Dân chủ luôn luôn thất bại!


Nhiều người Mỹ tin họ đang sống trong nền dân chủ. Nhưng không. Đúng là có những cái tên trên lá phiếu, các chiến dịch tranh cử được tiến hành, phiếu bầu được bỏ, và kẻ chiến thắng giữ nhiệm kỳ Washington. Nhưng một số phiếu bầu được tính hơn những phiếu khác, hơn cách khác. Những kẻ bỏ phiếu với cuốn séc của họ tầm ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với những người chẳng có gì ngoài nút bấm hoặc kéo đòn trong phòng bỏ phiếu. Càng xa rời nguyên tắc "một người, một phiếu", thì càng có ít dân chủ. Ở đây tại Mỹ, người ta đã đi quá xa khỏi nguyên tắc lý tưởng này. Đặc biệt rõ rệt khi người Mỹ đang sống trong kỷ nguyên hậu quyết định của công dân Mỹ: Super-PAC (Siêu Hội đồng hành động chính trị - Super-Political action committee).

Thật không may, chẳng có từ ngữ tốt đẹp nào để mô tả những gì người Mỹ có ở Mỹ. Có thể gọi đó là Đầu sỏ chính trị, nhưng điều đó hàm ý sự tập trung quyền lực không có thực. Giới bề trên lập ra luật lệ Mỹ là một nhóm đa dạngtương đối lớn. Quyền lực phân tán rộng và lỏng lẻo, mặc dù hầu hết các môi giới quyền lực đều đến Washington, D.C. Nhưng giả sử rằng dân Mỹ đã sống trong nền dân chủ khi mà mọi lá phiếu đều bình đẳng. Thì thế nào nó cũng sẽ thất bại mà thôi, các nhà khoa học nói, dân Mỹ không đủ thông minh cho lắm để dân chủ phát triển.

Tiến trình dân chủ dựa trên giả định rằng công dân (phần lớn trong số họ, ít nhất) có thể nhận ra các ứng cử viên chính trị tốt nhất, hoặc ý tưởng chính sách tốt nhất, khi họ nhìn thấy nó. Nhưng 1 nghiên cứu đã tiết lộ khía cạnh bất hạnh của tâm lý con người dường nhưbác bỏ khái niệm này, và hàm ý rằng thay vì thế các cuộc bầu cử dân chủ cho ra các lãnh đạo và chính sách tầm thường.

Nghiên cứu, dẫn đầu bởi ông David Dunning, một nhà tâm lý học tại ĐH Cornell, cho thấy rằng kẻ không đủ năng lực vốn không thể đánh giá năng lực của kẻ khác, hoặc phẩm chất tư tưởng của kẻ khác. Ví dụ, nếu người thiếu chuyên môn về cải cách thuế, sẽ rất khó khăn cho họ để xác định ứng cử viên nào là chuyên gia thực thụ. Họ đơn giản là thiếu công cụ tinh thần cần thiết để thực hiện phán xử có ý nghĩa.

Hậu quả là, không có lượng thông tin hay dữ kiện nào về các ứng cử viên chính trị có thể làm cho sự bất lực cố hữu của nhiều cử tri có được đánh giá chính xác về chúng. Bên trên điều đó, "những ý tưởng rất thông minh sẽ khó được dân chúng tiếp nhận, bởi vì hầu hết mọi người không có sự tinh tế để nhìn nhận ra như thế nào là một ý tưởng tốt," - Dunning nói với tờ Little Mysteries Life.

Ông Dunning và đồng nghiệp Justin Kruger, trước đây là của ĐH Cornell và bây giờ là ĐH New York, đã chứng tỏ lần nữa và một lần nữa rằng dân chúng đang tự sướng và tự ảo tưởng khi nói đến kỹ năng trí tuệ của mình. Cho dù các nhà nghiên cứu là về thử nghiệm khả năng của dân chúng để đánh giá những chuyện khôi hài nhất, tính đúng đắn của ngữ pháp, hay thậm chí hành xử của mình trong một ván cờ vua, bộ đôi này đã thấy rằng người ta luôn luôn đánh giá thành tích của mình là "trên trung bình" chính những kẻ, khi thử nghiệm, thực sự đóng vai ở phần dưới đáy cùng của số đông. (Kẻ thiếu năng lực quá ngốc để biết nó - Incompetent People Too Ignorant to Know It).

Còn rất nhiều điều để nói về khả năng của dân chúng để đánh giá năng lực của chính mình hay những ý tưởng của người khác, nhưng hãy xem sự "thiếu công cụ tinh thần" của họ ảnh hưởng đến dân chủ như thế nào.

Trong một nền dân chủ lý tưởng, nơi thực sự có "một người, một phiếu", việc thiếu năng lực của dân chúng để đánh giá các ý tưởng và các vấn đề sẽ là một bài toán lớn. Nhưng người ta đang sống trong thế giới thực, không phải là thế giới lý tưởng. Càng đi xa khỏi nền dân chủ lý tưởng, quá trình bỏ phiếu trở nên càng ít lý trí. Ở đây tại Mỹ, bổn phận đảng phái và bầu cử đã chủ yếu trở thành quá trình cảm xúc. tất nhiên đối với các ứng cử viên hoặc những người làm việc trực tiếp cho các đảng phái chính trị hoặc những người mua lòng trung thành của họ, có mộtvàng ở cuối cầu vồng.

Nhưng vấn đề không quan trọng, chỉ đơn thuần là chuẩn mực tình cảm để cử tri hiểu rõ. Hầu như không có bất cứ điều gì là có lý đối với hầu hết các giá trị nhân bản. Sự ra đời của truyền thông đại chúng trong thế kỷ 20 đã thay đổi trò chơi một cách sâu sắc. Thông điệp tình cảm bây giờ có thể được phát tán xa rộng trong 30 giây hoặc 60 giây trả tiền ngay trên TV hoặc radio. Chắc chắn không thể có được sự thông thái để giải quyết vấn đề thực sự (ví dụ như chính sách thuế hoặc thâm hụt ngân sách của chính phủ) trong một khoảng thời gian ngắn đến như vậy. Showbiz, không phải là ý kiến có lý, chi phối quá trình bầu cử từ đầu đến cuối.

Trích dẫn bên trên của các nhà khoa học đã vạch trần dối trá, mà tác giả gọi là “Sự đổ tội cho tính hợp lý” trong bài viết “Loài người không phải kẻ giải quyết vấn đề có lý trí”. Nếu "thiếu chuyên môn" (hay bất lực) vấn đề thực sự, chúng ta có thể kết luận rằng DÂN CHỦ LUÔN LUÔN THẤT BẠI các cử tri không thể phân biệt các ý tưởng tốt với những ý tưởng tồi.

Kẻ thiếu năng lực nhất trong số chúng ta phục vụ như chim hoàng yến trong mỏ than báo hiệu nguy hiểm, biểu hiện tình thế khó khăn lớn hơn trong khái niệm dân chủ; kẻ thực sự dốt nát có thể là vị quan tòa tồi tệ đối với các ứng cử viên và ý tưởng, Dunning nói, nhưng chúng ta cùng chịu đựng một mức độ quáng xuất phát từ sự thiếu chuyên môn của cá nhân mình.

Mato Nagel, nhà xã hội học Đức gần đây đã ứng dụng lý thuyết của Dunning và Kruger mô phỏng một cuộc bầu cử dân chủ bằng máy tính. Trong mô hình toán học của mình về bầu cử, ông cho rằng kỹ năng lãnh đạo của cử tri được phân bố trên một đường cong hình chuông - một số là lãnh đạo thực sự tốt, một số thực sự tồi, nhưng phần nhiều là tầm thường - rằng mỗi cử tri không có khả năng nhận biết kỹ năng lãnh đạo củang cử viên chính trị khi nó tốt hơn so với của mình. Khi đó một cuộc bầu cử đã được mô phỏng, các ứng viên có kỹ năng lãnh đạo chỉ tốt hơn một chút so với trung bình luôn luôn giành chiến thắng.

Nagel kết luận rằng dân chủ hiếm khi hoặc không bao giờ bầu ra lãnh đạo tốt nhất. Lợi thế của dân chủ trước độc tài hoặc các dạng thức chính phủ khác chỉ đơn thuần là "có hiệu quả ngăn chặn các ứng cử viên thấp hơn mức trung bình trở thành lãnh đạo".

Như đã chỉ ra ở trên, vấn đề thực sự dân chủ lý tưởng (mỗi người một lá phiếu ngang bằng trọng lượng) không tồn tại. Cử tri ngu ngốc vấn đề thứ hai.

sẽ đi xa hơn. Dân chủ lý tưởng hay gần với lý tưởng cố hữu không ổn định và do đó phải thất bại. Chúng không bền vững. Lý do cho điều này rất đơn giản: dân chủ lý tưởng không tương thích với bản năng con người, nghĩa là quyền lực suy đồi, quản trị vốn hữu đòi hỏi con người phải sử dụng quyền lực, do đó quá trình dân chủ phải bị phá vỡ tại điểm này hay khác.

Dân chủ Mỹ đã thất bại nhiều thập kỷ trước,-chúng ta có thể tranh cãi chính xác khi nào điều đó đã xảy ra, nhưng chúng ta cũng đang nhìn thấy quá trình đó tác quái ở EU ngày nay. Hy Lạp và Italy đang vận hành bởi những quan chức không được bầu ở Brussels, cùng với ECB và các nhà băng tư nhân lớn, và sẽ càng cố thử ở các nước khác rìa phía Nam EU.

Quyền lực lớn đang bị giam cầm và tham nhũng là một bộ phần và cả bầy của điều đó. Nhưng quá trình điều hành trong các nước EU đang trở nên dân chủ hơn mỗi ngày. Nếu ai nghi ngờ, hãy hỏi một người Hy Lạp hay một người Ý. Năm tiếp theo bạn có thể hỏi người Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha.

Vì vậy mà dân chủ luôn luôn thất bại, chỉ là sớm hay muộn. Mặc dù Mỹ không bao giờ có dân chủ thuần túy, đáng chú ý khi cộng hòa duy trì được bao lâu. Nhưng khi Mỹ trở thành cường quốc toàn cầu lớn nhất sau WW-II, thì hy vọng đã hết. Chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi Mỹ trở thành phi dân chủ như ngày nay. Có điều mỉa mai về việc này là người Mỹ càng ít sống trong dân chủ, thì càng nhiều tìm kiếm để duy trì hiện trạng huyên náo của ý tưởng Mỹ - dân chủ và tầm quan trọng của bỏ phiếu. Thành thật mà nói, đó là vô lý, và cho người ta một ví dụ khác về lối sống đã trở thành điên ở Mỹ.

Trên khía cạnh tâm lý, điều này trông giống như trường hợp lớn nhất của sự quá đà trong lịch sử nhân loại. Trên phương tiện truyền thông hoàn toàn không chấp nhận công khai thừa nhận họ không sống trong một nền dân chủ. Đó là điều cấm, cấm kỵ. Khi đối tượng là điều cấm kỵ, luôn luôn là một chỉ số nặng ký rằng sức mạnh tâm lý (tức là bản năng gốc hay cơ chế phòng vệ) đang đóng vai trò.


Còn rất nhiều điều để nói về chủ đề này, nhưng đó là đủ cho ngày hôm nay.


http://www.declineoftheempire.com/2012/03/democracies-always-fail.html


Bonus:

Tại sao bầu cử dân chủ lại tồi tệ:




Video — Nigel Farage luôn luôn thú vị:







Tại sao dân chủ luôn luôn thất bại - Peter Schiff:




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...