Chủ thuyết chính trị mới cho nhân loại ở những thế kỷ tương lai (*) - TT. Thích Chân Quang

THUYẾT TRÌNH VÀ THAM LUẬN
SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
Ý NGHĨA CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ GIÁO LÝ PHẬT GIÁO

Thượng toạ Chân Quang

Công bằng xã hội

Có rất nhiều lý thuyết khác nhau về công bằng xã hội. Thông thường, công bằng được hiểu là ai có công nhiều thì được thụ hưởng nhiều, ai có công ít thì thụ hưởng ít, người giỏi và siêng thì nhận được sự đãi ngộ của xã hội cao hơn người dở và lười biếng. 

Ý nghĩa công bằng này đã tạo nên nhiều biến đổi của xã hội. Nó buộc con người phải nỗ lực rèn luyện bản thân và siêng năng đóng góp cho sự thịnh vượng chung của xã hội nếu muốn nhận được sự đãi ngộ xứng đáng. Tuy nhiên, sự công bằng do con người tạo ra không hoàn hảo vì nhiều lý do. 

Lý do dễ thấy là những người đóng vai trò đánh giá công lao, tài năng của mọi người chưa phải là người sáng suốt, công tâm tuyệt đối. Nhiều khi có những nhân tài bị bỏ quên, người nhiệt tình bị ganh ghét. Nhiều người làm nhiệm vụ đánh giá công lao, tài năng của mọi người rất hay thiên vị vơí những người thân quen. Chính vì thế, xã hội rất khó đạt được sự công bằng và chúng ta cứ phải hoài kêu gọi sự công bằng cho xã hội. Diễn đàn Vesak 2008 tại Việt Nam lần này, ý nghĩa công bằng xã hội cũng là chủ đề được các bậc thức giả quan tâm. 

Như đã nêu, xã hội chưa công bằng vì người có nhiệm vụ đánh giá công lao, tài năng, sự cống hiến của mọi người chưa hoàn hảo, chính xác hoặc đánh giá chính xác nhưng cố tình thiên vị phe phái. Để giải quyết sự công bằng cho xã hội theo phương diện này, trước hết, cần đòi hỏi những người có nhiệm vụ cầm cân nảy mực của xã hội phải giỏi và công tâm. Việc chọn ra những người giỏi và công tâm lại kéo theo vô số sự bàn luận sôi nổi, phức tạp khác mà phạm vi bài viết không thể trình bày hết được. Nhưng dù sao cũng vẫn phải yêu cầu có phương pháp hiệu quả khi tìm chọn những người cầm cân nảy mực cho xã hội, vì họ chính là những người làm cho xã hội có công bằng hay không.


Người Cha Già của dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại!



1. Tính tương đối của sự công bằng xã hội


Nói cho cùng, sự công bằng của xã hội không phải là mục tiêu của đạo Phật và nhân loại. Vì mục tiêu thật sự của đạo Phật cũng như của toàn nhân loại chính là mưu tìm sự thoát khổ, mưu tìm hạnh phúc. Ý nghĩa và giá trị của hạnh phúc còn quan trọng hơn rất nhiều so với công bằng


"Lẽ sống tối thượng của con người là mưu cầu hạnh phúc" - Tân Sinh (Thời Thổ Tả)

Trong xã hội, số người có ưu thế, tài năng, cơ hội thì luôn luôn là số ít. Chính vì có ưu thế, tài năng, cơ hội nên họ nhận được nhiều quyền lợi của xã hội. Họ giàu lên nhanh chóng và trở thành tầng lớp thượng lưu, bỏ xa rất nhiều người thuộc tầng lớp nghèo khổ phía dưới. Tài sản của quốc gia tập trung về cho một tỉ lệ người rất ít. Như thống kê của Trung Quốc, 65% tài sản quốc gia thuộc về chỉ có 0,60% người giàu có. Làm giàu chính đáng là một trong những quyền cơ bản của con người nhưng nhìn vào tỉ lệ này thì sẽ thấy nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến sự phân chia của xã hội. 

Ai cũng có ý thức không tốt về sự bất công, bất bình đẳng của xã hội nhưng sẽ thật là sai lầm nếu muốn tạo ra một xã hội bằng phẳng, ai cũng như ai, ai cũng sở hữu một số tài sản giống nhau dù tài năng, sự cống hiến khác nhau. Quy chế san phẳng như thế chắc chắn sẽ làm tê liệt lòng nhiệt tình đóng góp cho sự phát triển xã hội của mọi người. Không ai nhiệt tình đóng góp hoặc chỉ làm việc cầm chừng. Một xã hội như thế thì trước sau cũng rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Rồi nếu buông cho sự công bằng tự điều chỉnh, ai giỏi và siêng sẽ hưởng được nhiều thì không bao lâu, xã hội chẳng những hết phẳng mà lại dốc thẳng đứng, kẻ trên đỉnh cao, người dưới vực thẳm.

Rõ ràng, không thể can thiệp san bằng xã hội bằng cách cứng nhắc như trên, cũng không thể để cho sự công bằng tự do điều chỉnh khiến xã hội nghiêng lệch quá đáng. Cần phải có cái khác hơn, nhân bản hơn, bao gồm cả công bằng và nhân ái. Xã hội không phải chỉ toàn người giỏi và có cơ hội như nhau, còn rất nhiều người chưa có nhiều khả năng và ít cơ hội. Nếu không có chính sách nâng đỡ thì những người này sẽ rơi dần về đáy xã hội. Xã hội hiện hữu nhiều những người nghèo khổ là một xã hội kém văn minh, nhân ái, tính người và thường được gọi là xã hội bất công. Dùng chữ “bất công” là thiếu chính xác vì thật ra đó là xã hội rất công bằng nên đã tạo ra sự nghiêng lệch. Đúng ra, phải gọi xã hội nghiêng lệch như thế là xã hội không bằng phẳng. Không ngờ, Công và Bằng lại mâu thuẫn nhau.

Những người chủ trương tự do thi thố tài năng và hưởng thụ thành quả, chấp nhận xã hội nghiêng lệch đi về một chủ nghĩa. Còn những người chủ trương kiểm soát sự hưởng thụ của mọi người cho thật giống nhau, bằng nhau bất kể sự đóng góp khác nhau đi về xu hướng khác.


"...và cả hai xu hướng đó đều là cực đoan, dẫn mọi dân tộc vào chỗ khốn cùng sụp đổ. Sụp đổ nghĩa là gì? Nghĩa là vỡ nợ. Vỡ nợ thì sao? Phải vay từ các tổ chức tài chính quốc tế. Sụp đổ còn có nghĩa là dân tộc bị chia năm xẻ bảy bởi sắc tộc, màu da, tôn giáo, chủ thuyết, ... và khi từng cây đũa đứng rời ra, việc bẻ gãy thật dễ dàng" - Tân Sinh (Thời Thổ Tả)

Sau nhiều thời gian thực hành các đường lối đó, một số quốc gia đã bắt đầu đi tìm sự điều chỉnh, dung hòa để có thể thực hiện được mục tiêu mưu tìm hạnh phúc cho con người vì đó mới chính là mục tiêu cao quý nhất! Bất công là đau khổ nhưng bất bằng cũng chẳng hay ho gì.

Bây giờ, nếu đưa ra quan điểm là không bình quân hoá xã hội, cũng không cho chênh lệch quá đáng, chấp nhận một xã hội “nhấp nhô” vừa phải thì lại tiếp tục phát sinh các bất hợp lý khác. Nhấp nhô đến mức độ nào thì chấp nhận được? Dùng biện pháp nào để cắt ngang mức độ nhấp nhô đó cho đúng quy định?

2. Quan điểm của đạo Phật

Mục đích của đạo Phật là giải thoát thực trạng khổ đau con người để xây dựng cuộc sống an vui hạnh phúc. Để có được hạnh phúc, mỗi người phải tu tập theo các nguyên lý đạo đức mang tính chuẩn mực trong giáo lý đạo Phật, đặc biệt là giáo lý bát chánh đạo. Phạm vi bài này không đủ sức trình bày hết ý nghĩa của bát chánh đạo vốn vô cùng uyên đáo nên chỉ nêu vài quan điểm của bát chánh đạo có liên quan đến ý nghĩa công bằng xã hội mà thôi.

Theo đạo Phật, luật nhân quả chi phối chặt chẽ cuộc sống của con người. Ai đã gây nên những gì cho chúng sinh thì bây giờ trở thành chất liệu cho cuộc sống của chính họ. Nếu mang đến cho chúng sinh niềm vui, đạo lý, kiến thức, sự bình an… thì cuộc sống của họ sẽ có sức khỏe, trí tuệ, hạnh phúc, thế lực… Nếu mang đến cho chúng sinh khổ đau, sự sai lầm thì cuộc đời họ phải chịu bất hạnh, ưu phiền, hèn kém… Chính quy luật nhân quả này đã chi phối rất nhiều sự phân định hoàn cảnh của con người và liên quan rất nhiều đến sự công bằng trong xã hội.

Một người làm được nhiều việc tốt cho đời, lẽ ra phải nhận được sự đãi ngộ tương xứng nhưng các yếu tố không tốt tích tập từ quá khứ đã ngăn cản sự đãi ngộ đó đến với họ. Họ vẫn phải sống trong những hoàn cảnh không tốt, thậm chí còn bị bần hàn khổ sở hay tổn thương danh dự nặng nề. Hoặc một kẻ chẳng tài cán, cống hiến gì lắm nhưng chẳng hiểu sao cứ làm ăn phát đạt, tiền bạc, danh vọng cứ vào như nước, lại còn được nhiều quyền lợi ưu đãi của xã hội… Nhìn vào những trường hợp đó, thấy xã hội giống một trường bất công. Nhưng khi xuyên qua quá trình sống và những hành động của người đó trong quá khứ thì sẽ thấy được đó là một ẩn số quan trọng, nhưng quyết định sự công bằng hay lợi ích xã hội mà họ đáng được hưởng.

Nhưng nghiệp cũng chẳng phải là định mệnh để nhắm mắt buông trôi. Nếu ý thức được nghiệp do mình tạo ra thì cũng có thể chuyển hoá được và mới không rơi vào những phán đoán sai lầm về học thuyết nghiệp của Phật giáo. Vui lòng chấp nhận trong sự hiểu biết chính xác về nó không phải sự thụ động bi quan, mà là một thái độ tích cực. Bởi chấp nhận nó chính là không chối bỏ trách nhiệm của những hành vi không tốt ở quá khứ chứ không phải chối bỏ hậu quả của hiện tại. Người biết chấp nhận là người có ý chí nhìn nhận sai lầm để tiếp tục sửa đổi. Nếu không chấp nhận thì khó mà chuyển hoá được những mặt xấu, tiêu cực. Thái độ tích cực như thế sẽ làm cho con người có sức mạnh để vui sống và vươn lên. Không những thế, khi ý thức được tác dụng và đặc tính của nghiệp thì sự giúp đỡ những người yếu kém, sa sút là một trong các hệ quả quan trọng mà Phật giáo muốn nói đến. Nền tảng của công bằng xã hội trong giáo lý Phật Đà nằm ở chỗ này.


"...cũng vậy, đạo đức nhân loại đủ lớn, Chủ Thuyết Chính Trị mới đầy nhân văn và hiệu quả sẽ trở thành hiện thực" - Tân Sinh (Thời Thổ Tả)

Tuy nhiên, giáo lý nghiệp đề cập đến rất nhiều tầng bậc khác nhau. Sự đa chiều trong các biểu hiện của nó làm cho người ta có cảm tưởng thật quá khó để có thể đi theo con đường chuyển hoá các nghiệp nhân như giáo lý đạo Phật đã nói. Bởi kết quả hiện nay là sự đúc kết của vô số phương diện nghiệp khác nhau. Mỗi một phương diện lại được hiểu ở rất nhiều góc độ khác nhau nữa và tuỳ thuộc vào các các chiều kích của thời gian đã và đang diễn tiến. Chính vì bất lực trước sự phân tích các yếu tố liên quan nên sự buông xuôi là tất yếu cho rất nhiều người trong xã hội, để rồi họ quay trở lại đổ hết trách nhiệm lên vai của xã hội và không ngừng than thở về sự bất công đó. Họ không hiểu, đó chính là kết quả của hành động, ý nghĩ, lời nói của bản thân. 

Thế thì phải làm gì để giải quyết các vấn đề liên quan đến bình đẳng xã hội? Trước hết, phải hiểu được nguyên lý nghiệp chính là nền tảng của mọi hiện tượng phân cấp trong xã hội. Dựa vào nguyên lý nghiệp sẽ không đổ thừa hoàn cảnh hay mặc nhiên chịu đựng. Vì sự phân chia xã hội không chỉ dựa trên năng lực nghiệp của cá nhân, mà còn dựa vào các biểu hiện của cộng nghiệp, tức là nghiệp của một cộng đồng xã hội. 

Mặt khác, nguyên lý nghiệp không phải là một sự phán xét mà là một diễn tiến mà trong đó kêu gọi sự chia sẻ và cảm thông. Sự không đồng đều với nhau trong phân chia xã hội là một thực trạng khi nghiệp lực của mỗi cá nhân đều khác nhau. Nhưng sự phân chia ấy sẽ ngày càng thêm trầm trọng nếu không có sự ý thức về mỗi địa vị, quyền lợi của mỗi người đang có. Ở đây, giáo lý nghiệp của Phật giáo nhấn mạnh đến sự nhận thức để hiểu và phấn đấu chứ không phải sự than vãn hay kêu gọi cải đổi xã hội. Chính vì điểm này mà từ xưa đến nay, Phật giáo không hề được gọi là một học thuyết chính trị hay xã hội nào cả. Vì ngay từ đầu, Phật giáo đã xác định rằng, nguyên nhân của khổ đau nhân sinh không phải đặt nặng trách nhiệm lên xã hội mà là ở trách nhiệm cá nhân. Chính vì thế, giáo lý nghiệp luôn được Phật giáo quan tâm khai triển như là một nền tảng để xây dựng sự công bằng cho xã hội mà không phá vỡ tính đặc thù của sự công bằng ấy. 

Chúng ta nhìn vào những yếu tố trên đây và xác định được thái độ của mình trong việc kiến tạo một sự công bằng cho xã hội và không hy vọng vào sự công bằng tuyệt đối xảy ra trước mắt. Chúng ta sẽ cố gắng hết sức nhưng không cầu toàn. Ai cũng phải cố gắng tối đa để cống hiến nhiều cho xã hội và đừng mong cầu phải được đãi ngộ công bằng, sòng phẳng vì nhiều khi, nghiệp quá khứ chưa cho phép hưởng được quả báo lành. Thật ra, một đệ tử Phật chân chính không bao giờ mong muốn làm phúc để được hưởng quả, làm chỉ vì hạnh phúc thương yêu chúng sinh! 

Bên cạnh sự ứng dụng giáo lý nghiệp, việc ngăn chặn sự nghiêng lệch xã hội cũng rất có ý nghĩa. Không nên để cho tài sản quá lớn thuộc về sở hữu của số ít người. Chúng ta khuyến khích người giàu có tích cực chia sẻ với người nghèo, tìm cách nâng đỡ người kém ưu thế hơn để họ tự vươn lên. Bảng xếp hạng những người giàu có nêu lên nhiều vấn đề cho xã hội hơn là sự hãnh diện. Xã hội chỉ nên tự hào vì ít có người nghèo nhất. Thay vì tôn vinh những người giàu nhất, nên chú ý đến số lượng những người nghèo còn sót lại dưới tận cùng xã hội để thấy cộng đồng phải có trách nhiệm nâng đỡ những người đó lên.


Cuối cùng, việc giáo dục đạo đức nhân quả cho cộng đồng xã hội để mọi người biết thương yêu giúp đỡ nhau, tự nguyện sẻ chia chính là biện pháp căn bản nhất để xây dựng xã hội phồn vinh, văn minh, công bằng, ít nghiêng lệch hơn.

(*) Tiêu đề do Thời Thổ Tả đặt, xin dẫn lại tiêu đề gốc trong nội dung bài viết. Bài viết là một ngọn đuốc soi rõ lại các khái niệm "công bằng", "công", "bằng", "bất công" mà hàng mấy thế kỷ qua, "giới tinh hoa" độc ác của nhân loại đã lừa dối loài người. Thật thú vị khi người giới thiệu ngọn đuốc này là một người Việt Nam, là cháu ruột của Vị Cha Già kính yêu vĩ đại của dân tộc Việt Nam!

1 nhận xét:

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...