Trồng hoa tulip ở Kyrgyzstan
Trung Á từ
lâu đã trong tầm ngắm của trò chơi cạnh tranh quyền lực. Sau sự sụp đổ của Liên Xô,
George Bush và chính quyền Clinton xác định một tập hợp các mục tiêu địa chiến
lược cho khu vực có rất nhiều sự can thiệp nặng nề này: "Để đảm bảo nguồn năng
lượng thay thế, giúp Trung Á đạt được quyền tự chủ khỏi bá quyền Nga, ngăn chặn
ảnh hưởng Iran, và thúc đẩy tự do kinh tế chính trị."
Từ 1993, mục
tiêu đa dạng hóa dự trữ năng lượng dài hạn (tìm kiếm giải pháp thay thế cho các
nguồn Vịnh Ba Tư) và áp lực từ khu vực dầu khí tư nhân "bắt đầu chiếm lĩnh
sân khấu trung tâm" trong chính sách của Washington đối với Kazakhstan và
Turkmenistan. Lầu Năm Góc gây sức ép để gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ
trong khu vực và đã thành công trong việc đảm bảo an ninh cho 4 trong số 5 quốc
gia Trung Á, bao gồm Kyrgyzstan, “Đối tác NATO vì Hòa bình” năm 1994 (Nato’s
Partnership for Peace).
Thường xuyên diễn tập quân sự chung và đào tạo "khả năng tương tác" trong những năm Clinton được trông đợi sẽ có các căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực để từ đó chống lại tham vọng bá quyền Nga và
Trung Quốc. Với trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên hạn chế, nền kinh tế yếu của Kyrgyzstan
phụ thuộc nhiều vào Nga, mối nguy hiểm mà chính quyền Clinton muốn chống lại bằng
cách làm sâu sắc hơn lợi ích quốc phòng Mỹ và thúc giục IMF cùng WB cho vay tiền ồ ạt
để tăng cường hỗ trợ chính phủ tương đối dân chủ của Askar Akayev.
Hỗ trợ kỹ thuật của IMF là
quan trọng đối với Kyrgyzstan để trở thành nước đầu tiên trong vùng rời khỏi
khu vực đồng rúp Nga. Mặc dù năm
1999, việc mở rộng Hiệp ước an ninh tập thể CIS đã thúc đẩy đòn bẩy quân sự Nga tại
Kyrgyzstan, thì phong trào Hồi giáo Uzbekistan (IMU) vẫn bắt cóc người và xâm
nhập dễ dàng vào lãnh thổ Kyrgyzstan, làm lộ ra kẽ hở trong bộ máy an ninh Akayev. Khi Kyrgyzstan bị lôi kéo vào tình trạng hỗn
độn trong trung tâm Hồi giáo châu Á về địa lý, xung đột biên giới và buôn bán ma
tuý, cuộc đua ngầm Mỹ-Nga để lập căn cứ quân sự ở đây trở thành công khai, mở đường
cho cuộc cách mạng hoa tulip.
Sau 11-9-2001, Lầu Năm Góc
đã mạo hiểm trong một cuộc phiêu lưu mới: "Triển khai căn cứ quân sự của Mỹ
ở nước ngoài lớn nhất kể từ WW-II đến “vòng cung bất ổn” chạy qua vùng biển
Caribbean, Châu Phi, Trung Đông, vùng Caucasus, Trung Á và Nam Á."
Mắc bẫy tiền, Akayev mở
căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ trong khu vực tại Manas, bên ngoài thủ đô
Bishkek, một sự cài cắm không hề bị xem nhẹ ở Moscow. Trung Quốc, nước có chung biên giới với
Kyrgyzstan cũng đã báo động tương tự như Nga, họ cùng Nga lái Tổ chức hợp tác
Thượng Hải (SCO - Shanghai Cooperation Organisation) hướng về phía chống đối và
tìm cách kết liễu căn cứ quân sự Mỹ ở Trung Á. Với kỳ vọng căn cứ Manas sẽ làm "giảm
sự phụ thuộc vào Nga của Kyrgyzstan", ngoài việc là một trung tâm hậu cần
cho cuộc chiến ở Afghanistan, thì ngược lại vào năm 2003 TT Putin đàm phán với
Akayev để mở một căn cứ không quân của Nga tại Kant – cách 30 cây số đến căn cứ
Mỹ.
Trung Quốc cũng bị nói đã tham
gia vào đàm phán bí mật để có căn cứ của riêng mình tại Kyrgyzstan và điều chỉnh
biên giới, những điều đó dấy lên một cơn bão chính trị chống lại Akayev vào tháng
3 năm 2002. Bộ nội vụ Nga,
"người bạn mới của Akayev", đã giúp xoa dịu các cuộc biểu tình. Akayev hướng Kyrgyzstan đến với Trung Quốc thông qua
"con đường ngoại giao tơ lụa" và đàn áp quân du kích người Duy Ngô
Nhĩ – như giải thích chủ yếu là do nhu cầu tuyệt vọng của ông để có nguồn tài chính chèo chống nền kinh tế trong nước đang trong vòng xoáy sụp đổ - điều đó làm cho
Washington rất thất vọng, nhìn Bắc Kinh như một cái gai trong chiến lược mở rộng
vùng ảnh hưởng.
Quan điểm của Mỹ về sự phát
triển nguy hiểm này là như sau: "Căn cứ vào 1.100 km biên giới giữa
Kyrgyzstan và Trung Quốc - và chỗ đứng đã thực sự đáng kể của Washington ở gần
Uzbekistan và Tajikistan – thì sự sụp đổ của chính phủ thân Trung Quốc của TT bị
ruồng bỏ Askar Akayev sẽ không hẳn là chiến thắng nhỏ đối với ‘chính sách ngăn chặn’".
Trước sự phản công
Trung-Nga, người ta thấy rằng tại Bishkek, xu hướng dần dần độc đoán của Akayev
đã không mấy làm Washington động lòng. Cuộc
bầu cử TT gian lận của ông ta năm 2000 đã đi vào quên lãng, bởi chính phủ
Mỹ, mặc dù các quan sát viên NDI gọi là nó không công bằng và đầy thiên vị bất
hợp pháp của bộ máy nhà nước. Trong
thực tế, nghiên cứu của Eric Mcglinchey về nguyên do Akayev rơi vào chính sách phản
dân chủ đã đổ lỗi thẳng vào trách nhiệm xúi giục của IMF và Mỹ, đã cho phép ông
ta "cưỡng chế tranh luận chính trị và xây dựng lại chế độ độc tài."
Đã o bế Akayev trong hơn một
thập kỷ, giờ chính quyền Bush quay ngược lại và trước cuộc cách mạng hoa tulip cũng không
phải là tính toán 1 đêm về việc làm thế nào mà ông ta đã trở thành chuyên chế, cũng
như bài toán khó nhọc rằng lợi ích sống còn của mình đã không còn được ông ta phục vụ. Những hậu quả của việc Washington
không hài lòng có thể nhìn thấy ở "tin tức từ Kant" (khai trương
căn cứ Nga) được ghi nhận như sau: "Văn phòng IMF tại Bishkek đã trở thành
cứng rắn hơn đối với Kyrgyzstan và Bộ Ngoại giao đã mở nhà in độc lập của riêng
mình - đó có nghĩa là các tờ báo đối lập sẽ trở lại với đầy đủ sức mạnh." (P. Escobar)
Các nguồn tin ngoại giao bắt
đầu hồ sơ ngay sau thỏa thuận Kant có kết quả, Akayev bị đưa vào "danh
sách theo dõi của Mỹ" và "Mỹ đã bắt đầu hỗ trợ mọi yếu tố có thể thấy
được để dàn trận chống lại ông ta."
Dân chủ hóa Kyrgyzstan, một
chú thích trong chính sách của Mỹ, đột nhiên được gấp rút quàng cho một vầng hào
quang. Cũng nên thêm rằng có một
lý do chiến lược chung được tranh luận trong chính quyền Bush về dân chủ ở
Trung Á sau vụ 911. Kể từ khi cảm
xúc chống Mỹ phổ biến trong khu vực Trung Á nhưng không cao như ở các bộ phận Hồi
giáo khác trên thế giới, "nguy cơ dân chủ trong khu vực tương đối nhỏ." Chiến thắng trái tim và khối óc của
người Hồi giáo Trung Á thông qua dân chủ hóa" sẽ không chỉ tạo thuận lợi
cho quá trình tự do hóa nền kinh tế, mà còn, như một sản phẩm, tăng cường sự ủng
hộ cho Mỹ."
Vụ 911 mở ra một hiện thực kinh
điển "cửa sổ cho cơ hội mà qua đó một ‘vòng cung ổn định' có thể được thiết
lập trong các khu vực chiến lược quan trọng giữa biển Caspian và biên giới phía
tây bắc Trung Quốc." Có sự mâu thuẫn lẫn lộn trong triển khai, quan điểm
cho rằng thúc đẩy dân chủ có thể làm mềm thách thức Hồi giáo thích hợp cho Kỷ nguyên Mỹ (Pax Americana) trong khi sự bất mãn với tính hữu dụng
của Akayev ở Washington đang gia tăng.
Kyrgyzstan, với dân số chỉ 5 triệu (thấp thứ 4 trong khu vực) đã nhận được tổng
cộng $26,5 triệu cho "cải cách dân chủ" từ cơ quan ngoại giao trong
2003-2004, chỉ đứng sau Uzbekistan đông dân hơn. Còn như với Ukraine, con số chính thức
đã là cả 1 gia tài.
Từ 2003, NED, các NGO đã
vào cuộc hành động để đảm bảo thay đổi chế độ tại cuộc bầu cử quốc hội tiếp
theo quay lại chống Akayev, người ban đầu đã cho phép NGO tiếp cận với đất nước,
trong thời kỳ hoàng kim của IMF và USAID cho vay có điều kiện. Thậm chí nhiều hơn ở Ukraine, sự thống
trị của Mỹ trong lĩnh vực NGO địa phương đã hoàn tất tại Kyrgyzstan. P. Escobar mô tả sự độc quyền của xã hội
dân sự địa phương như sau: "Trên thực tế, tất cả mọi thứ đem đến cho xã hội
dân sự tại Kyrgyzstan được tài trợ bởi Quỹ của Mỹ, hoặc do USAID. Ít nhất 170 tổ
chức NGO chịu trách nhiệm phát triển hay. phổ biến dân chủ đã được tạo ra hay bảo
trợ bởi người Mỹ."
Sự kiểm soát tuyệt đối xã hội
dân sự Kyrgyzstan bởi NED và NGO là phức tạp bởi tính chất tài trợ theo định hướng
"xây dựng xã hội dân sự" thực hiện trong khu vực. Nghiên cứu thực địa của Fiona Adamson về
dân chủ hóa tại Kyrgyzstan phát hiện ra rằng: "Các tổ chức NGO địa phương nhận
được gần như 100% quỹ của họ từ các diễn viên quốc tế và có thể dễ dàng trở
thành gần như nhà tài trợ bị dẫn dắt 100%. Các
nhà bảo trợ quốc tế ngầm hay công khai mong đợi các NGO địa phương quản lý các
chương trình mà không nhất thiết là phù hợp với nhu cầu địa phương."
Trong số các chiến lược được
thông qua bởi các NGO nhân danh dân chủ là giành chiến thắng trước giới bề trên
địa phương về những lý tưởng và các mô hình phương Tây, chiến thuật tâm lý chiến
chiến tranh lạnh. IREX tổ chức hội
nghị, hội thảo, "hỗ trợ kỹ thuật" và chương trình trao đổi với giới
tinh hoa Kyrgyzstan, tin rằng sự thay đổi chính trị trong nước xuất phát từ việc
tiếp xúc với những ý tưởng phương Tây.
Thi hành chiến thuật này là
hiển nhiên bởi xu hướng các tầng lớp kinh doanh và chính trị Kyrgyzstan tán
thành mối quan hệ an ninh và kinh tế chặt chẽ hơn với Mỹ. Kurmanbek Bakiyev của Phong trào Quốc
gia Kyrgyzstan, người thay thế Akayev làm thủ tướng sau cuộc cách mạng tulip, từng
được gửi đến Mỹ qua một chương trình trao đổi. Felix Kulov, lãnh đạo mới về an ninh,
và Omurbek Tekebayev, chủ tịch mới của quốc hội sau cuộc cách mạng tulip, cũng là
kẻ hưởng lợi từ chương trình đỡ đầu thăm viếng ngoại giao-nhà nước.
Tekebayev tiết lộ những gì
ông ta học được một các thẳng thắn khi đi chơi Washington: "Tôi thấy rằng
người Mỹ biết làm thế nào để lựa chọn con người, biết làm thế nào để đánh giá chính xác về những gì đang xảy ra và báo trước tương lai phát triển, thay đổi chính trị."
Các lãnh đạo đối lập hàng đầu
trong bầu cử quốc hội năm 2005 như Roza Otunbayeva đã có danh tiếng là
"yêu thích của Washington", mặc dù không “vượt biên” như ở Ukraine. Họ đã nhanh chóng nhìn thấy tiềm năng
trong kho vũ khí của NED để thay đổi chế độ và lợi dụng các dự án NGO tài trợ để
xuất bản các tờ báo chống chính phủ, để đào tạo lớp thanh niên "nhiễm"
virus dân chủ qua các chuyến đi chơi Mỹ tài trợ đến Kiev để tham khảo cuộc cách mạng
cam, và để huy động đám đông khá lớn ở Bishkek xông vào dinh tổng thống Akayev
và các thị trấn miền nam Osh và Jalalabad.
USAID "đầu tư ít nhất $2
triệu trước cuộc bầu cử" cho các nhà hoạt động địa phương để theo dõi hành
vi sai trái của chính phủ nhưng đã không làm bất cứ điều gì để ngăn cấm các
"quan sát viên độc lập" thực sự làm việc cho các ứng cử viên đối lập. Liên minh Dân chủ và xã hội dân sự
(CDCS) và Xã hội Dân sự chống tham nhũng (CSAC), các đối tác NGO địa phương quan
trọng của NED, làm việc song song với các bên chống Akayev mà không cần giả vờ
vô tư.
Đại sứ quán Mỹ tại Bishkek,
tiếp tục truyền thống hành vi can thiệp mờ ám vào cuộc khủng hoảng, làm việc chặt
chẽ với NGO như Freedom House và Soros Foundation - cung cấp máy phát điện, in ấn
báo chí và tiền bạc để giữ cho các cuộc biểu tình sôi lên cho đến khi Akayev chạy
trốn. Tin tức về nơi nào người biểu
tình cần tụ tập và những gì họ cần mang theo được phát qua TV và radio được tài
trợ, đặc biệt là ở khu vực phía nam Osh.
Lãnh đạo đảng CDCS, Edil
Baisolov, thừa nhận rằng cuộc nổi dậy sẽ là "hoàn toàn không thể" nếu
thiếu những nỗ lực điều phối của Mỹ. Trong
tiến trình của NED, NGO đến việc thực hiện toàn bộ cuộc cách mạng tulip, Philip
Shishkin lưu ý: "Để tránh khiêu khích Nga và vi phạm tiêu chuẩn ngoại
giao, Mỹ có thể không trực tiếp chống lưng các đảng chính trị đối lập. Nhưng nó
bảo trợ một mạng lưới các tổ chức NGO có ảnh hưởng."
Điều quan trọng cần lưu ý là
cấu trúc gia tộc của xã hội Kyrgyzstan, căng thẳng sắc tộc với người Uzbek, và phôi
thai Hồi giáo ở thung lũng Ferghana xen vào giữa nền tảng để thay đổi kịch bản mạng
được vẽ ra ở Washington. Nga đã quá
học được bài học từ Ukraina và đã cài cắm được một số nhân vật đối lập chính,
làm cho Mỹ không thể có được độc quyền phe đối lập như là trường hợp trong hai
cuộc cách mạng màu trước (Ukraina và Gruzia).
Yếu tố bất ngờ, là các
phương tiện truyền thông đã nhanh nhẹn phát sóng các tiến triển dân chủ không
ngừng, các thủ đô phương Tây hợp lý hóa nó với tốc độ chớp nhoáng - tất cả đã trở
thành như dự đoán vào thời điểm đoàn quân dân chủ tiến đến thủ đô Bishkek. Thái độ nước đôi của trật tự mới ở
Kyrgyzstan – cuối cùng lại trái ngược rõ rệt với chính sách thân phương Tây như
ở Georgia và Ukraine – chứa đựng rất nhiều sự thay đổi không giống như 2 trường
hợp cách mạng màu trước.
Có thể nói cách mạng hoa tulip Mỹ bảo trợ và thực hiện,
nhưng đã bị Nga đảo cờ ngoạn mục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét