Tại sao bầu cử dân chủ lại tồi tệ?

Chuyện có thật ở một khoa nọ của trường ĐH nổi tiếng. Ấy là Bộ có chủ trương gọi là “Đổi mới dân chủ” cho các trường, giao quyền tự chủ tự quản nhiều hơn. Trước tiên là thí điểm ở các khoa và phòng ban trong trường, cho các giáo viên tự bầu Chủ nhiệm khoa và cho quyền trưởng khoa sắp xếp bộ máy.

Đây là chủ trương đúng đắn, hợp lòng giáo viên và theo xu hướng thời đại. Có vẻ thế nhưng lại không phải thế.

Khoa có 4 giáo viên và 1 cô làm thư ký, kiêm đánh máy, thủ thư, tạp vụ…

Hai thầy ra ứng cử. Thầy Tốt đương kim trưởng khoa và thầy Tồi nhiều tham vọng.

Với cả thảy 5 lá phiếu, trừ lá phiếu 2 thầy tự bỏ cho mình còn lại 3, nghĩa là để trúng cử, cần ít nhất 2 phiếu nữa. Mỗi thầy có 1 thầy tâm phúc, chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho mình, còn lại 1 phiếu của cô thư ký.

Như vậy, lá phiếu cô thư ký tự nhiên thành quan trọng. TSB đứa nào bảo theo tinh thần dân chủ… mọi cái tổ sư gì đó đều bình đẳng.

Thầy Tốt vốn nghiêm túc, khắt khe với học trò và các giáo viên, thầy hay mắng cô thư ký đi muộn về sớm, dũa móng tay trong giờ hành chính, chuẩn bị giấy tờ hồ sơ cẩu thả… Nghĩa là cô thư ký thừa biết, với quyền trưởng khoa mới, cô có nguy cơ bị sa thải…

Dĩ nhiên cô phải bảo vệ công ăn việc làm – cái nồi cơm dân chủ của mình bằng cách bầu cho thầy Tồi.

Lúc này, phần thắng đã nghiêng về thầy Tồi. Nhưng để chắc ăn, thầy này thêm cuộc lobby mà mình biết chắc thầy Tốt không thể: hứa hẹn ve vãn cô thư ký về chỗ làm sau bầu bán, cùng thu nhập thêm ngoài kế hoạch.

 Kết quả không ngoài dự đoán, thầy Tốt được 2 phiếu, thầy Tồi được 3 phiếu và trúng cử.

Thầy Tốt đi dạy thêm được 2 năm nữa rồi xin nghỉ hưu, vì không thể chịu đựng được thêm những điều chướng tai gai mắt. Thầy tâm sự: không thể dân chủ với những đứa hư hỏng!

Tại sao bầu cử dân chủ mà lại chọn ra và trao quyền cho kẻ tồi tệ?

Rõ ràng, cô thư ký đã bán ‘phiếu bầu’ của mình, bán quyền dân chủ của mình. Trường hợp này có thể nêu câu khẩu hiệu cũ: Chủ trương đường lối đúng, còn khâu thực hiện sai!

Nhưng đúng ra thì: không thể thực hiện quyền dân chủ trong một tập thể có những cá nhân tồi! Đơn giản là dân chủ không ăn được nhưng có thể mua bán đổi chác được. Nói cách khác: dân chủ phải đi kèm với một số điều kiện.

Với 1 cuộc bầu cử trên qui mô quốc gia, sẽ phức tạp hơn nhiều, nhưng nguy cơ bầu ra 1 kẻ tồi tệ cũng lớn hơn nhiều. Thậm chí là bầu ra được một lãnh đạo tử tế là công việc vô cùng, vô cùng khó nhọc.

Người ta bầu ông Bush chỉ vì ghét ông Clinton, bầu ông Obama chỉ vì ghét ông Bush. Nói chung, dân chúng phương Tây đã chán ngán các cuộc bầu cử, tỉ lệ đi bầu rất thấp vì bầu ai cũng thế. Ngay cả các cuộc bầu bán đơn giản hơn cũng tồi tệ, như bầu dân biểu, nghị sĩ. Người ta thống kê ra, các vị này thậm chí có trí thông minh dưới mức trung bình của người Mỹ bình thường.

Bầu Cử, thì Bầu mới là 1 giai đoạn, giai đoạn tiếp là Cử, tương ứng với Bỏ vốn – Thu lời. Có buôn bạc giả cũng chẳng lờ lãi bằng buôn chính trị, nhưng cũng có cơ mất vốn nếu bỏ nhầm. Những kẻ bỏ tiền - cổ đông hùn vốn giờ được chia chác các ghế, các chỗ béo bở. Kẻ bỏ nhiều tiền thu phần nhiều béo bở. Dân đen đã bán phiếu đừng có í ới, kẻ nào dám hỗn Cử là phi dân chủ?  

Nhưng ngược lại, ở nơi nào khác, bác chủ tịch cử bác bộ trưởng, bác bộ cử bác hiệu, bác hiệu cử bác chủ nhiệm… lại là phi dân chủ! Nếu bác Chủ tịch tốt thì cũng có dân chủ tốt, còn ngược lại… đủ trò! Thật kỳ lạ, có thể họ gửi gắm cắm ký vàng bạc, tiền sổ đỏ đi chơi hụi nhưng quyết đòi cái quyền dân chủ này để tự mình bán kiếm lời. 


1 nhận xét:

  1. Không Trọng Lượnglúc 02:08 26 tháng 7, 2014

    Dân chúng ở các nước dân chủ từ lâu đã bị bơm vào đầu 1 ảo tưởng là "lá phiếu của bạn quyết định tương lai của bạn", nhưng thực tế cho thấy chính lá phiếu của họ là nguyên nhân cho mọi sự đau khổ mà họ phải chịu. Từ trong lòng nước Mỹ, George Carlin đã nói: "Vào ngày bầu cử, tôi ngồi ở nhà. Tôi tin rằng nếu người ta bỏ phiếu, người ta không có quyền than vãn. Mọi người hay bẻ cong sự thật này và nói "Nếu anh không bỏ phiếu, anh không có quyền than vãn", nhưng logic ở đâu? Nếu anh đi bầu cử, và anh bỏ phiếu cho kẻ dối trá và vô năng này lên, để hắn vào nhiệm sở và làm bung bét mọi thứ, thì chẳng phải chính anh mới phải chịu trách nhiệm về điều này sao? Anh gây ra mọi chuyện, chính anh bầu cho thằng đó, anh không có quyền than vãn. Còn tôi, ngược lại với anh, không hề bỏ phiếu, thậm chí không hề rời khỏi nhà vào ngày bầu cử, nên tôi không có trách nhiệm gì với việc anh làm, và có toàn quyền than vãn về điều đó."

    Xem thêm: http://www.youtube.com/watch?v=xIraCchPDhk

    Trả lờiXóa

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...