Vi trùng sinh bệnh hay bệnh sinh vi trùng? - TT. Thích Chân Quang và Nhà khoa học Antoine Béchamp

Chương 5.  Vi trùng gây ra bệnh hay bệnh gây ra vi trùng?

Hai con đường tách ra trong rừng, tôi chọn con đường ít người đi. Và điều đó đã làm nên sự khác biệt.

- Robert Frost, “Con đường không được chọn” (The Road Not Taken)

Nhận xét của Thượng Toạ Thích Chân Quang: 


Một chương bị mất trong lịch sử sinh học [1]

Liệu có ngã ba đường nào trong lịch sử và có sự lựa chọn nào đã làm nên “tất cả sự khác biệt”? Liệu cách chúng ta nghĩ về bệnh tật – đặc biệt là bệnh truyền nhiễm – là kết quả của một sự lựa chọn được thực hiện vào khoảng giữa thế kỷ trước? Liệu sự lựa chọn này là kết quả của một ngã ba đường mà ở đó chúng ta đã chọn lối đi này chứ không phải là lối kia? Liệu cái lối mà ta đã không đi có bổ ích hơn, ít có khả năng khai thác thương mại, và thành ra là “con đường không được chọn”?

Hãy trở lại với thế giới khoa học của khoảng 130 năm trước đây. Các nhà khoa học đã tranh cãi về nguồn gốc và bản chất của vật chất sống và đã hỏi những câu như, “điều” gì khiến cho sữa trở nên chua, thịt bị hỏng, và rượu lên men? Nó đến từ đâu? Liệu nó đến từ không khí? Liệu nó xuất phát từ một loại vật chất khác? Hay nó chỉ đơn giản là tự xuất hiện?



Hầu hết các nhà khoa học thời đó tin rằng “sự vật” (vật chất sống) gây lên men xuất hiện từ hư không (tự xuất hiện). Lý thuyết này được gọi là “xuất hiện tự phát”. Một nhà khoa học Pháp, tuy vậy, đã chứng minh qua các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của ông, rằng quá trình lên men là kết quả của các sinh vật sống và các sinh vật này đến từ không khí, phát triển trong thực phẩm và làm thực phẩm lên men bằng một quá trình tiêu hóa, đồng hóa, và bài tiết riêng của chúng.

Nghe có vẻ như tôi đang nói về Louis Pasteur?  Hãy đọc tiếp.

Cùng nhà khoa học này đã phát hiện ra rằng các vi sinh vật tồn tại bên trong tế bào cũng như trên bề mặt bên ngoài; và những sinh vật này có thể gây ra quá trình lên men giống như các sinh vật trong không khí.

Trong khi đó, một nhà khoa học khác, một trong những người tin vào sự xuất hiện tự phát của vật chất, chộp lấy những ý tưởng của nhà khoa học đầu tiên này và tuyên bố chúng là của mình. Là một người đàn ông vô cùng tham vọng với một khả năng thiên phú về quảng bá bản thân, ông phổ biến cũng như ăn cắp ý tưởng của nhà khoa học gốc khi ông phát hiện ra rằng những quan sát và giải thích của bản thân ông sẽ không trụ vững trước sự soi xét của các nhà khoa học khác. Sự đạo văn này – một trong nhiều vụ đạo văn tương tự - sẽ không trở nên tàn phá đến mức như vậy nếu nó không được đơn giản hóa và bóp méo. Ví dụ, sau khi nhận ra rằng các vi sinh vật trong không khí (sau này được gọi là vi khuẩn) gây ra quá trình lên men, ông trở nên lưu luyến và ám ảnh với ý tưởng này và tìm cách quy “vi trùng [vi sinh vật] trong không khí là nguyên nhân cho tất cả những gì mà trước đó ông đã dùng lý thuyết Xuất hiện tự phát để giải thích [2]. Ông bỏ qua những vi sinh vật nằm bên trong các tế bào của một cơ thể; chúng không chỉ có thể gây lên men mà còn thực hiện các chức năng sinh học quan trọng khác.

Ông cũng rao giảng rằng những sinh vật nhỏ bé này là những thực thể cố định, và ông chia chúng thành các lớp khác nhau, với tuyên bố rằng mỗi nhóm lên men một loại thực phẩm khác nhau. Điều này đưa đến giả thuyết cho rằng các vi khuẩn khác nhau gây ra các bệnh khác nhau.

Đây là thuyết nhiễm trùng quen thuộc, và kẻ cơ hội, ăn cắp ý tưởng, không ai khác chính là Louis Pasteur đáng kính! Đây là một ý nghĩ lạ lùng và dễ dàng để nói vào thời điểm này khi mà sự việc đã xảy ra quá lâu, nhưng những sự kiện được nêu bởi Ethyl Douglas Hume trong cuốn sách Bechamp hay Pasteur? của cô đã được dẫn chứng cực tốt. Hume rõ ràng là đã  dành nhiều năm để nghiền ngẫm mỗi bài báo khoa học được trình bày bởi nhà hóa học Louis Pasteur và nhà hóa học, bác sĩ, nhà tự nhiên học, và giáo sư sinh vật học Pierre Antoine Jacque Bechamp. Khi cô ghi chú ngày tháng của các bài báo, nó trở nên rõ ràng rằng Pasteur, người lúc đầu hay chế nhạo các lý thuyết của Bechamp, về sau đã chiếm đoạt chúng làm của riêng và nhận tất cả những danh vọng từ chúng. Bechamp, mặt khác, là một nhà khoa học xuất sắc với những thí nghiệm và quan sát sắc sảo, đã dựng lên một lý thuyết về bản chất của các cơ thể sống và mối quan hệ của chúng với môi trường; một lý thuyết bổ ích và toàn diện hơn rất nhiều so với của Pasteur. Dị giáo, một lần nữa, vẫn một lần nữa, nó được dẫn chứng rất đầy đủ. (Đối với những người thích khám phá các chi tiết và nhiều khía cạnh kỹ thuật của các thí nghiệm, quan sát và lập luận của hai người đàn ông này, tôi khuyên họ tìm đọc cuốn sách của Hume).

Thuyết Nhiễm Trùng

Đầu tiên hãy cùng xem xét những ý tưởng của Pasteur và xem lý do tại sao chúng đã được chấp nhận quá dễ dàng. Ngoài việc tự quảng cáo, các ý tưởng này vốn khá đơn giản và dễ hiểu. Theo Rene Dubos ở Viện Rockefeller: “Thuyết nhiễm trùng mang tính hiển nhiên, dễ hiểu, có thể làm hài lòng cả một cậu học sinh lẫn một bác sĩ được đào tạo. Một loại vi khuẩn độc hại tiếp cận một vật chủ dễ tổn thương, rồi tự nhân lên trong các mô và do đó gây ra các triệu chứng và các thương tổn, đôi khi gây tử vong. Còn ý tưởng nào hợp lý và dễ dàng hơn để nắm bắt?” [3]. Ta cũng có thể nghe tổng kết của J.I. Rodale về lý thuyết nhiễm trùng của Pasteur: “Vi trùng sống trong không khí, thỉnh thoảng xâm nhập vào cơ thể con người, nhân lên và gây bệnh. Chẳng có gì phức tạp cả. Tất cả bạn phải làm là tiêu diệt vi khuẩn và bệnh được quét sạch” [4].

Những lý do khác giải thích tại sao lý thuyết nhiễm trùng đã trở thành phổ biến là: Thứ nhất, nó đồng điệu với các lý thuyết cơ học về vũ trụ vốn phổ biến trong thế kỷ XIX. Thứ hai, nó phù hợp với “bản tính con người”. Con người, vốn luôn sẵn sàng trốn tránh trách nhiệm và muốn đứng ngoài các quan hệ nhân quả, tìm được một vật tế thần dễ dàng là các sinh vật nhỏ xấu xí bay loanh quanh và hay tấn công anh ta. Xét cho cùng thì cách đây cũng không lâu các linh hồn ma quỷ đã bị quy trách nhiệm cho những căn bệnh của con người. Thứ ba, nó phù hợp với “tính thương mại”. Khi chúng ta đặt nguyên nhân bên ngoài chúng ta, chúng ta tạo ra

các đội quân lớn của hai phe tấn công và phòng thủ. Các nhân tố bảo vệ của chúng ta là  những thứ như vắc – xin, thuốc, tia X, v.v…, và các nhân viên bệnh viện, các bác sĩ, dược sĩ. Khả năng khai thác thương mại là vô tận. Liệu ta còn phải thắc mắc tại sao “các thế lực hùng hậu” – giới chức khoa học bảo thủ và có tổ chức vững chắc – đã đứng sau lưng Pasteur?

Mặc dù vậy, những lỗ hổng của lý thuyết nhiễm trùng đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Chúng không chỉ rõ ràng hơn khi ta liên hệ tới việc tiêm phòng – một thực hành dựa trên lý thuyết nhiễm trùng mà chúng ta đã thảo luận với trước đó – mà đối với những thực tế khác mà chúng ta sẽ thảo luận sau đây. Dubos chỉ ra: “Trên thực tế quan điểm về mối quan hệ giữa bệnh nhân và vi khuẩn này được đơn giản hóa quá mức đến nỗi nó hiếm khi phù hợp với thực tế của bệnh. Thực ra nó giống như một tín ngưỡng được tạo ra bởi một vài phép lạ, không bị xáo trộn bởi những mâu thuẫn và không đòi hỏi nhiều về chứng cứ” [5].

Lý thuyết tế bào [6]

Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang Bechamp và lý thuyết của ông. Khi tiếp tục tìm hiểu bạn  sẽ nhận thấy rằng ý tưởng của Bechamp gần như là nghịch đảo của Pasteur. Về bản chất, lý thuyết của Bechamp như sau: Đơn vị nhỏ nhất của vật chất sống là cái mà các nhà tế bào học gọi là hạt tế bào, mà  Bechamp đôi khi gọi là sự kết tụ của chất nguyên sinh. Sự kết tụ phân tử và Hạt tinh tế là một số trong những tên mà các nhà nghiên cứu trước đó đã gán cho. Bechamp gọi những sinh vật nhỏ bé này là microzymas, nghĩa tiếng Hy Lạp là “các men nhỏ”, vì chúng gây lên men. Tuy nhiên không phải tất cả các hạt tế bào đều là microzymas. Microzymas được nhận ra bởi vì chúng có cấu trúc và hoàn toàn tự trị, có cá tính và cuộc sống độc lập. Chúng là những tiền thân của tế bào và là “đơn vị cơ bản của cơ thể sống” [7]. Mỗi thực thể sống đều phát sinh từ các microzyma, và “tất cả các sinh vật sống đều rút gọn về các microzyma” [8]. Để dễ hình dung về kích thước của chúng, ta có thể nói rằng chúng so với tế bào cũng giống như một điện tử so với một nguyên tử.

Microzymas không ngừng phát triển thành vi khuẩn. Trong thực tế, vi khuẩn là một hình thức tiến hóa của microzymas – thực ra là microzymas đã phát triển đầy đủ. Chúng phát triển từ các tế bào của sinh vật chủ khi sinh vật đó chết. Cái gọi là vi khuẩn có hại hay gây bệnh được sinh ra từ sự phân hủy vật chất, chức năng của chúng là biến đổi (phân hủy) vật chất thành  các yếu tố cấu tạo của nó. Khi công việc của chúng hoàn thành thì chúng lại trở thành microzymas lần nữa. Vi khuẩn gây bệnh có thể được coi như những kẻ chôn cất của thiên nhiên hay một đội ngũ chuyên làm sạch.

Các vi sinh vật được coi là vi khuẩn gây bệnh có thể là các microzymas “bị bệnh”, như cách Bechamp gọi, hoặc là một hình thức tiến hóa của chúng. “Trong một cơ thể đang mang bệnh, một thay đổi trong chức năng của microzymas có thể dẫn đến một sự tiến hóa của các vi khuẩn bệnh” [9]. Nếu mô khỏe mạnh, các microzymas sẽ có chức năng hỗ trợ đời sống và  tính toàn vẹn của tế bào; nếu các tế bào đã bị hư hỏng, chúng sẽ sản xuất các microzymas ốm yếu mà có thể phát triển thành các vi khuẩn bệnh. Nói một cách ngắn gọn, microzyma có hai chức năng: tạo dựng hoặc làm tan rã mô [10]. Một cách khác để hình dung về chức năng của microzymas là: chúng tiết ra men hỗ trợ tiêu hóa, và khi chúng gặp các tế bào chết hoặc bị hư hỏng, chúng phát triển thành vi khuẩn.

Bechamp tìm thấy microzymas ở khắp mọi nơi – vô số trong các mô khỏe mạnh và liên kết với các loại vi khuẩn trong các mô bệnh. Microzymas sẽ trở nên khỏe mạnh và phát triển thành vi khuẩn “thân thiện” (trợ giúp sự trao đổi chất) hay vi khuẩn gây bệnh phụ thuộc vào tính chất của môi trường tế bào mà chúng lấy thức ăn. Tức là tính chất của cái “mảnh đất” – khỏe mạnh hay ốm yếu của vật chủ - sẽ xác định tính chất của đời sống vi sinh bên trong nó. Cơ thể mà trong đó hình thành các vi khuẩn gây bệnh thì không khỏe mạnh; việc chiến đấu  và giết chết vi khuẩn một cách đơn thuần sẽ không mang lại sức khỏe, bởi cái môi trường dẫn đến sự hình thành vi khuẩn vẫn còn, và chúng sẽ lại xuất hiện.

Bechamp đã chỉ ra rằng vi khuẩn hoạt động trong bất cứ môi trường nào, thậm chí chúng thay đổi hình dạng cũng như chức năng để phù hợp với môi trường đó. Khi so sánh sự hiểu biết về vi khuẩn của Pasteur với Bechamp, J.I. Rodale có minh họa: “Pasteur khi nhìn vào kính hiển vi có thể đã nhận xét “A, đây là các vi khuẩn lên men bia và đây là hình dạng của chúng”;  còn Bechamp có thể đã nhận xét “Đây là một vi khuẩn đang lên men bia. Trong bia nó có hình dạng này” [11]. Nói cách khác, vi khuẩn có hình thức thay đổi chứ không phải cố định. Chúng phản ánh môi trường sống hơn là tạo ra nó.

Y học hiện đại, bị bùa mê của thuyết nhiễm trùng, nói với ta rằng đối với mỗi một loại bệnh có một thực thể bệnh – một loại vi khuẩn có một hình dạng đặc biệt nào đó, mà gây ra căn bệnh cụ thể đó. Bechamp đã chứng tỏ bằng vô số các thí nghiệm rằng: 1. Các vi khuẩn dính líu với một căn bệnh cụ thể là sản phẩm chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh; 2. cái mà một số nhà nghiên cứu gọi là các loài vi khuẩn khác nhau thực chất là những giai đoạn khác nhau của quá trình tiến hóa của microzymas thành các dạng vi khuẩn. Hãy cùng xem một vài thí nghiệm của Bechamp để minh họa một số ý tưởng mà chúng ta đang thảo luận.

Làm việc ở một phòng thí nghiệm nơi mà ông có thể nhận được mẫu vật từ bệnh viện gần đó của Đại học Y khoa Montpellier, Bechamp và các đồng nghiệp của ông đã kiểm tra một u nang được trích từ gan. Họ phát hiện microzymas ở mọi giai đoạn phát triển; cô lập, liên kết, vi khuẩn. Một trong những sinh viên của Bechamp đã chứng minh rằng microzymas có mặt trong một vết bỏng rộp, và rằng chúng sẽ phát triển thành vi khuẩn. Họ luôn tìm thấy microzymas và nhiều hình tướng của vi khuẩn ở các giai đoạn phát triển khác nhau trong mô bệnh.

Một ngày, một nạn nhân của một vụ tai nạn được đưa đến bệnh viện, và rồi cánh tay của anh ta bị cắt bỏ. Việc cắt bỏ được thực hiện khoảng bảy đến tám giờ sau khi tai nạn xảy ra và cánh tay cụt được đưa ngay đến phòng thí nghiệm của một trong những đồng nghiệp của Bechamp, bác sĩ Estor. Khi Bechamp và Estor kiểm tra cánh tay, họ thấy tất cả các dấu hiệu của hoại tử. Dưới kính hiển vi, họ nhìn thấy microzymas dạng liên kết và dạng xâu chuỗi, nhưng không có vi khuẩn nào. Bởi vì những thay đổi do chấn thương mang lại đã tiến triển  rất nhanh chóng, vi khuẩn không có thời gian để phát triển. Chúng chỉ mới trong quá trình hình thành. “Bằng chứng này đánh đổ chuyện vi khuẩn là nguồn gốc của sự thối hoại một cách thuyết phục, đến mức Giáo sư Estor từng kêu lên: “Vi khuẩn không thể là nguyên nhân gây ra hoại tử, chúng là hệ quả của nó” [12]. Vậy là trong khi Pasteur dạy rằng vi trùng gây bệnh, thì Bechamp dạy rằng bệnh tạo ra vi trùng.

Nhiều năm trước đó, khi Bechamp vẫn đang phát triển lý thuyết của mình, ông đã thực hiện một số thí nghiệm chứng minh rằng vi khuẩn vốn thuộc về sinh vật chủ, và các sinh vật trong không khí không có liên quan đến sự xuất hiện của chúng trong mô. Trong một thí nghiệm, ông bảo quản xác chết của một con mèo trong một chiếc hộp bằng phấn tinh khiết được  chuẩn bị theo cách mà không khí sẽ liên tục được làm mới mà không cho phép sự xâm nhập của bụi hay vi sinh vật. Sau sáu năm rưỡi, ông phá bỏ lớp phấn và chẳng thấy gì ngoài những mảnh xương và bột khô. Không có mùi gì, và phấn nhân tạo cũng không đổi màu. Dưới kính hiển vi, Bechamp thấy hàng ngàn microzymas tràn ngập tại nơi mà cơ thể của con mèo đã nằm.

Lặp lại thí nghiệm ông chôn một lá gan của con mèo và một lần khác là tim, phổi, thận, và cẩn thận hơn trong việc loại trừ sinh vật trong không khí. Sau bảy năm ông đã phát hiện trên giường phấn nhân tạo gần nơi để các bộ phận của con mèo không chỉ tràn ngập microzymas mà còn là các vi khuẩn cũng được hình thành. Bởi vì ở lần thứ hai này thí nghiệm đã được chuyển từ Montpellier nơi khí hậu nóng ấm tới Lille nơi khí hậu lạnh lẽo khoảng gần một năm sau khi bắt đầu, sự phân hủy của thịt chậm hơn so với thí nghiệm trước đó. Do vậy các  vi khuẩn vẫn chưa quay trở lại thành microzymas như chúng đã làm trong thí nghiệm trước  đó [13].

Hai thí nghiệm này lần nữa khẳng định cái ý tưởng đã từng nảy lên trong Bechamp qua rất nhiều quan sát và thí nghiệm trước đó. Một số bài học rút ra từ các thí nghiệm này cũng như các quan sát và thí nghiệm trước đó là: thứ nhất, sau cái chết của một cơ quan, các tế bào của nó biến mất, nhưng vẫn còn lại vô số những microzymas. Thứ hai, microzymas có thể sống vô thời hạn sau khi cơ thể thực vật hoặc động vật mà ban đầu chúng tạo lên phân hủy. Microzymas là những yếu tố bền vững duy nhất của sinh vật. Thứ ba, microzymas là nhân tố tạo nên tế bào thực vật và động vật, mà phát triển thành vi khuẩn sau cái chết của thực vật hoặc động vật đó. Thông qua quá trình tiêu hóa, vi khuẩn làm phân hủy cơ thể thực vật và động vật, và khi quá trình này hoàn tất, chúng quay trở lại thành microzymas. Thứ tư, các sinh vật trong không khí, được gọi là vi khuẩn trong không khí, chỉ đơn giản là microzymas hoặc các hình thức tiến hóa của chúng (vi khuẩn) trở nên tự do sau khi sự phân hủy của thực vật hay động vật hoàn tất. Và thứ năm, các microzymas Bechamp phát hiện trước đó trong phấn tự nhiên bị chôn vùi trong đá vôi - nhưng không có trong phấn nhân tạo được sản xuất trong phòng thí nghiệm, là những thực thể sống sót của các yếu tố đã tạo nên các sinh vật sống cổ đại. Không ngạc nhiên khi Bechamp đã từng nói, “Không có gì thuộc về cái chết; tất cả mọi thứ là của cuộc sống” [14].

Một trong những phát hiện quý báu của ông là: có những sự khác biệt về chức năng nhưng không nhất thiết là về hình thái giữa các microzymas của các cơ quan khác nhau của cùng  một con vật. Sau này Bechamp nhận ra rằng có sự khác biệt về chức năng của microzymas trên (1) các cơ quan và các mô của cùng một động vật ở các lứa tuổi khác nhau, (2) máu và mô của các loài khác nhau, và (3) máu và các mô của các cá nhân khác nhau trong cùng một loài. Bởi vì microzymas của các loài khác nhau có chức năng khác nhau, mỗi loài có bệnh  đặc thù của nó. Một số bệnh không lây truyền từ loài này sang loài khác và thường không từ người này sang người khác, thậm chí trong cùng một loài. Microzymas, do đó, là riêng biệt ở những loài sinh vật và cơ quan khác nhau và thậm chí những người và những độ tuổi khác nhau.

Những ảnh hưởng

Những ý tưởng này có ảnh hưởng thế nào đến các lý thuyết và thực hành của tiêm chủng? Nếu, như chúng ta đã đề xuất, vi trùng là kết quả - một trong những triệu chứng - của bệnh, chứ không phải là nguyên nhân, thì việc tiêu diệt, làm suy yếu, hay “điều trị” vi trùng sẽ không ngăn ngừa hoặc chữa được bệnh. Tuy vậy, khi tiêm một loại vi trùng của một bệnh nào đó vào cơ thể thì lại có thể tạo ra một bệnh cụ thể, đôi khi chính căn bệnh có liên kết với các vi khuẩn cụ thể đã được tiêm. Trong một thí nghiệm của Bechamp, ông cấy vi khuẩn vào cây cối và nghiên cứu kết quả của sự xâm nhập ngoại lai này. Ông đã thấy sự gia tăng các đám vi khuẩn bên trong thân cây, nhưng ông “có lý do để tin rằng đó không phải là các hậu duệ trực tiếp của những kẻ xâm lược. “Ông đã bị thuyết phục”, theo Hume, “rằng cuộc xâm lược từ bên ngoài quấy rầy các microzymas bản địa và rằng sự nhân lên của các vi khuẩn mà ông nhận thấy bên trong các thân cây là, theo lời ông, ‘sự phát triển bất thường của các cơ quan vốn ổn định và bình thường’” [15]. Theo thuật ngữ hiện đại, sự xuất hiện của các vi sinh vật ngoại lai quấy rầy sự cân bằng của cây bằng cách làm gián đoạn các hoạt động bình thường của các cơ quan nội bào của nó (microzymas), do đó làm cho chúng bị đột biến thành vi khuẩn. Nói một cách khác, việc đưa các yếu tố ngoại lai vào cơ thể của một thực vật hay  động vật tạo nên một chấn thương, và các triệu chứng của tổn thương đó sẽ tương ứng với bản chất của chấn thương khi nó tương tác với bản chất và môi trường của sinh vật.

Nếu vi trùng không gây ra bệnh, vậy tại sao việc vệ sinh sạch sẽ và các cuộc phẫu thuật vô trùng đã làm giảm đáng kể các trường hợp tử vong trong bệnh viện do các biến chứng như sốt hậu sản và nhiễm trùng vết mổ? Đơn giản bởi vì, khi các vật chất không sạch hoặc mang vi trùng được chuyển từ tay, băng gạc, hoặc các phương tiện khác, rồi tiếp xúc với vết thương, nó mang tới các microzymas bệnh hoạn làm thay đổi chức năng bình thường của các microzymas vốn có của cơ thể.

Pasteur đã nói về “các bệnh nhân bị xâm chiếm” và tuyên bố về sự nguy hiểm của bệnh tật và lây nhiễm phát sinh từ các hạt trong không khí mà sau này ông gọi là “các vi khuẩn”. Trong sốt hậu sản, ví dụ, thủ phạm là một sinh vật hình chuỗi xích mà ông gọi là vi trùng bệnh sốt hậu sản. Bechamp, mặt khác, “xác nhận rằng trong không khí thoáng ngay cả các  microzymas bệnh và vi khuẩn cũng nhanh chóng mất đi tính bệnh tật của chúng, và rằng bản thân các sinh vật là điểm khởi đầu của sự nhiễm trùng và các vấn đề khác” [16].

Có lẽ tổng kết tốt nhất về những lời dạy của Bechamp được đưa ra bởi bác sĩ Henry Lindlahr trong ấn bản năm 1918 của cuốn sách của ông, Triết học của phép điều trị tự nhiên (Philosophy of Natural Therapeutics). Khi bàn về Bechamp, bác sĩ Lindlahr nói:

Các đặc tính vật lý và các hoạt động sống của tế bào và vi trùng phụ thuộc vào môi trường mà trong đó các microzymas của chúng lấy thức ăn, phát triển và nhân lên. Như vậy microzymas, khi ở trong môi trường chất nguyên sinh kích thích sinh trưởng, sẽ phát triển thành các tế bào bình thường, thường trực, chuyên biệt của thực vật, động vật hoặc các cơ quan sống của con người. Cùng các microzymas đó, nếu ăn các vật liệu bệnh hoạn và độc tính ngấm trong các cơ thể sống, phát triển thành các vi khuẩn và ký sinh trùng.

Bác sĩ Lindlahr cho biết thêm rằng ông rất vui mừng khi phát hiện các xác nhận khoa học này của triết lý Chữa trị Tự nhiên, trong đó tuyên bố rằng “các vi khuẩn và ký sinh trùng không thể gây kích động quá trình viêm và các bệnh khác, trừ khi chúng tìm thấy mảnh đất bệnh hoạn đặc thù mà trong đó chúng có thể lấy thức ăn, phát triển và nhân lên!” [17].

Bác sĩ Lindlahr so sánh các tế bào với các nguyên tử và microzymas với điện tử: “Như các điện tử, tùy theo số lượng và hình thái rung động của chúng trong các nguyên tử, sẽ tạo ra  cho chúng ta cảm giác về các nguyên tố khác nhau của vật chất, các microzymas cũng như vậy, tùy theo phương tiện hoặc môi trường sống, chúng sẽ phát triển thành các tế bào hay các vi trùng khác nhau, trưng ra các cấu trúc và các hoạt động sống riêng biệt”. Ông cho rằng những bí ẩn của di truyền có thể được lý giải bằng lý thuyết của Bechamp: “Nếu microzymas là các bào tử, hay hạt giống của các tế bào, ta có thể tưởng tượng rằng những sinh vật sống vô cùng nhỏ bé này có thể mang dấu ấn của các loài, các chủng tộc và gia đình, các đặc điểm và xu hướng, cuối cùng xuất hiện trở lại trong các tế bào, các cơ quan và hệ thống thần kinh của cơ thể trưởng thành” [18].

Florence Nightingale, người tiên phong vĩ đại của điều dưỡng học, cùng với các bác sĩ Creighton, Farr và những người khác, đã ghi chú rằng các bệnh truyền nhiễm thay phiên nhau xuất hiện tùy theo mức độ của sự thiếu khỏe mạnh của điều kiện sống. Ví dụ, trong cuốn Lịch sử dịch bệnh ở Anh (History of Epidemics in Britain), bác sĩ Creighton cho thấy rằng bệnh dịch hạch đã được thay thế bởi sốt phát ban và bệnh đậu mùa; và sau đó, bệnh sởi – một cách không đáng kể vào nửa đầu thế kỷ mười bảy - bắt đầu thay thế bệnh đậu mùa. Khi nói về lý thuyết nhiễm trùng, Florence Nightingale đã nhận xét:

Liệu chúng ta có đang mắc sai lầm liên tục khi coi bệnh tật như những thực thể riêng biệt, như chó hay mèo, thay vì nhìn chúng như các điều kiện, như điều kiện bẩn và điều kiện sạch – và có khả năng nằm dưới sự kiểm soát của chúng ta ...? Tôi đã từng được dạy để tin ... rằng bệnh đậu mùa phát triển theo kiểu tự nhân giống trong một chuỗi vô tận, cũng giống như là đã từng có một con chó đầu tiên (hoặc một cặp), và rằng bệnh đậu mùa sẽ không thể tự khởi đầu kiểu như một con chó không thể tự xuất hiện mà không có một con chó mẹ. Thế rồi tôi đã nhìn thấy tận mắt bệnh đậu mùa lớn lên trong những mẫu vật đầu tiên, hoặc trong phòng kín hoặc trong chốn đông đúc, nơi nó nhất định không thể bị “nhiễm”, mà đã tự xuất hiện. Không chỉ có thế, tôi đã thấy bệnh tật bắt đầu xuất hiện, phát triển và chuyển trao lẫn nhau. Bây giờ, một con chó không thể nào trở thành một con mèo. Tôi đã nhìn thấy, ví dụ, với một chút tình trạng quá tải, xuất hiện chứng sốt, và với nhiều hơn một chút, sốt thương hàn, và nhiều hơn một chút, có sốt phát ban, và tất cả trong cùng một đứa trẻ. Bệnh tật, như tất cả các kinh nghiệm chỉ ra, là tính từ, chứ không phải những danh từ biệt lập ... Không có các bệnh cụ thể, chỉ có các trạng thái (điều kiện, môi trường) bệnh [19].

Thêm nhiều chương bị mất

Liệu có nghiên cứu nào gần đây hỗ trợ lý thuyết của Bechamp, rằng: (1) sự sống dựa trên một số thành phần năng lượng cấu tạo, và, trong khi năng lượng này có thể có nhiều hình tướng – con người, động vật, côn trùng, thực vật, vi sinh vật - thì vật liệu cơ bản là như nhau; và (2) bệnh tật phát sinh từ một sự xáo trộn các hoạt động bình thường ở các đơn vị nguyên sơ của năng lượng trong cơ thể? (So sánh lý thuyết nhiễm trùng với lý thuyết tế bào trong Bảng 1) Vậy còn ý kiến cho rằng năng lượng cấu tạo này được chứa trong “bào tử” hay hạt giống của các tế bào - sử dụng thuật ngữ của bác sĩ Lindlahr - được lập trình theo các chức năng cụ thể của các bộ phận, người, và loài mà chúng là một phần tạo dựng lên? Điều này có tác động  như thế nào đến việc thực hành tiêm vật liệu (microzymas) từ một loài này vào máu của một loài khác như trong tiêm chủng?

Hãy cùng bắt đầu với ý tưởng rằng vi khuẩn không phải là những thực thể cố định như lý thuyết nhiễm trùng khẳng định, mà chúng mang hình thức thay đổi theo môi trường. Công việc của bác sĩ EC Rosenow, theo như tôi biết, là những ghi chép sớm nhất mà chúng tôi có về sự chứng thực của các lý thuyết của Bechamp. Năm 1910, tại phòng thí nghiệm sinh học Mayo, bác sĩ Rosenow bắt đầu một loạt các thí nghiệm trong đó ông đã lấy các chủng vi khuẩn từ nhiều nguồn bệnh khác nhau, chẳng hạn như bệnh nhiễm trùng hậu sản, viêm khớp, viêm amidan, và sữa bò và đặt chúng vào một môi trường thống nhất. “Sau một thời gian, không có sự khác biệt giữa các vi trùng, tất cả bọn chúng đều trở thành một loại. Bác sĩ Rosenow kết luận: không có sự cố định của các loài vi trùng khác nhau, và tất cả đều có khả năng thay đổi cấu trúc theo những thay đổi trong chất dinh dưỡng của chúng [20].

Bảng 1: Hai lý thuyết về bệnh



Các kết quả nghiên cứu của ông đã được xuất bản vào năm 1914 trên Tạp chí về Các bệnh Truyền nhiễm 14: 1-32. Rosenow đã chứng minh rằng các hình thức đơn giản của vi khuẩn như streptococci (vi trùng mủ) có thể được biến đổi để mang tất cả các đặc tính của khuẩn cầu phổi (vi trùng viêm phổi) chỉ đơn giản bằng cách cho chúng ăn vi rút viêm phổi và làm một vài thay đổi nhỏ khác trong môi trường sống của chúng. Và khi Rosenow đảo ngược tiến trình và cho vi trùng viêm phổi ăn mủ, chúng nhanh chóng trở thành vi trùng mủ. Nhiều thí nghiệm khác được tiến hành, và, trong mọi trường hợp, các vi trùng, không phân biệt loại hình, thay đổi thành các loại khác khi thực phẩm và môi trường của chúng biến đổi [21].

Nói cách khác, Rosenow nhận thấy rằng các chủng vi khuẩn khác nhau “hoặc người ta có thể gọi là các nhánh dưới của chúng”, có thể, khi được xử lý một cách thích hợp, trở thành bất kỳ một chủng nào khác [22].

Bác sĩ Rosenow đã viết trong bài báo năm 1914 của mình, “nhiễm trùng cục bộ, do vậy, không còn được coi như một sự xâm nhập của vi khuẩn, mà là một nơi có những điều kiện thuận lợi để chúng sinh sôi nảy nở với nhiều cấu trúc khác nhau” [23]. “Tính đúng đắn của ý tưởng này đã được chứng minh trong vô số các trường hợp của việc thực hành vệ sinh” William Miller nói với chúng ta. “Khi sốt thương hàn được phát hiện là đến từ nước bị ô nhiễm, nước tinh khiết nhanh chóng loại bỏ bệnh thương hàn. Điều này cũng đúng với sốt

hậu sản mà đã giết chết rất nhiều phụ nữ khi sinh con. Mặc dù Semmelweiss đã rất khó khăn để thuyết phục các bác sĩ rằng họ đang làm lây lan bệnh qua bàn tay và dụng cụ nhiễm bẩn của họ, sốt hậu sản đã được loại bỏ ngay khi các nguồn gây nhiễm trùng đó bị loại bỏ” [24].

Cash Asher nói với chúng ta rằng các nhà vi trùng học khác đã xác nhận những phát hiện của Rosenow và rằng “hai nhà nghiên cứu ở New York đã báo cáo về việc chuyển đổi cầu khuẩn, loại vi khuẩn hình tròn như trái dâu, thành trực khuẩn – một loại khuẩn hình que dài”. Trong quá trình thí nghiệm họ đã phát hiện ra rằng: vi khuẩn được phát hiện trong các giai đoạn chính của sự hình thành mủ luôn là khuẩn chuỗi cầu, trong khi ở các giai đoạn sau, khi mà các tế bào máu tan rã nhiều hơn và môi trường hóa học bị thay đổi, các “chuỗi” thay đổi thành tụ cầu. Các vi trùng này không duy trì bản sắc cấu trúc của chúng trong môi trường xa lạ ... từ chối loại thức ăn đặc trưng của mình, ra khỏi môi trường sống tự nhiên, và ăn các loại thức ăn khác, chúng nhanh chóng thay đổi hình dạng cho phù hợp với môi trường mới [25].

Asher ví von sự chuyển đổi của vi trùng từ loài này sang khác như việc một con chuột từ từ thay đổi thành một con chuột túi, khả năng thích ứng này là đặc trưng của cuộc sống trong  thế giới vi mô.

Trong phần thứ ba của cuốn sách của mình, đặc biệt là trong chương 14, Hume mô tả việc  các nhà nghiên cứu sau này đã xác nhận giả thuyết của Bechamp. Một vài ví dụ như sau.

Ngày 08 Tháng Tư năm 1914, tờ Daily News của London đăng tải câu chuyện này:

Bà Victor Henri, một nhà vi khuẩn học, đã có một trong những khám phá quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu này. Bằng việc chiếu tia cực tím lên vi khuẩn bà đã thành công trong việc tạo ra một loài vi khuẩn mới từ một loài đã được biết đến. Thí nghiệm được thực hiện trên các trực khuẩn bệnh than, mà đã được chuyển đổi từ  dạng hình que thành dạng hình cầu [26].

Một người Pháp, M. V. Galippe, đã thực hiện các thí nghiệm trên các mô trái cây và động  vật, mà công trình đã được báo cáo trong tạp chí Bulletin de l'Acadernie de Médicine (Paris, tháng Bảy năm 1917, số 29). Trong thử nghiệm với táo, ông phát hiện ra rằng ông có thể kích thích sự xuất hiện của các vi sinh vật từ các hoạt động sinh học của microzymas bằng việc tạo chấn thương cơ học lên những quả táo, ví dụ như sự đụng giập. Trong trường hợp của những vết thương – đặc biệt là các vết thương chiến tranh – ông phát hiện không chỉ rằng các mô bị nghiền nát ở vết thương tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển của một số yếu tố nội bào (vi khuẩn và microzymas) mà các mô bị nghiền nát và các mạch máu bị vỡ tràn “có thể trực tiếp sinh ra các yếu tố truyền nhiễm mà không cần sự đóng góp của bên ngoài, do đó một tác động lực hoàn toàn vô trùng có khả năng làm nhiễm trùng cho một vết thương chỉ bằng lực  cơ học của nó – khi nó bắt đầu quá trình phát triển bất thường của các yếu tố sống có sẵn trong tế bào” [27].

Một lần nữa chúng ta thấy rằng các vi sinh vật từ bên ngoài là không cần thiết để bắt đầu quá trình bệnh, chỉ cần một loại chấn thương nào đó. Hãy nghe những phát biểu đầy vui mừng của Pidoux “Bệnh tật phát sinh từ bên trong chúng ta” [28]. Và cũng như Bechamp, Galippe đã chỉ ra rằng microzymas là không thể phá hủy: “Glycerin, rượu hay thời gian đều không thể tiêu diệt các microzymas của mô. Các tác nhân này chỉ có thể giảm bớt hoặc tạm ngưng hoạt động của chúng. Chúng được trời phú một cuộc sống bất diệt” [29].

Một bản in của các bài phát biểu tại Thượng viện (02 tháng 2 năm 1944) ghi lại những lời ca ngợi đầy cảm động và thú vị của thượng nghị sĩ Geddes đối với công trình của Bechamp. Trong đó Geddes nói rằng ông đã quan sát và kiểm tra các cơ thể nhỏ bé dưới kính hiển vi và đã thấy “sự khác biệt lạ thường giữa những người ăn uống theo những cách khác nhau và ở các trạng thái sức khỏe khác nhau” [30].

Nhưng có lẽ sự xác nhận đáng chú ý nhất về các ý tưởng Bechamp đến từ các nghiên cứu của bác sĩ Royal Raymond Rife ở San Diego, California, người đã nhiều năm xây dựng và làm việc với kính hiển vi ánh sáng mà có “khả năng phóng đại và độ phân giải vượt trội” [31]. “Với khả năng phóng đại 150.000 lần mà có thể nhìn rõ những con vi trùng sống như khi ta nhìn một con mèo nằm trong lòng. Bác sĩ Rife đã chỉ ra ... bằng cách thay đổi môi trường và thức ăn, những vi trùng thân thiện như trực khuẩn ruột có thể được chuyển đổi thành các vi trùng gây bệnh như thương hàn” [32]. (Và quá trình này có thể đảo ngược). Các thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm của Rife đã xác minh thực tế rằng các vi rút của bệnh ung thư, cũng như vi rút của các bệnh khác, có thể được biến đổi dễ dàng từ dạng này sang dạng khác bằng cách thay đổi môi trường sống của chúng. Với sự thay đổi đầu tiên trong môi trường sống, các vi rút B.X. trở nên lớn lên đáng kể mặc dù màu tím hồng của chúng vẫn không đổi. Sau khi thay đổi môi trường lần thứ hai thì ta có thể quan sát chúng bằng kính hiển vi thường. Sự thay đổi lần thứ ba diễn ra trong một môi trường có thành phần chính là măng tây. Các vi rút B.X. chuyển từ trạng thái có thể lọc được thành nấm cryptomyccs pleomorphia, nấm này có hình thái vi mô và vĩ mô giống hệt như ở nấm thường và ở cây phong lan. Và còn một sự thay đổi thứ tư có thể diễn ra khi cryptomyces pleomorphia, khi được tồn tại như một mẻ vi khuẩn chính trong giai đoạn di căn, trở thành trùng hình que màu gỗ gụ nổi tiếng Bacillus Coli .... Bằng cách thay đổi môi trường - bốn phần mỗi triệu mỗi volume – mẻ vi khuẩn tinh khiết màu gỗ gụ Bacillus Coli trở thành Bacillus Typhosus turquoise màu xanh lam [33].

Đơn giản mà nói, điều này có nghĩa là các vi – rút của bệnh ung thư có thể dễ dàng thay đổi thành các loại vi khuẩn thường sống ở đại tràng, và nó cũng có thể được biến đổi thành các vi khuẩn phá hoại của bệnh thương hàn đơn giản bằng cách thay đổi một chút môi trường sống của nó.

Bác sĩ Rife tin rằng tất cả các vi sinh vật đều thuộc về một trong không nhiều hơn mười nhóm ... và rằng bất kỳ sự thay đổi của môi trường nhân tạo hoặc biến đổi chuyển hóa nhỏ trong mô sẽ làm cho một vi trùng ở một nhóm biến đổi thành bất kỳ vi trùng nào khác trong cùng nhóm đó, nếu điều đó có thể được thực hiện, một cách tình cờ, những thay đổi đó trong môi trường được chuyển tới mô tới một điểm mà sinh vật không đáp ứng với các phương pháp chẩn đoán của phòng thí nghiệm. Những thay  đổi này có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian là bốn mươi tám giờ [34].

Bác sĩ Rife nói: “Không phải là vi khuẩn gây ra bệnh tật, mà chúng tôi tin rằng trong thực tế chính các thành phần hóa học sinh ra khi các vi sinh vật này gặp phải sự mất cân đối trong việc chuyển hóa tế bào trong cơ thể sinh ra bệnh .. Chúng tôi cũng tin rằng nếu sự trao đổi chất của cơ thể con người là hoàn toàn cân bằng hoặc vững vàng, thì sẽ không có bệnh tật nào xuất hiện” [35]. Trước khi chết, Rife nói: “Chúng tôi đã tạo ra tất cả các triệu chứng hóa học của một căn bệnh ở động vật trong phòng thí nghiệm mà không cần tiêm bất kỳ loại vi - rút hay vi khuẩn nào vào trong mô của chúng” [36]. Một lần nữa, “vi trùng” là một phần của quá trình bệnh chứ không phải là kẻ chủ mưu của quá trình này.
Vậy còn microzymas? Kính hiển vi Phổ quát, loại kính có độ phóng đại lớn nhất của Rife cho phép chúng ta xem: Phần bên trong của  các tế bào “li ti”, các tế bào nằm giữa các tế bào mô bình  thường và có thể được nhìn thấy dưới kính hiển vi thông thường, và quan sát được  các tế bào nhỏ hơn cấu thành nên các tế bào “li ti”. Khi một trong những tế bào nhỏ hơn này được phóng đại, các tế bào nhỏ hơn nữa được nhìn thấy trong cấu trúc của nó, và rồi khi một trong các tế bào nhỏ hơn nữa được phóng đại, nó cũng bao gồm các tế bào nhỏ hơn. Quá trình này được lặp lại mười sáu lần, và thực tế là có những tế bào nhỏ hơn trong các tế bào nhỏ, chứng tỏ khả năng phóng đại và độ phân giải tuyệt vời của kính hiển vi Phổ quát” [37].

Có phải những tế bào trong tế bào này là microzymas của Bechamp?

Khi Bechamp và Estor làm việc cùng nhau, họ quan sát thấy các hạt tế bào (microzymas) liên kết lại và phát triển thành dạng sợi. Rõ ràng là họ đã quan sát các giai đoạn khác nhau của  quá trình nguyên phân (tức phân chia tế bào) và sự phát triển của các chuỗi nhiễm sắc thể. Bechamp trước đó đã quan sát các nhóm dạng que của microzymas, mà bây giờ có tên là nhiễm sắc thể, và trong cuốn sách Máu và các Thành phần của nó (Blood and Its Elements) ông đã ghi chú rằng sự kết hợp với nhau của các microzymas tạo thành con số tám (hình xoắn kép). Những gì ông thấy không được tìm hiểu một cách đầy đủ cho đến những năm 1960 khi Wilkins, Watson và Crick đã đoạt giải Nobel cho phát hiện của họ về các phân tử DNA / RNA, các đơn vị cơ bản của di truyền [38]. Thật vậy, theo các bác sĩ Dettman và Kalokerinos, các microzymas của Bechamp thực sự là các gen sống [39].

Vậy còn vi rút? Bây giờ chúng ta biết rằng một vi rút đơn giản bao gồm một lõi của vật chất di truyền – một phân tử DNA hoặc RNA và một lớp bảo vệ làm bằng protein. Tạp chí Time (Ngày 3 tháng 11 năm 1986) gọi chúng là “các mẫu sinh học thu nhỏ”. Không giống như các dạng sống mà chúng ta thường biết, vi rút thiếu một cấu trúc tế bào. Nó không cần đến và không thể chuyển hóa chất dinh dưỡng, không phát triển, và không thể tái tạo mà không có sự giúp đỡ của vật chủ. Đặt một vi rút trong ống nghiệm và nó không thể làm bất cứ điều gì [40]. Nói cách khác, vi rút hoàn toàn phụ thuộc vào vật chủ của nó (môi trường hữu cơ), mà cung cấp các tính năng cho nó – có hại hay vô hại – và khả năng sinh sản của nó.

Theo Dettman, Kalokerinos và Chaitow, microzymas có thể phát triển thành các vi rút hoặc  vi khuẩn, vô hại hoặc có hại tùy thuộc vào môi trường dinh dưỡng của chúng [41]. Microzymas, do đó, là các vi rút và vi khuẩn dạng phôi thai.

Bác sĩ Salvador Luria E., viết trên tạp chí Scientific American, chỉ ra rằng “một cái nhìn mới về bản chất của vi rút đang xuất hiện. Chúng từng được coi như là những kẻ xâm nhập từ bên ngoài – xa lạ với các tế bào mà chúng xâm nhập và ký sinh. Nhưng những phát hiện gần đây, bao gồm cả việc phát hiện ra một thay đổi của vi rút do sinh vật chủ gây ra, nhấn mạnh nhiều hơn và nhiều hơn nữa sự tương đồng giữa vi rút và các đơn vị di truyền như các gen. Thật vậy, một số vi rút đang được coi là các mảnh mẩu di truyền đang trong quá trình tìm kiếm nhiễm sắc thể” [42].

Bác sĩ Lewis Thomas khẳng định lại ý tưởng này: “Vi rút, thay vì là đại diện của bệnh tật và cái chết, bây giờ lại trông giống như các gen di động” [43]. Khi bình luận về bài viết của bác sĩ Luria, bác sĩ Morton Biskind nói: “tôi muốn phát triển ý này thêm một bước nữa để mô tả vi rút như các protein di truyền bất thường mà có thể phát sinh ở các tế bào bị tổn thương về hóa học hay vật lý, hoặc xâm nhập từ bên ngoài, có khả năng thay thế các nucleoproteins  bình thường. Cũng giống như là việc tế bào có thể sản xuất các nucleoproteins bình thường của nó, bây giờ nó tái tạo các phân tử khác thường” [44]. “Bechamp tin rằng các tế bào bị hư hại sản xuất các microzymas bệnh hoạn. Bác sĩ Biskind gọi chúng là những “nucleoproteins khác thường”.

Nhưng các dạng đột biến của microzymas – vi khuẩn và vi rút – có nhất thiết phải gây hại  hay đơn thuần là vô hại? Chúng ta biết rằng một số vi khuẩn là cần thiết trong quá trình trao đổi chất của cơ thể; ví dụ, một số vi khuẩn trong ruột tổng hợp vitamin B và K nhưng khi chúng được cho ăn không đúng cách có thể sản xuất các chủng bất thường hoặc thậm chí nguy hiểm, tức tạo ra bệnh [45] … Liệu vi – rút có thể mang một chức năng tương tự?

Nếu chúng ta coi microzymas, vi khuẩn (vi sinh vật đơn bào), và vi rút như các đơn vị mang vật liệu gen – DNA và RNA – thì rõ ràng là chúng có thể sở hữu các chức năng trao đổi chất quan trọng trong cơ thể. DNA, ví dụ, không chỉ tạo ra các enzyme để xây dựng các cấu trúc của cơ thể và điều tiết sự trao đổi chất của tế bào mà nó còn tái tạo cơ thể [46]. Theo một bài báo trên tờ New York Times, RNA không chỉ mang các chỉ dẫn di truyền và giúp lắp ráp các protein cho các quá trình sống của tế bào, mà nó cũng “phục vụ như một enzyme, hay chất xúc tác sinh học, mà điều chỉnh một số phản ứng hóa học cần thiết cho các quá trình sống”. Trong thực tế RNA hoạt động như một lớp của các enzyme, những “chất điều tiết các hoạt động hóa học của mỗi tế bào sống”. Hơn nữa, một số nhà khoa học tin rằng những phát hiện này “cuối cùng có thể giúp họ hiểu rõ hơn về nguồn gốc sự sống” [47].

Enzym, các cơ quan gây lên men nhỏ (microzymas), kiến trúc sư của những cấu trúc sinh  học, nguồn gốc của sự sống. Ôi Bechamp! Mọi chuyện đã trở nên rõ ràng: microzymas của

Bechamp chính là cái mà chúng ta gọi là gen – đơn vị tạo thành các phân tử DNA có trong vi khuẩn và vi rút. Nhưng Bechamp đã thấy chúng đang sống. Và điều đó làm nên sự khác biệt.

Xem lại việc tiêm chủng 1

Bên cạnh các chấn thương khá rõ ràng về vật lý hoặc hóa học, ví dụ, suy dinh dưỡng và tai nạn, liệu có những phương thức khác có thể làm cho microzymas trở nên bị hư hỏng? Ở phần trước chúng ta đã thấy rằng một trong những cách làm hư hại một tế bào là đưa microzymas của một loài vào máu của một loài khác, hoặc thậm chí từ một bộ phận của một con vật vào một bộ phận khác của chính con vật đó. Theo lời của Bechamp:

Rối loạn nghiêm trọng nhất, thậm chí gây tử vong, có thể được kích hoạt bằng cách tiêm các sinh vật sống vào máu; các tế bào, tồn tại trong các cơ quan thích hợp với chúng, thực hiện các chức năng sinh – hóa cần thiết và có lợi – nhưng khi được tiêm vào máu, vào một môi trường không dành cho chúng, sẽ kích động các biểu hiện đáng gờm của các hiện tượng bệnh hoạn trầm trọng ... Microzymas, với hình thái giống hệt nhau, có thể khác nhau về chức năng, và những microzymas thích hợp với một loài hoặc một hệ chức năng không thể được đưa vào một con vật của các loài khác, thậm chí cũng không được đưa vào một hệ chức năng khác trong cùng một con vật, mà không có những thương tổn nghiêm trọng [48].

Nếu việc tiêm microzymas từ loài này sang loài khác hoặc từ một cơ quan này sang cơ quan khác là nguy hiểm, thì sẽ nguy hiểm hơn biết bao nhiêu khi ta tiêm microzymas của một con vật khác loài mà con vật đó đang trong tình trạng ốm bệnh? Chúng tôi đang nói, tất nhiên, về một số các “protein ngoại lai” đã được đề cập trong Chương 2 và 3, mà là thành phần chính của vắc – xin.

Bechamp không phải là người đầu tiên cảnh báo về sự nguy hiểm của vắc – xin. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều bác sĩ và các nhà nghiên cứu đã phản đối việc tiêm chủng, trích dẫn sự điên rồ của việc cố gắng loại trừ bệnh bằng cách làm bẩn máu bởi “mủ bệnh” và  “chiết xuất vi khuẩn bẩn thỉu” thay vì thay đổi tình trạng thiếu vệ sinh – nguyên nhân thực sự của vấn đề [49]. Nhưng mối nguy hiểm của việc chuyển gen từ các RNA và DNA ngoại lai, được diễn giải đầy đủ ở nửa sau của thế kỷ 20 (xem Chương 2), không được, theo như tôi biết, bộc lộ cho đến năm 1929, khi bác sĩ W.H. Manwaring, giáo sư vi trùng học và bệnh học thực nghiệm tại Đại học Stanford, cảnh báo việc tiêm vật chất sinh học trực tiếp vào mạch máu:

... Có cơ sở để tin rằng các protein của các vi trùng được tiêm lai với các protein của cơ thể để tạo thành các chủng mới, nửa động vật và nửa con người, mà đặc điểm và các tác động không thể được dự đoán ... Thậm chí vật liệu của các vi khuẩn không  độc hại đôi khi lai với huyết thanh albumin để tạo thành các chất độc nhất định mà tiếp tục sinh sôi, lai giống chéo vô cùng vô tận, làm hại không kể xiết bởi việc sinh  sản của nó có thể tiếp tục trong các thế hệ sau [50].

Mặc dù cách sử dụng ngôn ngữ ám chỉ rằng điều này thuộc về một thời đại khác, nó cho thấy rằng một trong những lý do cho sự thiếu chính xác khoa học trong bản tuyên bố này có thể là tác giả đã không có những công cụ mà chỉ trở nên sẵn có sau này. Tôi muốn đề cập cụ thể  đến các kính hiển vi ánh sáng giống như cái của bác sĩ Rife. Vậy làm thế nào mà Bechamp đã xoay sở không chỉ để quan sát các microzymas cực nhỏ mà còn có thể nhìn thấy chúng biến đổi thành các hình thái khác nhau như là một phần của một chu kỳ tiến hóa/thoái hóa? Phương pháp của Bechamp trong việc nâng cao khả năng quan sát là sử dụng ánh sáng phân cực, được tạo ra bởi một lăng kính Nicol, dao động trong một mặt phẳng, và rồi được nhìn qua một lăng kính thứ hai [51]. Vào nửa sau của thế kỷ 20, một đồng hương của ông đã chế tạo một kính hiển vi ánh sáng có sức phóng đại mạnh tới mức ông không chỉ có thể nhìn thấy những gì ông ta tin là tiền chất của DNA mà còn có thể quan sát chu kỳ tiến hóa /thoái hóa đầy đủ của chúng. Điều đáng quan tâm hơn nữa là ông có thể sử dụng những khám phá của mình để phát triển các phương pháp chữa trị cho một số căn bệnh “khó chữa” của thời đại chúng ta. Và ông đã trả một cái giá khủng khiếp, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 7.

Chú thích

[1]. Phụ đề của quyển sách của Hume. Ethyl Douglas Hume, Bechamp or Pasteur? A Lost Chapter in the History of Biology (Essex, England: C.W. Daniel Company Limited, 1947).

[2]. Cùng nguồn trên., p. 60.

[3]. Rene Dubos, “Second Thoughts on the Germ Theory”, Scientific American, May 1955,  p. 31.

[4]. J. I. Rodale, “Bechamp or Pasteur”, Prevention, August 1956, p. 69.

[5]. Dubos, “Second Thoughts”, p. 31.

[6]. Từ của tác giả.

[7]. Hume, Bechamp or Pasteur?, p. 148.

[8]. Cùng nguồn trên., p. 112.

[9]. Cùng nguồn trên., p. 148.

[10]. Cái tương tự về mặt sinh lý là quá trình đồng hóa, tức sự trao đổi chất mang tính xây dựng, và quá trình dị hóa, tức sự trao đổi chất mang tính phá hủy. Quá trình đồng hóa là quá trình biến đổi các chất thành các hợp chất phức tạp; quá trình dị hóa là quá trình biến đổi mô từ mức độ phức tạp hay chuyên môn hóa cao xuống mức độ thấp hơn. Cái đầu mang tính xây dựng và nảy nở; cái sau giải phóng năng lượng từ những nguồn dự trữ. Cả hai quá trình đều cần thiết đối với sự sống; sức khỏe tốt là kết quả của một sự cân bằng của hai quá trình này.

Chúng ta có thể mang điều này đi xa hơn và so sánh nó với Âm và Dương của đạo Lão. Quá trình đồng hóa sẽ là Dương bởi vì nó hợp nhất năng lượng thành vật chất. Quá trình dị hóa sẽ là Âm bởi vì nó giải phóng năng lượng khỏi vật chất.

[11]. Rodale, “Bechamp or Pasteur”, p. 61.

[12]. Hume, Beehamp or Pasteur?, p. 118.

[13]. Cùng nguồn trên., pp. 109-111.

[14]. Cùng nguồn trên., p. 78.

[15]. Cùng nguồn trên., p. 122.

[16]. Cùng nguồn trên., p. 167.

[17]. Cùng nguồn trên., p. 161.

[18]. Cùng nguồn trên., p. 162.

[19]. Cùng nguồn trên., p. 149-150.

[20]. William Miller, “Germs ... Cause of Disease?” Health Culture, June 1955, p. 2.

[21]. Cash Asher, Bacteria, Inc. (Boston, MA: Bruce Humphries, 1949), p. 14.

[22]. Christopher Bird, “What Has Become of the Rife Microscope?” New Age, March 1976, p. 43.

[23]. Cùng nguồn trên., p. 45.

[24]. Miller, “Germs”, p. 2.

[25]. Asher, Bacteria, Inc., pp. 14-15.

[26]. Hume, Bechamp or Pasteur?, p. 158. [27]. Cùng nguồn trên., p. 159.

[28]. Cùng nguồn trên., p. 124.

[29]. Cùng nguồn trên., pp. 159-160.

[30]. Cùng nguồn trên., p. 164.

[31]. R. E. Seidel and M. Elizabeth Winter, “The New Microscopes”, Journal of the Franklin Institute, February 1944, p. 117.

[32]. Royal Lee, “The Rife Microscope or ‘Facts and Their Fate’” (tái bản ở no. 47, Lee Foundation for Nutritional Research, Milwaukee, WI). (Cover article for ibid.)

Vào những năm 1920, Rife đã thiết kế và chế tạo năm chiếc kính hiển vi với khoảng phóng đại từ 5.000 tới 50.000 lần tại thời điểm mà những kính hiển vi tốt nhất ở phòng thí nghiệm chỉ có thể đạt được độ phóng đại 2,000 lần. Chiếc kính có độ phóng đại mạnh nhất của Rife  là chiếc Kính hiển vi Tổng hợp (Universal Microscope) với khả năng phóng to 60,000 lần và độ phân giải 31.000 lần, so với 2.000 tới 2.500 lần của những chiếc kính thông dụng thời bấy giờ.

Những kính hiển vi điện tử mới đây có độ phân giải tới 20.000 hay 25.000 lần và độ phóng đại tới 100.000 thậm chí 200.000 lần; tuy vậy, nhược điểm của kính hiển vi điện tử là bởi những vi sinh vật bị đặt trong một môi trường chân không và bị giội những luồng electron ảo, chúng trải qua những biến đổi chất nguyên sinh và không thể được quan sát trong trạng thái sống. Kính hiển vi của Rife không có nhược điểm này; Rife có thể quan sát các vi sinh vật ở trạng thái sống. (Xem các nguồn [22] và [31], đề cập đến các bài viết của Christopher Bird, và Seidel và Winter).

[33]. Seidel và Winter, “The New Microscopes”, pp. 124-125.

[34]. Cùng nguồn trên.

[35]. Cùng nguồn trên., p. 126.

[36]. Bird, “What Has Become”, p. 47.

[37]. Seidel and Winter, “The New Microscopes”, pp. 123-124.

[38]. Leon Chaitow, Vaccination and Immunization: Dangers, Delusions and Alternatives (Essex, England: C.W. Daniel Company Limited, 1987), p. 12.

[39]. Các bác sĩ Archie Kalokerinos và Glen Dettman mô tả việc này tại International Academy of Preventive Medicine Seminar ở Phoenix, AZ, August 28, 1977. Reported in ibid.

[40]. “Viruses”, Time, November 3, 1986, p. 68.

[41]. Chaitow, Vaccination, p. 10.

[42]. Phần in nghiêng được thêm. Xem Salvador E. Luria, “The T2 Mystery”, Scientific American, April 1955, p. 98.

[43]. Lewis Thomas, The Lives of a Cell (New York: Bantam Books, 1974), p. 3.

[44]. Morton Biskind, American Journal of Digestive Diseases, được trích dẫn bởi Rodale, “Bechamp or Pasteur”, p. 70.

[45]. Miles Robinson, “On Sugar and White Flour ... the Dangerous Twins!” Executive Health 11, no. 6, được đề cập đến ở bài viết “Don't Eat Sugar!” Better Nutrition, April 1980, pp. 19, 38.

[46]. Richard Passwater, The New Superantioxidant-Plus (New Canaan, CT: Keats, 1992),  pp. 8, 17.

[47]. “A Function of RNA Discovered”, New York Times News Service, VirginianPilot, December 17, 1983, p. A3.

[48]. Hume, Bechamp or Pasteur?, p. 242.

[49].  Tài  liệu  từ  tổ  chức  Anti-Vaccination  League  of  Great  Britain;  ngoài  ra  Chaitow, Vaccination, p. 115.

[50]. Asher, Bacteria, Inc., p. 19.

[51]. Chaitow, Vaccination, p. 12.

Chương 5 này được trích từ quyển sách bên dưới.

Link download Tiêm chủng: Sự thật đằng sau sự huyến bí:
https://vi.sott.net/article/754-Sach-Tiem-chung-Su-that-dang-sau-su-huyen-bi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...