Sư giả ĐẠT LAI LẠT MA!

Nobel năm 1989!

Cộng đồng Tibet phản đối Đạt lai lạt ma trước sảnh đường Royal Albert ở London







Đạt lai lạt ma giả, đừng lừa dối nữa!
Đạt lai, hãy chấm dứt lạm dụng nhân quyền!
Chúng tôi muốn tự do tôn giáo!
Hãy trả cho tôn giáo quyền tự do!

Khắp nơi, bất cứ chỗ nào xuất hiện, Đạt lai lạt ma lưu vong đều bị phản đối, bị tẩy chay. Cộng đồng Tibet lưu vong ở Mỹ thậm chí không thèm gọi Đạt lai lạt ma là đồng hương của mình. Nhưng tiếng nói của họ chưa bao giờ được phản ánh trên các media lớn phương Tây.

Tại sao vậy?

Những nỗ lực media phương Tây cố tô vẽ cho nhà sư lưu vong như là người đấu tranh cho tự do, vì công lý và nhân quyền, chiến sĩ chống cộng với những tuyên ngôn sáo rỗng bịp bợm xuyên tạc và bóp méo CNCS và thậm chí cả giải Nobel hòa bình năm 1989 cũng không che dấu được sự thật rất phũ phàng, không lừa dối được người dân Tibet lưu vong và cộng đồng Phật giáo.

Phật giáo là cái tâm, là hướng thiện! Cộng đồng Tibet và Phật tử buộc phải lên tiếng. Không có gì khó hiểu, ông ta đã không làm gì cho tự do, công lý hay nhân quyền, ông ta không giúp gì người dân Tibet sở tại và đồng hương lưu vong. Chẳng những họ không coi Đạt lai lạt ma như “Đức Phật tổ” mà còn nói thẳng ông ta bẩn thỉu và phá hoại cộng đồng Phật giáo!

Đó là chân tướng của kẻ khoác áo cà sa nhưng tâm địa đen tối!

Bỏ tôn giáo làm tay sai chính trị!

Sinh nhật lần thứ 76, nhà sư có một loạt hoạt động kỷ niệm được tổ chức hoành tráng khắp nơi, trước khi bay đến Nhà Trắng để “thổi nến” một cách trang trọng với sự tham dự của đủ các loại diều hâu cú vọ.

Nhưng không có chút nào là truyền thống Tây Tạng và ông ta đã không đến với cộng đồng Tibet, cũng như họ không thể vào Nhà Trắng để chúc mừng ông ta.

Thực sự, đó không phải là hoạt động kỷ niệm 76 năm ngày sinh, mà là hoạt động chính trị. Một nỗ lực được dàn xếp 1 cách kín đáo của một số bề trên Mỹ để sư ông có thể gặp Obama. Ông ta gọi Obama là “bạn cũ” cho dù chưa gặp nhau bao giờ! Một phần thưởng chiếu cố cho những nỗ lực thúc đẩy lợi ích Mỹ dưới tấm áo cà sa.

Dĩ nhiên với cuộc gặp này, sư gia được tiếp thêm ảo giác can đảm về 1 tương lai Tibet 20, 30 năm nữa, bất chấp thực tại mấy chục năm qua, tình hình ở đây ngày càng tồi tệ mà ai ai cũng có thể thấy. Nhà sư không quên đề cập đến chủ đề tế nhị khó nói sau quá nửa đời người lưu vong: ông ta bày tỏ hy vọng có thể quay về Tibet với sự giúp đỡ của chính quyền Mỹ?

Nhưng chắc chắn những gì nhận được từ Obama chỉ là liệu pháp tâm lý để ông ta yên tâm sống nốt cuộc đời còn lại trong ảo vọng của 1 tay sai chính trị. Với những tội lỗi ông ta đã làm cho các đồng hương và cộng đồng Phật giáo, không còn chỗ nào để nhà sư giả này yên tâm sống nốt cuộc đời lưu vong 1 cách bình an. Ông ta biết kiếp mình sắp tàn, ông ta sợ mộng tưởng tan vỡ, ông ta cần bấu víu lấy quyền lực để cách ly với các đồng hương đang giận giữ muốn phơi xác ông ta cho diều hâu rỉa thịt.

Đạt lai lạt ma đã rất nỗ lực để ngăn cản người Tây Tạng đàm phán với chính quyền TQ về một quyền tự trị lớn hơn cho Tibet, ông ta cố gắng để chứng tỏ mình mới là kẻ duy nhất đại diện cho tiếng nói của 6 triệu dân Tây Tạng. Trong khi ngay cả trong cộng đồng lưu vong, ông ta cũng đã quá xa cách các đồng hương, thậm chí là tuyên bố không còn liên quan tinh thần và vật chất đến các nhà sư đạo Phật nữa.

Phía TQ thì cho rằng, chính ông ta đứng đằng sau kích động các vụ bạo loạn đẫm máu ở Tây Tạng trong suốt bao năm qua, đi ngược lại giáo lý nhà Phật. Vô vọng và hết thời! Thậm chí là Murdock, tỷ phú truyền thông nổi tiếng đã có lần châm biếm: “Ông ta là thầy tu chính trị đã quá già nua trên đôi giày Gucci”.

Phản bội cộng đồng!

Sự giận dữ của cộng đồng Tây Tạng là dễ hiểu. Họ kết tội Đạt lai lạt ma sử dụng ảnh hưởng và quyền lực chính trị để ngăn cấm thực hành tôn giáo, thay Phật giáo nguyên bản bằng tôn giáo phân biệt chủng tộc, chia rẽ và ngược đãi cộng đồng Tibet – kể cả từ chối điều trị y tế cho các tín đồ lâm bệnh, cấm dạy học, ngăn cản xây chùa, tấn công bạo lực vào đồng hương và biến hàng trăm nhà sư thành người không nhà không cửa…

Với uy quyền Đạt lai, ông ta sai khiến các thuộc hạ đi khắp nơi, đe dọa và vu khống các tín đồ khó ưa bướng bỉnh, nhiều biểu tượng, đền đài đã bị tay chân của ông ta phá hoại, sách báo tôn giáo bị đốt phá.

Đó chỉ là một vài trong số hàng trăm tội lỗi của vị sư giả cầy này.

Bất chấp những ngôn từ hay ho khi thuyết giảng giáo lý, cộng đồng Tibet tố cáo nhà sư Đạt lai đã không bao giờ thực hành những gì đã thuyết giảng. Cuộc đấu tranh của dân Tibet ngày càng đổ máu và càng bế tắc vô vọng, càng làm chia rẽ về một đường lối sáng sủa đem đến nhiều quyền lợi hơn cho người Tibet, đẩy họ đến chỗ đã không còn có thể sống trong hòa bình yên ổn khi chính quyền TQ thẳng tay đàn áp. Có một sự thực cay đắng, bất chấp sự ủng hộ (bằng mồm) của Mỹ và phương Tây, người dân Tibet ngày càng cảm thấy họ cô độc.

Các Hội nghị của cộng đồng Tibet nhân ngày Nhân quyền quốc tế, đã biến thành cuộc vạch tội nhà sư Đạt lai lạt ma. Họ đã không bao giờ mời ông ta! Vì lợi ích cá nhân, ông ta chia rẽ cộng đồng của họ, thậm chí là đàn áp, vi phạm nhân quyền với chính các đồng hương. Các đại biểu đến từ các nới đã đưa ra tư liệu chứng minh Đạt lai lạt ma đàn áp tôn giáo, chia rẽ cộng đồng Tibet trong nước và nước ngoài, họ tố cao ông ta làm tổn hại lợi ích của hàng triệu tín đồ Phật tử, đánh bóng tên tuổi để mưu cầu lợi ích cá nhân, rằng ông ta đang dẫn dắt họ vào con đường lầm lạc, cố tình bịt miệng tiếng nói chính đáng của cộng đồng Tibet, kiểm soát và đàn áp những người không đồng tình, ông ta không xứng với giải Nobel, và không đáng để gọi là nhà đấu tranh vì tự do, nhân quyền.

Ngay cả những người Tibet lưu vong theo đường lối dân chủ phương Tây cũng tố cáo: Đạt lai lạt ma không hiểu biết gì về dân chủ hay tự do tôn giáo. Sonam Rinchen, một đại diện người Tibet ở Delhi nói, nhà sư Đạt lai coi thường tự do tôn giáo, không hiểu gì về dân chủ và rất nỗ lực để đàn áp bất đồng chính kiến trong cộng đồng, thậm chí đe dọa mạng sống của họ, đó là chiến thuật của bọn khủng bố!

Tất cả những vấn đề họ nêu, là để Đạt lai lạt ma được độc quyền cai trị, như đã từng cai trị và nhấn chìm Tibet trong đêm tối hàng thế kỷ qua.

Ai đã đánh cắp cơ hội hòa bình của Tibet? – Nhà sư giả Đạt lai lạt ma!

Tham khảo:




1 nhận xét:

  1. Đã là nhà sư mà còn tham quyền cố vị. Phải nói là các ông chủ Mỹ thậm chí còn không biết các lý luận cơ sở nhất của đạo Phật. Mật Tông thờ cài chùa ở Tây Tạng hay thờ Đại Lai Lạt Ma hả ông Obama. Đại Lai Lạt Ma thờ Phật hay Phật thờ Đại Lai Lạt Ma chắc người Mỹ không biết.

    Còn cái giải nobel hòa bình ấy được phong cho ông Obama , hé hé hé hé. Ông Obama ơi, giải nô bem đang trao cho Obama đây:

    https://www.facebook.com/phamduc.dinh/posts/799989926700626

    Trả lờiXóa

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...