1. Chủ nghĩa Marx đưa ra quan điểm về sự công hữu tư liệu sản xuất, xoá bỏ tư hữu, tuy nhiên, trong Hiến Pháp năm 1946, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH), ghi rõ: "Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm..".
Những năm 1960, khi được hỏi về vấn đề "khoán đất", Bác gật đầu, Bác nói đại ý, rằng, phải khoán chứ, "khoán là ích chung lợi riêng", nghĩa là Bác chấp nhận sự tư hữu, chấp nhận kinh tế thị trường ở một chừng mực nào đó vì nó tạo nên động lực cho nhân dân lao động.
Không nên lỗ mãng công hữu nếu như điều kiện hoàn cảnh chưa cho phép. Stalin công hữu thành công vì Stalin chọn đúng thời điểm và ngay khi tính tích cực của chế độ công hữu tập trung có những bước chững lại, Stalin lập tức hãm phanh và cởi trói bớt một số vấn đề để duy trì tính năng động, uyển chuyển, sức sống cho kinh tế Liên Xô.
Lịch sử loài người, chưa có ai lèo lái nền kinh tế hiệu quả và nghệ thuật như Stalin. Tiếc là sau đó Khrushchev đã huỷ hoại thành quả.
2. Lenin đề cao "Chuyên chính vô sản", Lenin cho rằng Chuyên chính vô sản là "Ngọn lửa thử vàng", nhưng khi lập quốc, Bác Hồ lại lập chính phủ liên hiệp nhiều thành phần.
Thậm chí, đích thân Bác viết thư mời cụ Huỳnh Thúc Khánh - một người có đức độ từng làm việc trong chế độ cũ, ra làm Chủ tịch nước. Cụ Huỳnh vì mặc cảm nên từ chối. Bác lại nhờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết thư mời, vậy là, cụ Huỳnh đồng ý.
Việc này quả thật khác rất xa với cái cách mà Bolsheviks, đứng đầu là Lenin, thứ hai là Trotsky, bắn bỏ gia đình Sa Hoàng Nikolai II.
(còn tiếp).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét