Với đảng Cộng hòa nắm quyền cả 2 viện QH, và một
mình Obama chỉ còn là người cộng hòa chót mặc áo dân chủ, chính quyền Mỹ lại 1
lần nữa làm om sòm HĐ Đối tác xuyên TBD (TPP) và đứa em song sinh xấu xí của
nó: Đối tác thương mại và đầu tư xuyên ĐTD (TTIP), vươn lên trước 1 cách nghiêm trọng.
Sức ép từ các khối kinh tế khác đang gia tăng
cũng rất nghiêm trọng, đẩy Mỹ vào đường cùng phải có được những khu vực thị
trường được rào dậu chắc chắn.
Sau nhiều lần đình trệ và bế tắc mà lần gần
đây nhất là cuối năm 2014, CQ Obama đã cố để sắp xếp các ý kiến của năm ngoái
nhằm bắt kịp cảm giác không thể tránh khỏi về những quy định cứng rắn, giao
dịch thương mại sai phân định và thực sự rất khác biệt. Ngay cả đảng Dân chủ của Obama, cùng với sự tham gia của khối lớn đảng Cộng
hòa, đã nổi loạn do mức độ bí mật chưa từng có được duy trì xung quanh việc đàm
phán và thỏa thuận. Hầu như cả 2 viện QH Mỹ không hay biết gì về TPP, còn CQ
thì luôn luôn từ chối cung cấp các nội dung đàm phán.
Không cần phải nói, đa số đảng CH cũng có thể
thay đổi động lực này nên không hẳn là trở ngại chính, đối với họ, cái gì không
mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền! Thực sự, trở
ngại lớn nhất là đến từ Nhật Bản, khiến đàm phán đình trệ cuối năm ngoái. Thậm
chí thông tin trên truyền thông Nhật cũng bị phân luồng trong vấn đề này. Một
mặt, là tin tức nói TPP đang tiến triển, mặt khác là các cuộc đàm phán đang bốc
hỏa, thậm chí là vãi lửa vào mặt Mỹ. Ví dụ trên tờ Japan Times, tạm gọi là
luồng 1 và luồng 2 (L1, L2);
L1:
Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí rằng 12 quốc gia thảo luận về Trans-Pacific
Partnership nên tổ chức cuộc họp bộ trưởng trong nửa đầu tháng 3 để đạt được
một thỏa thuận rộng lớn…
L1:
Các quan chức Nhật và Mỹ báo hiệu rằng hai bên đã thu hẹp khoảng cách về thương
mại tự do, trong phiên họp gần nhất ở Tokyo. Phó đoàn đàm phán TPP Nhật, ông Hiroshi Oe nói ông cảm thấy
mạnh mẽ rằng Mỹ coi trọng việc kết thúc đàm phán thành công.
L2:
Nhật và Mỹ vẫn còn xa rời về thương mại nông nghiệp. Ở nơi khác trong các cuộc đàm phán TPP rộng lớn,
Mỹ và các nền kinh tế thị trường mới nổi như Malaysia đang có tranh chấp về bảo
hộ sở hữu trí tuệ.
Người Nhật vốn có thói ăn nói vòng vo, mập mờ khó
hiểu trong nhiều vấn đề. Thì vấn đề là đây, nếu như đọc những câu chữ, có gì đó không hẳn là ổn
thỏa sau những tuyên bố lạc quan. Dù là 2 bên đã nhất trí để nói đàm phán 1 lần
nữa, nhưng nhận xét của ông Oe là rất mơ hồ. Chỉ có Mỹ là háo hức, chứ không phải người
Nhật. Vì vậy cần xem xét những phân tích khác.
Ví dụ, có 1 bài viết cho rằng, đã có một số
suy đoán thuận và nghịch trên báo chí Nhật Bản về cái mà các nhà lập pháp Mỹ
trong hậu nhiệm kỳ QH có thể hoặc không thể làm được, có thể hoặc có thể không
làm, và nó có làm thay đổi như thế nào triển vọng TPP, có thể trổ ra nhiều thứ
như họ đã có… và cứ như vậy. Cho dù có muốn đoán về chủ đề này, cũng
không bao giờ có được bất kỳ kết luận nào dứt khoát. Nhưng một khi tờ Japan Times viết 1 dòng rằng "Mỹ thực sự
muốn kết thúc thỏa thuận sớm hơn hết" – mà lại không nói lý do tại sao các
lĩnh vực bất đồng lâu đời lại có thể được giải quyết 1 cách kỳ diệu đến thế.
Và với các bài báo khích lệ mơ hồ trên truyền
thông Nhật, có thể nói đến tờ Mainichi gần đây như đại diện cho 1 hướng dự báo ngày càng ảm đạm
về TPP. Một bài viết của tờ báo này có tiêu đề "TPP: Đối với hiệp định,
Mỹ 'thực sự nghiêm trọng' “. Dĩ nhiên, khi mà Nhật đang hứng chịu những thiệt
hại rất lớn từ khủng hoảng kinh tế thế giới, thì giai điệu tiêu cực như thế của
tờ báo là có thể hiểu cho những cái rút ra từ phần còn lại. Đó là Nhật không
lạc quan hay thiết tha vội vàng gì trong việc giải quyết những bất đồng đã tồn tại
dai dẳng và lâu dài. Vấn đề nông nghiệp vẫn còn nguyên chưa giải quyết được và
thực chất, các nhà đàm phán Nhật đang thong dong thư thả với những phát
biểu thành ngữ quen thuộc kiểu "vấn đề nghiêm trọng hơn
vẫn còn, vẫn là đáng kể để đàm phán". Đối với người Mỹ, và cả những ai
không quen thuộc với tính cách Nhật Bản, đây là 1 sự khó chịu thực sự.
Còn ở ngoài truyền thông đại chúng, có nhiều
tin tức hơn nhưng lại ít có thể kiểm chứng hơn. Thì tin tức là TPP đang gặp bế
tắc nghiêm trọng. Điều này cũng nghĩa là TPP đang chìm vào im lặng trên MSM.
Một tờ báo đáng kể về uy tín và trách nhiệm
là tờ Sankei, những bài viết về TPP của tờ này đã không còn nằm thường trực và
cả trong kho lưu trữ nữa. Nhưng lại nổi lên tin tức gây hấn rằng Trưởng đoàn đàm phán
Nhật Amari
đã hét vào mặt Trưởng đại diện thương mại Mỹ Froman: "Nhật
Bản không phải là chư hầu Mỹ!"
Một công kích như thế của người Nhật quả thực
rất hiếm hoi. Nếu nó có thật, thì nghĩa là cuộc đàm phán TPP gần đây nhất, vào
cuối tháng 12 năm ngoái đã hoàn toàn đổ vỡ! Cuộc đàm phán đã biến thành cuộc đọ
sức bốc hỏa cùng chửi rủa Mỹ.
Như thế, có thể nói rằng, những gì viết trên
tờ Japan Times, L1 không gì hơn là 1 nỗ lực của 1 kênh chính thức (hoặc ở Mỹ
hay Nhật - hoặc có lẽ cả 2) xoa dịu Mỹ và để hạn chế thiệt hại có thể của việc
ném lửa vào mặt Mỹ, và cũng để chống lại những rò rỉ không hay ho về đàm phán TPP –
khi nó đã thực sự chìm nghỉm trên truyền thông Nhật. Còn L2 mới là tin tức
thông thường của truyền thông nước họ.
Trong số 12 quốc gia tham gia TPP: Brunei, Chile,
New Zealand, Singapore, Mỹ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada, Nhật;
Sự thành công hay thất bại của nó đang nằm trong tay Nhật. Nhật đang duy trì
đàm phán để có thêm lợi thế? Hay đang bị các khối kinh tế khác lôi kéo? Hay
chính sách khác không phụ thuộc vào TPP đang triển khai? Điều này phải chờ thời
gian, ít nhất là cuối năm tới mới biết được.
Bạn xem bài tuyên bố của Obama vừa rồi thế nào... Sao mà đến giai đoạn sắp chết Obama lại đưa ra nhiều chính sách mỵ dân thế.. Mà đã thực hiện đâu mà tuyên bố cứ như đã thực hiện.. Rồi Báo chí Viết thấy phấn khởi cho Obama thế
Trả lờiXóa