NƠI VŨ TRỤ BẮT ĐẦU - TT. THÍCH CHÂN QUANG

NƠI VŨ TRỤ BẮT ĐẦU - TT. THÍCH CHÂN QUANG


Vũ trụ bắt đầu từ đâu?

Các nhà khoa học cho rằng vũ trụ đã bắt đầu từ một vụ nổ. Tại sao có khẳng định này? Bởi vì mắt các vị đã thấy như vậy. Những nhà thiên văn đã quan sát thấy các thiên hà rời xa nhau dần dần và họ kết luận: Như vậy ngày xưa nó đã ở gần nhau tại một điểm. Hay, phải có một vụ nổ nào đó làm cho các thiên hà, những vật chất trong vũ trụ vốn dĩ gần nhau bỗng nhiên rời nhau, xa dần.

Tuy nhiên, mắt thấy sao thì kết luận vậy - đó là sự kết luận khá vội vã và không có sức thuyết phục, không phải là cái nhìn của khoa học. Như thuở xưa, khi thấy mặt trời mọc hướng đông, lặn hướng tây, con người ta liền cho rằng mặt trời quay quanh trái đất. Thế nhưng ngày nay khoa học đã chứng minh được trái đất tự quay quanh chính mình. Vậy, nếu tin vào điều mà mắt mình trông thấy, chưa chắc chúng ta đã có một kết luận chính xác. Việc thấy các thiên hà rời ra xa nhau rồi bèn suy ngược là ngày xưa tất cả chúng đều ở cùng một chỗ rồi nổ tung ra, đó là cái nhìn nông cạn.

Năm 2011, ba nhà Khoa học đoạt giải Nobel Vật lý là Saul Perlmutter, Brian P. Schmidt và Adam G. Riess đã có một phát hiện đáng kinh ngạc: Vũ trụ đang giãn nở, nhưng với tốc độ ngày càng nhanh. Nhân đó, chúng tôi đã viết một bài báo về sự hình thành của vũ trụ. Chúng tôi nói rằng: Các thiên thể, thiên hà rời xa nhau càng lúc càng nhanh nghĩa là trước đây nó rời nhau với tốc độ chậm hơn. Nếu ta quay ngược lại 100 năm trước thì vận tốc đó chậm hơn bây giờ. Và nếu lui lại 1 triệu năm trước thì vận tốc chậm hơn nữa. 1 tỷ năm trước thì sao? Rất chậm. Và nếu 14 tỷ năm trước thì sao? Có khi tất cả đang đứng yên. Sau đó, chúng mới khởi động một cuộc rời xa nhau. 

Như vậy vũ trụ này có bắt đầu bằng một vụ nổ Big Bang được không? Chắc chắn không. Bởi nếu có vụ nổ như thế thì các thiên thể, thiên hà phải chuyển động với vận tốc cực kì nhanh ngay từ lúc bắt đầu vụ nổ. Trong khi đó, nghiên cứu đoạt giải Nobel Vật lý 2011 đã chứng minh được rằng các thiên thể, thiên hà đang rời xa nhau - nhưng với tốc độ dần nhanh lên. Vậy ngày xưa chúng đã phải di chuyển rất chậm rồi từ từ mới tăng tốc độ lên để rời nhau nhanh dần như thế.

Như vậy, khởi đầu, 14 tỷ năm trước – không có vụ nổ nào xảy ra, điều này chứng minh rằng Vũ trụ đã không bắt đầu bằng vụ nổ Big Bang

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là VŨ TRỤ ĐÃ XUẤT HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Vũ trụ xuất hiện bằng cách hoàn toàn khác hẳn, đó là cái cách mà ngày hôm nay ta nói với nhau. Hôm nay chúng ta sẽ nói về lý thuyết: Tại sao có sự xuất hiện của vũ trụ.

Vũ trụ đã bắt đầu từ sự hư vô.

Trong vũ trụ này có những vùng trống không. Không trọng lượng, không lực hấp dẫn,... không có gì hết - tuy nhiên, thật sự không bao giờ là “không có gì hết”. Nơi vùng mà chúng gọi là trống không đó có vô số Trường: Trường ánh sáng, trường điện từ, trường hấp dẫn đi xuyên qua; những lực kéo, lực đẩy của các thiên hà đánh vào, hay chỗ mà ta tưởng là hư vô không có gì - sự thật có đầy các dạng năng lượng ngấm ngầm tại đấy.

Hãy ví dụ về khoảng không xung quanh chúng ta ngay bây giờ. Đó có phải là “không” hoàn toàn không? Ai cũng biết rằng, vẫn đang có không khí, đang có lực hấp dẫn, lực kéo trái đất, lực hút lên của mặt trăng, lực hút lên của mặt trời; vô số sóng vô tuyến, vô số những bức xạ vô hình của vũ trụ qua lại. Do đó cái mà ta đang nghĩ là “không có gì”, sự thật nó vẫn đang “có” rất nhiều thứ, rất nhiều dạng nặng lượng của những loại trường khác nhau. 

Và trong số những trường đó, Khoa học ngày nay vẫn chưa đặt chân đến một trường bí mật: Nghiệp của chúng sinh trong vũ trụ. Hãy nhớ rằng, LUẬT NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO vẫn là một loại trường tác động vào vũ trụ này.

Luật nhân quả là gì? Khi nghĩ đến Nhân quả, chúng ta vẫn thường chú ý đến các tác động, ảnh hưởng của nó vào số phận của mỗi cá thể. Tuy nhiên, luật nhân quả chi li, rộng lớn và tuyệt đối hơn thế rất nhiều. Đó là một trường có sự chi phối vào tâm hồn, vào môi trường tâm lý con người, các hiện tượng xã hội, chi phối ngay cả môi trường vật chất bao quanh con người.

Thế nên trong khoảng hư vô của vũ trụ đó luôn có nhiều loại trường đan xen và quyện với nhau. Đến khi nhân duyên đã phù hợp và hội tụ đủ, những dạng năng lượng đó sẽ va chạm rồi xoắn lại với nhau, thành các hạt cơ bản đầu tiên. 

Trong số các hạt này, có hai hạt thường trực là proton và electron. Nếu chỉ có 1 proton được thành lập, nó sẽ bay đi mất, trôi dạt vào vũ trụ. Nhưng nếu bên cạnh sự va chạm của các trường còn có sự tác động của Nghiệp lực chúng sinh thì nó quấn lại, quấn lại - chúng tôi dùng chữ “quấn lại” để chỉ trạng thái khi nặng lượng xoắn lại thành sóng, thành một hạt. Do đó, “hạt” này không thật sự là hạt mà chỉ là sóng mà thôi. Sóng tan ra thì thành năng lượng, sóng xoắn lại thì thành hạt. 

Để dễ hình dung, ta hãy nghĩ đến một cơn lốc xoáy. Lốc xoáy chỉ là một luồng không khí xoáy tròn, xoắn lại với nhau. Khi luồng không khí tan ra thì chúng ta không thấy gì về sự hiện diện của lốc xoáy, nhưng nếu nó xoắn lại thì lốc xoáy đã tồn tại, có hiện diện; đi đến đâu nó làm cây cối, nhà cửa nghiêng ngả, bay mất đến đó. 

Cũng vậy, những năng lượng vô hình đang tràn ngập trong vũ trụ giống như không có gì, nhưng nếu chúng va chạm rồi xoắn lại với nhau thì những hạt cực nhỏ mà mắt ta không nhìn thấy bắt đầu được hình thành. 

Những hạt đầu tiên là proton và electron; nhưng tại sao nó xoắn lại thành proton và xoắn lại thành electron? Đó là những phương trình toán học cực kì cao cấp mà hôm nay ta nói không đến nổi, ta chỉ đề cập đến ngang đoạn này thôi.  

Tiếp đến, khi các trường xoắn lại thành một hạt proton và một hạt electron thì ta có nguyên tử, nguyên tố gì? Hydro. Như vậy Hydro là nguyên tố đầu tiên xuất hiện trong vũ trụ này. Từ hư vô không có gì, bởi sự va đập, sự xoắn lại của các trường, trong đó có một trường là Nghiệp của vô số chúng sinh, ta đã được nguyên tử đơn giản đầu tiên là Hydro. 

Trong một giây, khắp vũ trụ này, ở những khoảng không (dường như tuyệt đối không) - xuất hiện tỷ tỷ hạt nguyên tử Hydro đầu tiên. Và chúng kết lại thành những đám mây Hydro trôi bồng bềnh trong vũ trụ mà các nhà thiên văn quan sát được. Những đám mây Hydro này dần dần được bổ sung thêm những nguyên tử Hydro mới và kích cỡ của chúng trở nên lớn khủng khiếp, đến nỗi có những đám mây mà ánh sáng phải mất khoảng 3 triệu năm mới xuyên qua được từ đầu đến cuối.

Những đám mây Hydro này đã có những lúc bất ngờ bị va đập bởi một tinh cầu. Sức hút của tinh cầu, cộng với trọng lượng quá lớn của đám mây đã làm cho lực hấp dẫn dồn ép các nguyên tử khí lại với nhau. Chính các nguyên tử khí bị dồn ép này đã thúc đẩy phản ứng nhiệt hạch xảy ra, tạo thành những quả cầu lửa bừng cháy trong vũ trụ mà ta gọi là những ngôi sao. Cho nên ngôi sao ban đầu chỉ là Hydro, các nguyên tử Hydro tự ép lại với nhau mà bừng cháy. 

Các nguyên tử Hydro tác động với nhau tạo ra khí Heli, sản xuất ra năng lượng của ngôi sao. Tuy nhiên trọng lượng của khí Heli nặng hơn so với Hydro nên nó nằm ở giữa, vị trí trung tâm của ngôi sao. Khi phản ứng nhiệt hạch với nhau, chúng tạo ra nhiều năng lượng hơn và hình thành một nguyên tố mới: Carbon, một nguyên tố cơ bản cho bất kì sự sống nào. Quá trình này lặp lại hết lần này đến lần khác. Ngôi sao được tạo thành từ các lớp giống như một củ hành, càng vào sâu bên trong càng có các nguyên tố nặng như Neon, Oxi... và cuối cùng là kim loại.

Kim loại không tạo ra năng lượng khi bị nóng chảy. Do vậy lửa bắt đầu tắt. Ngày càng nhiều kim loại tích tụ lại trong lõi của ngôi sao cho đến khi tất cả những nguồn nhiên liệu còn lại cháy hết. 

Như vậy, khi bùng cháy với áp lực dồn nén khủng khiếp, nhiều proton đã bị ép lại với nhau và ngẫu nhiên tạo thành những nguyên tố nặng hơn. Cho nên trái đất của chúng ta thuở xa xưa chính là một ngôi sao đã nguội. Khi cháy hết, ngôi sao đã để lại các nguyên tố nặng: Đất đá, kim loại, kim cương... 

Hôm nay ta đề cập đến một lý thuyết mới về vũ trụ. Lý thuyết này có thể không được công nhận vào thời đại ngày nay, nhưng hậu thế 100 năm sau, 300 năm sau sẽ thấy lý thuyết này là đúng Cái “không có gì hết” - sự thật, đó là nơi vũ trụ đã bắt đầu.

1 nhận xét:

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...