Sử dụng luân hồi (Karma) để bào chữa cho áp bức
Niềm tin trung tâm của chủ
nghĩa Lạt ma là luân hồi số kiếp và nghiệp chướng (karma). Mỗi chúng sinh
được cho là nơi cư ngụ của một linh hồn bất tử, được sinh ra và tái sinh nhiều
lần. Sau mỗi cái chết, linh hồn được cho là đi vào một cơ thể mới.
Theo giáo lý luân hồi,
mỗi linh hồn được cuộc sống nó xứng đáng: hành vi ngoan đạo dẫn đến luôn hồi tốt
và khi nó đến kèm theo sự tăng tiến địa vị xã hội của kiếp sau. Hành vi vô
đạo (tội lỗi) dẫn đến nghiệp kiếp xấu và cuộc sống tiếp theo có thể là một con
côn trùng (hoặc phụ nữ).
Trong thực tế, không có cái
gì giống như luân hồi. Người chết không trở lại trong cơ thể
mới. Nhưng ở Tây Tạng, niềm tin vào thuyết luân hồi có hậu quả thực sự
khủng khiếp. Dân chúng bị mê hoặc bởi thần bí Tây Tạng cần phải hiểu được
chức năng xã hội phục vụ bởi những niềm tin Lạt ma bên trong Tây Tạng: Phật
giáo Lạt ma đã được tạo ra, áp đặt và tồn tại để tiến hành áp bức phong kiến
cực đoan lên người dân.
Lạt ma ngày nay kể lại
câu chuyện của một vị vua Tây Tạng cổ đại, người muốn thu hẹp khoảng cách
giữa người giàu và người nghèo. Nhà vua hỏi một vị học giả tôn giáo tại sao
những nỗ lực của ông thất bại. "Nhà hiền triết được cho là đã giải
thích với ông rằng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo không thể khép lại bằng vũ lực, vì các điều kiện của cuộc sống hiện tại luôn là hậu quả của
các hành động trong cuộc sống kiếp trước, và do đó quá trình của mọi sự là không thể thay
đổi theo ý muốn".
Grunfield viết: "Từ quan
điểm hoàn toàn thế tục, thuyết này phải được xem là một trong những hình thức
khéo léo và nguy hại nhất để kiểm soát xã hội từng được nghĩ ra. Để người Tây
Tạng bình thường, chấp nhận thuyết này, cản trở khả năng có bao giờ thay đổi mình
hoặc số phận của mình trong cuộc đời này. Nếu một người sinh ra là nô lệ, thì học
thuyết luân hồi dạy, đó không phải là lỗi của chủ nô mà là bởi làm nô lệ do chính
mình đã phạm phải một số lỗi lầm trong cuộc đời kiếp trước. Đến lượt mình, chỉ
đơn giản là chủ nô được khen thưởng cho những việc làm tốt trong kiếp trước.
Đối với các nô lệ cố gắng phá vỡ xiềng xích trói buộc mình, anh ta hoặc cô ta,
sẽ tương tự như tự kết án vào kiếp tái sinh một cuộc sống tồi tệ hơn cuộc đời
đang sống đã thực sự phải chịu đựng. Đây chắc chắn không phải là thứ mà một
cuộc cách mạng được thực hiện".
Phong kiến Tây Tạng - trụ
trì Lạt ma dạy người ta rằng Lạt ma đứng đầu của họ là một vị thần-vua- kẻ cai
quản duy nhất và hệ thống chó-ăn- chó là yêu cầu của các hoạt động tự nhiên vũ
trụ.Những hoang đường và mê tín dị đoan dạy rằng không thể có sự thay đổi xã
hội, đau khổ là hợp lý, và để kết thúc đau khổ mỗi người phải kiên nhẫn chịu
đựng đau khổ. Điều này gần như là chính xác những gì Giáo hội Công giáo
thời trung cổ châu Âu dạy dân chúng - để bảo vệ hệ thống phong kiến tương tự.
Cũng như trong thời trung
cổ châu Âu, phong kiến Tây Tạng đã chiến đấu để đàn áp bất cứ điều gì có thể
làm suy yếu hệ thống "kín" này. Tất cả các nhà quan sát đồng ý
rằng, trước cách mạng Mao, không có tạp chí, sách in, hay văn học phi tôn giáo
của bất kỳ loại nào ở Tây Tạng. Tờ báo ngôn ngữ Tây Tạng duy nhất được
xuất bản ở Kalimpong bởi một giáo sĩ Tây Tạng chuyển đạo sang Ki-tô. Nguồn
tin tức về thế giới bên ngoài là khách du lịch và độ 2 chục đài radio sóng ngắn
được sở hữu bởi các thành viên của giai cấp cầm quyền.
Quần chúng hình thành văn
hóa dân gian, nhưng ngôn ngữ viết bị dành riêng cho các giáo lý tôn giáo và các
tranh tụng. Số đông quần chúng và có lẽ hầu hết các nhà sư bị cấm đoán hoàn
toàn mù chữ. Giáo dục, tin tức bên ngoài và thử nghiệm bị coi là đáng ngờ
và có hại.
Giới biện hộ của Lạt ma
hành xử như thể tôn giáo này là cốt lõi văn hóa (và thậm chí là cả sự tồn tại)
của người dân Tây Tạng. Điều này không đúng. Giống như mọi thứ trong xã
hội và tự nhiên, Phật giáo Lạt Ma đã có một khởi đầu và sẽ có một kết
thúc. Có nền văn hóa và ý thức hệ ở Tây Tạng trước Lạt ma. Sau đó, thứ
văn hóa phong kiến và tôn giáo này nảy sinh cùng với bóc lột phong kiến. Không
thể tránh khỏi rằng văn hóa Lạt ma sẽ tiêu tan cùng với những mối quan hệ phong
kiến.
Trong thực tế, khi cuộc
cách mạng Mao đến năm 1950, hệ thống này đã được mục nát từ bên
trong. Thậm chí Đạt Lai Lạt Ma thừa nhận rằng dân số Tây Tạng đã bị suy giảm. Người
ta ước tính có khoảng 10 triệu người Tây Tạng 1.000 năm trước, khi Phật giáo
lần đầu tiên được đưa vào đây, khi cách mạng Mao chỉ có 2 hoặc 3 triệu người
Tây Tạng. Có ước tính rằng sự sụt giảm đã tăng tốc: dân số đã bị giảm đi
một nửa trong 150 năm qua.
Hệ thống Lạt ma chất gánh
nặng lên dân chúng cùng với bóc lột thô bạo. Nó ép buộc gánh nặng đặc biệt
để chống đỡ cho hệ thống giáo sĩ rất lớn, sống ký sinh, không tái tạo, bao gồm
200.000 ngàn giáo sĩ chiếm mất 20% hoặc hơn nam thanh niên trong vùng. Hệ
thống này áp bức sự phát triển của lực lượng sản xuất: ngăn chặn sử dụng cày
sắt, khai thác than hoặc nhiên liệu, thu hoạch cá, cấm các trò chơi, y tế và
đổi mới/vệ sinh bất cứ hình thức nào. Đói, vô sinh do bệnh hoa liễu, và đa
phu kìm chế tỷ lệ sinh thấp.
Huyền bí bao bọc quanh
Lạt ma không thể che giấu rằng xã hội Tây Tạng cũ là một chế độ độc tài của chủ
sở hữu nông nô đối với nông nô. Không có gì để lãng mạn hóa về xã hội này. Nông
nô và nô lệ cần một cuộc cách mạng!
Tây Tạng gặp Cách mạng Mao
Qua các thập niên 1930 và
1940, chiến tranh nhân dân cách mạng đã dâng lên trong số các nông dân ở trung
tâm Trung Hoa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Mao Trạch Đông,
cuộc cách mạng giành được thắng lợi trên toàn quốc và những vùng đông dân ở phía
đông Trung Hoa năm 1949. Khi đó, Mỹ bắt đầu mưu đồ ở biên giới phía Bắc Trung
Quốc với Triều Tiên, và đế quốc Pháp đã tiến hành cuộc xâm lược thực dân vào Việt
Nam dọc biên giới phía nam Trung Quốc. Rõ ràng, các nhà cách mạng theo chủ
nghĩa Mao đã háo hức để giải phóng người bị áp bức ở khắp mọi nơi ở Trung Quốc,
và để lái các mưu đồ nước ngoài ra xa khỏi khu vực biên giới Trung Quốc.
Nhưng Tây Tạng đặt ra một
vấn đề cụ thể: Năm 1950, khu vực rộng lớn này đã được gần như bị hoàn toàn bị
cô lập với cơn lốc cách mạng, quét qua phần còn lại của Trung Quốc. Hầu
như không có người cộng sản Tây Tạng. Không có cơ sở cộng sản trong số các
nông nô Tây Tạng. Trên thực tế, các nông nô Tây Tạng không có ý tưởng một
cuộc cách mạng đang diễn ra ở những nơi khác trên đất nước họ, hay thậm chí là
những thứ như các "cuộc cách mạng" là có thể.
Sự kìm kẹp của hệ thống Lạt
ma và tôn giáo của nó là vô cùng mạnh ở Tây Tạng. Không thể bị phá vỡ chỉ
đơn giản bằng diễu hành của quân đội cách mạng phần lớn có gốc Hán và
"tuyên bố" chế độ phong kiến Tây Tạng phải bị bãi bỏ! Mao loại
bỏ cách tiếp cận “chỉ huy” "làm mọi việc mang danh quần chúng". Cuộc
cách mạng của chủ nghĩa Mao dựa vào quần chúng.
Dân Tây Tạng trong trang phục truyền thống mang theo ảnh các lãnh đạo Trung Quốc: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cùng với tác phẩm điêu khắc bơ - theo truyền thống được tạo ra trong các tu viện Tây Tạng như là một hành động của lòng sùng kính, thường được thực hiện cùng với bức tranh tôn giáo. Hình ảnh này hay xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Đạt
lai lạt ma là thuộc hạ của CIA!
Bộ
mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma – P1
Bộ
mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma – P2
Bộ
mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma – P3
Bộ
mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma – P4
Bộ
mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma – P5
Bộ
mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma – P6
Bộ
mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma – P7
Bộ
mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma – P8
Bộ
mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma – P9
Bộ
mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma – P10
Bộ
mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma – P11
Bộ
mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma – P12
Bộ
mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma – P13
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét