Bộ mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma - P12

Quan sát từ Lều chăn bò của Pala


Hai chuyên gia Tây Tạng nổi tiếng, giáo sư Melvyn C. Goldstein và Cynthia M. Beall, cung cấp các quan sát trực tiếp có giá trị về cuộc sống hiện tại của các dân tộc du mục Tây Tạng trong cuốn sách của họ năm 1990, Du cư tây Tâ Tạng. Goldstein và Beall trải qua 16 tháng sinh sống ở Pala giữa các năm 1986 và năm 1988, một khu lều trại vô cùng xa xôi của người chăn gia súc Tây Tạng có 300 con bò. Nghiên cứu này không mô tả công việc trồng trọt ở Tây Tạng, lĩnh vực mà cuộc cách mạng chủ nghĩa Mao bén rễ sâu xa nhất, và các tác giả thông cảm sâu sắc với chế độ phong kiến ​​Tây Tạng cũ. Tuy nhiên, nó rất hữu ích khi Beall và Goldstein, bất chấp sự thù địch của họ với cách mạng, đã minh chứng sự trở lại của áp bức ở nông thôn xa xôi Tây Tạng và các dấu hiệu của cuộc đấu tranh giai cấp tiếp tục ở cộng đồng Tây Tạng. 

Goldstein và Beall viết rằng ngay cả ở Pala xa xăm, những người du mục đã có một lịch sử tham gia vào cuộc đấu tranh giai cấp của Tây Tạng. Năm 1959, những người chăn nuôi tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Bo Argon, một kẻ ở địa phương ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma, bởi vì những người du mục không muốn tham gia cuộc nổi dậy phản cách mạng đã được tổ chức diễn ra ở Lhasa. Goldstein và Beall cũng ghi như thế nào mà đại đa số dân du mục Pala, mong muốn đấu tranh chống lại chính quyền địa phương, tham gia cùng Gyenlo, một trong hai nhóm Hồng vệ binh chính của Tây Tạng trong thời gian Cách mạng Văn hóa Vô sản. Các cuộc cách mạng văn hóa khuấy động cuộc đấu tranh phức tạp, ngay cả những người chăn nuôi của khu vực xa xôi nhất này.

Goldstein và Beall sau đó đưa tư liệu cuộc đảo chính năm 1976 đại diện cho một "sự thay đổi của bầu trời" cơ bản cho Tây Tạng như thế nào: "Sự kết thúc của cách mạng văn hóa ở Trung Quốc đúng vào năm 1976 và sự tàn phá của “Bè lũ 4 tên" đã đưa một nhóm mới các nhà lãnh đạo lên nắm quyền trong ĐCS TQ, họ có quan điểm làm thay đổi số phận của những người du mục Pala. Giữ một triết lý kinh tế và văn hóa hoàn toàn khác với Mao và Bè lũ 4 tên, họ coi “Cách mạng Văn hóa" như một thảm họa đối với Trung Quốc và chấm dứt các hợp tác xã, áp dụng một hệ thống kinh tế nông thôn nhiều định hướng thị trường hơn được gọi là hệ thống “có trách nhiệm” . Trách nhiệm sản xuất được chuyển từ hợp tác xã đến các hộ gia đình."

Cuộc đảo chính đã đặt một chính phủ xét lại lên khu vực này, Lagyab Lhojang là tên của một chủ đất phong kiến ​​cũ từng sở hữu tất cả người và động vật ở đây. "Tác động mạnh của những thay đổi này đến Pala vào năm 1981. Qua một đêm, tất cả các thú nuôi của hợp tác xã được chia đều giữa các thành viên của họ. Mỗi dân du mục dù một tuần tuổi, thanh thiếu niên, người lớn, người già cùng được chia 37 gia súc: 5 con bò, 25 con cừu, và 7 con dê. Mỗi hộ gia đình lấy lại trách nhiệm hoàn toàn với vật nuôi của mình, quản lý theo kế hoạch và quyết định của mình. Đồng cỏ được phân bổ đồng thời cho các nhóm nhỏ từ ba đến sáu hộ gia đình sống trong các ngôi nhà-lều và cơ bản là giống nhau".

Giàu, nghèo, lương lao động và suy dinh dưỡng quay trở lại


Tuy nhiên, phân chia của cải chỉ là bước đầu tiên hướng tới khôi phục lại hệ thống giàu nghèo ở nông thôn Tây Tạng. Goldstein và Beall đưa ra ví dụ từ đồng cỏ: "Một hậu quả nổi bật khác của chính sách cải cách hậu 1981 của Trung Quốc là nhanh chóng và mở rộng mức độ khác biệt về kinh tế và xã hội đã xuất hiện trở lại ở Pala. Mặc dù tất cả dân du mục Pala trong xã hội cũ là thần dân (bị bóc lột) của Ban Thiền Lạt Ma, sự khác biệt giai cấp khủng khiếp tồn tại giữa lớp người. Gia đình giàu có đàn gia súc lớn sống trong sang trọng bên cạnh tầng lớp lao động nghèo không có gia súc, người du mục nghèo, công chức và người ăn xin. Áp dụng hợp tác xã năm 1970 đã loại bỏ những bất bình đẳng vì tất cả sở hữu tư nhân phương tiện sản xuất kết thúc vào thời điểm này. Việc giải thể hợp tác xã năm 1981 vẫn duy trì sự bình đẳng thô ráp vì tất cả những người du mục ở Pala nhận được một số lượng tương đương gia súc. Tuy nhiên, trong vòng 7 năm sau đó, một số đàn gia súc đã tăng lên trong khi những người khác đã giảm mạnh. Một lần nữa có cả người du mục rất giàu và rất nghèo. Một hộ gia đình thực sự không có vật nuôi nào cả.

"Trong khi không có hộ gia đình nào có ít hơn 37 con gia súc mỗi người năm 1981, 38%  có ít hơn 30 con vào năm 1988. Vào cuối cùng tăng cao liên tục, tỷ lệ hộ gia đình Pala có hơn 50 gia súc mỗi người tăng từ 12% vào năm 1981 đến 25% năm 1988. 10% các hộ gia đình có hơn 90 gia súc mỗi người so với 0 vào năm 1981. Là kết quả của quá trình khác biệt kinh tế này, 16% giàu hơn vào năm 1988 sở hữu 33% các loài gia súc trong 33% nghèo hơn chỉ có 17% gia súc. Bảy năm qua hệ thống  “có trách nhiệm” của gia đình dựa trên hộ gia đình đã dẫn đến một sự tập trung ngày càng tăng sô gia súc trong tay một số ít hộ gia đình giàu có mói, và sự xuất hiện một lần nữa của một tầng lớp các hộ gia đình nghèo không có hoặc có rất ít gia súc. Những người nghèo mới này sinh sống bằng cách làm việc cho những người du mục giàu, vài trong số họ bây giờ, như trong xã hội cũ, thường xuyên thuê chăn thả, vắt sữa, và làm đầy tớ trong khoảng thời gian dài”.

Trong chủ nghĩa Mao, giai đoạn xã hội chủ nghĩa, thặng dư xã hội ở nông thôn Tây Tạng hướng vào phục vụ nhân dân và hỗ trợ cuộc cách mạng: kinh phí cho công trình công cộng, trường học và các tổ chức văn hóa, và các lực lượng vũ trang cách mạng. Như Bob Avakian giải thích trong cuốn sách của mình, “Cộng sản giả chết, Cộng sản thật trường tồn!” (Phony Communism Is Dead, Long Live Real Communism!): điều này phản ánh đường lối và thực hành của các nhà cách mạng trong TQ, những ai nhằm mục đích tạo ra "sự giàu có công cộng" càng ngày càng được sự chia sẻ của toàn bộ quần chúng nhân dân.

Giờ, tuy nhiên, thặng dư đó được tiêu thụ bởi các quan chức cũng như một số người bóc lột giàu có mới, tạo ra sự bùng nổ trong mua sắm xa xỉ, trong khi quần chúng chịu đựng suy dinh dưỡng một lần nữa.

Goldstein và Beall viết rằng "giàu có mới", trên thực tế, là cùng "kẻ thù giai cấp", những kẻ đã bóc lột các láng giềng của họ trong xã hội cũ. Đây không phải là tình cờ. Các "cải cách" xét lại được thiết kế để khôi phục lại hệ thống bóc lột giai cấp ở nông thôn và thả trói cho kẻ thù giai cấp cũ để hỗ trợ chính phủ mới. Một số tiền lớn đã được trao bởi chính phủ xét lại mới cho kẻ thù giai cấp cũ để giúp chúng khôi phục lại đặc quyền trước đây của chúng. Goldstein và Beall viết là một trong những kẻ bóc lột cũ ở Pala nhận được hàng ngàn đô la của Trung Quốc, "một tài sản nhỏ ở Tây Tạng, nơi, bằng cách so sánh, mức lương 1 năm của một giảng viên đại học ở Lhasa là khoảng 2.500 đến 3.000".

Phản cách mạng ở đây không phải là khôi phục trật tự phong kiến ​​cũ. Các quý tộc cũ và tu viện đã không được phục hồi ở trên cùng của cấu trúc tầng lớp mới này. Tài sản ngày càng tập trung ở một tầng lớp nông dân giàu có, trong khi lợi nhuận thường tích tụ vào nhà nước tư bản hoạt động như nguồn vốn lái buôn trong chính quyền địa phương và cấp huyện. Sản xuất ở Tây Tạng hoàn toàn bị định dạng để phục vụ nhu cầu của tầng lớp tư bản quan liêu lớn hơn mà giờ đang cai trị toàn bộ Trung Quốc.


Kết quả đảo ngược này có thể được nhìn thấy trong các thành phố. Khách hành hương giàu có đã trở về Lhasa, và người ăn xin nghèo đói cũng đã xuất hiện trở lại. Nhà báo Ludmilla Tuting viết thấy rằng nông dân Tây Tạng đến đến Lhasa để bán con của họ - điều phổ biến dưới sự cai trị của giới Lạt Ma cũ, mà đã biến mất sau cuộc cách mạng chủ nghĩa Mao. Tuting nói thêm rằng trong khi người nghèo bị đói, 55 ngàn tấn thịt bò Tây Tạng hiện đang được xuất khẩu từ Tây Tạng đến Hồng Kông mỗi năm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...