Hệ thống tài chính Nga không độc lập!
Năm 1992 Nga chấp
nhận thỏa thuận “Bretton-Woods”.
Có nghĩa là biến mình thành thuộc địa, cho phép đô la Mỹ chiếm đoạt và kiểm
soát mọi khả năng kinh tế và hệ thống chính trị của đất nước.
Theo đó, NHTW
“độc lập” hình thành ở Nga, độc lập là với nhà nước. Không độc lập với hệ thống
phương Tây và FED.
Bản chất NHTW Nga
là tổ chức tư nhân tương tự như FED nhưng quyền lực hạn chế hơn, nói cách khác
là chi nhánh của FED và nằm trong hệ thống tài chính toàn cầu của tài phiệt
quốc tế. NHTW không chỉ là 1 mà là 1 hệ thống gồm NHTW và các ngân hàng thương
mại của nó, ví như Sberbank – ngân hàng lớn nhất Nga có 51% sở hữu thuộc về
NHTW.
Dự trữ của NHTW
(vàng, đô la có được nhờ bán dầu khí) là tài sản Liên Bang Nga, nhưng lại không
thuộc về tài sản quốc gia, nó là tài sản mang đi cầm cố và NHTW – kẻ không
thuộc về nhà nước Nga là kẻ quản lý số “tài
sản bị cầm cố” này. Quản lý bao gồm cả kinh doanh – nghĩa là mang tài sản
Nga đi lập các NH thương mại, đi cho vay, kể cả ở nước ngoài.
Nga sẽ phải mang
tài sản (vàng, ngoại tệ, tài sản thế chấp…) đến NHTW cầm cố để đổi lấy việc
được NHTW phát hành 1 số lượng tương ứng đồng rub. Đó chính là bản chất của “Cửa hiệu cầm đồ” mang tên NHTW.
Tổng thống Nga –
cũng giống nhiều nước phương Tây – được quyền bổ nhiệm/bãi miễn chủ tịch NHTW.
Nhưng điều đó không có nghĩa là phá vỡ qui định của hệ thống “hội đồng tiền tệ”
– thể chế vận hành trên toàn bộ các nước phương Tây.
Để có thể phát
hành đồng tiền quốc gia, Nga buộc phải có ngoại tệ để đưa vào NHTW dự trữ -
đồng rúp của quốc gia đã biến quốc gia thành thuộc địa. Nói cách khác, rúp lưu
thông hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu khí và đầu tư nước ngoài. Về lý
thuyết, khi 2 yếu tố đó có vấn đề (như khủng hoảng hiện nay) nghĩa là không có
hoặc thiếu hụt đồng rúp để phát hành, gây mất niềm tin vào rúp, làm tăng vọt
giá ngoại tệ và hệ quả kéo theo làm rúp mất giá trị thực sẽ xảy ra – quá trình
như thế khác hoàn toàn với lạm phát – phát hành quá nhiều tiền vào lưu thông.
Điều đó cũng có nghĩa là về lý thuyết Nga sẽ không chống được cuộc khủng hoảng đồng rúp như
hiện nay.
Đặc điểm chức năng của NHTW Nga (Российский центральный банк)
1 . NHTW trên thực tế không hoạt động tín dụng (cấp/phát vốn) cho hệ thống NH Nga – chức năng chính của nó là cầm đồ. Tuy nhiên có ngoại lệ là khi đồng rúp biến động quá mạnh, nó có cũng cấp phát vốn cho vay ngắn hạn mới mục đích làm ổn định rúp.
2 . Phát hành tiền rúp chỉ khi mua ngoại tệ (có ngoại tệ gửi vào cầm cố).
3 . Ràng buộc tỷ giá rúp vào "giỏ 2 tiền tệ".
4 . Ràng buộc lượng rúp phát hành vào dự trữ ngoại tệ tích lũy.
Nghĩa là: a) Chính phủ Nga sẽ không có được bất cứ quyết định nào về rúp mà không có sự cho phép của FED; b) Rúp được lưu thông và điều tiết không theo nhu cầu hàng hóa hay kinh tế Nga.
Chẳng hạn, giai đoạn 1990-x, khi mà Gorbachov đã vét cạn vàng đem bán, giá dầu mỏ rẻ mạt, Nga không có cái gì để đem đến NHTW cầm đồ, không có tiền rúp phát hành như không có máu lưu thông, hành loạt nhà máy, bệnh viện, trường học đóng cửa vì không có tiền trả lương, quân đội, cảnh sát tê liệt vì thiếu xăng xe, trong khi lạm phát tăng vù vù do nạn đầu cơ đại qui mô làm thiếu hụt trầm trọng hàng hóa. Đó là vực thẳm kép kinh tế-chính trị-xã hội mà nước Nga vùng vẫy không thể thoát ra được.
Khi tất cả tê liệt, đã có nhiều nạn nhân chết đói, thì thậm chí quí ông Anatoli Chubais còn ngắt cầu dao điện với đủ lý do. Ông ta muốn người ta nhanh chết cứng trong băng giá hơn là chết chầm chậm vì đói. Nhưng sau đó Chubais tiếp tục giữ các chức vụ cao trong CQ và trong kinh doanh. Tại sao không có ai dám đụng đến ông ta? Đơn giản, Chubais là phó JP Morgan, thuộc về Rokerfeller và nằm trong cấu trúc của FED.
Lúc đó Putin xuất hiện!
Putin xuất hiện và chính thức nhận trách nhiệm của người đứng đầu Nga năm 2000. Không có nhiều thay đổi ngay sau đó, các tổ chức nước ngoài vẫn tiếp tục tác oai tác quái, IMF, USAID ráo riết vận động cải tổ, cải cách, đổi mới.
Cũng lúc đó, Putin đã nghĩ phải vận hành 1 hệ thống khác ngoài NHTW bị kiểm soát, và lúc đó bí mật hoạt động KGB bắt đầu phát huy. Cho đến nay, 2 hệ thống như vậy song song hoạt động tại Nga. Nhờ những nguồn vốn bí hiểm, nước Nga được cứu, các hoạt động dần dần trở lại quĩ đạo bình thường. Các phong trào chính trị-xã hội bắt đầu nỗ lực ngăn chặn phá hoại của những kẻ liberal-democracy pro-USA. Mất 12 năm, 2 nhiệm kỳ tổng thống để loại bỏ hệ thống liberal phương Tây cài cắm ở Nga, nhưng tất cả vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn.
Loại bỏ NHTW?
Bạn có tin tưởng, Putin là người quyền lực nhất thế giới? Tất cả, nếu không phải là 99,99% những gì viết trên báo Tây phải hiểu ngược lại. Thực sự, Putin mạnh mẽ, đã làm được vô số việc cho nước Nga, nhưng quyền lực Putin rất hạn chế.
Liệu Putin có
loại bỏ NHTW? Không có câu trả lời dứt khoát cho vấn đề này vào lúc này. Nhưng
tất cả những gì Putin đã làm từ khi cầm quyền 2000 đến nay đều có mục đích phục
dựng nước Nga và từng bước hạn chế/cô lập NHTW. Phong trào chống NHTW ở Nga đã
mạnh, ảnh hưởng của nó đối với kinh tế đã bị khống chế. Kinh tế Nga vẫn là 1 bộ
phận của kinh tế thế giới, nhưng thương mại đầu tư không bằng đồng đô la, đồng
rúp được đẩy mạnh làm đồng tiền độc lập.
Sau đây là 1 số những
gì đề cập trên báo chí về điều này.
TT Nga ủng hộ ý tưởng chống toàn cầu hóa, muốn không phải là lần
đầu “dìm xuống đáy” IMF cũng như các tổ chức tài chính khác. Theo quan điểm của
ông, IMF đã được tạo ra trong những hiện thực kinh tế chính trị khác, và hoàn
cảnh thế giới đã thay đổi, và do đó mà cần kiến trúc mới của trung tâm tài
chính toàn cầu. Natalia Chistyakova (2007)
Nga cần đi đến thanh toán bằng rúp khi xuất khẩu http://www.rbc.ru
(2007). Nga muốn đi đến thanh toán bằng đồng rúp khi xuất khẩu hàng hóa từ
Nga… Tuyên bố như thế được đưa ra bởi TT Vladimir Putin, tại phiên họp toàn thể
ở Hội thảo kinh tế quốc tế XI St. Petersburg. "Đã đến lúc chuyển sang
thanh toán bằng rúp khi xuất khẩu từ Nga. Điếu đó cho phép củng cố vị thế của
đồng rúp trong thị trường tài chính quốc tế.”
Putin đề nghị cách mạng kinh tế http://www.dni.ru (2007). Lãnh đạo Nga vạch rõ, hệ thống tài chính hiện tại, bị trói buộc vào
1-2 đồng tiền, không phản ánh các nhu cầu chiến lược và dòng chảy của nền kinh
tế toàn cầu. TT giải thích điều đó là bởi chiều hướng dao động của các đồng
tiền tác động tiêu cực đến dự trữ tài chính của các đất nước và các ngành kinh
tế riêng biệt. "Một thứ đáp lại thách thức như thế, là sự nổi lên của một
số đồng tiền dự trữ quốc tế, một số trung tâm tài chính". Ông nói về điều
này, đồng rúp sau khi được loại bỏ hạn
chế tiền tệ để thực sự trở thành đồng tiền chuyển đổi, sẽ có thể được sử dụng 1
cách tích cực trong thanh toán quốc tế.
"Sẽ đến lúc nổi lên vấn đề chuyển sang thanh toán bằng đồng
rúp – khi xuất khẩu hàng hóa từ Nga. Lẽ tự nhiên, trong trường hợp này, lúc đó
cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu đều có lợi”.
Ngoài ra, theo Putin, cần thiết phải thay đổi các tổ chức tài chính
khi “chúng được thiết kế dưới hiện thực hoàn toàn khác và không thể nào tìm
thấy chỗ của mình trong điều kiện tăng trưởng kinh tế ổn định ở phần lớn các
nước đang phát triển và mở rộng thị trường”.
Tờ "Kommersant",
Ttg tuyên bố đã thảo luận với các đối tác về khả năng hình thành “vốn chung”
của 2 quốc gia (Nga-Belarus). Ông giải thích rằng đã đề nghị Belarus thanh toán dầu và khí đốt
bằng rúp Nga. Thực tế là tính toán chúng bằng đô la Mỹ gây “bối rối” vì các vấn
đề mà kinh tế Mỹ đang đối mặt ngày nay.
Hoàn cảnh Putin chuyển giao quyền lực cho Medvedev
Tiến trình tiền tệ mà Putin theo đuổi đã phần nào chững lại khi hết nhiệm kỳ 2 năm 2008. Cùng lúc 2008-2009 là cú đánh đầu tiên vào rúp
sau sự kiện Nam Ossetia, tỷ giá rúp/đô la tăng vọt, rúp rơi mạnh có phần nhiều
tương tự như lúc này.
Cần phải nói là
thập kỷ 80-x, ở các nước đã phát triển hàng đầu (G7) diễn ra quá trình phi công
nghiệp hóa để bước vào “hậu công nghiệp” mang “giá trị toàn cầu: tự do ngôn
luận, tự do tôn giáo và tự do xu hướng tình dục…” nhưng thực ra là bị kiểm soát
toàn cầu về đời sống và hành vi. Đó là ý tưởng phôi thai từ “Câu lạc bộ Rome”
thập kỷ 60-x. Ở LX, quá trình phá hủy của Gorbachev cũng tình cờ diễn ra đúng
thời gian này.
Một quốc gia Nga
công nghiệp mạnh, không phù hợp với lợi ích phương Tây. Putin không phù hợp với
kế hoạch của họ, với học thuyết “Hỗn loạn có kiểm soát” và nghị sự “Xung đột
giữa các nền văn minh”.
Thậm chí là quá
trình các nước tư bản tự đẩy mình vào hủy hoại trong khủng hoảng thế giới đã
được báo cáo sớm hơn nhiều, năm 1930, đây là 1 phần trong báo
cáo Đại hội CPSU XVI:
"… Hãy nhớ tình hình các nước TB 2 năm
rưỡi trước. Tăng trưởng công nghiệp và thương mại ở hầu hết các nước TB. Tăng
khai thác nguyên liệu thô và sản xuất lương thực ở hầu hết các nước nông
nghiệp. Mỹ, như nước tư bản khát máu nhất. Ca bài thắng lợi "hưng
thịnh". Khúm núm trước đồng đô la. Tán dương trang bị mới, ca tụng sự hợp
lý hóa của CNTB. Tuyên bố kỷ nguyên "nâng cao" CNTB và sự bền vững
không gì lay chuyển được của sự ổn định TBCN…
Giờ – khủng hoảng kinh tế hầu như khắp tất
cả các nước TBCN... Thay vì là “hưng thịnh” – đói nghèo đại bộ phận và tăng
trưởng to lớn của thất nghiệp… Sụp đổ ảo giác quyền lực vô biên của CNTB nói
chung, quyền lực vô biên của tư bản Bắc Mỹ nói riêng. Tất cả thành yếu ớt hơn
ca bài thắng lợi yếu ớt hơn về đồng đô la và hợp lý hóa TBCN. Tất cả trở thành
mạnh hơn tru tréo bài ca chán đời về những “lỗi lầm” của CNTB…”
Tuy nhiên, tài
phiệt luôn luôn điều khiển mọi cuộc khủng hoảng, và chúng tạo ra nó. Tạo ra
“hỗn loạn có điều khiển” - đó là cơ hội
duy nhất để chặn đứng phát triển của những đất nước như là Nga, và để duy trì
quyền lực. Hỗn loạn có điều khiển và Đạo quân thứ 5 một lần nữa không chỉ ngồi
ở Điện Kremlin, không, chúng đã công khai tuyên bố về mình và yêu sách của
mình, ở đây là cần phải hủy hoại và phân chia nước Nga, tiêu diệt nhân dân Nga
và văn hóa Nga, tẩy sạch ký ức nhân dân và nô dịch họ.
Có nghĩa là khi loại bỏ Putin khỏi điện
Kremlin, phương Tây nhận được niềm tin thắng lợi của mình. Do đó mà cả cấu trúc
tài phiệt phương Tây la lối rằng Putin không được phép quay lại Kremlin. Chúng
tác động quần chúng Nga và thế giới, tiếp tục phục dựng đạo quân thứ 5. Những
dạng khác nhau như Svanidze, Lilia Shevtsova, "Cậu trẻ trung thực"
Navalnye, "nhà yêu nước" Sergey Kolesnikov - kẻ lẩn trốn đâu đó ở
London… hoạt động tích cực. Chúng tuyên trên mạng xã hội rằng "Chúng ta
thà nằm phơi xương để không cho phép Putin bước vào Kremlin".
Thời kỳ Mevedev nắm quyền 2008-2012, phe
đối lập quả thực đã gượng dậy, tất cả chuẩn bị cho kịch bản phá hoại Putin quay
lại nhiệm kỳ 3 năm 2012. Ông “bạn tốt” Biden: Tôi nghĩ “bạn bè khả dĩ” của chúng ta, hay phe đối lập rất
cụ thể sẽ rất vui mừng nếu trong đất
nước bắt đầu bất ổn, và trên làn sóng đó liberal sẽ tiến đến chính quyền.
Trong cuộc gặp với “bạn bè Nga” của Mỹ, Biden thẳng thắn loan báo rằng ông ta đã “nói chuyện trong cuộc gặp với Putin rằng sẽ không hợp lý khi đề xuất một nhiệm kỳ mới. Nga, theo phó tổng thống Mỹ, đã quá mệt mỏi với Putin, và sự mệt mỏi đó sẽ tăng lên và dẫn đến điều tương tự xảy ra ở thế giới A-rập.” Nghĩa là, “quyền lực thẳng đứng” của Putin sẽ dẫn tài phiệt đến mẫu số chung gây bạo loạn như với Libya, Syria, Iran và các nước khác!
Và có những "tin tức” kiểu thế này:
Thứ 7, 30/4/2011; Thủ tướng đã không kịp
thời báo cáo với DUMA dự báo lãi suất của mình – dưới 5-6% - khi nhận được phản
hồi xứng đáng từ NHTW, chi nhánh FED Mỹ: "NHTW lần thứ 2 trong tài khóa
tăng lãi suất tín dụng. Kể từ tháng 3, lãi suất tín dụng đã tăng 0,25% – lên
đến 8,25%." Quả thật Putin đã dự báo sai! Có vẻ như cuộc đối thoại về lãi
suất không đơn giản là bước đi trước bầu cử.
Putin đã ám chỉ
NHTW sẽ là tốt đẹp cho nền kinh tế khi hạ lãi suất tín dụng và NHTW đáp trả
bằng cách tăng lãi suất! Dù là chỉ tăng 1 ít, những là ẩn ý rõ ràng – kẻ thực
sự chèo lái kinh tế Nga không phải là Putin, hay Medvedev, mà là FED Mỹ.
Có thể rút ra kết luận gì ở đây? Chính là cái thực tế nhà băng nổi tiếng đăng ký dưới luật lệ Nga này lại không có kiểm soát. Điều đó không mới. Đáng chủ ý chỉ là sự đối đầu rõ ràng của NHTW với Putin. Cũng có nghĩa là Putin không phù hợp với phương Tây.
Ralf Peters,
người quan sát của tờ New York Post:
Vladimir Putin không chỉ là mối nguy hiểm
khó tưởng đối với Mỹ ở Trung và Đông Âu và trên biên giới với Afghanistan, mà
còn thực sự ở chính vấn đề ông ta can thiệp vào lĩnh vực hoạt động của chúng
ta. Ông ta hàm ý hợp đồng bán vũ khí cho Hugo Chavez ở Venezuela trị giá 9 tỷ
đô la - một con số khó hình dung ở Nam Mỹ.
Điều làm phiền tôi ở Putin… Tôi nói một
cách nghiêm túc, anh biết đấy, tôi hoàn toàn không ưa ông ta, nhưng tôi chắc
chắn ông ta đảm đương công việc tuyệt vời. Vấn đề cụ thể của ông ta cho thấy, ông
ta có ý rất rõ ràng. Ông ta tạo ra rất-rất lắm phương án đáng ngại cho "đế
chế quỉ dữ" của ông Ronald Reagan. Công sức của Ronald Reagan là ở một mặt
trận chủ đạo: bị ám ảnh với chiến thắng trước “đế chế quỉ dữ”. Putin có phương
án ảm đạm hơn, có một mục đích không lay chuyển: khôi phục Đế chế Nga. Không phải
đế chế Xô Viết, mà Nga: đưa Ukraina trở về kết cấu của mình, một lần nữa thu phục
quyền kiểm soát Trung Á.
Putin đã thực sự tuyên
bố bắt đầu xây dựng Đế chế Eurasia, ông nâng đỡ dân chúng Đế chế Nga, và bạn bè
Nga trong cuộc tấn công của tài phiệt quốc tế.
Còn liberals – là
phe trotskist cần phải nhớ 1 điều: 2 lần Nga mất nước những năm cách mạng 1917
và 1991, thì tương ứng 1938 và 2012, nghĩa là đúng chính xác 21 năm sau, trotskist bị đánh đòn chí tử.
Quân bài đã ra,
sau thắng lợi bước đầu của Putin giờ là lượt chơi của tài phiệt quốc tế. Cái gì
tiếp theo? Chiến tranh với Syria và Iran, hay Ukraina sẽ lôi kéo Nga vào cuộc
chiến tranh lớn? Hay lại hoạt động khủng bố như 911, nhưng ở Israel, và sử dụng
cả vũ khí hạt nhân để làm to chuyện? Tất cả đều rất có thể. Đơn giản là,
Holocaust lớn hơn, Holocaust nhỏ hơn, không có gì khác biệt. Thế nhưng, hiệu
quả thế nào?
Hãy chờ, chắc là không lâu.
Cám ơn bạn về bài viết thú vị. Tình hình thế giới hóa ra ngày càng trở nên gay cấn, chứ không yên ả gì.
Trả lờiXóa