IMF đỡ đầu “dân chủ” ở Ukraine

Đây là một nỗ lực liên tục và cố ý bởi cường quốc nước ngoài để chĩa mũi nhọn vào sự bất ổn Ukraine gồm cả cấu trúc nhà nước.

Có một lịch sử lâu dài các cuộc cách mạng màu ở Ukraine từ những năm 1990.

Phong trào biểu tình ở Kiev mang một sự tương đồng đáng kể với "Cách mạng Cam - Orange Revolution" năm 2004, nó được nuôi nấng 1 cách bí mật bởi Washington. "Cách mạng Cam" năm 2004 đã dẫn đến việc lật đổ Viktor Yanukovich được Nga ủng hộ, chính phủ bình phong đại diện cho quyền lực phương Tây của TT Viktor Yushchenko Ttg Julia Tymoshenko lên nắm quyền.

Một lần nữa TT Viktor Yanukovych lại là mục tiêu của "phong trào biểu tình ủng hộ EU" được sắp đặt cẩn thận. Sau đó được triển khai khi TT Yanukovych quyết định để hủy bỏ "thỏa thuận liên kết" với EU.

Các cơ chế can thiệp có một số khác biệt so với những gì xảy ra năm 2004. Các cuộc biểu tình được chống lưng trực tiếp từ Brussels và Berlin (với các quan chức EU tham gia tích cực) hơn là từ Washington:

"Các phe phái cánh hữu đứng đầu các cuộc biểu tình phối hợp với các quan chức EU và các chính khách kêu gọi một "triệu người diễu hành". Cuối cùng, một số lượng 250 đến 300 người đã tụ tập trên quảng trường Maidan (Độc lập). Đây là cuộc biểu tình lớn nhất ở Kiev kể từ "cuộc cách mạng màu" năm 2004 của đế quốc Mỹ và EU - cái gọi là cuộc Cách mạng Cam lật đổ Yanukovich thân Nga và đưa bộ đôi thân phương Tây TT Viktor Yushchenko và Ttg Julia Tymoshenko lên nắm quyền.”

Julia Tymoshenko là con gái của cựu Ttg và ông trùm tỷ phú khí đốt tự nhiên Evgenia Tymoshenko, là người đã bị Yanukovich bỏ tù, hãy xem một tin nhắn từ bà mẹ Julia kêu gọi lật đổ "ngay lập tức" TT Yanukovich. (Xem Alex Lantier, 08 Tháng 12 2013);
http://www.globalresearch.ca/mass-protests-in-ukraine-led-by-right-wing-parties-in-coordination-with-eu-officials/5360900

Bài viết sau đây công bố tháng 11 năm 2004, tập trung vào "Cách mạng Cam" nhằm chống lại Viktor Yanukovich, cung cấp thông tin chi tiết về vai trò xảo quyệt của IMF và WB trong việc áp đặt chương trình nghị sự chính sách kinh tế tân tự do đại diện cho "Đồng thuận Washington - Washington Consensus".
http://www.economicshelp.org/blog/7387/economics/washington-consensus-definition-and-criticism/

Ứng cử viên Viktor Yushchenko trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraina 2004 được hỗ trợ mạnh mẽ bởi Đồng thuận Washington.


Ông ta không những được hỗ trợ bởi IMF và cộng đồng tài chính quốc tế, mà còn có sự ủng hộ của Quĩ bảo trợ dân chủ quốc gia (NED - National Endowment for Democracy), Freedom House và Viện xã hội Mở, những tổ chức đóng vai trò năm trước trong việc giúp đỡ "lật đổ TT Eduard Shevardnadze bằng cách đặt sức mạnh tài chính và tổ chức sắt đằng sau đối thủ của ông."

NED có bốn viện liên kết: Viện quốc tế của đảng Cộng hòa (IRI), Viện Dân chủ Quốc gia về các vấn đề quốc tế (NDI), Trung tâm Doanh nghiệp Tư nhân Quốc tế (CIPE), và Trung tâm Mỹ vì Công đoàn lao động quốc tế (AFL-CIO). Các tổ chức này được cho là "có điều kiện vô song để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà dân chủ đang nổi dậy khắp thế giới." http://www.iri.org/history.asp

Ở Ukraine, NED và các tổ chức cấu thành của nó cấp tiền cho đảng Nasha Ukraina của Yushchenko (Ukraine của chúng tôi), nó cũng bỏ vốn vào Câu lạc bộ báo chí Kiev (Kiev Press Club). Đến lượt mình, Freedom House, IRI can dự vào đánh giá "sự công bằng của cuộc bầu cử và kết quả của họ". IRI nhân viên hiện diện trong các cuộc "theo dõi bầu cử” ở 9 vùng và các nhân viên địa phương trong tất cả 25 vùng:

"Có các giám sát viên bầu cử chuyên nghiệp nước ngoài từ các cơ quan như Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, bầu cử Ukraina, như trước đó, cũng có hàng ngàn giám sát viên bầu cử người địa phương được đào tạo và được trả tiền bởi các nhóm phương Tây… Họ cũng tổ chức các cuộc thăm dò kết quả. Vào đêm chủ nhật các cuộc thăm dò này cho Yushchenko dẫn trước 11 điểm và thiết lập chương trình nghị sự cho phần lớn những gì đã theo đuổi." Ian Traynor 26 November 2004, the Guardian, http://globalresearch.ca/articles/TRA411A.html)

Không cần phải nói về những nền tảng khác nhau đã được cam kết về "Tự do báo chí". Hoạt động của họ bao gồm không chỉ việc tổ chức các cuộc thăm dò kết quả, thông tin đánh lạc hướng được nhồi vào chuỗi tin tức phương Tây, họ còn tham gia vào việc thiết lập và tài trợ các nhóm sinh viên "thân Tây", "ủng hộ cải cách", có khả năng tổ chức phô bày bất mãn dân chúng. ( Để biết chi tiết, xem Traynor, op cit) ở Ukraine, phong trào thanh niên Pora (http://pora.org.ua/en/) được Viện Xã hội Mở Soros cấp tiền là một phần của quá trình biểu tình với hơn 10 ngàn nhà hoạt động. Pora được hỗ trợ của NGO: Liên minh Tự do lựa chọn của Ukraina (http://coalition.org.ua/en/), và là mô hình hóa dựa trên Otpor Serbia và Kmara Gruzia.

Tổ chức “Tự do chọn liên minh - Freedom of Choice Coalition” đóng vai trò bình phong (cái ô). Nó được hỗ trợ trực tiếp từ các đại sứ quán Mỹ và Anh ở Kiev cũng như Đức, qua Friedrich Ebert Stiftung (một quỹ liên quan đến đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền). Trong số các "đối tác" chính (nhà tài trợ) của nó, có USAID, Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA), Freedom House, WB và Quỹ Charles Stewart Mott.
(Danh mục đầy đủ tại http://coalition.org.ua/en/index.php?option=content&task=view&id=29&Itemid=51)

Đến lượt mình, “Tự do chọn liên minh” trực tiếp bỏ tiền và thu thập đóng góp cho Pora (http://pora.org.ua/en/content/view/83/95/)

National Endowment for Democracy - NED

Quĩ bảo trợ dân chủ quốc gia nằm trong nhiều các quỹ phương Tây, mặc dù về mặt chính thức, NED không thuộc CIA, nhưng nó thực hiện chức năng tình báo quan trọng trong việc định hình hoạt động chính trị của các đảng phái bên trong Liên Xô cũ, Đông Âu và trên toàn thế giới.

NED được lập năm 1983, khi CIA bị buộc tội bí mật hối lộ các chính trị gia và thiết lập các tổ chức dân sự giả mạo mặt tiền. Theo Allen Weinstein, kẻ chịu trách nhiệm thành lập NED trong thời kỳ Reagan: "Rất nhiều những gì NED làm ngày hôm nay đã được CIA thực hiện bí mật 25 năm qua." (Washington Post, Sept. 21, 1991);

Ở Liên Xô cũ trong đó có Ukraine, NED là, có thể nói, "cánh tay dân sự” của CIA. Sự can thiệp của CIA-NED đặc trưng bởi mô hình tương ứng. Ở Venezuela, NED cũng đứng đằng sau cuộc đảo chính thất bại của CIA chống lại TT Hugo Chavez,còn ở Haiti nó tài trợ cho các đảng phái và các tổ chức đối lập, cuộc đảo chính do Mỹ đỡ đầu đã trục xuất của TT dân bầu Aristide vào tháng 2 năm 2004. (xem Michel Chossudovsky, 29 Feb 2004, http://www.globalresearch.ca/articles/CHO402D.html )

Ở Nam Tư cũ, CIA chuyển sự hỗ trợ cho Quân giải phóng Kosovo (KLA) từ năm 1995 , đó là nhóm bán vũ trang tham gia các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào cảnh sát và quân đội Nam Tư. Trong khi đó, NED thông qua CIPE đã chống lưng cho phe liên minh đối lập DOS ở Serbia và Montenegro. Cụ thể hơn, NED đã tài trợ cho G-17, một nhóm chống đối của các nhà kinh tế có trách nhiệm xây dựng (trong quan hệ với IMF) "thị trường tự do" nền tảng cải cách của liên minh DOS trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, dẫn đến sự sụp đổ của Slobodan Milosevic.

Liệu có Copy và Paste? CIPE (Trung tâm Doanh nghiệp Tư nhân Quốc tế) có nhiệm vụ tương tự ở Ukraine, nơi nó trực tiếp tài trợ cho nghiên cứu về "cải cách thị trường tự do" trong một vài nhóm "cố vấn độc lập" quan trọng và các viện nghiên cứu chính sách. Trung tâm nghiên chứ chính sách Quốc tế có trụ sở ở Kiev (ICPS - International Center for Policy Studies) được cấp vốn bởi CIPE. Nó có chức năng tương tự như của G-17 ở Serbia và Montenegro: Một nhóm các nhà kinh tế bản địa được thuê bởi ICPS và được giao trách nhiệm soạn thảo, với sự hỗ trợ của WB, một kế hoạch cải cách chi tiết toàn diện kinh tế vĩ hậu bầu cử.

Viktor Yushchenko là ai? Ứng cử viên được IMF bảo trợ

Năm 1993, Viktor Yushchenko được bổ nhiệm làm lãnh đạo Ngân hàng Quốc gia Ukraina mới thành lập. Được ca ngợi như một "nhà cải cách táo bạo", ông ta là một trong những kiến trúc sư chính của liều thuốc kinh tế học chết người IMF, nhằm làm bần cùng hóa và phá hủy nền kinh tế Ukraine.

Sau khi được bổ nhiệm lãnh đạo ngân hàng, Ukraine đạt được thỏa thuận lịch sử với IMF. Yushchenko đóng một vai trò quan trọng trong việc đàm phán các thỏa thuận năm 1994 cũng như tạo ra một loại tiền tệ Ukraina mới, dẫn đến sự sụt giảm đáng kể tiền lương thực tế.

Gói thỏa thuận IMF 1994 đã được ký kết sau những cánh cửa đóng kín tại Hội nghị thượng đỉnh Madrid kỷ niệm 50 năm thể chế Bretton Woods. Nó đòi hỏi chính quyền Ukraina từ bỏ kiểm soát nhà nước về tỷ giá dẫn đến sự sụp đổ tiền tệ vô cùng sâu sắc.

Yushchenko là giám độc Ngân hàng Trung ương chịu trách nhiệm bãi bỏ kiểm soát tiền tệ quốc gia theo "liệu pháp sốc" tháng 10 năm 1994.

§ Giá bánh mì tăng qua đêm 300%;

§ giá điện tăng 600%;

§ giao thông vận tải công cộng tăng 900%;

§ mức sống sụp đổ;

Theo Ủy ban Thống kê Nhà nước Ucraina, trích dẫn bởi IMF, tiền lương thực tế trong năm 1998 đã giảm hơn 75% so với mức năm 1991. (http://www.imf.org/external/pubs/ft/scr/ 2003/cr03174.pdf )

Trớ trêu thay, chương trình đỡ đầu của IMF lại được dự định để làm giảm bớt áp lực lạm phát: nó bao gồm ấn định giá được "đô la hóa" vào số đông dân chúng bị bần cùng hóa với thu nhập dưới 10 đô la một tháng.

Kết hợp với việc tăng đột ngột giá nhiên liệu và năng lượng, dỡ bỏ trợ cấp và đóng băng tín dụng đã góp phần phá hủy ngành công nghiệp (cả nhà nước và tư nhân) và phá hủy dạ dày của nền kinh tế Ukraine.

Tháng 11 năm 1994, các nhà đàm phán WB đã được cử đến để nghiên cứu đại tu nông nghiệp Ukraine. Với tự do hóa thương mại (là một phần của gói kinh tế), sự dư thừa bột mỳ Mỹ và "viện trợ lương thực" bán phá giá vào thị trường trong nước, góp phần làm mất ổn định một trong những nền kinh tế lúa mì lớn nhất và hiệu quả nhất thế giới, (ví dụ như so sánh với của Mỹ).

Vào năm 1998, bãi bỏ quy định của thị trường ngũ cốc đã dẫn đến sự suy giảm sản xuất ngũ cốc 45% so với mức 1986-1990. Sụp đổ trong sản xuất chăn nuôi, gia cầm và các sản phẩm sữa thậm chí còn kinh khủng hơn. (Xem http://www.imf.org/external/pubs/ft/scr/2003/cr03174.pdf )

Suy giảm tích lũy GDP từ việc cải cách IMF bảo trợ đã vượt quá 60% ( 1992-1995 ).

Tuyên truyền nuôi dưỡng "thị trường tự do"

Trong hoàn cảnh này, tại sao Yushchenko, kẻ có liên quan chặt chẽ với quá trình hủy hoại nền kinh tế và bần cùng hóa Ukraina lại rất nổi tiếng? Tại sao hình ảnh hắn ta trước công chúng và uy tín chính trị của một kẻ được IMF bảo trợ, con rối phá hoại Yushchenko lại không hề bị tổn hại?

Những gì chương trình nghị sự tân-tự do (neo-liberal) thực hiện là xây dựng một sự đồng thuận trong "cải cách thị trường tự do". "Chịu cơn đau ngắn hạn vì lợi ích lâu dài", như WB nói. "Liều thuốc đắng kinh tế" là giải pháp duy nhất, phải cùng một cách như tòa án Tây Ban Nha là sự đồng thuận nằm dưới thời trật tự xã hội phong kiến ​​.

Trong một thứ logic hoàn toàn bị bóp méo, nghèo đói được trình bày như một điều kiện tiên quyết để xây dựng một xã hội thịnh vượng. Sự đồng thuận này phô ra một thế giới của nông dân không có đất, nhà máy đóng cửa, công nhân thất nghiệp và các chương trình xã hội bị rút ruột như các biện pháp để đạt được tiến bộ kinh tế và xã hội.

Để duy trì sự đồng thuận và thuyết phục dư luận quần chúng, cần phải và đảm bảo "biến thế giới thành lộn ngược", gây chia rẽ trong xã hội, xuyên tạc sự thật, qua một chiến dịch tuyên truyền khổng lồ, mà không có một thay thế chính trị khả thi nào khác để "thị trường tự do" được phép xuất hiện.

Tại sao Yushchenko quá nổi tiếng? Cùng một lý do như George W. Bush, có một hồ sơ tội ác chiến tranh của mình nhưng vẫn là nổi tiếng.

Và bởi vì đối thủ của ông ta, Yanukovich không những đại diện cho một sự thay thế chính trị thật sự cho Ukraine, mà còn mạnh mẽ thách thức các tổ chức tài chính quốc tế và các lợi ích tư bản phương Tây, thứ phá hủy và vắt kiệt toàn bộ một quốc gia.

Cuộc bầu cử năm 2004 tại Ukraine được xây dựng trên một chiến dịch tuyên truyền và tiếp thị quần chúng khổng lồ dưới sự hỗ trợ của Mỹ, với tiền được Washington chi trả cho các đảng chính trị và các tổ chức cam kết vì kinh tế và lợi ích chiến lược phương Tây. Tình báo Mỹ, làm việc tay trong với các tổ chức khác nhau bao gồm cả NED, đã liên tục chống lưng cho quá trình thao túng xã hội dân sự này. Mục tiêu không phải là dân chủ, mà là phá vỡ và thuộc địa hóa địa bàn Liên Xô cũ.

IMF và "Quản trị tốt"

Ở Ukraine, IMF không chỉ can thiệp vào việc thực hiện chương trình nghị sự kinh tế vĩ mô, nó còn xâm nhập trực tiếp vào lĩnh vực chính trị nội bộ đất nước. Cũng như ở Nga năm 1993, quốc hội Ukraina được xem là một trở ngại cho việc thực hiện "cải cách thị trường tự do". Năm 1999, dưới áp lực từ Washington và IMF, Yushchenko được bổ nhiệm làm Ttg chính phủ:

Ứng cử viên Yushchenko đã được đề xuất bởi 10 nhóm phe phái trong quốc hội, và TT Kuchma đồng ý với sự lựa chọn của họ...

Đối số nặng ký nhất có thể mong muốn của IMF để thấy Yushchenko làm thủ tướng Ukraine, bởi sự sẵn sàng của nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này với các cơ sở tài chính mở rộng phụ thuộc vào đó.

Một số thành viên quốc hội tin rằng IMF đã sẵn sàng để mở rộng khoản vay trị giá $300 triệu cho Ukraina vào tháng 1, trong trường hợp Yushchenko trở thành thủ tướng. (Hãng tin ITAR-TASS, Moscow, 17-12-1999)

Sau khi được bổ nhiệm, Yushchenko ngay lập tức khởi động chương trình phá sản do IMF đứng đầu bảo trợ nhằm chống lại ngành công nghiệp Ukraina, trong đó chủ yếu bao gồm cho đóng cửa một phần cơ sở sản xuất của đất nước. Ông ta cũng đã cố gắng làm suy yếu thương mại song phương dầu khí tự nhiên giữa Nga và Ukraina, thay mặt cho IMF đòi hỏi mua bán phải được giao dịch bằng đô la Mỹ chứ không phải là trao đổi hàng hóa.

Họ đã sa thải thủ tướng "của chúng ta"!

Yushchenko đã bị cáo buộc bởi đối thủ của ông ta là đã đặt lợi ích IMF lên trên lợi ích của đất nước. Năm 2001, Ttf Yushchenko đã bị sa thải sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội:

"Viktor Yushchenko đã hoàn thành nghĩa vụ đối với IMF tốt hơn và chính xác hơn so với trách nhiệm của mình đối với các công dân của đất nước của chúng tôi, Olena Markosyan, một nhà phân tích ở Kharkiv, đã phát biểu trên tờ tạp chí Ukraina có quan điểm ôn hòa Den." (BBC Monitoring, 16-11-2004)

"Chính chính phủ này (Yushchenko) công khai nói họ thực hiện tất cả các khuyến nghị của IMF. Mặc dù chính phủ tuyên bố chính sách định hướng xã hội của họ, thực sự họ tiến hành chính sách chống xã hội, chống quốc gia", lãnh đạo Đảng CS Heorhiy Kruchkov cho biết. (trích trong Financial Times, 17-5-2001)

Cộng đồng tài chính quốc tế đã hành động ngay lập tức, đưa Ukraine đã trở lại trong danh sách đen của các chủ nợ.

"Phương Tây gần đây đã công khai đặt phần cược của mình vào Yushchenko, dường như không muốn bị chặn tay. Không thiếu các công cụ để gây áp lực với Kiev. Có lẽ vấn đề lớn nhất là khoản tín dụng của IMF, WB và EBRD cho Ukraine sẽ bị câu lưu bởi chúng liên quan đến việc Yushchenko còn ngồi trên quyền lực… Hội đàm với Câu lạc bộ Paris về tái cơ cấu món nợ $1,2 tỷ của Ukraine có thể gặp khó khăn... Không ngạc nhiên, TT Leonid Kuchma vội vã cách ly mình với những gì đang xảy ra và chỉ trích quyết định của Quốc hội. (Vremya Novostei, 01-5-2001)

Giám đốc điều hành IMF Horst Kohler vẫn cứng rắn. "Yushchenko đã đạt được rất nhiều tín nhiệm bên ngoài Ukraine, và tôi nghĩ ông ấy cũng xứng đáng được ủng hộ bên trong Ukraine." (Trích dẫn trên tờ Financial Times, 27-4-2001). Lãnh đạo IMF nói toạc móng heo:

"Ông ấy (Kohler) nói thêm rằng IMF tôn trọng quyền của Ukraine lựa chọn các nhà lãnh đạo của họ, nhưng cho rằng sự chỉ đạo cải cách phải được bảo lưu. Ông đặt câu hỏi về sự khôn ngoan của QH phung phí thời gian vào việc vận động cho một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ, trong khi cải cách cần phải được thực hiện."

Sao chép Nam Tư. Chia rẽ Ukraine?

Một vài tháng sau khi bị sa thải vào năm 2001, Yushchenko ở Washington để hội đàm với các thành viên cao cấp của chính quyền Bush. Ông ta trở lại Washington vào đầu năm 2003 dưới sự bảo trợ của Viện quốc tế Cộng Hòa - IRI. Trong chuyến thăm này, ông ta đã gặp phó TT Dick Cheney và thứ trưởng Ngoại giao Richard Armitage.

Các tân bảo thủ đã cẩn thận "đặt sân khấu " cho cuộc bầu cử tổng thống tháng 10-12 năm 2004.

Nam Tư là một diễn tập cho các rạn nứt trong các nước cộng hòa còn lại của Liên Xô cũ. Như diễn biến gần đây cho thấy, sự tan rã của đất nước, cụ thể là các phân vùng của Ukraine, mô phỏng theo kinh nghiệm của Nam Tư cũ là có thể, không có nghi ngờ gì, một trong nhiều quá trình chuyển đổi "kịch bản" được dự kiến bởi chính quyền Bush.

Gây chia rẽ giữa Ukraine, Nga, Tatar ở Crimea và các dân tộc khác, giữa Chính thống Nga. Chính thống giáo Ukraina và Công giáo Ukraina, vv… là một phần của chương trình nghị sự kín của Washington.

Tái định hướng quân sự trong sự hỗ trợ của thị trường tự do

Quân sự hóa củng cố thị trường tự do và ngược lại. CIA giám sát NED. Cộng đồng các nhà tài trợ bao gồm cả Washington dựa trên các thể chế Bretton Woods hợp tác với Liên minh châu Âu, NATO và Bộ Ngoại giao Mỹ.

Chiến tranh và toàn cầu hóa song hành. Trong khi Yushchenko được coi là một bảo trợ của cộng đồng tài chính quốc tế, thì ông bạn đồng nghiệp của ông ta, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yevyen Marchuk là một người ủng hộ không gì lay chuyển đối với sự hiện diện quân sự của Mỹ và NATO trong khu vực. Phần lớn các sáng kiến ​​của Yevyen Marchuk khi làm bộ trưởng QP như gửi quân Ukraina đến Iraq, bị phản đối bởi đa số dân số Ukraina.

Tháng 8-2004, Marchuk gặp BT QP Mỹ Donald Rumsfeld tại khu nghỉ mát bên bờ biển Crimea Yalta.

Trong chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán tháng 8: Ukraine tham gia vào sân khấu chiến tranh Iraq cũng như cuộc bầu cử sắp tới của Ukraine. Marchuk công bố sau các cuộc họp này rằng Kiev sẽ tiếp tục tham gia "liên minh sẵn sàng" và sẽ duy trì quân ở Iraq.

Marchuk bị sa thải vào tháng 9, chỉ một tháng trước vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống.

Nỗ lực đảo chính - Coup d’Etat?

Trong một tuyên bố trên TV ngày 25-11, Marchuk gửi một thông điệp cho quân đội, cảnh sát và lực lượng an ninh không tuân lệnh chính quyền dân sự, cụ thể là chính phủ của Leonid Kuchma.

"Cựu bộ trưởng quốc phòng Ukraine và người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng đã tuyên bố rằng ông ta tin chắc rằng lãnh đạo đối lập Viktor Yushchenko có quyền được công nhận là tổng thống của Ukraine.”

“Ông ta, Marchuk kêu gọi TT Leonid Kuchma và Ttg Viktor Yanukovych thực hành ý thức khôn ngoan và nhấn mạnh rằng không nên có đổ máu ở Ukraine. Marchuk kêu gọi nhân viên an ninh nhà nước không thực hiện mệnh lệnh bất hợp pháp và phải nhớ danh dự sĩ quan và nhân phẩm của họ.

Ông ta nhấn mạnh rằng gian lận bầu cử TT ngày 21-10-2004, mà theo đó chính phủ công bố Ttg Yanukovych giành chiến thắng, là trên qui mô lớn, và chỉ có một cách thoát ra khỏi sa lầy chính trị căng thẳng mà đã nhấn chìm Ukraine : cuộc đàm phán ngang bằng.

Marchuk cũng kêu gọi đại sứ Nga tại Ukraina Viktor Chernomyrdin để vượt qua cùng với TT Vladimir Putin chỉ thông tin khách quan. Ông ta nhắc nhở các sĩ quan của hạm đội Biển Đen Nga đóng tại Sevastopol rằng họ đang ở trên lãnh thổ của một chính phủ nước ngoài, và rằng họ nên vẫn còn lưu tâm đến điều đó, kêu gọi bộ trưởng quốc phòng Liên bang Nga tuân thủ luật pháp." (See Kiev Post, 26 Nov 2004 and Kanal 5 transcripts, BBC Monitoringm 26 Nov 2004)

Tuyên bố của Marchuk, kêu gọi các lực lượng vũ trang và cảnh sát chống lại chính phủ, về cơ bản đặt ra 1 vũ đài để Mỹ-NATO bảo trọ cho 1 cuộc đảo chính Coup d' Etat.

Cuộc đấu quyền lực: Dầu và hành lang đường ống

Đằng sau cuộc bầu cử tổng thống, có một cuộc đấu tranh quyền lực giữa phe thân Mỹ - NATO và phe thân Nga trong hành ngũ đứng đầu chính trị và quân đội. Đó là nguyên tắc không chỉ duy trì các chương trình nghị sự kinh tế vĩ mô IMF bảo trợ mà còn là lợi ích quân sự chiến lược Mỹ- NATO trong khu vực.

Mục tiêu của chính quyền Bush là cài cắm một chính phủ Ukraina phù hợp một cách vững chắc với Washington, với mục tiêu cuối cùng là di dời quân đội Nga ra khỏi Biển Đen.

Về vấn đề này, Ukraine đã ký kết một số thỏa thuận quân sự với NATO và Washington dưới thời chính phủ Leonid Kuchma. Ukraine là thành viên của GUUAM, một liên minh quân sự giữa 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ (Georgia, Ukraine, Uzbekistan, Azerbaijan và Moldova ). Liên minh quân sự này đã được thiết kế ban đầu trong năm 1997 bởi Cơ quan an ninh quốc gia Ukraina (NSBU) phối hợp chặt chẽ với Washington. Mục tiêu của nó là để làm suy yếu liên minh giữa Nga và Belarus ký kết giữa Moscow và Minsk vào năm 1996.

Ukraine cũng đã ký thỏa thuận với Ba Lan và các nước Baltic, liên quan đến sự kiểm soát hành lang giao thông và các tuyến đường ống.

GUUAM nằm trong chiến lược của trung tâm sự giàu có dầu khí Caspian, "với Moldava và Ukraine tạo ra con đường ống dẫn xuất khẩu sang phương Tây." Mục tiêu của GUUAM là để đẩy Nga ra khỏi biển Đen, bảo vệ đường ống dẫn Anh-Mỹ trước các tuyến đường Trung Á và biển Caspian và về cơ bản cắt Nga ra không chỉ khỏi các lưu vực dầu biển Caspian mà còn từ biển Đen.

Trùng với lễ kỷ niệm 50 năm của NATO cùng với sự khởi đầu chiến tranh Nam Tư năm 1999, lãnh đạo 5 nước GUUAM đã có mặt bao gồm cả TT Leonid Kuchma của Ukraine. Họ được mời tham gia ba ngày lễ kỷ niệm của NATO tại Washington và ký thỏa thuận GUUAM dưới sự bảo trợ của Mỹ và NATO.

Georgia, Azerbaijan và Uzbekistan ngay lập tức thông báo rằng họ sẽ rời khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), một liên minh an ninh, trong đó xác định khuôn khổ hợp tác quân sự giữa các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, cũng như liên kết họ đến Moscow:

"Sự hình thành của GUUAM (dưới cái ô NATO và được tài trợ bởi viện trợ quân sự phương Tây) là ý định tiếp tục bẻ gãy CIS. Chiến tranh Lạnh, mặc dù chính thức đã qua, nhưng vẫn chưa đạt đến đỉnh cao của nó: các thành viên của nhóm chính trị pro-NATO mới này không chỉ ủng hộ ném bom Nam Tư năm 1999, họ cũng đã đồng ý ‘hợp tác quân sự cấp thấp với NATO trong khi nhấn mạnh đó là nhóm không phải là một liên minh quân sự chống lại bất kỳ bên thứ ba nào, cụ thể là Moscow.' Bị chi phối bởi lợi ích dầu mỏ Anh-Mỹ, sự hình thành GUUAM cuối cùng ngụ ý loại trừ Nga ra khỏi các mỏ dầu và khí đốt trong khu vực Caspian cũng như cô lập Moscow về mặt chính trị." (Michel Chossudovsky, War and Globalization, the Truth behind September 11, Global Research, Montreal, 2002, Chapter V)

Michel Chossudovsky, December 2013
http://www.globalresearch.ca/imf-sponsored-democracy-in-the-ukraine-2/5360920

1 nhận xét:

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...