Đạt lai lạt ma là thuộc hạ của CIA!



Để minh họa cho vị sư giả, có thể dẫn ý kiến từ 1 số nguồn sau đây:

"Dưới sự cai trị của Đạt Lai Lạt Ma, Hệ thống ông ta thi hành là chính trị thần quyền đặc trưng bởi chế độ độc tài của tầng lớp nhà sư và quý tộc. Trong khi hầu hết dân chúng sống trong đói nghèo cùng cực, Đạt Lai Lạt Ma sống xa hoa vương giả trong dinh tự 14 tầng với 1.000-phòng. Ông ta là một chủ sở hữu nô lệ cho đến năm 1959. Ông ta cai trị trong một chế độ nông nô phong kiến khắc nghiệt." 
(CIA ran Tibet contras since 1959 By Gary Wilson)

Cho đến năm 1959 rất nhiều bất động sản thuộc về các tu viện, và hầu hết chúng tích lũy rất giàu có. Ngoài ra, cá nhân các nhà sư và Lama có quyền tích lũy sự giàu có lớn qua tham gia hoạt động buôn bán, thương mại, cho vay. Tu viện Drepung là một trong các chủ đất lớn nhất trên thế giới, với 185 trang viên, 25.000 nông nô, 300 đồng cỏ lớn và 16.000 người chăn bò. Sự giàu có của các tu viện chủ yếu nằm trong tay các Lạt ma cao cấp, nhiều người trong số họ là con cháu của các dòng họ quý tộc. Tổng tư lệnh quân đội Tây Tạng sở hữu 4.000 km2 đất và 3.500 nông nô. Ông ta cũng là thành viên của nội các Đạt Lai Lạt Ma.

Tu viện Drepung

Khi di chuyển từ cung điện này đến cung điện khác, Đạt Lai Lạt Ma cưỡi trên một chiếc ngai vàng được khênh bởi hàng chục gia nô. Quân đội của ông ta hành quân theo sau và hô "Đó là một chặng đường dài đến Tipperary", một giai điệu học được từ các thầy giáo đế quốc Anh. Trong khi đó, các vệ sĩ của Đạt Lai Lạt Ma, tất cả đều cao 6 1/2 feet, với ngù vai và roi da dài, đánh đập dân chúng tránh ra xa khỏi đường đi của Lạt Ma. Nghi lễ này được mô tả trong cuốn tự truyện của Đạt Lai Lạt Ma.


Một nghiên cứu Đông Tây Tạng năm 1940 nói rằng 38% hộ gia đình không bao giờ có bất kỳ ít trà nào - và họ chỉ uống nước cây cỏ hoang hay "trà trắng" (nước lã đun sôi). 75% hộ gia đình buộc phải ăn cỏ vào các thời điểm giáp hạt. Một nửa dân chúng không có khả năng có bơ –nguồn protein chính có sẵn. Trong khi đó, một ngôi đền lớn, JokkaKang, đốt cháy 4 tấn bơ (mỡ bò) trong lễ lạt cúng bái hàng ngày.  Ước tính rằng 1/3 tất cả bơ sản xuất ở Tây Tạng đã tan trong khói ở gần 3.000 ngôi đền chùa, không kể trong mỗi căn nhà (để thắp sáng). Dân chúng và hầu hết các nhà sư bị giữ để hoàn toàn mù chữ. Giáo dục, tin tức bên ngoài và thử nghiệm bị coi là khả nghi và quỷ sứ.


Năm 1959, Anna Louise Strong thăm một cuộc triển lãm các dụng cụ tra tấn đã được sử dụng bởi các lãnh chúa Tây Tạng. Có những cái cùm đủ mọi kích cỡ, trong đó có những cái nhỏ cho trẻ em, và những dụng cụ để cắt xẻo mũi và tai, móc mắt, và làm gãy rời tay. Có các dụng cụ để lột da đầu và cắt gót chân, hoặc cắt kheo chân.  có sắt nung, roi da, và dụng cụ đặc biệt để mổ bụng. Triển lãm trưng bày hình ảnh và lời khai của các nạn nhân, những người đã bị mù, bị bại liệt hoặc bị cắt cụt tay chân vì bị cho là ăn trộm. Có người chăn bò mà ông chủ của anh ta đòi chuộc bằng đồng yuan và lúa mì nhưng bị từ chối trả tiền. Vì vậy, ông chủ đã lấy những con bò cái lớn nhất; Vì điều này, người chăn bò đã bị cắt đứt tay. Một người chăn bò khác do phản đối ông chủ lấy mất người vợ đã bị đập gãy tay. Có các hình ảnh các nhà hoạt động cộng sản với mũi và môi trên bị cắt rời, và một phụ nữ bị hãm hiếp và cắt mất mũi. Một người chạy trốn 24 tuổi chào đón sự can thiệp của Trung Quốc như là quân "giải phóng". Anh ta nói rằng dưới chế độ nông nô, mình đã phải chịu đựng liên miên các công việc nhọc nhằn, đói và lạnh. Sau khi trốn thoát lần thứ 3 không thành, đã bị đánh đập tàn nhẫn bởi người của ông chủ cho đến khi máu đổ ra từ mũi và miệng. Họ sau đó đổ rượu và xút vào vết thương của anh ta để tăng thêm sự đau đớn. 


Như là dấu hiệu quyền lực của Lạt ma, nghi lễ truyền thống sử dụng các bộ phận cơ thể người chết: sáo được làm từ xương đùi người, bát được làm từ hộp sọ, trống được làm từ da người. Sau cuộc cách mạng, một tràng hạt được tìm thấy trong cung điện của Đạt Lai Lạt Ma được làm từ 108 hộp sọ khác nhau. Sau khi giải phóng, các nông nô khắp nơi cho biết rằng các Lạt ma tham gia vào các nghi thức hiến tế người sống - bao gồm cả chôn sống trẻ em nông nô trong tu viện. Các nông nô cũng làm chứng rằng ít nhất 21 người đã bị hiến tế bởi các nhà sư năm 1948 với hy vọng ngăn chặn chiến thắng của cuộc cách mạng CS.

Ở Tây Tạng dưới sự cai trị của Đạt Lai Lạt Ma, một buổi lễ kỷ niệm sự ra đời của Đạt Lai Lạt Ma cần hiến tế 2 đầu người, ruột người, máu người và da người, theo ghi chép lịch sử. Đến thăm bảo tàng Lhasa, nhà báo Alain Jacob thấy "da khô và da thuộc của trẻ em, nhiều chân tay người bị cắt cụt khác nhau, đã khô hoặc đã lâu, và nhiều dụng cụ tra tấn đã từng sử dụng trong vài chục năm qua.
(Magazine Refuting So-called Destruction Of Tibetan Culture China Society For Human Rights Studies)

Sau chiến tranh biên giới của Trung Quốc với Ấn Độ vào năm 1962, CIA đã làm việc chặt chẽ với các cơ quan tình báo Ấn Độ trong việc đào tạo  cung cấp các điệp viên vào Tây Tạng  trong việc thành lập các lực lượng đặc biệt của người tị nạn Tây Tạng  rốt cục được gọi là lực lượng đặc nhiệm biên giới. Tình báo cũng hỗ trợ chính phủ lưu vong Đạt Lai Lạt Ma bằng cách cho tiền hằng năm $180.000 vào các quỹ ủy thác từ thiện của Đạt Lai Lạt Ma cho đến năm 1967  trợ cấp các chương trình đào tạo cho  quan chức  điệp viên Tây Tạng ở Đại học Cornell. Họ cũng mua các tác phẩm nghệ thuật Tây Tạng để trưng bày tại nhà Tibet của chính phủ-lưu vong Tây Tạng  New Delhi. 
(Radio Free Asia Tibetan BBS)

Đạt Lai Lạt Ma tổ chức các lực lượng nổi loạn  nhiều lần âm mưu bạo loạn  Tây Tạng. Ông ta đã cử các điệp viên bí mật và nhân viên tình báo để thực hiện các hoạt động khủng bố tại Tây Tạng. Ông ta lan truyền tin đồn, vu khống và vạch ra các loại hoạt động ly khai khác nhau. Ông ta đi lại như con thoi giữa các quốc gia nước ngoài chỉ để quảng cáo "Tây Tạng độc lập", cố gắng để quốc tế hóa cái gọi là "Vấn đề Tây Tạng". Bằng cách phân tích những gì Đạt Lai Lạt Ma đã làm trong suốt 40 năm qua, chúng tôi có thể thấy rằng ông ta đã không làm  để "phục vụ người dân Tây Tạng", nhưng thay vào đó, ông ta đã làm tất cả mọi thứ cố gắng để lấy lại thiên đường bị mất của ông ta, nơi ông ta có thể tái nô dịch người dân Tây Tạng  tách rời Tây Tạng với đất mẹ.
(Statement by Foreign Affairs Committee of NPC On Dalai Lama’s Speech at EP general Assembly 2004/06/16)

Ngày nay, chủ yếu là thông qua Quĩ Bảo trợ dân chủ -NED và các chi nhánh khác có vẻ sạch sẽ hơn CIA, Quốc hội Mỹ tiếp tục cung cấp hàng năm $2 triệu cho người Tibet ở Ấn Độ, cùng hàng triệu khác cho"hoạt động dân chủ" trong cộng đồng Tây Tạng lưu vong. Đạt Lai Lạt Ma cũng nhận tiền từ George Soros, kẻ bây giờ điều hành Radio Free Europe/ Radio Liberty do CIA lập và các tổ chức khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...