Sự công bằng là nét đẹp tuyệt vời của Luật Nhân Quả - Nhân quả công bằng (P3)

Trong Luật Nhân Quả có một tính nổi bật là sự công bằng, Nhân Quả tức là công bằng, nét đẹp tuyệt vời của Nhân Quả chính là sự công bằng. Có người đầu tiên nghe nói về Nhân Quả thì vẫn dè dặt nói rằng: Thầy nói Nhân gì có Quả nấy thì không biết là làm sao chứng minh bởi vì khoa học chưa biết, làm sao thấy được là thực sự là ai ở hiền sẽ gặp lành, ai ở ác sẽ gặp dữ. 

Bởi vì trong cuộc đời của chúng con là con thấy nhiều người dữ mà vẫn giàu, có người hiền đấy mà vẫn nghèo. Mặc dù là tin lời Phật dạy là ở hiền ắt sẽ gặp lành, ở ác ắt sẽ gặp dữ nhưng chúng con dè dặt hoài nghi nhưng mà rất muốn tin. Vì sao lại muốn tin như vậy? 

Bởi vì Luật Nhân Quả là công bằng nên con yêu thích.


Ở đây chúng ta thấy thế này: con người chưa đủ trí tuệ để thấy Nhân Quả vận hành một cách công bằng. Bởi vì chỉ Thánh mới thấy thôi chứ người thường chúng ta chưa đủ sức thấy nhưng mà tin chấp nhận. 

Hỏi tại sao chấp nhận khi mà mình chưa đủ sức chứng minh? 

Vì Nhân Quả là công bằng và chúng con yêu sự công bằng của Nhân Quả nên chúng con chấp nhận Luật Nhân Quả dù không đủ sức biết nguyên lý đó có thật hay không. Nhưng bởi vì Nhân Quả là công bằng, và chúng con là những người yêu sự công bằng cho nên con chấp nhận nên con sẽ sống theo Luật Nhân Quả và dạy con cháu mình tin theo Luật Nhân Quả, thì chúng ta thấy người đó có đạo đức không? 

Chắc chắn là người có đạo đức vì: Chỉ những người có đạo đức mới yêu sự công bằng, và khi yêu sự công bằng thì họ chấp nhận Luật Nhân Quả. Còn người ví dụ nói rằng: Tôi không tin Luật Nhân Quả, tôi không chấp nhận Luật Nhân Quả vì khoa học chưa chứng minh được. Thì người này dẫn chứng được một lý do đơn giản là khoa học chưa chứng minh được nên không chấp nhận, chúng ta hiểu ngay người này không đạo đức, vì sao vậy? Vì người này thiếu một điều là không yêu quý sự công bằng. 


Rõ ràng họ vin vào một điều là vì khoa học chưa chứng minh được nên không tin vào Luật Nhân Quả thì chúng ta hiểu ngay trong tim đen của người này là người này không yêu quý sự công bằng. Mà đã không yêu quý sự công bằng thì người này không có đạo đức, bởi vì chỉ có người đạo đức mới yêu sự công bằng. Mà đã không yêu quý sự công bằng là không đạo đức, không đạo đức thì chắc chắn người này bảo đảm thế nào cũng làm bậy, khi một người không đạo đức thì chắc chắn người này sẽ làm bậy. 

Ví dụ người đó có quyền chức to đảm bảo thế nào cũng lợi dụng quyền chức để mà hiếp đáp lấy lợi về cho mìn. Còn nếu mà người đó mà không quyền chức là người thường thì trong đầu lúc nào cũng nghĩ chuyện là làm sao đưa tiền ở trong túi người khác biến thành tiền trong túi của mình vì quy luật kinh tế là như vậy. Trong môn kinh tế học có định nghĩa rất đơn giản: “Làm thế nào để làm ra tiền? Tức là làm tiển ở trong túi người khác trở thành tiền trong túi của mình”, đơn giản vậy thôi. 

Và điều này là điều thực tế ai cũng công nhận kiếm tiền là làm sao tiền trong túi người khác biến thành tiền trong túi mình. Nói đơn giản mà không đơn giản bởi vì sao? Bởi vì đồng tiền liền khúc ruột, tiền trong túi người ta là máu xương là trái tim người ta là thịt xương là ruột gan người ta trong đó, không phải cứ thò tay vào trong mà lấy được liền. Chỉ có hạng dễ nhất làm cho tiền trong túi người ta vào trong túi mình là cướp mà thôi, dí dao vào cổ người ta rồi bảo người ta móc tiền cho mình. Chứ còn bình thường mà để cho tiền trong túi người ta chạy vào trong túi mình thì sao? 

Thì mình phải làm cái gì cho người ta vui hoặc mình phải đem cái gì người ta muốn mua, cung cấp. Ví dụ người ta muốn mua gạo, muốn mua vàng mình có vàng, muốn mua xe mình có xe bán. Thì tiền người ta mới chạy qua bên túi mình, mình cũng phải trả một công lao gì đó, một dịch vụ gì đó, một tài sản nào khác chứ không phải khi không mà kiếm tiền là đưa tiền trong túi người ta vào túi mình được. Và nhiều người vì không yêu quý sự công bằng cứ muốn kiếm tiền là để cho tiền trong túi người ta chạy vào trong túi mình một cách đơn giản nên bằng mọi cách lừa đảo chúng ta gọi là làm bậy. 

Đó là người không đạo đức và luôn làm bậy, và người làm bậy như vậy thì trước hết luật pháp sẽ xử ngay. Luật pháp mà xử không hết thì Luật Nhân Quả xử tiếp, và Luật Nhân Quả xử cho tới thì mới là gay gắt bởi vì sao? 
Bởi vì Luật Nhân Quả rất là công bằng, có những điều luật pháp của xã hội xử không hết nhưng mà Luật Nhân Quả lôi ra xử rồi không xót một mảy may nào hết, rất là đáng sợ.


Và chúng ta phải hiểu điều này, là tại sao con người đặt ra luật pháp, con người đã lập ra toàn án để xét xử, tại sao? 

Thủa ban đầu, vào thời xa xưa làm gì có luật pháp, làm gì có toàn án xét xử. Nhưng rồi dần dần con người đã lập ra luật pháp lập ra toàn án chỉ vì con người là loài động vật có yêu quý sự công bằng. Và chúng ta làm người vì chúng ta có điều đó trong tâm, chúng ta có yêu quý sự công bằng. Chứ nếu con người chúng ta không yêu quý sự công bằng, chúng ta bằng y chang những con thú khác, những con thú khác trong rừng không có công bằng, mạnh được yếu thua. Nghĩa là khi một con cọp xé xác con vật nó không có suy xét trong đầu chỉ cần biết mạnh, còn con người yêu quý sự công bằng nên có luật pháp tòa án. 

Và ví dụ khi một người này đánh đập một người kia thì lập tức tòa án và luật pháp xử lý do tại sao, không cần biết anh giàu hay nghèo bởi vì con người bình đẳng trước pháp luật. Do đó chúng ta hiểu rằng sở dĩ mà chúng ta được làm con người đúng nghĩa chân chính sáng giá vượt hơn hẳn loài vật là vì chúng ta biết thiết lập ra tòa án biết thiết lập luật pháp. Mà bởi vì tại sao? Bởi vì chúng ta yêu quý sự công bằng, và chúng ta hiểu ra một điều rằng vào thời xưa luật pháp rất là đơn giản, mà càng ngày luật pháp càng tinh vi, bởi vì sao? 

Bởi vì càng văn minh càng trí tuệ thì con người ta càng công bằng hơn nữa, công bằng như thế nào? Chúng ta sẽ thấy: mấy năm trước trên đài truyền hình có chiếu bộ phim Bao Công Xử Án. Trong bộ phim đó ta thấy luật thời đó đơn giản, giết người thì đền mạng phải không? Nghĩa là khi mà có một vụ án giết người xảy ra thì sau khi mà bao nhiêu che giấu bao nhiêu điều tra cuối cùng xác định được tội phạm rồi đem ra xử trảm liền, mà không có những tình tiết giảm nhẹ. Thời đó mặc dù là ông Bao Công rất là thanh liêm, rất là chính trực rất là trí tuệ nhưng mà cái trí tuệ thời đó không bằng thời nay. 

Thời nay giết người thì đem ra xử coi động cơ tình tiết thế nào chứ không phải cứ giết người là đem ra bắn liền, không có đâu. Nên có những trường hợp, như ở trong Sài Gòn có một thằng bé nó giết người cha kế của nó và nó bị bắt liền bởi vì nó không có trốn đi đâu được, không có chỗ nào để trốn vì nó còn nhỏ và tuổi vị thành niên. Sau đó có những người biết chuyện họ mới đến họ gặp viện kiểm sát tòa án họ mới trình bày lí do bởi vì người cha kế đó quá độc ác. Từ khi ở với mẹ nó thì hành hạ mẹ nó tàn tạ và hành hạ cả anh chị em tàn tệ và sự dồn nét cho đến lúc nó đủ sức nó cầm con dao và xử ông luôn. 


Thì trước hết là tội giết người nhưng tòa án đem ra xử thì trước hết là nó vị thành niên, thứ hai là nó bức xúc vì lỗi là lỗi của người cha, phần lớn dồn nén gây  khổ cho gia đình nó trong suốt mười năm trời. Và để răn đe tòa tuyên án tù mà treo, chúng ta thấy khác ngày xưa nên vì vậy chúng ta con người ta càng văn minh càng trí tuệ thì càng yêu quý sự công bằng mà Luật Nhân Quả chính là sự công bằng đó.

Nên vì vậy con người văn minh, con người có trí tuệ, tự nhiên con người dễ chấp nhận dễ yêu quý đạo Phật, vì giữa cái văn minh cái trí tuệ của con người yêu quý sự công bằng, và sự công bằng trong Luật Nhân Quả của đạo Phật phù hợp hoàn toàn. Đây là một điều mà chúng ta có thể tự hào chúng ta có thể hãnh diện khi chúng ta quỳ trước Phật đường chúng ta lễ Phật, chúng ta biết đây là bậc Thánh đem đến đạo lý công bằng cho cuộc đời. 

Mà nhờ như vậy mà biết bao nhiêu người trên thế giới đã tự kiềm chế lấy bản thân mình đã không cho phép mình làm điều sai lầm, mà chỉ khuyến khích tự cho phép mình làm những điều ích lợi phúc thiện cho cuộc sống này. Chúng ta đảnh lễ Người với tất cả trái tim mình mà không hề có ngần ngại là như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...