Thư gửi Karl Marx - Lá thư thứ nhất: Về sự bóc lột

Việt Nam, ngày 1 tháng 11 năm 2016

Kính gửi Karl Marx, người sáng lập chủ nghĩa Marx.

Tôi không gọi là "Chủ nghĩa xã hội khoa học" vì nó thiếu tính khoa học. Khoa học đòi hỏi sự toàn diện, bao quát, trong khi Chủ nghĩa Marx của ông lại phiến diện, cực đoan, một chiều, và đôi khi, xin lỗi, tôi xin phép nói thẳng, là ấu trĩ và ngớ ngẩn. Ông bình tĩnh nào, đừng bực tức, tôi có một tật xấu là luôn chứng minh những điều mình nói bằng những lập luận có cơ sở.

Ông Marx này, Chủ nghĩa Marx có phải là để "  xây dựng một xã hội không còn người bóc lột người không"   ? Là như thế đúng không. Dĩ nhiên, ông đã tuyên bố hùng hồn như thế trong Tuyên ngôn các Đảng Cộng sản. Tại sao, trong một xã hội, lại có hiện tượng người bóc lột người, ông Marx nhỉ? Theo như quan điểm của ông, ông cho rằng sự tư hữu, tức là một cơ chế, chính là nguyên nhân của hiện tượng đau lòng đó. Tôi phê bình ông phiến diện và ấu trĩ là ở điều này. Để tôi cho ông một ví dụ đơn giản hơn.

Có một nữ sinh đi học về muộn trên con đường vắng, bị một nhóm yêu râu xanh cưỡng hiếp. Tại sao nữ sinh này bị cưỡng hiếp? Có phải là do nữ sinh này mặc váy ngắn cũn cỡn, đi trên con đường vắng tanh trong đêm khuya vắng lặng, do nữ sinh này không có đai đen Vovinam, không giắt bên người khẩu súng? Nếu nữ sinh này ăn mặc kín đáo, có gương mặt xấu xí, có đai đen Vovinam, giắt bên người khẩu súng, liệu nữ sinh này sẽ tránh khỏi việc bị cưỡng hiếp không, nếu như nữ sinh này đụng phải 10 tên yêu râu xanh to cao, xăm trổ, có súng và bị động dục?

Dĩ nhiên là không rồi. Những người kém ưu thế trong xã hội cũng vậy, ông Marx ạ. Dù ông có xây dựng một học thuyết, một chủ nghĩa gì đi nữa, họ vẫn sẽ bị bóc lột thôi, nếu như những người nhiều ưu thế hơn họ còn lòng tham, còn sự ác độc. Con người đẻ ra cơ chế. Ông lại tin rằng có một cơ chế có thể chi phối triệt để con người, khiến cho không còn người bóc lột người, thì ông ấu trĩ thật.

Trở lại ví dụ về cô gái. Có 3 nguyên nhân dẫn đến cô gái bị cưỡng hiếp:

Một là cô gái đó có quả báo phải bị cưỡng hiếp (nguyên nhân khách quan). Có thể kiếp trước cô đã từng là người nam và tham gia cưỡng hiếp tập thể cô gái nào đó, nên kiếp này phải trả quả báo. Nghĩa là cô gái đến lúc phải trả nghiệp.

Hai là đám yêu râu xanh, sau nhiều ngày đêm quay tay với phim khiêu dâm - ngành công nghiệp cặn bã mà dân tộc Do Thái của ông đã mở ra cho loài người, họ nung nấu ý nghĩ hành dâm đủ để họ đến lúc phải tạo nghiệp.

Một bên đến lúc trả nghiệp, một bên đến lúc tạo nghiệp gặp nhau, nên thành ra kết cục: cô gái bị cưỡng hiếp tập thể, hay nói cách khác, đám yêu râu xanh cưỡng hiếp tập thể cô gái.

Nguyên nhân thứ ba là điều kiện khách quan: cô gái chọn đi con đường vắng... Nguyên nhân này chỉ là phụ. Vì nếu đã có nghiệp bị cưỡng hiếp tập thể rồi, thì không thể tránh khỏi được.

Tương tự như vậy, những người kém ưu thể không phải tự nhiên mà họ bị bóc lột, có 3 nguyên nhân khiến họ bị bóc lột:

Một là, họ đã từng bóc lột người khác, ở kiếp trước, bằng một cách trực tiếp: hà khắc với người giúp việc, công nhân viên... hay gián tiếp: ích kỷ, hưởng thụ, xa hoa lãng phí. Họ đến lúc phải trả nghiệp.

Hai là, những người nhiều ưu thế, bao gồm luôn giới tinh hoa 0,001% của nhân loại, có lòng tham và sự ác độc đến lúc để tạo nghiệp.

Ba là, cơ chế luật pháp thuận tiện dễ dàng cho sự bóc lột. Cơ chế ở đây chỉ là phụ Marx ạ. Không một cơ chế nào có thể bẻ cong đường đi của luật nhân quả.

Tuy nói vậy, tôi không phủ nhận cơ chế. Những người có ưu thế và có đạo đức, có thể sử dụng, tác động vào cơ chế để nâng đỡ những người kém ưu thế, bảo vệ cuộc sống, phẩm giá cho họ, giúp người kém ưu thế làm phước chuyển nghiệp, sám hối, vươn lên cũng như để giáo dục đạo đức cho những người có nhiều ưu thế nhưng còn đầy ắp lòng tham ác độc.

Vai trò của cơ chế chỉ dừng lại ở đó. Việc tưởng tượng ra một cơ chế có thể xoá bỏ thảm nạn người bóc lột người, chỉ là sự quay tay tinh thần thôi, ông Marx, ngoài một chút khoái cảm nhất thời hay,một chút niềm tin tạm bợ mãnh liệt cuồng cuộng, cuối cùng nó chỉ để lại những đổ vỡ.

Là một người chưa từng gọi con gái là "mày", sao tôi lại dùng cụm từ có vẻ khiếm nhã "quay tay" để ví von, à, đó là vì, ở lá thư thứ hai, tôi sẽ hỏi thăm ông về điều về chủ đề tế nhị này, ông Marx ạ, vì nó liên quan đến ông đấy.

Tạm dừng bút.

Trần Lực.

13 nhận xét:

  1. Thằng Lực này viết thật là tào lao. Phật pháp học chưa tới, Mác pháp học chưa thông mà lon ton ra bi bô độc thoại kiểu quay tay thế này thì chả lề nào nghe nổi. Phản bác Marx không thể theo cách dùng Phật pháp kiểu này được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong bình luận của bạn, tôi không thấy được một giọt lý lẽ nào.

      Xóa
  2. Chủ nghĩa Marx là 1 hệ thống học thuyết về triết học, lịch sử và kinh tế chính trị khổng lồ, 1 kho tri thức của nhân loại. Phê phán hay phản bác Marx đã có từ lâu và là điều bình thường, và đó thường phải là những công trình nghiên cứu công phu. Cho đến nay , ủng hộ hay phản bác Marx vẫn là những cuộc tranh luận triền miên, chưa ngã ngũ. Đơn giản vì chưa được thực tiễn kiểm nghiệm, mà - thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý - .
    - Trở lại bài viết của tác giả thật sơ sài, dựa trên những luận điểm có thể nói là khiên cưỡng, ấu trĩ , ngớ ngẩn.
    - Trích : "..tôi không phủ nhận cơ chế. Những người có ưu thế và có đạo đức, có thể sử dụng, tác động vào cơ chế để nâng đỡ những người kém ưu thế, bảo vệ cuộc sống, phẩm giá cho họ,.."
    và trích "..Vai trò của cơ chế chỉ dừng lại ở đó.."
    - Luận đề của tác giả Lực không thể lý giải, nếu những người gọi là "có ưu thế" nhưng "vô đạo đức" thì thế nào ?
    Mặt khác, ta vẫn hiểu nôm na CƠ CHẾ là "cách thức theo đó một quá trình thực hiện” và nó ở trạng thái động, nằm trong sự luôn luôn vận hành (động) của xã hội loài người.
    + Không có cái gọi như tác giả Lực nói là "cơ chế (trong bài viết) dừng lại ở đó" .
    - 1 trong nhiều mặt tồn tại của xã hội loài người, là 1 khi có "những người kém ưu thế" thì sẽ có "những người có ưu thế" và xã hội sẽ luôn sản sinh ra những cơ chế để chế áp hiện tượng đó.
    + Tồn tại xã hội sẽ quyết định ý thức con người.
    (ở đây Marx đã đảo ngược biện chứng của Hegel)
    - Nói đơn giản là : 1 khi tồn tại những vấn đề của xã hội (thí dụ người kém ưu thế hay người ưu thế) thì ý thức cũng sẽ có sự thay đổi phù hợp , để từ đó sinh ra nhưng cơ chế tương thích.
    + Nếu xã hội loài người đã phải trải qua nhiều nghìn năm để rồi chứng kiến sự ra đời của xã hội phong kiến, thì có thể sẽ cũng phải cần nhiều thời gian để chứng kiến sự ra đời của 1 xã hội nào đó , sau xã hội tư bản.
    Đây là quy luật tất yếu.
    P/s : tác giả Lực còn nhiều lập luận áp đặt , khiên cưỡng, thậm chí ấu trĩ, nhưng vì vấn đề quá lớn nên có thể sẽ trao đổi vào dịp thích hợp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sai rồi. Đâu phải tất cả những người có nhiều ưu thế đều áp bức những người kém ưu thế. Đâu phải tất cả những người đàn ông có sức khoẻ, có đòi hỏi tình dục đều cưỡng bức các cô gái để thoả mãn dục tính? Cái gì khiến cho họ kiềm chế, cái gì khiến cho người cha, người anh kiềm chế để không giao cấu với con gái, em gái mình? Cái gì khiến người chồng kiềm chế khi người vợ không muốn chung vui?

      Đó là Đạo đức.

      Xã hội luôn bất bình đẳng và luôn luôn bất bình đẳng. Chỉ có những kẻ thiểu năng trí tuệ, ngu xuẩn mới mơ mộng về một sự san phẳng quyền lợi, cào bằng xã hội.

      Chỉ có những trí tuệ khuyết tật mới nghĩ đến việc công hữu tư liệu sản xuất, công hữu tất cả thì sẽ chấm dứt nạn người bóc lột người. Loài người phải chấm dứt suy nghĩ ngu đần đó.

      Nạn người bóc lột người chỉ chấm dứt khi những người kém ưu thế có đạo đức và biết làm phúc, để nâng cái phước của mình lên, từ đó nâng thân phận của mình lên, khi đã hết tội, đủ phúc, thì họ không thể bị bóc lột.

      Cũng vậy, người có nhiều ưu thế phải biết nâng đỡ những người kém ưu thế, có đủ đạo đức để bứng tận gốc rễ lòng tham thẩm sâu trong tâm hồn.

      Mọi chủ thuyết chính trị tin rằng CHỈ bằng một hay một số cơ chế, chính sách, bộ luật ...mà có thể chấm dứt nạn người bóc lột người, thì chủ thuyết đó chỉ là một đống giấy lộn.

      Nên được đem đi chùi một cái gì đó rồi vứt vào sọt rác.

      Xóa
    2. @Tân Sinh : nên nói bằng chữ, hạn chế nói cảm tính...
      Tôi tạm tách còm của bạn làm 2 phần :
      1, Phần đầu "..từ Đâu phải...đến Đó là đạo đức.."
      Phần này có vẻ tối nghĩa. Ở đây chưa bàn đến những lý lẽ của bạn đúng hay sai, tôi chỉ hỏi bạn : khái niệm đạo đức mà bạn dùng là thứ đạo đức gì, tốt hay xấu ? @TS nên nhớ Đạo đức luôn có ít nhất 2 mặt : tốt và xấu . Luôn có những con người đạo đức tốt và xấu.
      Do vậy nếu người "có ưu thế" vô đạo đức thì ..điều gì sẽ xảy ra ?
      * Kết luận ngay : không thể dung hòa hay điểu tiết sự "ưu thế" của con người , nói chung, bằng thứ "đạo đức" chung chung, mơ hồ.. Cần phải có CƠ CHẾ mới, thích hợp để điều tiết và CƠ CHẾ không bao giờ gọi là "dừng lại" như đã nói ở còm trên.
      - Như vậy : lập luận phần 1, của bạn lủng củng, không ổn.
      2, Phần 2 ; Ta hiểu nôm na v/đ từ gốc là : mỗi con người sinh ra đã khác nhau : từ trí tuệ, thể chất,..đến hoàn cảnh xã hội, gia đình,... Từ đó tạo ra những con người có những "ưu thế" khác nhau, nhiều hay ít..Ngắn gọn, rồi cũng từ đó, dần dần tạo ra bề nổi của 1 xã hội mà ta hay hiểu là bất bình đẳng.
      - " Bất bình đẳng xã hội là sự không bình đẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội. "cơ hội " ở đây chính là "ưu thế" đã nói ở trên.
      * Trong xã hội loài vật cũng tồn tại sự bất bình đẳng và xã hội loài vật tồn tại trong sự chấp nhận mặc nhiên sự bất bình đẳng.
      Nhưng : xã hội loài người thì không chấp nhận sự tồn tại của sự bất bình đẳng và luôn luôn tìm cơ chế để điều chỉnh , chế ngự,.. nó.
      Đó là sự khác biệt căn bản giữa 2 loại xã hội : loài người và loài vật.
      Nói cách khác : chỉ có những xã hội gồm những con vật mới tìm cách duy trì sự bất bình đẳng xã hội.
      Phần 2 của bạn @ Tân Sinh cũng tương tự : lập luận phiến diện và cũng không ổn.


      Xóa
  3. Muốn chấm dứt nạn người bóc lột người phải chấm dứt cả hai:
    - Nguyên nhân bên ngoài (phụ): cơ chế, chính sách lỏng lẻo, thuận lợi cho sự bóc lột.
    - Nguyên nhân GỐC bên trong (chính): Sự kém đạo đức của người nhiều ưu thế và Sự kém đạo đức, kém phúc của người kém ưu thế.

    Chủ thuyết chính trị nào muốn xây dựng xã hội không còn người bóc lột người mà chỉ nhìn thấy nguyên nhân bên ngoài thì đừng tự nhận là CNXH khoa học, nên gọi là CNXH phiến diện thì đúng hơn, vì nó chỉ nhìn thấy một nguyên nhân phụ trong khi có đến hai nguyên nhân mà nguyên nhân chính, căn nguyên sâu xa, mới là nguồn cội của vấn đề.

    Trả lờiXóa
  4. 1,5 thế kỷ nay rồi còn tranh luận đến bao giờ nữa. LX tồn tại được 70 năm, tư bản tồn tại 1/2 thiên niên kỷ mặc dù nó chứa đầy rẫy nghịch lý, bất công.

    Thế thì tại Mác chứ tại cái gì nữa mà tranh luận chưa dứt?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại vì nhân loại chưa bao giờ hết những thằng, những con dở khôn dở dại như DBS DBS luôn cho mình là đỉnh cao.
      Lý luận thì nửa mùa, kiến thức thì lỗ mỗ lại khoái lập ngôn dạy đời. Thêm nữa, toàn lên mạng chém với lũ đầu đất, được chúng nó tung hô quen rồi đâm ra không biết mình là ai và đang ở đâu nữa. Loại người này giờ nhiều như chó con chạy rông. Nghe ai phản đối một câu là sủa nhặng lên rồi xóa bài hoặc block - bởi thế nên mới càng ngu lâu dốt bền. Chỉ nội việc đưa những đề tài cỡ này lên mạng bằng một bài cụt lủn cũng thấy độ ngu của chúng là vô đối.

      Xóa
    2. Thế thì hạ cái đỉnh cao ấy xuống đi. Đừng ngồi chửi đổng như thế.

      Xóa
    3. Không có đủ không-thời gian để hạ, sức đâu mà đi hạ những gò đống lổm ngổm đầy đồng này, chả may cuốc trúng mả nhà thằng nào nó lại chửi váng lên nghe mệt tai lắm. Mạng internet cũng không phải chỗ để hạ nhau (nâng nịnh nhau thì được). Mà hạ làm cái giề, kệ cho chúng tự sướng và diễn tuồng "đỉnh cao chí tệ" cho đời vui thêm. Những bài viết trò hề vô vị như thế này chả làm cho xã hội tốt lên hoặc xấu đi bao nhiêu vì sẽ nhanh chóng tự phân rã thôi.

      Xóa
    4. Mà BDS sinh hoạt bên chỗ thằng An Hoàng nhiều rồi sao ra ngoài đời vẫn post những bài vớ vẩn thế nài nhỉ, thằng Pín nghé tuy bộp chộp nhưng phổ biến kiến thức cho ba-toong xem ra ổn hơn.

      Xóa
    5. Cho xin 500đ lý lẽ phản biện đi Nặc danh ơi.

      Xóa
  5. Chủ nghĩa duy vật cách chủ nghĩa thú vật chỉ một sợi chỉ mong manh, mà đôi khi, những người duy vật bước qua chẳng ngại ngùng.

    Trả lờiXóa

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...