LỜI THÚ TỘI CỦA LY SỮA THƠM 

- Kỳ 2: MỘT SỐ TÁC HẠI CỦA SỮA ĐÃ ĐƯỢC CẢNH BÁO (tiếp theo Kỳ 1)

Nguồn: Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế Việt Nam - Báo Sức khỏe & Đời sống, số 88 ngày 30/5/2016, trang 13, tác giả Lưu Thị Kim Oanh.



Vấn đề về loãng xương: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ sữa với lượng lactose thấp có thể cải thiện hàm lượng chất khoáng trong xương. Tuy nhiên, một số nghiên cứu quy mô lớn đã chỉ ra điều ngược lại. Công trình nghiên cứu sức khỏe trên các y tá của Đại học Harvard theo dõi hơn 75.000 phụ nữ trong suốt 12 năm cho thấy việc tăng tiêu thụ sữ không có hiệu quả bảo vệ đối với nguy cơ gẫy xương. Trên thực tế, việc tăng nạp các sản phẩm sữa liên quan đến nguy cơ loãng xương và gẫy xương cao hơn. Một công trình nghiên cứu khác của tác giả Cumming và Klineberg (Khoa Y tế công cộng, ĐH Sydney, Úc) đã chỉ ra việc tiêu thụ các sản phẩm sữa, đặc biệt ở tuổi 20, có liên quan đến tăng nguy cơ gẫy xương hông ở người già.

Ngoài ra một nghiên cứu đăng trên tạp chí BMJ mới đây của Cơ quan Lương thực Thụy Điển gây chú ý mạnh mẽ với giới khoa học. Nghiên cứu cho biết, sau khi theo dõi hơn 100.000 người Thụy Điển cả nam và nữ suốt 23 năm, các tác giả nghiên cứu không tìm thấy 1 mối liên hệ nào giữa việc dùng sữa và giảm nguy cơ rạn xương, mà lại thấy điều ngược lại, những người uống nhiều sữa có nhiều khả năng chết sớm hơn những người uống ít hay không uống sữa. Ngoài ra, nghiêu cứu chỉ ra những phụ nữ uống ít nhất 3 ly sữa mỗi ngày có nguy cơ rạn xương hông cao hơn 60% so với những phụ nữ không uống sữa hoặc uống 1 ly sữa/ngày.

Như vậy, tác dụng của sữa đối với sức khỏe xương có nhiều kết quả trái chiều, nhưng sữa không chắc chắn tốt cho xương như bấy lâu nay ta vẫn nghĩ.

Tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư: Một số loại ung thư như ung thư buồng trứng,và ung thư tuyến tiền liệt được cho là có liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Một phân tích gộp cơ sở dữ liệu từ 12 bài báo khoa học chỉ ra tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm sữa và canxi ở nam giới có thể tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, mặc dù sự gia tăng dường như là nhỏ. Một phân tích gộp khác dựa trên tổng hợp các nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ NHANES (Khảo sát nghiên cứu về sức khỏe và dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ) đã chỉ ra sữa có liên quan đến việc xuất hiện kinh nguyệt sớm ở bé gái vị thành niên.

Liên quan đến hoại tử đường ruột ở trẻ: Từ lâu, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ sinh non ăn sữa bột công thức có nguy cơ bị hoại tử đường ruột cao hơn trẻ được bú sữa mẹ, nhưng về cơ chế dẫn đến việc bị hoại tử đường ruột như thế nào thì chưa được hiểu rõ. Theo một nghiên cứu gần đây của Penn và Cộng sự (năm 2012), axit béo tự do sinh ra trong quá trình tiêu hóa sữa bột công thức đã gây chết các tế bào – điều có thể đã gây ra hoại tử đường ruột ở trẻ. Kết quả nghiên cứu rất rõ rệt, sữa bột công thức sau khi được tiêu hóa, trong vòng chỉ 5 phút đã giết chết các tế bào khỏe mạnh, trong khi đó sữa mẹ không hề có hiện tượng này. Trái lại, 2 chất trong sữa mẹ đã được tìm ra là có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư trong ống nghiệm. Chất tiêu diệt tế bào khối u Human Alpha-lactalbumin Made Lethal to Tumor cells (HAMLET) là một loại phức hợp chất béo-đạm có trong sữa mẹ có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.

Nhiều tác hại khác cũng được phát hiện: Nguy cơ bệnh tim mạch (nếu sử dụng sữa chưa tách béo), bệnh tiểu đường, chứng không dung nạp đường lactose, ngộ độc vitamin D, nhiễm hóa chất, và những lo ngại về sức khỏe đối với trẻ sơ sinh và trẻ em (dị ứng, thiếu sắt, đau bụng, táo bón).

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khi trong sữa có chứa các hormone tăng trưởng (hormone tăng trưởng được trộn vào thức ăn hoặc được tiêm trực tiếp cho bò sữa nhằm làm tăng năng suất sữa), chất kháng sinh (những con bò thường xuyên bị viêm vú nên thường xuyên phải điều trị bằng kháng sinh), tế bào máu và máu trắng (mủ sữa bò), các mầm bệnh của bò…

Trong các tài liệu được xem xét, sữa có mặt lợi và mặt hại. Vậy chúng ta hãy cùng so sánh và cân nhắc. Các mặt lợi của sữa được chỉ ra về sức khỏe của xương thì nhiều nghiên cứu khác chỉ ra điều ngược lại. Vậy mặt lợi này có thể coi là chưa rõ ràng. Còn mặt lợi về giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, chúng ta giảm được nguy cơ ung thư loại này thì lại gặp nguy cơ ung thư loại khác (buồng trứng, tiền liệt tuyến). Vậy nên mọi người hãy cân nhắc về lợi hại, được mất, nặng nhẹ, để đưa ra quyết định của riêng mình về việc sử dụng sữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...