Một góc nhìn về Chủ nghĩa duy vật (Chủ nghĩa vật chất) và vai trò của Đạo Phật ở những thế kỷ tương lai (*)

Thưa Bác theo con hiểu thì thừa nhận sự thật về luân hồi tái sinh cũng đồng nghĩa là thừa nhận luật nhân quả. Thế giới ngày nay có hai thái cực. 

Một là vô thần phủ nhận hoàn toàn thế giới tâm linh, chỉ công nhận sự tồn tại của thế giới vật chất; 

Hai là có thế giới siêu hình do thượng đế hay một đấng nào đó tạo ra tất cả, quyết định tất cả. 

Cả 2 trường phái này đều không công nhận có luân hồi tái sinh vì nếu công nhận điều này thì có nghĩa là hệ thống của họ sụp đổ. Còn với những người không biết đạo (Phật) với bản năng thích hưởng thụ họ thì họ cũng không muốn thừa nhận là có luân hồi tái sinh và luật nhân quả (vì không ai dám đối diện với quả báo mà mình đã gây tạo). Chỉ có Đạo Phật, với sự giác ngộ tuyệt đối của mình Đức Phật đã chỉ ra rằng luân hồi sinh tử là nghiệp của tất cả chúng sinh và Người cũng chỉ ra con đường tu hành để đạt tới giác ngộ giải thoát khỏi luân hồi sinh tử. 


Bây giờ thấp thoáng ở đâu đó đã có những nhà khoa học thừa nhận có luân hồi sinh tử qua việc họ nghiên cứu những bằng chứng không thể chối cãi, nhưng những ý kiến đó còn lẻ tẻ chưa được công nhận như một hệ thống khoa học nghiêm túc buộc tất cả xã hội phải nhìn nhận để rồi thay đổi nhận thức từ đó có thể kiến tạo một nền văn minh như Bác đã nói. Nếu không loài người cũng chỉ loay hoay với những tiến bộ trong nền văn minh vật chất..và cũng có thể chính nền văn minh ấy sẽ làm cho thế giới này diệt vong.

Ý kiến của con cũng chỉ là ý kiến của kẻ sơ cơ chưa hiểu được nhiều, nhưng con mạnh dạn nêu lên để mọi người cùng suy gẫm về một vấn đề rất lớn và nghiêm túc này. Con rất mong được Bác và các huynh đệ chỉ dạy thêm ạ.

Xưa kia các nhà bác học như Ga li lê, Copernic, Bruno,.. đã phải dũng cảm đối đầu với các thế lực nhà thờ để bảo vệ học thuyết của mình (thậm chí Bruno đã phải bị xử trên giàn hỏa). Thời thế đã đổi thay các nhà khoa học bây giờ có nhiều quyền và điều kiện tốt hơn để nghiên cứu. Tuy nhiên trong vấn đề tâm linh cái khó cho các nhà khoa học là vấn đề ý thức hệ. Ví dụ ở nước ta, ngay cả khi được luật pháp thừa nhận quyền tự do tín ngưỡng nhưng nhiều người (kể cả là cán bộ đảng viên) là Phật tử đấy mà khi khai lý lịch phần tôn giáo không ghi là: Đạo Phật mà lại ghi là "không"...?. Nhiều điểm phải nói là Phật Giáo có những đóng góp cho đất nước nổi trội so với các tôn giáo bạn nhưng các phương tiện thông tin đại chúng báo chí cũng ngại ngùng đưa tin dè dặt hình như còn e ngại bị cho là có sự thiên vị với Phật Giáo...



Trong cái ý thức đó phải nói là cũng có một phần chính do Phật Giáo ít chịu quảng bá về mình trên các phương tiện truyền thông, báo chí và các trang web của Phật Giáo thì chủ yếu là Phật tử đọc còn các tầng lớp khác có quan tâm tới?

Mặc dù với sự khiêm hạ vốn có, nhưng đã đến lúc Phật Giáo cũng cần khẳng định vị thế của mình. Chứng minh được vai trò của Phật Giáo trong sự đồng hành với dân tộc, một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của đất nước. Phật Giáo cần có sự ủng hộ mạnh mẽ của nhà nước trong việc bảo vệ cho Đạo Phật phát triển lành mạnh, không cho các thế lực thù địch và các tôn giáo khác phá hoại. Điều đó cũng giúp cho mọi người dân kể cả những người không có đạo hay người ở tôn giáo bạn có cách nhìn đúng đắn hơn về Đạo Phật. Đó cũng là đường lối khôn ngoan sáng suốt của nhà nước.

Nhà nước cũng cần lập ra viện khoa học nghiên cứu về Phật Giáo, ở đây sẽ cho ra đời những công trình nghiên cứu khách quan về Phật Giáo Việt nam và thế giới trong đó có thuyết về tái sinh và luân hồi, chỉ khi đó nhận thức cả xã hội mới thay đổi và luật nhân quả mới có cơ hội đưa vào các trường học. Tiếng nói của các nhà khoa học mang tính khách quan dễ thuyết phục tất cả các tầng lớp trong XH.


Để giúp cho quá trình đó có thể diễn ra thì trước hết mỗi Phật tử phải là người vận động tuyên truyền tác động vào dư luận qua đó thuyết phục nhà nước . Đó cũng là một công đức giúp cho con đường tu hành của mỗi chúng ta thuận duyên hơn ạ.

Thành kiến cho rằng Đạo Phật là mê tín là một điều tai hại cho Đạo Phật, góp phần phá Đạo Phật (hoặc do hiểu lầm hoặc do các lối tuyên truyền hay hành đạo không chân chính tạo ra). Phật tử chúng ta cần góp phần dẹp bỏ thành kiến đó bằng cách ủng hộ mạnh mẽ cho đạo Phật chân chính, lên án mê tín. Fb cũng chính là một công cụ để cho chúng ta thực hiện điều đó....Con xin lỗi vì đã dài dòng quá, nhưng vấn đề mà Bác nêu lên đã làm cho con trăn trở không thể không viết. Viết những dòng này con hy vọng góp một giọt nước nhỏ cùng với những gọt nước khác sẽ làm đầy ly... Sẽ làm cho mọi người chú ý ạ.

Nguyễn Công Ích - Nhật Thiện Tâm, thư ký tổng đạo tràng Phật Quang.

(*) Tiêu đề do Thời Thổ Tả đặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...