Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Chân Quang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Chân Quang. Hiển thị tất cả bài đăng

Sự công bằng là nét đẹp tuyệt vời của Luật Nhân Quả - Nhân quả công bằng (P3)

Trong Luật Nhân Quả có một tính nổi bật là sự công bằng, Nhân Quả tức là công bằng, nét đẹp tuyệt vời của Nhân Quả chính là sự công bằng. Có người đầu tiên nghe nói về Nhân Quả thì vẫn dè dặt nói rằng: Thầy nói Nhân gì có Quả nấy thì không biết là làm sao chứng minh bởi vì khoa học chưa biết, làm sao thấy được là thực sự là ai ở hiền sẽ gặp lành, ai ở ác sẽ gặp dữ. 

Bởi vì trong cuộc đời của chúng con là con thấy nhiều người dữ mà vẫn giàu, có người hiền đấy mà vẫn nghèo. Mặc dù là tin lời Phật dạy là ở hiền ắt sẽ gặp lành, ở ác ắt sẽ gặp dữ nhưng chúng con dè dặt hoài nghi nhưng mà rất muốn tin. Vì sao lại muốn tin như vậy? 

Bởi vì Luật Nhân Quả là công bằng nên con yêu thích.

Cháu ruột Bác Hồ chia sẻ lý do thôi học ĐH Bách khoa để xuất gia làm tu sĩ Phật Giáo



Chắt nội của cụ Hồ Sĩ Tạo, cháu nội của cụ Phó Bảng Vương Sinh Huy, con trai của cụ Vương Chí Nghĩa, thế danh Vương Tấn Việt, là Thượng Toạ Thượng Chân Hạ Quang, đạo hiệu Thích Chân Quang, viện chủ Thiền tôn Phật Quang (Bà Rịa Vũng Tàu), chùa Viên Quang (Nam Đàn, Nghệ An) và Thiền thất Bảo Quang (Củ Chi, Tp. HCM).

Năm 1980, chàng thanh niên Vương Tấn Việt đã rời bỏ giảng đường Đại Học của trường Bách Khoa để xuất gia đi tìm con đường thiên lý, với đạo hiệu là Thông Huyễn, về sau đổi thành Chân Quang.

Cụ Phó Bảng Vương Sinh Huy chính là quan Phó Bảng, lương y Nguyễn Sinh Huy, hay còn được nhiều người biết đến với tên Nguyễn Sinh Sắc - là thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cụ Phó Bảng là người có công đầu trong việc Chấn hưng đạo Phật ở Việt Nam.

Phương châm hoạt động cứu nước của Cụ là:

1. Xây dựng lại tình yêu nước, tinh thần dân tộc.
2. Dựa vào lực lượng nông dân (vì thời Cụ lực lượng công nhân chưa nhiều).
3. Chấn hưng Phật Giáo.

Năm 1926, Phan Trọng Bình một đồng chí của Bác Hồ khi đến gặp Cụ ở Đồng Tháp, Cụ đã để lại một lời dặn mà sử chính thống vẫn còn: "Các cháu muốn cứu nước, các cháu phải theo Đạo Phật".

Trước đó, trong một lá thư gửi ra Nghệ An cho dòng tộc nhưng do bị mật thám Pháp giữ lại, không đến được tay họ hàng, Cụ Sắc cũng viết, đại ý, Cụ khuyên họ hàng và đồng bào phải chấn hưng Đạo Phật để cứu nước. Điều này còn ghi trong sử chính thống.

Trước đó nữa, năm 1911, trước khi lên đường ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ quỳ trước hiên nhà tạ từ cha, Cụ Phó Bảng chỉ quay sang nói một câu duy nhất - cũng là lời cuối cùng của Cụ trước khi Bác Hồ từ biệt rồi ra bến cảng, đó là: "Con muốn cứu nước, con phải theo Đạo Phật". - điều này sách sử chính thống chưa thấy đề cập, nhưng được Thượng Toạ Thích Chân Quang dẫn lại trong bài giảng Hai câu đối của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc do NXB Tôn Giáo ấn hành.




The Philosophy of Money (Triết lý về tiền bạc) - Venerable Thích Chân Quang




Bắc Ninh: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề “Giữ gìn sức khỏe cũng là đạo đức”.


Sáng ngày 30/10/2016, (nhằm ngày 30/09/năm Bính Thân), TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN đã đến thăm và thuyết Pháp tại chùa Nhân (thôn Ngọc Khám – xã Gia Đông – huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh) về đề tài “GIỮ GÌN SỨC KHỎE CŨNG LÀ ĐẠO ĐỨC”. Bài Pháp thoại đã đưa ra các quan điểm khác nhau về sức khỏe để các phật tử hiểu rõ hơn về vấn đề này. Đồng thời, Người cũng chỉ rõ tầm quan trọng của sức khỏe đến đời sống cũng như việc tu hành của mỗi cá nhân. Từ đó, các phật tử biết xây dựng cho mình những phương pháp rèn luyện thích hợp để có đủ sức khỏe đi đến bờ giác ngộ.

Mở đầu bài Pháp, Người chỉ ra rằng chúng ta đang bị chi phối bởi 2 điều là hạnh phúc và khổ đau. Kinh Phật từng nói: “Sống làm sao đừng làm khổ mình, đừng làm khổ người khác”. Câu nói này chứa đựng rất nhiều điều. Có thể thấy ngay rằng nếu bản thân ta có chuyện buồn thì những người xung quanh ta cũng buồn theo. Nhiều lúc, ta nghĩ chuyện mình làm ra không ảnh hưởng đến người khác, nhưng thực sự nó lại không như vậy. Thế nên, cái khổ của chúng ta đều liên quan đến người khác. Ngược lại, cái khổ của người khác cũng liên quan đến ta.

Một trong những yếu tố làm khổ và chi phối ta rất nhiều là sức khỏe. Trạng thái khỏe mạnh cho ta một tinh thần thoải mái, sung sướng, hạnh phúc. Đồng thời nó thể hiện ta là một người có phước, muốn làm gì cũng được. Ngược lại, nếu không có sức khỏe thì lúc nào ta cũng cảm thấy chán trường, mệt mỏi, khó chịu. Cuộc sống của ta vì thế mà gặp nhiều bất tiện, muốn làm gì cũng khó khăn.

Thật vậy, người có sức khỏe làm việc sẽ đạt năng suất cao hơn người ốm yếu. Làm việc năng suất vừa mang lại thu nhập cao, vừa cống hiến được nhiều hơn cho đời khiến ta có phúc, sau này tài chánh sẽ dồi dào lên nhanh. Nghĩa là sức khỏe rất quan trọng. Có sức khỏe mới tạo ra phúc, có phúc đời sống mới khá giả lên được. Vậy nên, không có sức khỏe thì sẽ kém mọi bề. Lúc này, không chỉ khổ ta mà còn khổ lây người khác như kinh Phật đã nói. Hiểu được điều đó, chúng ta cố gắng giữ gìn sức khỏe. Việc này không chỉ vì ta mà còn vì mọi người xung quanh.

Trước đây, ta chỉ suy nghĩ hạn hẹp rằng giữ gìn sức khỏe là cho mình. Từ hôm nay, ta suy nghĩ rộng hơn là để không làm khổ mọi người; để có cơ hội cống hiến, giúp đỡ cho người khác nhiều hơn. Điều này thể hiện ta có tính vị tha, biết suy nghĩ và hành động vì lợi ích cộng đồng.

Hướng về các phật tử, Thượng tọa khẳng định đã tu theo Phật pháp thì phải thấy rằng: Sự có mặt của mình trên cuộc đời này là gánh trên lưng những trách nhiệm lớn. Cuộc sống của ta không phải cho ta nữa mà là cho người khác. Ngoài bổn phận tu tập tâm linh để được giải thoát giác ngộ, ta còn phải cống hiến những điều tốt đẹp, đạo đức, thánh thiện cho cuộc đời này.

Mục đích cuộc đời đặt ra thì nhiều lắm, nhưng là người biết đạo thì chúng ta xoáy vào hai mục tiêu chính đó. Nếu theo đuổi được nó, cuộc sống của ta sẽ thăng hoa, được lên cõi cao, không bị đọa, không đau khổ. Mà để thực hiện được 2 mục tiêu chính đó, ta phải có sức khỏe. Nghĩa là muốn tu, muốn lễ Phật, muốn tụng kinh hay thiền định thì phải có sức khỏe. Khỏe rồi thì ta mới tu, mới cống hiến cho cuộc đời được. Ngược lại, nếu sức khỏe không có, mình muốn lạy Phật cũng không lạy nổi, mặc dù lòng rất tha thiết, nên cũng là thiệt thòi cho ta.

Dịp này, Thượng tọa cũng phân tích về công đức lễ Phật với trọn lòng tôn kính là thế nào. Trong đó nhấn mạnh “Tôn kính Phật là công đức căn bản sinh ra mọi công đức khác, là tâm hạnh căn bản sinh ra mọi tâm hạnh khác. Là đệ tử Phật, nhất là người xuất gia, chúng ta cũng mong ước dựng lập nơi mình vô lượng tâm hạnh tốt đẹp để chính cuộc đời mình được an lạc và đủ tư cách để làm lợi ích cho chúng sanh. Nhưng vô lượng tâm hạnh đó không thể thành tựu nếu thiếu tâm hạnh ban đầu là tôn kính Phật.

Kết quả ban đầu dễ nhìn thấy từ hạnh tôn kính Phật là nhân cách chúng ta từ từ được nâng cao lên. Nếu ngày xưa chúng ta thô tháo, vụt chạc, vội vàng, nhìn vấn đề không sâu sắc… thì sau một thời gian lễ kính Phật, ta sẽ thấy mình điềm đạm chững chạc lại, trông có vẻ khả kính hơn. Và do công đức lễ kính Phật mà trong sâu thẳm, tâm ta có sức mạnh và có trí tuệ biểu lộ ra thành nhân cách khiến mọi người nể trọng. Cũng chính trí tuệ này giúp ta phát hiện ra lỗi lầm tiềm tàng của mình”. Nên có nhiều người cứ thích lễ Phật là vì vậy. Mà nếu không có sức khỏe ta không lễ Phật, không ngồi thiền được.

Với người phật tử, sự cống hiến quan trọng nhất cho cuộc đời là những điều tốt đẹp, đạo đức, thánh thiện, vì xã hội hiện nay có quá nhiều điều xấu xa, bạc ác. Một điều tốt đẹp được gieo vào cuộc đời sẽ giúp cho thế giới sáng lên, có phúc chung lên nhiều hơn và đạo đức cũng được tăng trưởng. Tuy nhiên, ngoài tự bản thân làm, ta còn phải biết khuyên nhủ, tạo điều kiện, giúp đỡ người khác để họ cũng tin vào nhân quả, biết làm nhiều điều thiện như mình. Vậy là ta đã đóng góp rất nhiều vào sự thánh thiện cho cuộc đời.


Xung quanh ta, rất nhiều người có sức khỏe từ bẩm sinh vì phước đời xưa mang lại. Vậy nhưng, họ không biết dùng sức khỏe ấy để tu, để làm phúc hay cống hiến những điều đạo đức cho đời. Họ lãng phí sức khỏe của mình để hưởng thụ những thú vui tầm thường, làm những việc vô bổ, sai trái. Họ không nhận ra rằng sức khỏe là một tài sản lớn, quý giá, cần được sử dụng hợp lí, đúng đắn, nếu không sẽ mang tội lớn. Tội lãng phí này lớn hơn các tội khác rất nhiều lần. Nhưng nếu biết dùng sức khỏe để tu tập thì phước báo tăng nhanh gấp bội.

Thể chất của người Việt Nam ta thua kém rất nhiều so với các nước khác dù ta đã có rất nhiều chiến thắng lịch sử lừng lẫy, oai hùng. Vậy nên, dù có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, con người, chính sách,… nước ta vẫn bị chậm lại so với nhiều nước khác. Để khắc phục điều này, chúng ta cần phải có cách rèn luyện phù hợp để nâng cao sức khỏe của bản thân. Đức Phật từng nói: “Không bệnh lợi tối thắng; Niết Bàn lạc tối thắng; Bát Chánh đường duy nhất; Đến bình an bất tử”.

Chúng ta thấy ngay câu đầu tiên, Đức Phật đã khẳng định: Sống giữa cuộc đời mà không mắc bệnh là một điều lợi lớn nhất. Chữ “nhất” này làm cho ta suy nghĩ. Giả sử ta có địa vị, tiền bạc, nhan sắc,… nhưng không có sức khỏe thì sẽ như thế nào? Dù suy nghĩ gì thì ta vẫn phải công nhận điều Đức Phật nói hoàn toàn đúng đắn. Cuộc sống sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa nếu ta không có sức khỏe.

Để có sức khỏe, Thượng tọa gợi mở có 4 phương pháp sau:

– Thứ nhất, ta tránh các nhân quả làm tổn hại đến sức khỏe như: Sát sinh; phá hoại môi trường; không quan tâm đến sức khỏe người khác; làm việc bậy và không dùng sức khỏe để làm gì cả. Đồng thời, tích cực bồi đắp những nhân quả mang lại sức khỏe cho ta. Những nhân quả này là: Hiến máu; phóng sinh; bắc cầu, làm đường; sống có đạo đức; trồng nhiều cây xanh; tôn trọng sự sống của chúng sinh; làm thầy thuốc; sống vui vẻ, nỗ lực rèn luyện và truyền cảm hứng cho những người xung quanh,…

– Thứ hai, có chế độ ăn uống và rèn luyện hợp lí. Khi ăn, ta hãy nghĩ đến cái dược tính thay vì cái ngon của món ăn. Nghĩa là ta phải ăn những thứ có lợi cho sức khỏe, kể cả món mình không thích, chứ đừng ăn bừa bãi. Thêm nữa, hạn chế ăn đạm động vật, từ bỏ được hẳn thì càng tốt. Như vậy, ta đã giảm được sự sát sinh.

– Thứ ba, ta phải biết cân đối đời sống của mình. Ngoài việc cân đối giờ giấc, ta cũng phải cân đối cả sức khỏe để có thể làm hết mọi việc trong một ngày mà vẫn vui vẻ, thoải mái. Mỗi việc ta làm đều phải khoa học, hợp lí chứ đừng tùy ý thái quá theo sở thích.

– Thứ tư, tích cực rèn luyện thể chất. Ta phải phân biệt luyện tập và lao động làm việc. Cả 2 đều là vận động cơ thể nhưng luyện tập mang lại cảm giác thích thú, còn làm việc lại khiến ta buồn chán. Để công việc được suôn sẻ, thoải mái, ta cứ coi như là mình đang luyện tập. Như thế, vừa thoát khỏi tâm lí bị ép buộc, vừa làm việc vui vẻ lại có sức khỏe.

Nói về sức khỏe, phương Tây và phương Đông lại đưa ra 2 quan niệm khác nhau. Theo phương Tây, sức khỏe con người là chỉ số về máu, nội tiết tố, cấu trúc, cân nặng,… Tây y dựa vào những chỉ số đó để đánh giá sức khỏe một con người. Vậy nên, khi đi khám ta thường phải làm các xét nghiệm liên quan đến những chỉ số đó.

Với phương Đông, sức khỏe là cấu trúc của một luồng khí lực vô hình. Họ coi cái vô hình này mới là nguồn gốc giữ gìn sức khỏe của một con người chứ không phải dựa trên những chỉ số như Tây y.

Hiện nay, Đông y đã chứng tỏ khái niệm khí lực vô hình bằng thực nghiệm, nhưng khoa học vẫn chưa tìm thấy, bên Tây y cũng làm ngơ, không lên tiếng. Một trong những kết luận của Đông y sau khi thực nghiệm là: “Toàn thân con người là một cấu trúc khí lực vô hình, được dệt bởi những đường kinh mạch và huyệt đạo. Huyệt đạo là những cái chốt. Nối từ huyệt này sang huyệt kia, là những đường kinh lạc dệt thành một cái lưới nơi con người giống như ta vẽ bản đồ 3D”.

Tức là hình dáng con người giống như cái lưới của khí, được đan thành từng ô và có những luồng chạy qua gọi là kinh hay lạc. Những cái chốt gọi là huyệt đạo. Trong hệ thống khí lực đó, lực chạy lên đầu thì não hư, sức khỏe kém. Ngược lại, lực lắng xuống dưới bụng thì sức khỏe ổn định. Vậy nên, các Võ sư đều dạy học trò minh đứng tấn để luyện chân cho kĩ, khi khí dồn xuống phía dưới thì được tụ lại ở đan điền, không vội chạy lên trên vì “Khí tụ đan điền thì vô bệnh”.

Tuy nhiên, nó chỉ làm ta bớt bệnh tật thôi chứ không hết hoàn toàn được. Khi nào, có cái nghiệp gì đó khiến ta không giữ được lực ở đan điền thì bệnh sẽ trở lại. Để khí tụ ở đan điền thì không thể thiếu thiền định và khí công. Khi ta ngồi bất động, buông lỏng toàn thân thì khí tự rút về đan điền. Đây là nguyên tắc.

Để làm rõ điều này, Người chia sẻ về cách luyện tập để làm xuất hiện tĩnh công của nội công. Tĩnh công làm cho nội lực xuất hiện, đẩy lùi những bệnh lặt vặt. Ngoài việc buông lỏng toàn thân, tập hít thở vào – ra thì những thế động công, thế tập cử động chân tay cũng hỗ trợ cho tĩnh công rất nhiều.

Cuối cùng, Thượng tọa dạy các phật tử thế nạp khí và thụt dầu. Người hy vọng các phật tử ai cũng siêng năng luyện tập để tạo cho mình một thói quen, vừa nâng cao sức khỏe của bản thân, vừa có thể hướng dẫn, giúp đỡ mọi người xung quanh cùng tập.

Bài Pháp thoại kết thúc trong trong sự luyện tập chăm chú, hăng say của các phật tử, nhất là giới trẻ. Đây chính là cách học đi đôi với hành, giúp mọi người hiểu nhanh và nhớ lâu. Nhờ những ví dụ thực tế kết hợp với việc luyện tập tại chỗ, mọi người đã nắm rõ hơn những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Đồng thời, có phương pháp rèn luyện riêng, phù hợp với thể chất và điều kiện của bản thân.

Bên cạnh đó, bài Pháp cũng nhắc nhở mọi người phải biết trân trọng sức khỏe mình đang có. Đừng khờ dại, lãng phí nó vào những trò vui vô bổ để rồi phải trả những cái giá đắt về sau. Mỗi người hãy tự biết gìn giữ và nâng cao sức khỏe của mình để cùng nhau xây dựng một xã hội khỏe mạnh, làm bàn đạp vững chắc cho đất nước đi lên, sánh vai với các cường quốc trên thế giới./.


Tuệ Đăng

Vi trùng sinh bệnh hay bệnh sinh vi trùng? - TT. Thích Chân Quang và Nhà khoa học Antoine Béchamp

Chương 5.  Vi trùng gây ra bệnh hay bệnh gây ra vi trùng?

Hai con đường tách ra trong rừng, tôi chọn con đường ít người đi. Và điều đó đã làm nên sự khác biệt.

- Robert Frost, “Con đường không được chọn” (The Road Not Taken)

Nhận xét của Thượng Toạ Thích Chân Quang: 


Một chương bị mất trong lịch sử sinh học [1]

Liệu có ngã ba đường nào trong lịch sử và có sự lựa chọn nào đã làm nên “tất cả sự khác biệt”? Liệu cách chúng ta nghĩ về bệnh tật – đặc biệt là bệnh truyền nhiễm – là kết quả của một sự lựa chọn được thực hiện vào khoảng giữa thế kỷ trước? Liệu sự lựa chọn này là kết quả của một ngã ba đường mà ở đó chúng ta đã chọn lối đi này chứ không phải là lối kia? Liệu cái lối mà ta đã không đi có bổ ích hơn, ít có khả năng khai thác thương mại, và thành ra là “con đường không được chọn”?

Hãy trở lại với thế giới khoa học của khoảng 130 năm trước đây. Các nhà khoa học đã tranh cãi về nguồn gốc và bản chất của vật chất sống và đã hỏi những câu như, “điều” gì khiến cho sữa trở nên chua, thịt bị hỏng, và rượu lên men? Nó đến từ đâu? Liệu nó đến từ không khí? Liệu nó xuất phát từ một loại vật chất khác? Hay nó chỉ đơn giản là tự xuất hiện?



Hầu hết các nhà khoa học thời đó tin rằng “sự vật” (vật chất sống) gây lên men xuất hiện từ hư không (tự xuất hiện). Lý thuyết này được gọi là “xuất hiện tự phát”. Một nhà khoa học Pháp, tuy vậy, đã chứng minh qua các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của ông, rằng quá trình lên men là kết quả của các sinh vật sống và các sinh vật này đến từ không khí, phát triển trong thực phẩm và làm thực phẩm lên men bằng một quá trình tiêu hóa, đồng hóa, và bài tiết riêng của chúng.

Nghe có vẻ như tôi đang nói về Louis Pasteur?  Hãy đọc tiếp.

Stable Family (Gia đình bền vững) - Venerable Thích Chân Quang


Tiên đề của Luật Nhân Quả - Nhân quả công bằng (P2)

Trong Luật Nhân Quả thì tiên đề là như thế này:  
Mỗi ý nghĩ mỗi lời nói và mỗi việc làm của chúng ta đều gây ra một kết quả trở lại cho chính chúng ta. 
Tức là chủ nhân của ý nghĩa, chủ nhân của lời nói, chủ nhân của hành động đều nhận trở lại một cái kết quả tương xứng. Tuy nhiên chúng ta để ý thêm một điều, trong ý nghĩ của chúng ta, trong lời nói và trong việc làm chúng ta chia làm hai loại. Một loại là không có tác động tới người khác, và một loại là có tác động tới người khác. Ví dụ chúng ta vào một cánh đồng trống chúng ta đứng giữa đồng chúng ta hét lên: Ta là vua, ta là vua. Thì như vậy đó là một khẩu Nghiệp từ lời nói và có tác động đến ai không, có liên quan đến ai không ? 



Luật Nhân quả âm thầm chi phối mọi điều trong cuộc sống - Nhân quả công bằng (P1)

Hôm nay là lần thứ hai chúng tôi có duyên về chốn tổ đình Đồng Đắc để trao đổi đạo lý với quý thầy quý cô và quý Phật tử, đề tài hôm nay chúng ta nói chuyện với nhau là Nhân Quả Công Bằng. Như chúng ta được biết Luật Nhân Quả là giáo lý căn bản nhất của đạo Phật. Toàn bộ giáo lý của đạo Phật, từ thấp đến cao, từ đạo để làm người cho nên đạo làm Thánh đều đặt trên nền tảng của Luật Nhân Quả. Và Luật Nhân Quả này không phải là một sự sáng tạo của Đức Phật mà Luật Nhân Quả là một nguyên lý tự nhiên của vũ trụ mà Đức Phật là người khám phá, có cái nhìn xuyên suốt, thấy rõ nhất trong tất cả các bậc thánh của mọi thời đại.


Bài giảng: Ước mơ hoà bình - TT. Thích Chân Quang



Ai là người cuối cùng Cụ Rùa Hồ Gươm chủ động gặp mặt trước khi mất?



Nguồn: Trích từ bài giảng Tu và hộ quốc của Thượng Toạ Thích Chân Quang tại Học viện Phật Giáo Việt Nam (Sóc Sơn, Hà Nội) với thính chúng là các Thanh niên tham gia Hội trại Thanh niên Phật tử Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=jpBwtjeiaZw

Chủ thuyết chính trị mới cho nhân loại ở những thế kỷ tương lai (*) - TT. Thích Chân Quang

THUYẾT TRÌNH VÀ THAM LUẬN
SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
Ý NGHĨA CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ GIÁO LÝ PHẬT GIÁO

Thượng toạ Chân Quang

Công bằng xã hội

Có rất nhiều lý thuyết khác nhau về công bằng xã hội. Thông thường, công bằng được hiểu là ai có công nhiều thì được thụ hưởng nhiều, ai có công ít thì thụ hưởng ít, người giỏi và siêng thì nhận được sự đãi ngộ của xã hội cao hơn người dở và lười biếng. 

Ý nghĩa công bằng này đã tạo nên nhiều biến đổi của xã hội. Nó buộc con người phải nỗ lực rèn luyện bản thân và siêng năng đóng góp cho sự thịnh vượng chung của xã hội nếu muốn nhận được sự đãi ngộ xứng đáng. Tuy nhiên, sự công bằng do con người tạo ra không hoàn hảo vì nhiều lý do. 

Lý do dễ thấy là những người đóng vai trò đánh giá công lao, tài năng của mọi người chưa phải là người sáng suốt, công tâm tuyệt đối. Nhiều khi có những nhân tài bị bỏ quên, người nhiệt tình bị ganh ghét. Nhiều người làm nhiệm vụ đánh giá công lao, tài năng của mọi người rất hay thiên vị vơí những người thân quen. Chính vì thế, xã hội rất khó đạt được sự công bằng và chúng ta cứ phải hoài kêu gọi sự công bằng cho xã hội. Diễn đàn Vesak 2008 tại Việt Nam lần này, ý nghĩa công bằng xã hội cũng là chủ đề được các bậc thức giả quan tâm. 

Như đã nêu, xã hội chưa công bằng vì người có nhiệm vụ đánh giá công lao, tài năng, sự cống hiến của mọi người chưa hoàn hảo, chính xác hoặc đánh giá chính xác nhưng cố tình thiên vị phe phái. Để giải quyết sự công bằng cho xã hội theo phương diện này, trước hết, cần đòi hỏi những người có nhiệm vụ cầm cân nảy mực của xã hội phải giỏi và công tâm. Việc chọn ra những người giỏi và công tâm lại kéo theo vô số sự bàn luận sôi nổi, phức tạp khác mà phạm vi bài viết không thể trình bày hết được. Nhưng dù sao cũng vẫn phải yêu cầu có phương pháp hiệu quả khi tìm chọn những người cầm cân nảy mực cho xã hội, vì họ chính là những người làm cho xã hội có công bằng hay không.


Người Cha Già của dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại!

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...