Tất cả bất mãn, chống
đối, nhà dân chủ, phe đối lập cuối cùng sẽ núp bóng dưới CNTD phương Tây.
Có
rất nhiều hoang tưởng của CNTD, một số chỉ là khôi hài, số khác là mị dân, và 1
số khác nữa là nguy hiểm, sau đây là vài thứ đáng chú ý:
CNTD là tự do!
Đây
là bịp bợm. CNTD là chủ nghĩa cá nhân, như đã nói trong bài trước, có thể gọi
liberals bằng bất cứ cái tên nào khác ngoài tự do: trộm cắp, lừa đảo, bịp bợm,
nổi loạn, phá hoại, bệnh hoạn, cặn bã, con rắn độc, kẻ phản bội…
Để
biện hộ, CNTD thường dẫn rằng phương Tây là tự do. Thực sự, so với nhiều quốc
gia khác phương Tây có trật tự hơn hẳn, một phần là do luật lệ hà khắc, chứ
không phải tự do.
Thực sự, không hề có tự do ở phương Tây, có thể thấy trên TV các
cuộc biểu tình hòa bình bị đàn áp dã man. Ngay cả những tuyên
bố vô tư về mạng xã hội cũng có thể bị trừng phạt đến bỏ tù mà không
cần xét xử, báo chí truyền thông bị hạn chế bởi “chính sách của đảng”. Thực sự
nó nằm trong tay giới tài phiệt và đầu sỏ không đếm xỉa gì đến tiếng nói và
quyền lợi dân chúng, ngược lại, dân chúng thường xuyên bị truyền thông đánh lạc
hướng, xuyên tạc và bóp méo. Ở Mỹ, Cơ quan an ninh nội địa - NSA kiểm soát,
theo dõi và nghe trộm là phổ biến.
Nếu
CNTD lên nắm quyền, liệu có tự do? Không, bản
tính không chấp nhận đối lập, muốn tất cả giống mình… sẽ không có tiếng nói
tự do khi CNTD nắm quyền. Còn hơn thế, ở các quốc gia mà CNTD nắm quyền lực qua
cách mạng màu, tất cả là bạo loạn và đổ nát.
Khi CNTD đốt
đuốc soi đường ở phương Tây, nghĩa là họ vẫn đang đi tìm tự do mà chưa
thấy.
Ví dụ 1 thăm dò cho thấy, ở Mỹ chỉ
có 35% dân chúng cho rằng có tự do, kém hơn nhiều các quốc gia khác:
CNTD chống tham nhũng
Theo CNTD, tham nhũng là vấn nạn to
lớn của các quốc gia không theo hệ thống phương Tây. Họ bắt bệnh tham nhũng
giống như lang băm. Dù đau thần kinh, đau bụng hay nhức răng, cảm lạnh hay nóng
sốt… thì chỉ có một lý do: độc tài/độc quyền hay tại CNCS. Họ đề nghị trị bệnh
tham nhũng bằng cách mở cửa cạnh tranh, thị trường tự do kiểu phương Tây. Có kẻ
mạnh miệng đề nghị, tư nhân hóa cho hết tài sản quốc gia, sẽ không còn gì để
tham nhũng nữa! - Làm thế nào để các nước tư bản hàng đầu không có tài sản công?
Tham nhũng là vấn đề
của mọi quốc gia, cũng là một trong nhiều vấn đề của nhà nước hiện đại. Tuy
nhiên nó là căn bệnh, hay nói đúng hơn là triệu chứng của những căn bệnh khác.
TBT Nuyễn Phú Trọng nói: “Tham nhũng như ngứa nghẻ”, một cách nói hình tượng
nhưng rất đúng, ngứa chỉ là triệu chứng của căn bệnh ghẻ!
Căn bệnh
thực sự có biểu hiện ra ngoài thành tham nhũng: “Tham nhũng là… do
sự tác động của đạo đức, lối sống tư sản, hưởng thụ của phương Tây. Các thế
lực thù địch đã chủ động khuyến khích lối sống ích kỷ, hưởng thụ, thực dụng
trong cán bộ đảng viên, cán bộ lãnh đạo và gia đình họ, coi đó là biện pháp để
thực hiện diễn biến hòa bình”.
Một hệ quả nhìn thấy
được: Càng mở cửa, càng du nhập lối sống phương Tây, tham nhũng càng tràn lan
và nặng nề. Có nghĩa là theo chiều ngược lại: “Tham nhũng về kinh tế dẫn đến
tha hóa về lối sống, tha hóa về lối sống kích thích mạnh mẽ tham nhũng. Một bộ
phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo tha hóa, xuống cấp về đạo đức, có
kẻ thậm chí biển thủ công quỹ để bao nhân tình, ăn chơi trác táng, đánh bạc,
hút xách... làm tổn hại thanh danh của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân.
(Giáo sư Trần Nhâm).
Thực sự tham nhũng nằm ở cơ chế CNTD
phương Tây, nó làm trầm trọng thêm nhiều tình trạng sẵn có. Chính quyền càng
yếu kém, luật lệ lỏng lẻo và tự do dân chủ quá trớn (ý nguyện của CNTD), thiếu
minh bạch, xã hội càng bất ổn, loạn lạc, qui mô tham nhũng càng lớn.
Lưu ý rằng, một dạng tham nhũng nguy
hiểm, dẫn đến nguy cơ mất nước: lệ thuộc vào các ông chủ phương Tây, đẩy quốc
gia đến chiến tranh như hiện nay ở Ukraina.
Chống chế độ bằng cách “mượn danh
nhân dân” cũng là một dạng tham nhũng khác ở chính các nhà dân chủ liberals.
Trong bảng xếp hạng của Tổ chức Minh
bạch thế giới (Transparency International - TI) năm 2013, VIệt Nam đứng
thứ 116/177. Thế nhưng một sồ báo chí vẫn gọi sai lạc là “xếp hạng tham
nhũng”.
Ngay cả TI cũng không dám gọi tên
của chỉ số đo lường này là xếp hạng tham nhũng, mà họ gọi là: Chỉ số nhận thức
tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI).
Tham nhũng ở nước ta là nghiêm
trọng, thậm chí như lãnh đạo nói là “đe dọa đến sự tồn vong…” Nhưng không có
xếp hạng tham nhũng 116/177, đó là khái niệm CNTD của phương Tây! Họ cũng không
dám đánh tráo nó mà gọi tên chính xác là chỉ số nhận thức tham nhũng.
Thực sự, không có cách nào để đo
lường tham nhũng thành con số, như 1 chỉ số, hay 1 con số tuyệt đối số tiền bị
tham nhũng, người ta phải dùng cách này. Chính người sáng kiến ra chỉ số này
thừa nhận như vậy.
Vì nó là nhận thức, nên người ta đi
hỏi ý kiến trong 1 vài cuộc điều tra thăm dò. TI công khai là họ sẽ hỏi các
doanh nhân, các nhà phân tích quen thân có cùng quan điểm với phương Tây, chứ
không hỏi dân chúng với câu hỏi đại loại anh có thấy tham nhũng không? Hiển
nhiên các nhân vật đối lập có tiếng sẽ được chọn và bao giờ tiếng nói của họ
cũng là tiêu cực. Do đó kết quả không có gì làm lạ khi các quốc gia mà Mỹ không
ưa bao giờ cũng đứng cuối bảng, trong khi Mỹ là quốc gia tham nhũng nhất hành
tinh! Nói 1 cách khả quan nhất, nó là công cụ đo lường nhận thức/đánh giá của
“công dân” về tham nhũng.
Vì nó là chỉ số nhận thức, nên phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, thí dụ như tâm lý, trong các nước có GDP tăng trưởng ỳ
ạch, trì trệ, thất nghiệp cao, dĩ nhiên dân chúng sẽ bất mãn và cho rằng nhiều
tham nhũng, lắm cản trở. Do đó dĩ nhiên CPI sẽ cao. Thí dụ như truyền thông.
Khi xét xử vụ tham nhũng điển hình Vinaline, truyền thông đưa tin nhiều và
thẳng làm dân chúng thấy bị sốc và rất lo ngại cho tình hình tham nhũng. Nếu tổ
chức TI đi thăm dò vào lúc ấy, rõ ràng CPI sẽ rất cao trong khi thực tế “Chỉ số
tham nhũng” nếu có, đã thực sự giảm vì đã loại trừ được 1 vụ tham nhũng lớn.
Dĩ nhiên, không tránh khỏi phương
Tây lợi dụng CPI cho công tác tuyên truyền của họ. Tham nhũng là vũ khí gây sức
ép của phương Tây nhằm vào các quốc gia họ không ưa, trong khi cơ chế CNTD mà
họ cỗ vũ chứa đựng đầy đủ điều kiện và mầm mống tham nhũng. Càng tham nhũng,
sợi dây ràng buộc với họ càng bền chặt.
Chủ đề tham nhũng cho đến nay vẫn là
một nguyên cớ thuận tiện để “đoàn kết” phe phái đối lập chĩa mũi nhọn vào nhà
nước, nhằm 1 mục tiêu xa hơn: lật đổ chế độ.
CNTD đòi thay đổi chế độ
Mục tiêu tối cao của CNTD: thay đổi chế độ!
Chế độ cần phải thay đổi. Ít nhất cũng có được một nhà CNTD có
tính thẳng thắn. Vua cờ Kasparov, thủ lĩnh liberal nổi tiếng phe đối lập Nga có
lần từng nói: "Phe đối lập thực sự chỉ có một mục tiêu: đi đến chiếm lấy
quyền lực."
https://www.youtube.com/watch?v=IpiZw1R8w-c
Sức mạnh phá hoại tiền ẩn của những kẻ có chút học vấn nhưng
chưa tới tầm, mang định kiến hẹp hòi ích kỷ quả là ghê gớm. Trong suốt chiều
dài lịch sử, từ cách mạng Anh, Pháp, Mỹ, bạo loạn tàn phá khắp châu Âu thế kỷ
XVII-XIX, lực lượng CNTD lúc nào cũng đóng vai trò quan trọng.
Nhưng hãy nghe cách họ biện hộ.
Quyền lực cần thay đổi thường xuyên như thay bỉm và vì cùng 1 nguyên nhân.
Điều này xuất phát từ luận thuyết “quyền lực suy đồi hư hỏng
theo thời gian”. Luận thuyết này có từ thời Hy Lạp và được nhiều triết gia đồng
tình. CNTD phổ biến nó rộng rãi để cùng lúc giải quyết 2 vấn đề của họ: đổ tội
cho chính quyền không đáp ứng được các cuộc khủng hoảng là do bản chất cố hữu
và quảng bá tư tưởng bạo loạn lật đổ.
Cho dù luận thuyết này là đúng, nhưng là lý thuyết chung trong
tầm dài hạn. Không có nghĩa chính quyền lúc nào cũng hư hỏng hay là nguyên nhân
của mọi khủng hoảng.
Trong thực tế, CNTD khyếch trương mô hình Mỹ: 2 đảng Con Voi và
Con Lừa thay nhau nắm quyền và họ cho đó là “thay đổi chính quyền”. Thực sự, 2
đảng này chỉ đại diện cho cùng 1 giới là tài phiệt cai trị nước Mỹ. Cho dù đảng
nào nắm quyền, thì chính sách Mỹ chỉ thay đổi bề ngoài, cốt lõi vẫn giữ nguyên.
Thay đổi chính quyền ở Mỹ không làm thay đổi thực chất cai trị của giới tài
phiệt. Đa số các nước phương Tây đều như vậy, thậm chí trong mô hình “đa đảng”
được CNTD tung hô. Những quốc gia ổn định, phát triển, chính quyền có thể trải
qua nhiều cuộc bầu cử theo nhiệm kỳ nhưng vẫn được bầu và nắm quyền. Singapore
và Nhật Bản là 2 ví dụ.
CNTD hiểu định đề này theo cách chính quyền làm hư hỏng con
người. Và do đó bất cứ ai lên nắm quyền, bất cứ lúc nào họ cũng bắt đầu trộm
cắp và tham nhũng không gì ngăn cản nổi. Nhưng lịch sử nhà nước đã bác bỏ lý
luận của họ. Vấn đề lớn nhất của 1 nhà nước không phải là kẻ lên nắm quyền lợi
dụng quyền lực để trộm cắp, mà vấn đề lớn nhất của 1 nhà nước là sự kém cỏi,
không đáp ứng được nguyện vọng của dân chúng để có thể tồn tại lâu dài.
Bất cứ chính quyền nào đều tốt hơn chính quyền hiện tại
Xuất phát từ luận điểm CNTD ở phía đối lập và họ là tốt đẹp, tất
cả phía bên kia, những người đang nắm quyền là xấu xa. Do đó có công thức
"hãy để mọi người tốt tập hợp lại trừng phạt kẻ xấu". Có thể thấy
những dẫn xuất hoàn toàn tương tự: Chính quyền VN nhượng bộ biển đảo, bán nước
cho TQ! Do đó không còn lý do để tồn tại và hãy để chúng tôi nắm quyền! Hay
khẩu hiệu hay được CNTD rêu rao: Muốn chống TQ phải chống CS trước!
Sự hoang tưởng như vậy nằm ở 2 yếu tố, một là: những người kém
cỏi thối nát đang nắm quyền và hai là: lật đổ là tiến bộ hay đem lại tiến bộ.
Thực tế cho thấy, ở những nước cách mạng màu lật đổ thành công, ví dụ như
Ukraina 2008 và Ukraina 2014, chỉ có chiến tranh và bạo loạn đổ vỡ.
Trong lịch sử có nhiều minh chứng cho sự hoang tưởng này: không
phải bất cứ cuộc cách mạng lật đổ nào cũng đem lại tiến bộ. Một qui luật: cách
mạng lật đổ đẩy đất nước vào hỗn loạn có khi trong một thời kỳ rất dài và rất
khó khăn đau khổ để thoát ra. Ví dụ rõ nhất: cách mạng Pháp 1789, cả nước Pháp
đổ máu hỗn loạt tan nát trong hàng chục năm, Napoleon lên nắm quyền phát
tán đám cháy cách mạng Pháp ra khắp châu Âu, không có quốc gia Âu nào được yên
ổn.
Trong những bạo loạn như vậy, kẻ buôn vua bán chúa và lái súng
trục lợi. Thêm 1 minh chứng rõ rệt, CNTD chỉ là tay sai, công cụ đắc lực gây
bạo loạn của phương Tây.
Cảm ơn bài dịch,
Trả lờiXóaHiện nay Mỹ đang cho nhập cư ồ ạt và sự thật của nó rất kinh hoàng, bạn xem qua nếu thấy hợp thì dịch chia sẻ với mọi người nhé
http://www.wnd.com/2014/06/shocking-hidden-agenda-behind-border-crisis/
Nó nằm trong 2 chính sách của phe CNTD: Toàn cầu hóa và đa văn hóa.
Trả lờiXóaHiện nay chúng đang có hướng mới: dừng đem nhà máy sang TQ, mà mở nhà máy cho dân di cư tại Mỹ.