Dân chủ hóa, NGO và các cuộc cách mạng màu - P.4

Hoạt động cam ở Ukraine

Ukraina là hình ảnh thu nhỏ quen thuộc Mỹ của "công cụ hóa các chính sách dựa trên giá trị", do đó "gói ghém mục tiêu an ninh trong ngôn ngữ thúc đẩy dân chủ và sau đó làm nhầm lẫn thúc đẩy dân chủ với việc tìm kiếm các hậu quả chính trị cụ thể đề cao các mục tiêu an ninh."

Được xác định bởi chính quyền Clinton là một quốc gia ưu tiên cho dân chủ và một gói các chính sách đối ngoại hậu Xô Viết, tầm quan trọng của Ukraine trong việc NATO mở rộng về phía đông không quốc gia nào sánh được. Cố vấn đặc biệt của bà Clinton về Liên Xô cũ, Richard Morningstar, khẳng định năm 1997 liên quan đến hiệp ước Ukraine-NATO rằng "an ninh của Ukraine là một yếu tố quan trọng trong chính sách an ninh của Mỹ." Đối với Zbigniew Brzezinski, một diều hâu liberal ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của đảng Dân chủ:

"Ukraine, một không gian mới và quan trọng trên bàn cờ Á-Âu, là một trụ cột địa chính trị bởi vì sự tồn tại của nó như là một quốc gia độc lập giúp thay đổi Nga. Nếu không có Ukraine, Nga không còn là một đế chế Á-Âu... nếu Moscow lấy lại quyền kiểm soát Ukraina, với 52 triệu dân và nguồn lực lớn, cũng như tiến đến Biển Đen, Nga sẽ  tự động một lần nữa lấy lại đủ nguồn lực để trở thành đế quốc mạnh mẽ. "

Với sự gia nhập của Séc, Hungary và Ba Lan vào NATO năm 1999, Ukraine còn lại là biên giới cuối cùng, bộ đệm lớn nhất trên "biên giới" Nga-NATO. Cuộc cách mạng màu cam phải được xem xét trong bối cảnh một nước Nga phòng thủ đang cố gắng để giữ cho tầm ảnh hưởng của nó trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) và xâm lăng Euro-Atlantic ở phía đông đang được thúc đẩy bởi EU và NATO.

Việc sắp đặt sự đỡ đầu của nước ngoài cho hai ứng cử viên tổng thống vào đêm trước của cuộc cách mạng này làm sáng tỏ những mơ hồ của cuộc chiến lôi kéo ngầm. Viktor Yanukovych, ứng cử viên tổng thống kế nhiệm Leonid Kuchma, nhận được hỗ trợ bằng lời nói và tài chính mạnh mẽ từ điện Kremlin trước, trong và sau cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 2004. Trong một cuộc họp riêng với TT Nga, Vladimir Putin, ngay trước cuộc bầu cử, ông Yanukovych hứa rằng ông “sẽ chấm dứt chính sách Ukraine tìm kiếm thành viên trong NATO." Viktor Yushchenko, đối thủ ủng hộ thị trường tự do được hưởng lợi từ chính sách ngoại giao Mỹ, tình báo và sự hỗ trợ của NGO cho cuộc cách mạng cam, đặt trứng của mình hoàn toàn trong giỏ EU và NATO.

Chính sách năng lượng cũng định hình toan tính thay đổi chế độ của Washington đối với Ukraine. Tháng 7 năm 2004, chính quyền Bush và Brussels đã rất sửng sốt khi chính phủ Kuchma đảo ngược một quyết định trước đó, mở rộng đường ống Odessa-Brody đến Gdansk Ba Lan. Việc mở rộng đã xảy ra, nó đã có thể vận chuyển một lượng dầu rất lớn từ biển Caspian vào thị trường EU, độc lập với Nga, và làm suy yếu sự phụ thuộc quá lớn của Ukraine vào Nga về nhu cầu năng lượng.

Vứt bỏ một dự án mà nó có thể củng cố quỹ đạo hướng tây của Kiev, Kuchma đã quyết định mở một tuyến đường ống không sử dụng để vận chuyển dầu từ Urals của Nga đến Odessa. Việc này àm rơi rụng lợi ích Mỹ không phải là không đáng kể, như W. Engdahl cho biết: "chính sách của Washington là nhằm mục đích kiểm soát trực tiếp dầu và khí chảy từ biển Caspian, bao gồm Turkmenistan, và để chống lại ảnh hưởng của Nga trong khu vực từ Georgia đến Ukraina đến Azerbaijan và Iran. Vấn đề mấu chốt mà Washington ngầm công nhận là sự cạn kiệt của các nguồn nhiên liệu lớn giá rẻ chất lượng cao trên thế giới đang lờ mờ hiện ra, vấn đề cạn kiệt dầu mỏ toàn cầu."

Đại sứ Mỹ tại Ukraina, Carlos Pascual, liên tục cầu khẩn Kuchma bãi bỏ quyết định đảo ngược, thuyết phục rằng kế hoạch của Ba Lan sẽ hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư và có lợi nhuận nhiều hơn cho Ukraine trong thời gian dài, đặc biệt là làm suy giảm độc quyền kiểm soát của Nga và đa dạng hóa nguồn năng lượng của Ukraine. Không phải ngẫu nhiên mà chính phủ Yushchenko, sau cuộc cách mạng cam, đã khôi phục hiện trạng đánh cược vào đường ống Odessa-Brody, thông báo "cuộc đàm phán tích cực với Chevron, công ty cũ của Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice, cho dự án này."

Các hoạt động cài cắm Yushchenko ở Ukraine có một số cấu thành. Quan trọng như mua chuộc giới quyền lực quân đội Ukraina, Bộ Nội vụ, các cơ quan an ninh và các quan chức tình báo cao cấp đã làm việc để chống lại mệnh lệnh đàn áp của Kuchma và chuyển các thông tin quan trọng về trại của Yushchenko.

Mặc dù các bảo vệ này tuyên bố đã không tuân lệnh các chỉ huy là bởi lòng khoan dung, có một thái độ nghiêng về thân Mỹ trong nhiều cơ quan nhà nước quan trọng. Qua kênh thông tin liên lạc của họ với phụ tá của Yushchenko, là Yevyen Marchuk, một kẻ hâm mộ NATO và là cựu bộ trưởng quốc phòng đã thảo luận về cuộc bầu cử sắp tới với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Donald Rumsfeld, tháng 8 năm 2004, cho thấy một kế hoạch đảo chính. Vợ của Yushchenko, Kateryna Chumachenko, là một cựu quan chức trong chính quyền Reagan và George Bush, là kẻ di cư Ukraina có thế lực, bị cho là đã đóng một vai quan trọng làm cửa hậu.

Không có gì trong số các mưu đồ kể trên là quan trọng mà không có kết quả bầu cử bị tranh cãi, tích lũy quyền lực quần chúng trên đường phố và các kỹ thuật dân chủ qua sự chống đối dân sự. Ở đây là NED và họ hàng NGO đóng vai trò cần thiết nhất.

Đã thâm nhập vào Ukraina từ năm 1990 theo lệnh của chính quyền George Bush với sự đồng ý của kẻ thân Mỹ Leonid Kravchuk, 1 lãnh đạo sáng giá của nền cộng hòa, các NGO này có sức mạnh tài chính và lập ra các NGO địa phương từ con số 0, chúng kiểm soát và chỉ đạo chương trình nghị sự của họ.

Tổ chức thanh niên tân tự do Pora, ví dụ, là một nhánh của "Liên minh Tự do lựa chọn" đã được lập ra năm 1999 và bảo trợ bởi Đại sứ quán Mỹ, WB, NED và Soros Foundation. Vào đêm trước của cuộc cách mạng cam, NED và NGO thuê cơ quan thăm dò dư luận Mỹ và các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp để khai thác dữ liệu phân tích bầu cử và đoàn kết phe đối lập dưới liên minh bầu cử TT Yushchenko, tháng trước cuộc bỏ phiếu; đã huấn luyên hàng ngàn nhân viên giám sát bầu cử địa phương và quốc tế cho đảng phái Yushchenko, tổ chức thăm dò kết quả bầu cử phối hợp với các đại sứ quán phương Tây để tiên đoán rằng chiến thắng thuộc về Yushchenko, cũng như nhập khẩu các "tư vấn" đã có kinh nghiệm trong việc lật đổ Milosevic của Serbia và cách mạng hoa hồng Gruzia.

Các quần chúng vận động bầu cử tại Kiev đã được lựa chọn cẩn thận từ thành lũy phía tây của Yushchenko và không phản ánh được tình cảm trên toàn quốc. "Một vài chục nghìn ở trung tâm Kiev đã được tuyên bố là 'quần chúng', bất chấp thực tế là nhiều kẻ biểu tình ấp ủ quan điểm bạo lực và phản dân chủ", John Laughland viết. Các viên giám sát bầu cử NGO hợp sức với phương tiện truyền thông phương Tây, cố tình phóng đại gian lận bầu cử liên quan đến phía đảng Yanukovych, bỏ qua vi phạm nghiêm trọng của phe Yushchenko.

Chi tiêu của chính phủ Mỹ vào cuộc cách mạng màu cam đã được đưa ra khoảng $14 triệu, trong khi ngân sách xúc tiến xã hội dân sự nói chung do Washington cung cấp cho Ukraine (2003-2004) là $57,8-$65 triệu. Các quỹ Soros và Freedom House bơm vào một dòng vốn ổn định qua các NGO và các tổ chức địa phương cho các "dự án liên quan đến bầu cử."

Đám đông quần chúng của Yushchenko ở quảng trường Độc lập Kiev là một hoạt động tỉ mỉ được lập "kế hoạch cẩn thận, bí mật bởi giới thân cận của Yuschenko trong một khoảng thời gian vài năm" các viên giám sát được phân phối hàng ngàn máy ảnh, các đội được hỗ trợ bác sĩ và tâm lý học, giao thông vận chuyển, máy sưởi, túi ngủ, bình gas nhỏ, nhà vệ sinh, nhà bếp, lều trại, TV và radio, tất cả đều cần "một khoản lớn tiền mặt, trong trường hợp này, phần lớn là của người Mỹ." (Daniel Wolf)

Các đầu sỏ chính trị địa phương và các doanh nhân Ukraina lưu vong ở Mỹ cũng đóng góp khá lớn cho neo-liberal Yuschchenko. Các mối quan hệ trong bóng tối và ràng buộc nhau giữa chính phủ Mỹ và NGO dân chủ ít bị nghi ngờ rằng sau này lại là nhà cung cấp một số tiền lớn ở Ukraine và sẽ không xuất hiện trong các cuộc kiểm toán, các báo cáo hàng năm. Nhận biết của công chúng về chi tiêu bị giảm bớt na ná con số thương vong chính thức được đưa ra bởi các chính phủ trong cuộc chiến chống khủng bố.

Theo nghị sĩ Ron Paul, Mỹ đã phân bổ $60 triệu để tài trợ cho cuộc cách mạng cam "qua một loạt các NGO được chuẩn bị trước cả Mỹ và Ukraina – để bảo trợ cho Yushchenko". Con số này ngẫu nhiên chỉ là "đỉnh của tảng băng". Có tuyên bố rằng "Nga đã giúp Yanukovych nhiều tiền hơn so với Mỹ (đã cung cấp cho Yushchenko)" phần còn của câu chuyện huyền thoại mà chính phủ Mỹ đã tài trợ thông qua các họ hàng NED "là công khai và minh bạch."

Vai trò của họ hàng NED lần đầu tiên theo sau chính quyền Bush, dẫn đầu và xức nước thánh vào phe Yushchenko như là biểu hiện vững chắc của "xã hội dân sự" (với chi phí không tân tự do, chống độc tài) và sau đó liên tục được củng cố bằng quỹ và chuyên môn lật đổ chế độ hoàn toàn làm lu mờ ranh giới giữa thúc đẩy dân chủ công bằng xã hội và can thiệp váo tiến trình chính trị của Ukraine.

Nó vụng về với kích thước cơ bản của Robert Dahl về dân chủ - tranh luận, tức là sân chơi cạnh tranh chính trị và sức mạnh tương đối của các đối thủ. Nhiều thứ được thực hiện bởi NGO nhân danh dân chủ ở Ukraine là hoàn toàn thiên vị, bao gồm cả dạy bảo cử tri, trong khi phải thông tin trung lập để công dân thực hiện lựa chọn tự do chứ không phải là chiến dịch cho một ứng cử viên đặc biệt: "Yushchenko đã nhận được cái gật đầu của phương Tây, và lũ tiền đổ ngập vào các nhóm ủng hộ ông ta, từ tổ chức thanh niên Pora, cho đến các trang web đối lập khác nhau." (Jonathan Steele)

Các tuyến đường quanh co được tiền phương Tây chiếm lấy có thể được minh họa bằng một ví dụ. Sáng kiến hợp tác Ba Lan-Mỹ-Ukraine (Pauci), là 1 bảo trợ đáng chú ý của USAID và Freedom House, các NGO được cấp tiền hoạt động trong các cuộc cách mạng cam như Trung tâm nghiên cứu chính sách Quốc tế (International Centre for Policy Studies), trong đó có Yushchenko trong ban giám sát. Về bản chất, các NGO Mỹ đã làm thui chột không gian chính trị Ukraina bởi hàng đàn hăm hở sống chết vì lợi ích của ứng cử viên tân tự do mới trước cuộc bầu cử 2004, và can dự vào hoạt động thay đổi chế độ thay đổi dưới sự điều phối của Washington.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...