Câu chuyện thật về tượng Nữ thần Tự do - Statue of Liberty (P-2)

Nữ thần tự do là con điếm

Nhưng Bartholdi lấy cảm hứng ở đâu, nguyên mẫu ở đâu để có tượng Nữ thần tự do. Tất nhiên là ở Pháp và xa hơn nữa. Nữ thần tự do là con điếm, có truyền thuyết kinh kệ tận thời Babilon và mang những cái tên khác, tùy từng thời: Ishtar, Inanna, Isis, Astarte hay Aphrodite hoặc Libertas – Đó là bí mật đen tối của Statue of Liberty.

Điều này có vẻ na ná như chuyện ai đó dựng tượng Thúy Kiều của Nguyễn Du? Nhưng không hẳn vậy.


Người Pháp có câu: La Liberté - La prostituée

Thế kỷ XVI, cả Paris là khu ổ chuột rộng mênh mông. Với hàng triệu dân nghèo đói tá túc. Đủ các loại tệ nạn ở đó: trai thì trộm cướp tù tội, gái thì đĩ điếm. Mặc dù vậy, vua Luis không chịu thừa nhận đĩ điếm là 1 nghề. Ngọn lửa nổi loạn lúc nào cũng âm ỷ. Ý tưởng tự do cho dân nghèo, đói khổ thăng hoa từ đây. Vấn đề chỉ còn là lúc nào có kẻ nào đó châm lên 1 que diêm là tất csẽ thành cả 1 cuộc cách mạng.

Cách mạng nổ ra 1789 và cách mạng liên miên suốt cả thế kỷ. Gái mại dâm theo đó cũng xuống đường làm cách mạng lật đổ vua chúa để tự do bán dâm - cũng có những lý do họ căm phẫn đám quan lại và binh lính thường chơi chịu rồi quỵt tiền. Lấy cảm hứng này, năm 1830, Eugène Delacroix vẽ ra bức tranh đẹp, bán khỏa thân Liberty dẫn dắt quần chúng (French: La Liberté guidant le peuple) đạp lên xác người làm cách mạng.

Trích từ wiki: http://en.wikipedia.org/wiki/Liberty_Leading_the_People 

Delacroix vẽ chân dung Liberty như cả (1) nhân vật nữ thần có tính phóng dụ và cả (2) người đàn bà khỏe mạnh của quần chúng, mà đôi khi mô tả gần đúng như là “địa vị ô nhục thấp hèn”. Những xác người như làm bệ để từ đó Liberty bước đi. Chân trần và ngực trần tụt khỏi váy mở ra khoảng trống để thu hút người nhìn. 

Mọi thứ trong bức tranh đều là biểu tượng của tự do, từ lá cờ 3 màu, cái mũ, khẩu súng. Nhưng cách mạng xong rồi, có tự do rồi thì làm gì? Vua đã chết, trật tự xã hội, nền tảng đạo đức cho đến mọi thứ bị xóa sạch. Chỉ còn Tự do làm điếm! Cái tính phù phiếm đĩ thõa của dân Pháp không bao giờ có thể bỏ được.

Thực dân Pháp mang cả tượng Liberty vào Việt Nam. Ở ta, nó được đặt lên nóc Tháp Rùa và vườn hoa ở Hà Nội năm 1887. Dân chúng gọi các bức tượng này là Bà đầm xòe. Trong phong trào đấu tranh chống Pháp, dân chúng đốn hạ tượng vứt ra bãi rác, về sau b đem đi đúc đồng.




Trích wiki http://en.wikipedia.org/wiki/Ishtar

Ishtar là nữ thần tình ái và chiến tranh, hơn tất cả liên quan đến tình dục: giáo phái của Ishtar liên quan đến dâm đĩ thánh thần, thành phố thánh Uruk của Ishtar được gọi là "thành phố của những con đĩ thần thánh", bản thân cô là "gái điếm của các vị thần". Ishtar có nhiều tình nhân. Tuy nhiên, như ghi chú Guirand:

Khốn cho ngươi kẻ mà Ishtar đã hiến thân! Nữ thần trái tính đã xử những tình nhân qua tay ả một cách tàn nhẫn, và những kẻ bất hạnh khốn khổ thường trả giá đắt vì thú vui tình dục vô độ. Những động vật, bị giam cầm bởi ái tình, mất khí lực bản sinh của chúng. Chúng rơi vào cái bẫy đã đặt hoặc bị thuần hóa. "Ngươi đã tình ái với con sư tử rất mạnh mẽ, người hùng Gilgamesh nói với Ishtar, và ngươi đã đào cho hắn bảy và bảy cái hố! Ngươi đã tình ái con chiến mã, kiêu ngạo trên chiến trận, và tròng cho hắn cái dây thòng lọng, thúc roi da.” Ngay cả đối với các vị thần, ái tình của Ishtar cũng là tai họa. Trong thời niên thiếu cô nữ thần đã yêu Tammuz, thần của mùa màng, và nếu tin Gilgamesh - cuộc tình ái này gây ra cái chết của Tammuz. 

Ishtar là con gái của Ninurta. Được đặt biệt tôn thờ ở phía bắc Lưỡng Hà, tại các thành phố người Assyria như Nineveh, Ashur và Arbela ( Erbil ). Bên cạnh những con sư tử trên cổng nhà, biểu tượng của cô ả Ishtar là một ngôi sao tám cánh. Đế tượng Liberty cũng là ngôi sao 8 cánh.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...