết tối cao Gruzia (1990-1991), TT đầu tiên của Gruzia (1991-1992).) đã bắt đầu thành lập Lực lượng vệ binh quốc gia, lực lượng này bị giải tán cả theo sắc lệnh của TT Liên Xô và yêu cầu của Bộ trưởng an ninh vì Gruzia không có quyền làm điều đó. Nhưng điều này không có tác dụng. Nhưng khi UBKC được tổ chức, Gamsakhurdia đến gặp Chỉ huy Quân khu Transkavkaz và đưa ra trước mặt ông này sắc lệnh giải tán Lực lượng vệ binh quốc gia và ký tên. Ông ta nói đã sẵn sàng giao nộp vũ khí, nên để ở đâu? Kể tên các kho, tôi sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh của Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước. Thế mà ngày nay, truyền thông của chúng ta nói rằng không có ai ủng hộ UBKC, điều đó là không đúng, thực tế là không có gì là chứng cớ.

- Có lệnh nào từ UBKC không?

- Nếu UBKC cho biết cần phải làm gì... Ví dụ, đi dự cuộc mít tinh ủng hộ Liên Xô - mọi người sẽ đi. Hơn nữa, đã có quyết định  Trưng cầu dân ý hồi tháng 3, là thể hiện ý chí cao nhất của người dân, và nó phải được thực hiện. Tôi đã nói chuyện với Kravchenko, người viết cho Đài Phát thanh và Truyền hình Nhà nước Liên Xô, sau tất cả những sự kiện này, ông ấy biết được UBKC sẽ có mặt vào sáng ngày 19. Ông kể - nếu biết sớm hơn một ngày, thì họ đã bắt đầu các hoạt động tuyên truyền tích cực trên đài truyền hình trung ương, tổ chức hội nghị từ xa để thể hiện sự ủng hộ trên toàn quốc đối với các quyết định của UBKC. Nhưng UBKC không nói gì cho họ cả.

- Vậy có sự chuẩn bị nào không?

- Đây là một phác thảo khác: những ngày đó tôi tiếp xúc với KGB Liên Xô, và họ nói với tôi vào ngày 19 tháng 8 tất cả đã được cảnh báo, bị triệu tập và chia thành các nhóm 3-4 người, người đứng đầu được đưa phong bì niêm phong, trong đó có tất cả các tài liệu cần thiết cho việc bắt giữ giam giữ các lãnh đạo. Có nghĩa là, họ sẽ không bị bắt và giam trong hầm Lubyanka hay bị đưa đến Gulag, nhưng họ định làm theo gương Nguyên soái Jaruzelski, người đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở Ba Lan vào những năm 80. Khi đó, ông ấy đem tất cả giới lãnh đạo “Công đoàn đoàn kết” đến nhà nghỉ và nhà điều dưỡng, và giữ họ ở đó vài tuần với lệnh cấm ra ngoài và tiếp xúc với bên ngoài. Và ở đó có tất cả những thứ họ muốn, chỉ cần ngồi chơi và không gây sự. Điều tương tự cũng đã được lên kế hoạch ở Moskva.

Một nhân vật của nhóm nói với tôi: Tôi cần mở phong bì theo lệnh và thực hiện nhiệm vụ nêu ra trong đó. Không một ai dám nói, "Tôi sẽ không làm nhiệm vụ phạm pháp". Tất cả mọi người đều đồng lòng và biết cần phải cứu đất nước. Còn sau ngày 19, họ ở lại qua đêm trong văn phòng trên bàn và ghế, vào ngày 20 cũng vậy, và vào ngày 21 tháng 8, khi các thành viên UBKC bay đến Foros để đầu hàng, một mệnh lệnh đến - ngay lập tức tiêu hủy các phong bì có tài liệu và mọi người đều quên đi sự tồn tại của chúng.

Ở đây tác giả nói là bay đến Foros để đầu hàng. Điều này sai hoàn toàn, Foros là nơi Gorbachev đang nghỉ mát tại Crimea, họ bay đến Foros để đề nghị Gorbachev ban bố lệnh Tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, ông ta tỏ thái độ bất cần. Gorbachev bị cắt liên lạc, nhưng ông ta có đường dây liên lạc khác nên không hề bị cô lập, không hề không nắm được tình hình. Sau khi vô hiệu hóa nhóm UBKC, chính Yelsin bay đến Crimea đón Gorbachev về Mátxcơva.   

Đây là cách “vụ bạo động” của UBKC đã diễn ra.

Và thật là dối trá khi Alpha từ chối tuân lệnh - họ đã sẵn sàng tuân lệnh ngay cả vào đêm trước, ngày 18 tháng 8, khi Yeltsin bay đến từ Kazakhstan, ông ta đang có chuyến thăm viếng, và ở đó Alfa đã đã đợi ông ta tại sân bay. Nhưng họ không nhận được lệnh bắt giữ Yeltsin. Và còn rất nhiều ví dụ như vậy.

Nếu mệnh lệnh được Kryuchkov và Yazov đưa ra, tôi có thể đảm bảo với ông - cả quân đội và KGB, Bộ Nội vụ sẽ thực hiện mệnh lệnh.

 


- Tại sao không ai ra lệnh?

- Bọn họ sợ hãi. Vấn đề là ở đây, tất cả họ đều hiểu tình hình là không rõ ràng từ quan điểm pháp lý, nhưng phe đối lập cũng hành động ngoài khuôn khổ Hiến pháp. Và cuối cùng thì chuyện gì đến, đã đến.

- Trở lại với các ấn bản trước dịp kỷ niệm sự kiện này, có ấn bản cho rằng chính sách dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đã trở thành một điều may mắn thực sự cho toàn thế giới. Nhưng, nếu ông nhìn vào thế giới ngày nay, hóa ra có phải mọi thứ đều không đơn giản như vậy?

- Tình hình thế giới mất ổn định nghiêm trọng. Với sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, thời kỳ hậu chiến kết thúc, mà kết quả của nó đã được ghi nhận trong các hiệp định Yalta, và thời kỳ tiền chiến mới lại bắt đầu, Chiến tranh thế giới thứ ba rất có thể xảy ra. Và sẽ có thể là như vậy, Thế giới lưỡng cực, dựa trên sự cạnh tranh, dựa trên sự đối đầu giữa hai siêu cường Xô-Mỹ ổn định hơn nhiều, an toàn hơn nhiều so với những gì chúng ta đang thấy ngày nay. Ai biết được bằng cách nào Taliban (một tổ chức khủng bố bị cấm) lên nắm quyền ở Afghanistan? Người ta chỉ có thể đoán. Cuộc tiến công về phía đông của NATO với biên giới của Nga sẽ kết thúc như thế nào? Sớm muộn sẽ xảy ra xung đột? Như trường hợp tàu khu trục Anh ở Biển Đen. Thật tốt khi kết thúc như thế này, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một cuộc đối đầu vũ trang bắt đầu?

Do đó, hậu quả sự sụp đổ Liên bang Xô Viết là sự xâm lăng nền văn minh nhân loại từ thời kỳ hậu chiến sang thời kỳ tiền chiến. Và những kẻ không hiểu điều này chỉ có thể hối tiếc.

Tác giả: Alexander Nazarov

30 năm ngày Liên Xô sụp đổ

 Phỏng vấn Sergey Glazyev – cố vấn của TT Putin 13/12/2021

Điều quan trọng đối với tương lai của chúng ta là hiểu được lý do dẫn đến sự sụp đổ của đất nước lớn nhất thế giới. Tại sao ngày nay phần lớn công dân đều hoài niệm về thời kỳ đó? Tại sao chúng ta lại chôn chân 30 năm cùng một chỗ theo nghĩa phát triển kinh tế? Ai là kẻ có tội và liệu có thể tập hợp lại Liên minh một lần nữa hay không? Viện sĩ Sergei Yurievich Glazyev kể về những kẻ chịu trách nhiệm vì sự sụp đổ của Liên Xô và những nhân tố chính đưa đến năm 1991.

 

Câu hỏi: 30 năm đã trôi qua kể từ cuộc đảo chính tháng 8 năm 1991, mở đường cho sự sụp đổ của Liên Xô, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng. Ông có tin rằng đó thực sự là một cuộc đảo chính hay không, và nếu đúng như vậy, thì tại sao nó lại thất bại thảm hại? Tại sao GKChP (ГКЧП - Государственный комитет по чрезвычайному положению, GKChP - Ủy ban tình trạng khẩn cấp nhà nước) lại không bắt giữ Yeltsin và để ông ta diễn vai một cuộc cách mạng dân chủ? Vai trò của Gorbachev là gì?

 

Trả lời: Thật không may, không ai trong số các thành viên của UBKC còn sống và không có ai để trả lời câu hỏi này của cậu. Tôi chỉ có thể trình bày ý kiến ​​chủ quan của mình dựa trên những dữ kiện sau đây.

Hầu như toàn bộ đảng và giới tinh hoa kinh tế của đất nước đã ủng hộ GKChP. Tất cả các ủy ban khu vực của CPSU và hội đồng đại biểu nhân dân đều bày tỏ sự ủng hộ đối với việc bảo tồn Liên Xô và hệ thống XHCN, khi họ gửi điện tín tới Mátxcơva ủng hộ GKChP với yêu cầu chấm dứt tình hình chao đảo và sụp đổ của đất nước. Ở KGB, nơi lãnh đạo là một trong những thành viên của GKChP, có mọi cơ hội và lý do để bắt giữ Yeltsin. Đặc biệt của KGB đã theo dõi mọi hành tung của Yeltsin khi ông ta lái xe từ biệt thự nhà nước đến Nhà Hội đồng Xô viết. Nhưng vấn đề là họ không có ham muốn nắm quyền. Họ không có kế hoạch hành động, không có quyết tâm làm chủ tình hình. Họ không lập kế hoạch đảo chính, họ chỉ tìm cách bảo toàn nhà nước Xô Viết. Khi tuyên bố Tình trạng khẩn cấp và điều quân đến Mátxcơva, họ bay đến chỗ Gorbachev để có một quyết định chính trị. Còn Yeltsin thì đã có một kế hoạch rõ ràng để chiếm đoạt quyền lực và ông ta đã sử dụng từng phút chậm trễ của GKChP để củng cố vị trí của mình.

Tôi biết chắc ông ta và tùy tùng của ông đã run lên vì sợ hãi, khi ngồi trong boongke của Nhà Xô viết đề phòng cuộc tấn công. Trong trường hợp này, họ có một kế hoạch sơ tán khẩn cấp đến Đại sứ quán Mỹ nằm gần đó. Hơn nữa, bên cạnh ông ta là Burbulis và Gaidar, những người sau này đứng đầu chính phủ độc lập đầu tiên của Nga, và chính phủ hiện có của RSFSR, do Silaev đứng đầu, phần lớn đã bỏ trốn. Trong trường hợp này, đã có một kế hoạch sơ tán khẩn cấp đến Đại sứ quán Hoa Kỳ, nằm gần đó. Hơn nữa, ở cùng ông ta là Burbulis và Gaidar, những kẻ sau này là lãnh đạo chính phủ độc lập đầu tiên của Nga, còn chính phủ hiện tại của RSFSR (Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết Nga), do Silaev đứng đầu, phần lớn đã bỏ trốn.

Có lẽ, trước đó GKChP đã bị Gorbachev kích động chính trị. Khi đi nghỉ ở Crimea, ông ta dường như đã đưa ra một mệnh lệnh bất thành văn hoặc đồng ý "siết chặt ốc vít" trong cơ chế lỏng lẻo của nhà nước Xô Viết. Một cái gì đó như là "cố gắng sắp đặt trật tự", ông ta làm cho đám diều hâu xung quanh mình hiểu sẽ được hỗ trợ cho các hành động quyết định của chúng. Cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng ai là lãnh đạo, ai truyền cảm hứng cho GKChP.

Một số thành viên của nó, chẳng hạn như Starodubtsev hay Baklanov, đã được đưa vào "làm đồng đội". Starodubtsev nói rằng họ đã gọi ông anh ta một ngày trước đó và yêu cầu ông ta "nói chuyện với quần chúng". Không ai trong số các thành viên GKChP thể hiện ý chí chính trị để đưa ra quyết định sử dụng vũ lực chống Yeltsin và những người ủng hộ ông ta, là giới những kẻ đã nắm bắt sáng kiến ​​và trên thực tế, khi đó đã tập hợp được vài nghìn người ủng hộ họ xung quanh Nhà Xô Viết, thực ra chính họ đã bắt đầu một cuộc đảo chính nhà nước. Bất ổn bắt đầu trong quân đội, một số chỉ huy quân sự cử đến Mátxcơva bắt đầu tìm đến Yeltsin. Các thành viên của GKChP đợi một quyết định chính trị từ Gorbachev, ông ta vì một số lý do trước đó đã bị giam lỏng tại dinh thự của mình ở Crimea. Gorbachev, khi biết rằng một đám đông các nhà hoạt động ủng hộ Yeltsin đã tụ tập ở Mátxcơva, nơi không thể giải tán nếu không có nạn nhân, đã sợ hãi và cáo buộc các thành viên GKChP âm mưu chiếm đoạt quyền lực. Yeltsin đã tận dụng sự thiếu quyết đoán của ông ta và tuyên bố mình là người chiến thắng và là vị cứu tinh của nền "dân chủ" mới nổi. Ông ta chiếm lấy vai trò lãnh đạo và bắt đầu nắm quyền một cách nhanh chóng.


Câu hỏi: Vai trò của các cơ quan tình báo Mỹ và/hoặc các cơ quan nước ngoài khác trong các sự kiện năm 1991 và nói chung là trong quá trình khởi động và sau đó của perestroika?

 

Trả lời: Không thấy có sự tham gia trực tiếp của cơ quan tình báo Mỹ hay các quốc gia khác trong sự kiện năm 1991. Tuy nhiên, giám đốc CIA P. Schweitzer khi đó viết trong cuốn sách của mình "Victory" như một sự xác thực, vai trò của họ là quyết định. Nếu không có chính sách nhất quán phá hoại nhà nước Xô Viết của các cơ quan tình báo Mỹ, sự sụp đổ của Liên Xô có lẽ sẽ không xảy ra. Trong cuốn sách này, lãnh đạo CIA thừa nhận có một kế hoạch làm sụp đổ Liên Xô, được họ phát triển theo các chỉ đạo trực tiếp của TT Mỹ R. Reagan.

Các sự kiện nổi bật nhất tiến hành theo kế hoạch này cũng đã được biết rõ: bắn rơi máy bay chở khách Hàn Quốc vi phạm không phận Liên Xô, dẫn đến việc sa thải lãnh đạo lực lượng vũ trang chống chính sách của Gorbachev. Tiếp đến, chuyến bay ngạo nghễ qua lãnh thổ của Liên Xô với hạ cánh trên Quảng trường Đỏ của Rust, sau đó là cuộc thanh trừng thành phần lãnh đạo quân đội. Hành động khiêu khích tại Baltic và Caucasus, thổi phồng hận thù sắc tộc và khuyến khích ly khai - CIA đứng đằng sau tất cả điều này. Thành công lớn nhất của các cơ quan tình báo Mỹ là việc thu phục được Yeltsin. Hôm qua, tại trụ sở của Viện Dân chủ Quốc gia về các vấn đề quốc tế (National Democratic Institute - NDI) tại Washington, có thể nhìn thấy một triển lãm thường trực thú vị các "thành tựu" của viện này trong việc đảm bảo cho cuộc bầu cử của Yeltsin làm TT RSFSR vào năm 1991. Trong thực tế, toàn bộ chiến dịch tuyên truyền, các ấn phẩm tờ rơi, việc chuẩn bị các bài báo, PR của đồng sự Yeltsin là được thực hiện bởi các cố vấn Mỹ. Tâng bốc và tôn vinh Gorbachev trong mọi cách có thể, người Mỹ đã chuẩn bị một cú đánh ở phía sau, trong khi nuôi dưỡng Yeltsin giành chính quyền vào mùa thu năm 1991.

 

Câu hỏi: Dự án của Gorbachev và các cố vấn của ông ta theo đuổi các mục tiêu như thế nào khi họ tuyên bố perestroika và glasnost?

 

Trả lời: Như bây giờ đã rõ ràng, các đặc vụ Mỹ, mà trên hết là Yakovlev và Shevardnadze, đã liên tục dẫn dắt Gorbachev đến thảm họa. Khi tận dụng sự phù phiếm đáng kinh ngạc của ông ta, họ đã truyền cảm hứng cho ông ta với những ý tưởng đơn giản về dân chủ hóa và công khai, họ tạo ra trong ông ta sự sùng bái Đấng cứu thế, được thiết kế để dẫn dắt Liên Xô đến con đường phát triển trụ cột của nhân loại. Những khẩu hiệu rỗng tuếch "chủ nghĩa xã hội với khuân mặt người", "dân chủ hơn, chủ nghĩa xã hội hơn", "Perestroika" là nhằm che đậy mưu toan cho mình và mồi lửa vào ý thức công chúng. Gorbachev đặc biệt ấn tượng về những chuyến đi long trọng của ông ta đến các nước phương Tây, nơi ông được chào đón như một anh hùng vĩ đại nhất của thời đại. Ông ta tưởng tượng mình là một Đấng tiên tri đang cứu thế giới khỏi thảm họa. Bằng một số thủ đoạn, ông ta đã tiến hành cuộc thanh trừng nhân sự trong các cơ quan trung ương đảng, thu hút phần lớn phe cánh ủng hộ ông ta. Việc bầu ông ta vào Bộ Chính trị đã được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kỷ niệm như một chiến thắng xuất sắc của họ. Nhưng là một kẻ ít học và không có ý tưởng, ông ta không thể trình bày một chiến lược mạch lạc, mà ý tưởng được cố vấn trưởng kiêm điệp viên Mỹ Yakovlev dẫn dắt.

 

Câu hỏi: Những sai lầm chính, giả sử có của cải cách là gì, và tại sao họ lại mắc phải những sai lầm đó? Có cách nào khác để cải tổ Liên Xô và "khối xã hội chủ nghĩa" không?

 

Trả lời: Tất nhiên, có một cách khác để cải tổ Liên Xô, mà đã được thể hiện một cách xuất sắc bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc, đảng vừa kỷ niệm 100 năm thành lập. Lúc đầu, chính phủ Liên Xô đi theo con đường này, mở rộng quyền tự do của các doanh nghiệp nhà nước, tạo ra thay vì tập trung vào các bộ, và khuyến khích các hợp tác xã và tinh thần kinh doanh khoa học-kỹ thuật. Nhưng chủ nghĩa giáo điều trong tư duy của giới lãnh đạo đảng đã cản đường. Họ tuân thủ một cách thiêng liêng nguyên tắc của chủ nghĩa Marx-Lenin về sở hữu nhà nước đối với tư liệu sản xuất và ngăn chặn sự bóc lột sức lao động của tư bản tư nhân. Do đó, thay vì phát triển có hệ thống các quan hệ thị trường, thì các qui định viển vông đã được tạo ra để phá hoại cơ chế kinh tế của Liên Xô: bầu cử giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, thành lập các hợp tác xã có quyền tự do định giá bán sản phẩm, và mở rộng các cơ quan quản lý nền kinh tế. Kết quả là, sự hỗn loạn ngày càng tích tụ: dòng tiền từ mạch lưu thông không tiền mặt sang tiền mặt gia tăng như tuyết lở trong tình trạng thiếu hàng tiêu dùng; việc bầu các giám đốc dẫn đến việc tăng lương một cách bất hợp lý, làm tăng nhu cầu và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt. Sự mất cân bằng ngày càng tăng đã dẫn đến gián đoạn quá trình tái sản xuất và làm xói mòn các chu trình trong quản lý nền kinh tế quốc dân.

 

Câu hỏi: Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi khối xã hội chủ nghĩa và Liên Xô bị phá tan và sự ra đời của quan hệ sản xuất, phân phối tư bản chủ nghĩa và kiến ​​trúc thượng tầng "văn minh", "ý thức hệ" tương ứng. Ông nhìn nhận triển vọng hiện nay đối với Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như thế nào?

 

Trả lời: Cải cách thị trường theo mô hình "liệu pháp sốc" hóa ra lại là một thảm họa kinh tế đối với Nga và các nước cộng hòa cũ khác của Liên Xô. Sản xuất giảm một nửa, đầu tư tăng gấp 5 lần và thu nhập của hầu hết người dân giảm xuống dưới mức nghèo khổ. Nghiện rượu và ma túy gia tăng mạnh, bệnh xã hội bắt đầu bùng phát. Tổng thiệt hại về nhân khẩu học chỉ riêng ở Nga đã lên tới khoảng 12 triệu người. Sự bất bình đẳng xã hội kỳ quái đã chia xã hội thành các giai cấp đối kháng. Đất nước đã bị biến thành bán máu cho các nước phương Tây: xuất khẩu tư bản từ lãnh thổ của Liên Xô cũ đã vượt quá 2.000 tỷ đô la, chảy máu chất xám lên tới hàng trăm nghìn chuyên gia trình độ cao, hàng tỷ tấn tài nguyên thiên nhiên không thể tái sản xuất bị đưa ra nước ngoài. Hầu hết các ngành công nghiệp sử dụng nhiều khoa học đã không còn tồn tại.

 

Trong ba mươi năm hậu Xô Viết, hoạt động kinh tế hầu như chưa đạt đến trình độ Liên Xô với sự xuống cấp của cơ cấu kinh tế, khối lượng đầu tư vẫn chỉ bằng một nửa. Có hai triển vọng để phát triển: hoặc tiếp tục suy thoái ở ngoại vi của chủ nghĩa tư bản Âu- Mỹ, hoặc phát triển nhanh hơn dựa trên một trật tự kinh tế thế giới và công nghệ mới theo mô hình CHND Trung Quốc. Trong trường hợp thứ hai, khả năng phát triển vượt bậc của nền kinh tế Nga với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 10% / năm vẫn còn. Nhưng để làm được điều này, cần phải phục hồi hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đặt mối quan hệ thị trường vào nhiệm vụ nâng cao đời sống của người dân, điều chỉnh chính sách tiền tệ vào các mục tiêu tăng đầu tư và sản xuất, đưa ra một hệ thống thuế lũy tiến, ngăn chặn tình trạng tháo chạy của tư bản, phi hạt nhân hóa nền kinh tế, triển khai hệ thống hoạch định chiến lược dựa trên quan hệ đối tác công tư.

 

Câu hỏi: Có mối quan hệ nhân quả nào giữa sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và sự sụp đổ của Liên Xô? Ông có cho rằng việc tái hòa nhập không gian hậu Xô Viết là có thể dưới thời chủ nghĩa tư bản?

 

Trả lời: Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một thực tế hiển nhiên, giống như vai trò lãnh đạo của Liên Xô trong việc hình thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới bao gồm 1/3 thế giới. Mô hình chỉ đạo kế hoạch hóa tập trung ra đời do hoàn cảnh khách quan, cho phép Liên Xô giành chiến thắng trong WW-2 trước kẻ thù có tất cả các nguồn lực của châu Âu. Hệ thống quản lý này hóa ra là một cơ chế hiệu quả hơn nhiều so với mô hình công ty tư bản chủ nghĩa của Đệ tam Đế chế. Và nó vẫn hoạt động hiệu quả hơn chủ nghĩa tư bản châu Âu cho đến khi tiến bộ khoa học và công nghệ thành nhân tố chính tăng trưởng kinh tế. Sự thiếu cạnh tranh đã kìm hãm các quá trình đổi mới ở Liên Xô, dẫn đến hậu quả ngừng đa dạng về công nghệ của nền kinh tế Liên Xô và sự tụt hậu ngày càng tăng về trình độ kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân.

Về mặt lịch sử, sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản diễn ra sau khi Liên Xô sụp đổ, vì vậy mối quan hệ hoàn toàn ngược lại. Sự từ chối hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa dẫn đến sự sụp đổ của Đảng Cộng sản cầm quyền và sự xói mòn nhanh chóng sau đó của hệ thống hành chính công, kết thúc bằng sự sụp đổ đất nước và sự phát triển nhanh chóng của tội phạm kinh doanh dựa trên việc cướp bóc tài sản của nhà nước.

Sự tái hòa nhập không gian hậu Xô Viết đang diễn ra dưới hình thức một thị trường chung. Ngày nay, cơ quan siêu quốc gia, Ủy ban Kinh tế Á-Âu là cơ quan quản lý duy nhất có các chức năng quản lý được xác định bởi Hiệp ước về Liên minh Kinh tế Á-Âu. Không giống như EU, mà tôi định nghĩa là một đế chế quan liêu, ở Liên minh Á-Âu, mọi quyết định đều được thực hiện bằng sự đồng thuận với sự tôn trọng hoàn toàn đối với chủ quyền quốc gia.

 

Câu hỏi: Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, chính phủ Mỹ đang thực hiện một số bước để thoát khỏi chủ nghĩa tân tự do. Theo ông, Nga và Mỹ có thể tìm thấy các lợi ích khác nhau trong khuôn khổ quá trình đàm phán các bên?

 

Trả lời: Tôi quan sát những gì đang diễn ra qua lăng kính của sự thay đổi cơ cấu kinh tế thế giới. Cơ cấu kinh tế thế giới đế quốc đang trở thành dĩ vãng - sau khi Liên Xô sụp đổ, sự thống trị toàn cầu của Mỹ cũng chấm dứt. Nó đang được thay thế bằng một cơ cấu kinh tế toàn thế giới - với hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, sự khôi phục luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền quốc gia, nền kinh tế thị trường được điều tiết vì lợi ích của xã hội, trong đó lợi ích cá nhân được đặt lên hàng đầu vì mục tiêu ngày càng cao của nhân dân. phúc lợi và xây dựng xã hội hài hòa. Giới tinh hoa cầm quyền của Mỹ đang chống lại quá trình này bằng cách phát động một cuộc chiến tranh thế giới hỗn hợp chống lại Trung Quốc, Nga, Iran, Cuba và các nước khác không do họ kiểm soát. Trong cuộc chiến này, họ đang cố gắng huy động các nguồn lực của mình, với lý do là chống chọi đại dịch, họ đang tăng cường kiểm soát xã hội và tăng cường phát hành tiền.

Khi làm như vậy, họ củng cố quyền lực của giới tài phiệt, tổ chức tuyên bố chủ nghĩa tự do để che đậy mong muốn thống trị thế giới. Trên thực tế, giới tài phiệt quyền lực Mỹ đang nỗ lực hướng tới việc thiết lập chính phủ một thế giới, vì lo ngại về đại dịch, khí hậu nóng lên và các mối đe dọa khác đối với nhân loại. Họ đang vội vàng làm điều đó trước sự sụp đổ không thể tránh khỏi của hệ thống tài chính đô la.

 

Câu hỏi: Chúng ta đã được dạy phải coi sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên như một thể toàn vẹn tự tái tạo. Thực tiễn quản lý thiên nhiên trong thực chất bành trướng của quản lý tư bản chủ nghĩa cho thấy ngược lại, nó bác bỏ những ý kiến ​​đã được xác lập về khả năng cân bằng vô hạn giữa tốc độ tiêu dùng ngày càng tăng và khả năng phục hồi chất lượng môi trường sống. Liệu chúng ta có thể đương đầu với những thách thức về môi trường trong bối cảnh này không?

 

Trả lời: Các giới hạn sinh thái của tăng trưởng kinh tế luôn bị vượt qua bởi cuộc cách mạng công nghệ và quá trình chuyển đổi sang một trật tự công nghệ mới. Đây chính xác là những gì đang diễn ra ở thời điểm hiện tại. Sự phổ biến nhanh chóng của mô hình công nghệ mới nền tảng - một phức hợp bao gồm công nghệ nano, kỹ thuật sinh học, thông tin và truyền thông, công nghệ kỹ thuật số - kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ về hiệu quả của các hoạt động sản xuất, bao gồm giảm tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu, và do đó giảm tải môi trường. Các lĩnh vực hàng đầu của mô hình công nghệ mới là năng lượng mặt trời và năng lượng gió, đang thay thế hydrocacbon. Các ngành lớn nhất là y tế, giáo dục, khoa học và văn hóa, cùng với nhau trong tương lai gần sẽ chiếm hơn một nửa tỷ trọng sử dụng GDP. Đây là những ngành mà nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Bản chất nhân đạo này của trật tự công nghệ mới chắc chắn sẽ hạn chế quyền tự do của tư nhân và phụ thuộc vào sự vận động của nó đối với lợi ích của toàn dân. Điều này cũng sẽ được tạo điều kiện thuận lợi bởi cuộc cách mạng thông tin trong lưu thông tiền tệ - việc chuyển đổi sang các loại tiền kỹ thuật số quốc gia, việc lưu thông của chúng sẽ được kiểm soát bởi các ngân hàng trung ương.







CÁI BÓNG CỦA STALIN

Lịch sử bảo vệ nhà nước gắn chặt với số phận của nhà nước hiện đại - nước Nga, vương quốc Matxcơva, Đế quốc Nga, Liên bang Xô viết và nước Nga ngày nay. Một trong những người có thể được coi như "cha già" của FSO chính là tướng Nikolai Vlasik – một cái bóng của Stalin.

Vào ngày 25 tháng 12 năm 1946, hai cơ quan an ninh, cũng như Văn phòng Tư lệnh Điện Kremlin ở Matxcơva, được hợp nhất thành Cục An ninh TW (GUO) của Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô, do Trung tướng Nikolai Sidorovich Vlasik (1896-1967) đứng đầu.

Vài nét về tiểu sử của tướng Vlasik: Tham gia Thế chiến I với huân chương Thánh George; phục vụ trong Trung đoàn bộ binh số 167 Ostroh. Sau khi bị thương, Vlasik được thăng cấp hạ sĩ quan. Vào những ngày của tháng 10, ông sang phe chính quyền Liên Xô.

Tháng 11 năm 1917, Vlasik vào cảnh sát Matxcơva. Từ tháng 2 năm 1918, vào Hồng quân và tham gia các trận đánh ở Mặt trận phía Nam gần Tsaritsyn rồi bị thương. Vào mùa thu năm 1919, Vlasik chuyển sang Cheka, nơi ông làm việc dưới sự giám sát trực tiếp của Dzerzhinsky tại văn phòng trung tâm ở Lubyanka.

Nikolai Vlasik là vệ sĩ riêng của Stalin trong nhiều năm và giữ chức vụ này lâu nhất. Sau khi trở thành người bảo vệ Stalin vào năm 1931, ông không chỉ trở thành người đứng đầu bộ phận này mà còn thiết lập nó thành tổ chức đặc biệt mạnh mẽ.

Sau cái chết bi thảm của Nadezhda Alliluyeva – vợ Stalin, Vlasik cũng là một trong những người thầy của các đứa con Stalin và thực tế đã đảm nhận vai trò của một quản gia.

Năm 1952 Nikolay Vlasik bị bắt. Ông đã bị tước danh hiệu và các giải thưởng nhà nước. Ông bị kết án mười năm.

Cần nói thêm là, đây không phải là lần đầu Vlasik bị bắt. Nỗ lực đầu tiên bắt giữ Vlasik diễn ra vào năm 1946 - ông bị buộc tội ý định đầu độc nhà lãnh đạo. Nhưng sau đó, đích thân Stalin phân loại lời khai của một trong các sĩ quan MGB và phục hồi chức vụ cho Vlasik. Vlasik bị bắt vào ngày 16 tháng 12 năm 1952, liên quan đến các bác sĩ vì "điều trị cho các thành viên lãnh đạo và chịu trách nhiệm về sự không thỏa đáng của các chuyên gia". Cho đến ngày 12 tháng 3 năm 1953 (Stalin chết ngày 5 tháng 3), Vlasik bị thẩm vấn hầu như hàng ngày, chủ yếu là về vấn đề các bác sĩ. Sau đó, một cuộc kiểm tra phát hiện ra rằng các cáo buộc chống lại nhóm bác sĩ là sai sự thật. Tất cả các giáo sư và bác sĩ đã được trả tự do. Tuy nhiên, Vlasik tiếp tục bị giam giữ để điều tra theo 2 hướng: tiết lộ thông tin mật và trộm cắp tài sản.

Cho đến 1956, theo sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao, Vlasik được ân xá và xóa án tích, nhưng không được phục hồi quân hàm và giải thưởng.

Năm 1990, nhờ nỗ lực của Tướng quân đội Mikhail Barsukov - người đứng đầu Tổng cục An ninh Liên bang Nga và Giám đốc FSB Nga trong những năm 1990, Nikolai Sidorovich Vlasik được phục hồi hoàn toàn danh dự.

Câu chuyện dưới này là bài báo của Mikhail Ivanovich Barsukov trên tạp chí Spetsnaz và Razvedchik của Nga.


VÒNG ĐẦU

Trong sự hối hả và nhộn nhạo của thời 1990-2000, tất nhiên, tôi không nghĩ về lịch sử, về quá khứ - và tôi không thắc mắc về sự phục hồi của một ai đó. Khi đó, tôi được phân công vào bộ máy của Hội đồng An ninh Liên bang Nga, đứng đầu thanh tra quân đội.

Năm 1997, tôi được Hội Cựu chiến binh - "Kremlinites" tiếp cận với đề nghị tiếp một đoàn cựu chiến binh tham gia Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Đúng giờ đã định, đại diện của Hội Cựu chiến binh, đứng đầu là Chủ tịch Ivan Semyonovich Bulyshev, đã đến cuộc họp của tôi.

Các đồng chí CCB đã đề nghị giúp đỡ và ủng hộ việc minh oan cho Cục trưởng Cục An ninh TW (GUO) thuộc Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô, đồng chí Vlasik Nikolai Sidorovich.

Sự khởi đầu của tiểu sử mới tướng Vlasik từ tháng 6 năm 1927, khi ông được gọi về sau kỳ nghỉ và được cử làm lãnh đạo cơ quan an ninh đặc biệt của điện Kremlin, các nhà lãnh đạo đảng và chính phủ, và cá nhân đồng chí I.V. Stalin. Khi đó, việc bảo vệ lãnh đạo của đảng và chính phủ được thực hiện bởi các nhân viên an ninh đặc biệt dưới sự lãnh đạo của A. Belenky. Cục bảo vệ đặc biệt từ năm 1920 hoạt động cho đến 1927.

Vào ngày 8 tháng 6 năm 1927, theo quyết định của Bộ Chính trị BCHTW, một ủy ban được thành lập để tăng cường bảo vệ các cơ quan trung ương và các nhân vật lãnh đạo. Điều này gây ra bởi một số cuộc tấn công khủng bố nhằm vào các đại diện của chính phủ Liên Xô ở cả trong và ngoài nước. Cho đến ngày 10 tháng 6 năm 1927, để đảm bảo an toàn cá nhân cho 14 lãnh đạo của đảng và chính phủ từ một phân đội đặc biệt của OGPU, các sĩ quan đã được chỉ định - mỗi người một người bảo vệ.

I.V. Stalin, người được bầu làm Tổng thư ký BCHTW năm 1922 và được một sĩ quan của Cheka, Yusis Ivan Frantsevich bảo vệ theo chỉ thị cá nhân của Vyacheslav Menzhinsky.

Bản thân Vlasik mô tả sự khởi đầu của hoạt động của mình như sau: “Cùng với Yusis, chúng tôi bắt xe và đến dacha nơi I.V. Stalin nghỉ cuối tuần, ở đó ông có một mình. Không có khăn trải giường, không bát đĩa, và I.V. Stalin ăn bánh mì mang từ Matxcơva đến”.

Vlasik không chỉ đảm nhận công tác an ninh mà còn đảm nhận cả việc sắp xếp sinh hoạt cho Stalin. Ông cử một đầu bếp và một phụ nữ dọn dẹp đến dacha; nguồn cung cấp thực phẩm được lấy từ trang trại nhà nước gần nhất. Một đường liên lạc điện thoại được kéo đến nhờ Vlasik.

Theo thời gian, Vlasik đã tạo ra một hệ thống dacha ở khu vực Matxcơva và miền nam đất nước, nơi có các nhân viên được đào tạo bài bản sẵn sàng tiếp đón nhà lãnh đạo Liên Xô.

Năm 1933, I.V. Stalin định cư tại dacha Blizhnyaya ở Volynskoe (Kuntsevo), nơi ông sống cho đến khi qua đời vào năm 1953.

Vlasik đã tăng cường đáng kể việc bảo vệ I. V. Stalin - cả về số lượng và chất lượng. Ông đã phát triển các biện pháp an ninh cho lãnh đạo hàng đầu nhà nước trong các chuyến công tác khắp đất nước, các sự kiện chính thức và các cuộc họp quốc tế. Ông vạch ra các phương án để di chuyển trong đoàn xe, nơi chỉ có nhân viên mới biết "Sếp" đang ở đâu.

Chính Stalin đã ca ngợi Vlasik hơn một lần vì “sự khéo léo của người Belarus”. Phương pháp bảo vệ như vậy, khiến "Chủ nhân" hài lòng. Đó là nói về một đoàn xe: một đội gồm 10 đến 15 chiếc hoàn toàn giống hệt nhau rời khỏi Điện Kremlin, Stalin đang ngồi một trong số đó, và phần còn lại, như họ viết trong báo cáo, "có gương mặt giống với ông ấy".

 

Trong những năm sau đó, Vlasik từ một vệ sĩ bình thường trở thành tướng lãnh đạo một cơ cấu khổng lồ không chỉ chịu trách nhiệm về an ninh mà còn cả cuộc sống của những lãnh đạo hàng đầu nhà nước.

Trong Chiến tranh Vệ quốc, Vlasik tham gia vào việc sơ tán chính phủ, các thành viên của các đoàn ngoại giao và các ủy viên nhân dân. Không chỉ di chuyển, mà còn phải đặt ra và tổ chức bảo vệ. Vlasik cũng là người phụ trách an ninh tại cuộc duyệt binh Quảng trường Đỏ ngày 7/11/1941.

Trong những năm khắc nghiệt đó, Vlasik chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh tại các hội nghị của nguyên thủ các nước tham gia liên minh chống Hitler. Ông thực hiện nhiệm vụ của mình một cách thành công, giải thưởng - ba Huân chương Lenin và Huân chương Kutuzov I mà ông nhận được một cách xứng đáng.

Năm 1946, Trung tướng Vlasik trở thành Cục trưởng Cục An ninh TW của Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô, một cơ quan có ngân sách hàng năm 170 triệu rúp và đội ngũ nhân viên lên tới hàng nghìn người.

Ông không tranh giành quyền lực, nhưng cũng gây ra một số lượng lớn kẻ thù. Quá thân thiết với Stalin, NS Vlasik có cơ hội tạo ảnh hưởng để tiếp cận với người hàng đầu, và từ chối cơ hội như vậy đối với một số ai đó.

Lavrenty Beria rất muốn loại bỏ Vlasik. Bằng chứng làm hại vệ sĩ của Stalin được thu thập một cách cẩn thận, dần dần từng giọt một làm suy giảm lòng tin của nhà lãnh đạo đối với Vlasik.

 

Năm 1952, theo nghị quyết của Bộ Chính trị BCHTW, một ủy ban được thành lập để kiểm tra hoạt động của Cục An ninh TW. Sự thật được tiết lộ rất khó chịu, nhưng trông khá hợp lý: các nhân viên bảo vệ và nhân viên phục vụ của các dachas đặc biệt đã bỏ trống vị trí trong nhiều tuần, uống rượu và ăn trộm thực phẩm. Các nhân chứng sau đó khai, họ khai rằng bản thân Vlasik không phản đối việc làm như thế.

 

Họ nhớ ra vụ "buôn lậu" của Vlasik sau hội nghị Potsdam. Trong toa tàu gắn lò sưởi cho các nhân viên hàng đầu của Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô, bò đực, bò cái và một số ngựa được chuyển thẳng đến quê hương nhỏ bé của Vlasik - ngôi làng Bobynichi, vùng Grodno. Theo bản thân Vlasik, đó là sự "đền bù" cho em gái ông, Olga, người bị quân Đức đốt nhà.

Chỉ riêng ở vùng Grodno, 19 khu dân cư bị đốt phá, máu và lửa khủng khiếp và nơi nào cũng có những câu chuyện bi thảm riêng...

Hoặc một tình tiết như vậy: trong nhà Vlasik có khoảng 15 chiếc máy ảnh. Thực tế là Vlasik rất thích chụp ảnh và thường chụp Stalin. Vì vậy, khi biết "sở thích" này, họ đã tặng ông những chiếc máy ảnh mới với hy vọng được thu xếp công việc. Có thể 15 quá mức cần thiết, nhưng không phải là một tội ác.

***

Tại sao Stalin đột ngột bỏ rơi Vlasik, người đã trung thành và tận tụy phục vụ ông trong 20 năm?

Thứ nhất, có thể là do Stalin nảy sinh nghi ngờ. Thứ hai, có thể ông coi hành động của Vlasik là tội lỗi nghiêm trọng. Thứ ba, có lẽ Stalin đã bắt đầu “sắp xếp” các lãnh đạo trẻ. Và với người cũ, ông nói: "Đã đến lúc thay đổi các anh".

 

Năm 1951, I.V. Stalin nói: "Chekist có hai con đường: thăng tiến và con đường thứ hai là vào tù". Điều này đã xảy ra với Vlasik.

Theo lời Nadezhda, con gái Vlasik, cha cô “chỉ đơn giản là ngăn không cho Beria đến gặp Stalin, bởi vì cha đã không để ông ấy chết. Nhưng ông đã không đứng đợi 24 giờ trước cửa, như một người lính gác đứng đó vào ngày 1 tháng 3 năm 1953, khi Stalin "thức dậy".

 

BỊ BẮT VÀ ĐÀY ẢI

Tháng 4 năm 1952, Trung tướng Vlasik bị cách chức và được biệt phái vào Bộ Nội vụ với chức vụ Phó trưởng khu Bazhenov ở thành phố Asbest thuộc Ural. Và ngày 16 tháng 12 năm 1952, ông bị bắt giam.

 

Thời gian khó khăn đã đến với Vlasik. Các nhà điều tra Rodionov và Novikov đã xử lý vụ việc có phần thiên vị. Ông bị cáo buộc phạm tội với lời tuyên bố của bác sĩ Lydia Timashuk, vị này cũng buộc tội phá hoại với các giáo sư Yegorov, Vovsi, Vinogradov (những người điều trị cho các lãnh đạo hàng đầu nhà nước), còn Vlasik thì đã bỏ qua sự vụ.

Trong khi chính Vlasik đã báo cáo với Stalin rằng không có lý do gì để tin tưởng Timashuk. Trong nhiều tháng, Vlasik bị thẩm vấn, biệt giam và không được phép ngủ. Nhưng ông vẫn đứng vững. Ông không nhận tội âm mưu và hoạt động gián điệp.

Sau cái chết của Stalin, "vụ án các bác sĩ" được đóng lại. Tất cả các bị cáo đã được trả tự do, ngoại trừ Vlasik. Beria, người bị cô lập, sau đó bị bắt và bị xử chết vào tháng 6 năm 1953, đã không giúp Vlasik được tự do.

 

Cáo buộc “sử dụng vị trí công vụ của mình trong các tình huống đặc biệt nghiêm trọng” đối với Vlasik vẫn tiếp tục. Ngoài ra, ông còn bị buộc tội suy đồi đạo đức và có những mối quan hệ khó hiểu.

 

Bản án ngày 17 tháng 1 năm 1955 của Tòa án quân sự tối cao tuyên: "có tội", họ kết án theo Điều 193-17 khoản b, của Bộ luật Hình sự RSFSR mười năm tù, tước quân hàm tướng và các giải thưởng nhà nước.

 

Vào tháng 3 năm 1955, thời hạn tù được giảm xuống còn 5 năm. Thi hành án ở Krasnoyarsk, Vlasik tiếp tục chiến đấu. Ông viết thư cho BCHTW, cho các lãnh đạo chính phủ, và cho cá nhân Nguyên soái Voroshilov.

Vào ngày 15 tháng 12 năm 1956, một nghị quyết của Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao ân xá cho Vlasik cùng với việc xóa án tích. Nhưng quân hàm và giải thưởng đã không được trả lại cho ông. Trở về Matxcơva, ông gần như không còn gì. Tài sản bị tịch thu, một căn hộ biệt lập đã thành chung cư. Ông gõ cửa các công sở, viết thư cho ban lãnh đạo đảng và chính phủ, xin phục hồi chức vụ đảng nhưng bị từ chối khắp nơi. Năm 1960, ông xoay sở để gần như có được quyết định phục hồi đảng của Ủy ban Kiểm soát Đảng. Nhưng Ủy ban Trung ương của CPSU (b) đã không chấp thuận ý kiến ​​của Ủy ban Kiểm soát Đảng.

Nikolai Sidorovich Vlasik mất ngày 18/6/1967. Được chôn cất tại nghĩa trang Donskoy ở Matxcơva. Vợ ông, Maria Semyonovna, qua đời năm 1996. Con gái nuôi của ông - Nadezhda Nikolaevna Vlasik-Mikhailova (con của chị gái Vlasik - Olga) còn sống để chứng kiến sự minh oan và phục hồi cho cha.


MINH OAN

Nhiều cựu chiến binh phục vụ dưới sự chỉ huy của Vlasik, có những người phục vụ ở các bộ phận khác, nhưng biết và nghe ý kiến ​​về Vlasik, vì họ cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ bảo vệ các đồng chí lãnh đạo đảng và chính quyền. Các cựu chiến binh nhớ lại thời điểm đó, các tình huống, các trích dẫn phục vụ của họ. Họ bày tỏ thái độ chung và mong muốn trả lại danh dự cho người lãnh đạo cũ.

 

Chúng tôi đồng ý rằng, các cựu chiến binh sẽ viết đơn đề nghị phục hồi danh dự cho Tướng Vlasik, gửi lên Tổng công tố viên và Tòa án tối cao Liên bang Nga. Tôi hứa sẽ cung cấp tất cả các hỗ trợ và ủng hộ có thể, phối hợp nỗ lực chung, hỗ trợ kỹ thuật và pháp lý cần thiết theo yêu cầu này.

 

Chúng tôi đồng ý rằng, tôi sẽ tiến hành đàm phán sơ bộ về vấn đề này tại Văn phòng Công tố viên Quân sự. Nó là cần thiết để giải quyết vấn đề này trên nguyên tắc. Tôi đã có cuộc gặp với Trưởng Công tố Quân sự, Tướng Yury Georgievich Demin. Trong cuộc họp, đã đạt được thỏa thuận về việc tổ chức việc khôi phục cho Vlasik.

Nhóm công tác hoạt động được gần hai năm. Các tài liệu của vụ án đã được nghiên cứu cẩn thận và các quyết định đã được thực hiện trên chúng. Dựa trên những tư liệu thu thập được, tôi có thể khẳng định: Nikolai Vlasik là nạn nhân của những âm mưu chính trị của cuộc đấu đá tranh giành "di sản" lãnh đạo. Ông không phải kẻ thù cũng không phải kẻ phản bội.

Vì những nỗ lực của Beria, trong mắt Stalin, lãnh đạo cơ quan an ninh đã bị mất uy tín - như một người bị cho là dơ bẩn, sa lầy vào tệ nạn và suy đồi đạo đức.

 

Ngoài ra, "vụ án các bác sĩ" cũng có vai trò của nó, vì nó như theo chỉ đạo của các cơ quan tình báo nước ngoài, họ đã điều trị không đúng với các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước dẫn đến cái chết của họ - một ủy viên BCT, nhà tư tưởng chính A.A. Zhdanov và bí thư BCHTW, bí thư thứ nhất khu vực Matxcơva và lãnh đạo Tổng cục Chính trị Hồng quân A.S. Shcherbakov.

 

Ba ngày trước cái chết của Zhdanov, lãnh đạo bộ phận chẩn đoán của Cục Y tế, Lydia Timashuk đã kiểm tra và chẩn đoán Zhdanov bị đau tim. Tuy nhiên, ba bác sĩ dưới sự lãnh đạo của Lechsanupr khác không đồng ý: Vinogradov (một trong những bác sĩ của Stalin), Mayorov và Egorov.

Timashuk đã viết một lá thư cho Vlasik, vì Cục Y tế trực thuộc Bộ An ninh Nhà nước chứ không phải Bộ Y tế. Vì MGB không hiểu thuật ngữ y tế, nên bức thư đã được chuyển lại cho Lechsanupr Yegorova. Và sau đó Zhdanov đột ngột qua đời.

Khi cuộc đấu khốc liệt của các phe nhóm xung quanh Stalin bắt đầu, vụ án được khởi động và Vlasik bị coi là đồng phạm với kẻ thù của nhân dân, với những bác sĩ giết người.

Nếu nói về Zhdanov, liệu có một sai sót y tế, liệu có sự bảo lãnh lẫn nhau hay không, hay một sự trùng hợp ngẫu nhiên về hoàn cảnh hay một loại ý định xấu xa nào đó - thì tôi không thể phán xét. Việc loại bỏ Vlasik khỏi chức vụ người đứng đầu GUO của MGB đã dẫn đến những sự kiện kịch tính vào tháng 3 năm 1953. Cuối cùng của chúng là cái chết của I.V. Stalin.

 

Trong hồi ký của mình, Vlasik viết: “Tôi đã bị xúc phạm thô bạo bởi Stalin. Trong 25 năm làm việc hoàn hảo, không một kỷ luật nào, chỉ duy nhất khuyến khích và khen thưởng, tôi đã bị khai trừ ra khỏi đảng và bị tống vào tù. Vì lòng trung thành vô hạn của tôi, ông ấy đã đặt tôi vào tay kẻ thù. Nhưng không bao giờ, không một phút nào, dù trong tình trạng nào, bất kể phải chịu sự ức hiếp nào ở trong tù, tôi không hề có ác tâm với Stalin".

Việc minh oan cho Tướng Vlasik diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 2000. Và vào tháng 10 năm 2001, con gái của NS Vlasik, Nadezhda Nikolaevna, đã nhận được tất cả các tài liệu về việc phục hồi danh dự và giải thưởng của cha.

Đáng chú ý là Svetlana Alliluyeva (con gái Stalin) đánh giá Vlasik rất âm tính trong cuốn sách “Hai mươi bức thư gửi bạn - Двадцать писем к другу”, cuốn sách này được viết khi Alliluyeva sống lưu vong, và được tán thành bởi Artem Sergeev (con nuôi của Stalin). Ông cho rằng vai trò và đóng góp của Vlasik trong cái chết của Stalin chưa được đánh giá đầy đủ.

“Trách nhiệm chính của ông ấy là đảm bảo an toàn cho Stalin. Công việc như thế là nỗ lực. Luôn luôn là trách nhiệm hàng đầu, luôn luôn là sống trên nguy hiểm. Ông biết rất rõ cả bạn và thù của Stalin. Và ông ấy biết rằng cuộc đời của mình và cuộc đời của Stalin có mối liên hệ mật thiết với nhau, và không phải ngẫu nhiên mà khi ông đột ngột bị bắt một tháng rưỡi trước khi Stalin qua đời, ông ấy đã nói: "Họ bắt tôi, nghĩa là, rất sớm thôi sẽ không còn Stalin". Và, thực sự, sau vụ bắt giữ này, Stalin đã sống được không lâu.

 

Vlasik đã làm những việc gì? Đó là làm việc cả ngày lẫn đêm, không có ngày nào làm việc 6-8 tiếng. Ông ấy đã làm công việc đó gần như cả đời, gần như cả đời bên cạnh Stalin. Bên cạnh phòng Stalin là phòng của Vlasik...

 

Ông hiểu rằng ông sống vì Stalin để đảm bảo sự nghiệp của Stalin, và do đó là sự nghiệp của nhà nước Xô viết. Vlasik và Poskrebyshev giống như hai đạo cụ cho hoạt động khổng lồ đó, chưa được đánh giá đầy đủ, mà Stalin đã lãnh đạo, nhưng họ vẫn ở trong bóng tối. Và họ đã làm những điều tồi tệ với Poskrebyshev, và thậm chí còn tệ hơn với Vlasik."

Còn đây là ý kiến tác giả, người viết bài này, Tướng quân đội Mikhail Barsukov - người đứng đầu Tổng cục An ninh Liên bang Nga và Giám đốc FSB Nga: Đối với tôi, tôi vui vì đã làm mọi thứ có thể trong khả năng của mình để minh oan hoàn toàn cho người tiền nhiệm của tôi là người lãnh đạo Cục An ninh TW.



Ảnh1: Theo lời con gái của Nadezhda Vlasik, cha cô “chỉ đơn giản là ngăn không cho Beria đến gặp Stalin, bởi vì cha đã không để ông ấy chết. 

Nhưng ông đã không đứng đợi 24 giờ trước cửa, như một người lính gác đứng đó vào ngày 1 tháng 3 năm 1953, khi Stalin "thức dậy".


Ảnh2: Tướng Vlasik: "Không có tôi, sẽ không có Stalin"



Ảnh3: Stalin đi dạo trong Cung điện Cecilinhof với Tổng thống Mỹ H. Truman trong Hội nghị Potsdam. 

Đi bên phải là Nikolai Vlasik. Ngày 1 tháng 8 năm 1945



Ảnh 4: Từ một vệ sĩ bình thường, ông trở thành một vị tướng đứng đầu một cơ cấu khổng lồ không chỉ chịu trách nhiệm về an ninh, mà còn về mạng sống của những người hàng đầu đất nước.



Ảnh 5: Stalin, con trai Vasily và Nikolai Vlasik trên sân thượng biệt thự Blizhnyaya. 

Ảnh của Svetlana Stalina (Alliluyeva). Năm 1935;



Năm 1953, Tướng Nikolai Vlasik bị tước quân hàm và mọi giải thưởng





Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...