BA CON RẬN! - P.5

Trong số các nhà rân chủ, Klitschko có gương mặt sạch sẽ nhất. Anh ta có sự nghiệp thể thao quyền Anh lẫy lừng, với nhiều danh hiệu cao quí. Cùng với đó là thu nhập cao trong nhiều năm. Và nếu khéo đầu tư làm ăn, thì tài sản cũng có thể lên đến vài trăm triệu đô la (Mike Tyson có khoảng $400 triệu lúc đỉnh cao). Chưa là tỷ phú đô la nhưng sạch sẽ. Đảm bảo cho Klitschko có được một lượng khá lớn cử tri bỏ phiếu. Điều này cho thấy cách tiếp cận của EU là thực tế hơn Mỹ.

Arseniy Yatsenyuk làm chính khách nên cũng không quá giầu, ngoại trừ gia đình dòng họ là giàu có. Còn tay tân phát xít Tyahnibok không phải là nhà giàu ở Ukraina.

Ngoài Rinat Akhmetov ($15 tỷ, thứ 47) đã đề cập, còn có Victor Pinchuk ($3,8 tỷ, thứ 56), Pyotr Poroshenko ($1,6 tỷ, thứ 931), Ihor Kolomoisky, Dmitro Firtash, Shehiy Kurchenko, và hơn một tá tỷ phú, trăm triệu phú đô la nữa.





Khi giới đầu sỏ đã chiếm lĩnh chính trường, chúng cũng tìm đến các nhà bảo trợ Mỹ và EU để dọn đường tồn tại lâu dài, cũng là nguồn tiền vay nợ để chúng đeo đuổi, nuôi sống hệ thống ăn bám của chúng.

Không có sự bảo trợ của các lực lượng bên ngoài, cơ đồ sự nghiệp của giới đầu sỏ có nguy cơ đổ xuống sông xuống biển (như khi Putin lên nắm quyền). Bài học Putin không thể bỏ qua, giới đầu sỏ Ukraina đã sớm cấu kết với Mỹ và EU để duy trì và bảo đảm tồn tại. Để đổi lại là thỏa mãn chính sách chống Nga, mở toang biên giới quốc gia để giới tư bản tài phiệt tự do trục lợi.

Một sự cộng sinh điển hình đế quốc-thuộc địa kiểu mới trá hình, hình thành trong quốc gia độc lập tự chủ. Không có chiếm đóng, không có chính quyền bù nhìn nhưng lại bị chiếm đóng vô hình và chính quyền bù nhìn trá hình, trở thành công cụ bóc lột tài nguyên và lao động phục vụ đầu sỏ và ngoại bang.

Thực sự, chính sách gia nhập EU để loại bỏ vĩnh viễn nguy cơ Yanukovych lên nắm quyền đã có từ 2004, nghĩa là từ cuộc cách mạng Cam lần 1 năm 2004, còn gọi là Maidan-2004, thiết lập nền dân chủ tư sản thuần túy phương Tây ở Ukraina.

Tuy nhiên, lúc đó phương Tây lại không coi trọng ý đồ của Ukraina cho lắm và cũng đang còn nhiều vấn đề nội bộ cần phải giải quyết, ví dụ sự đồng thuận trong chính sách đối ngoại, hay Nga lúc đó cũng chưa hẳn là nguy cơ tranh giành ảnh hưởng. Cho đến khi Yanukovych quay trở lại 2010, cách mạng Cam bị đánh tan vỡ, giới đầu sỏ có nguy cơ mất hết tài sản, vấn đề gia nhập EU mới lại đặt ra cấp thiết. Yanukovych cũng không mạnh như Putin, ông cũng đã có nhiều nhượng bộ và thỏa hiệp khi mới lên nắm quyền để củng cố lực lượng.

Đó là yếu tố nội bộ.

Lúc này còn có 3 yếu tố ngoại tác động đến quyết định của giới đầu sỏ.

1. Nga lúc này đã quay trở lại chính trường quốc tế, hình thành một cực mới và bắt đầu thu hút Ukraina xa rời phương Tây.

2. Chính sách chống Nga của phương Tây dẫn đến cần liên minh và nuôi dưỡng giới đầu sỏ Ukraina. Giới đầu sỏ cũng cần đến liên minh này để bảo vệ tài sản của mình và làm giàu, đó là sự cộng sinh đã đề cập ở trên. Trước sự cộng sinh đó, mọi vấn đề tham nhũng hay minh bạch, độc tài hay dân chủ không có bất cứ nghĩa lý gì. Chỉ có lợi ích.

3. Mặc dù cùng chống Nga, nhưng Mỹ và EU lại thiếu 1 chiến lược nhất quán đối với địa bàn tiên phong Ukraina. Dẫn đến sự do dự và muộn màng trước cầu xin của giới đầu xỏ từ năm 2004. Sự cập rập vội vàng kết nạp Ukraina thể hiện rõ trong thời gian vừa qua, khi phương Tây nhận thấy Nga đã ngày càng có ảnh hưởng đến chính sách của Yanukovych.




Tình hình Ukraina sẽ ra sao?

Vẫn còn quá sớm để khẳng định, nhưng có thể dự đoán như sau:

- Không có chuyện chế độ Yanukovych sụp đổ, không có gì đột biến xảy ra như 3 nhà rân chủ Oleh Tyahnybok, Vitali Klitschko, Arseniy Yatsenyuk mộng tưởng. Cuộc cách mạng Cam lần 2 thất bại.

- Đám đông biểu tình và bạo loạn sẽ chóng tan như bong bóng xà phòng khi hầu bao Washington đến hồi cạn.

- Nhưng cả 3 nhà rận sẽ không hề hấn gì, thậm chí Klitschko và Yatsenyuk vẫn được mời vào chính quyền giữ vai trò nào đấy. Cả 3 nhà rận vẫn tiếp tục ngâm cứu phương pháp cách mạng màu, nhưng từ giờ là trong phòng đóng kín cửa.

- Giới đầu sỏ sẽ quay ra nhăn nhở với Yanukovych và tạm thời yên ổn, chờ đợi thời cơ, ví như cuộc bầu cử 2015 khi Yanukovych hết nhiệm kỳ. Yanukovych sẽ phải tạm thời hòa hoãn với giới này.

- Yanukovych sẽ phải vãn hồi trật tự, trừng trị những kẻ cầm đầu gây bạo loạn để làm gương, nhưng sẽ không quá nặng tay. Sẽ phải thanh lọc bộ máy và loại bỏ sâu mọt tham nhũng. Phải vực dậy kinh tế đổ nát và tạo công ăn việc làm cho dân chúng. Bạo loạn là lỗi lầm lớn của Yanukovych khi đã chùn tay trước vấn nạn tham nhũng và khủng hoảng. Yanukovych có được dân chúng bầu 2015 hay không là tùy thuộc vào kết quả những việc ông làm.

- Ba ông lớn Nga-Mỹ-EU sẽ phải tìm cách đối thoại và thỏa hiệp.

Hơn 1 thập kỷ lại đây, liên tục các cuộc cách mạng màu nổ ra ở đâu đó, cho dù mỗi nơi mang 1 tên khác nhau: cách mạng Cam (màu cam chứ không quả cam), cách mạng hoa hồng, hoa lài, mùa xuân Arabia… dù là tự phát hay bị Washington điều khiển, thì đều có thể khẳng định (mượn lời tỷ phú Akhmetov):

Không nhân quyền không dân chủ, không người chiến thắng - chỉ có nạn nhân và thất bại.




Mỹ đã bơm tiền để gây bạo loạn ở Ukraina như thế nào?

Một số nguồn phương Tây có thể tham khảo:
Behind Scenes, Ukraine’s Rich and Powerful Battle Over the Future
http://www.nytimes.com/2013/12/07/world/europe/oligarchs-ukraine.html?pagewanted=2&_r=0

In Ukraine, fascists, oligarchs and western expansion are at the heart of the crisis
http://www.theguardian.com/commentisfree/2014/jan/29/ukraine-fascists-oligarchs-eu-nato-expansion



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...