Trước hết cần hiểu NEP (New Economic Policy) là cái gì, đơn giản nhất:
1. Cốt lõi của
NEP, bắt đầu từ quyết định của đại hội X đảng CS LX tháng 3 năm 1921, thay thế
trưng thu bằng thuế hiện vật. Ban đầu, Bolshevik coi NEP là một bước lùi tạm thời
bởi không tương xứng (nông dân kiệt quệ và chết). Trong danh mục đề ra bao gồm quay lại
CNTB nhà nước (trong một số lĩnh vực kinh tế) và thực hiện quan hệ giữa các
ngành công nghiệp và nông nghiệp trên cơ sở thương mại và lưu thông tiền tệ.
Vì thế, NEP được
đánh giá là 1 trong những cách thức có khả năng để tiến đến CNXH qua việc kết hợp
XHCN với kinh tế thị trường và dần dần, khi có chỗ dựa từ chỉ đạo cấp cao về
chính trị, kinh tế và hệ tư tưởng – sẽ đào thải hình thức kinh tế phi XHCN. Có
nghĩa là, tất cả nông dân (và không chỉ bộ phận nghèo đói nhất) sẽ trở thành
thành viên đầy đủ của kiến trúc XHCN.
2. NEP theo nghĩa
đầu tiên và trước hết là để khôi phục quan hệ hàng hóa-tiền tệ trong thương mại,
công nghiệp, nông nghiệp. Và để khôi phục lại ngành công nghiệp, điều chỉnh
thương mại giữa thành thị và nông thôn với các dự định:
- Tiến hành hoàn
trả 1 phần nền công nghiệp đã quốc hữu hóa, phát triển sản xuất thủ công và qui
mô nhỏ;
- Đưa ra chế độ tự
hạch toán tài chính, tạo ra tổ chức tự cung cấp tài chính – là các liên hiệp và
hiệp hội.
- Bãi bỏ lao động
cưỡng bức, công bằng trả công lao động;
- Tạo ra xí nghiệp
tư bản nhà nước - ở dạng tổ hợp, phức hợp, tổ chức cho thuê mướn;
3. Chính sách tài
chính trong các năm NEP có đặc điểm hệ thống tín dụng phi tập trung nổi tiếng
(cho vay tín dụng thương mại).
-Hệ thống tín dụng:
năm 1921 tái thành lập ngân hàng Quốc gia. Sau đó có NH công nghiệp-thương mại,
thương mại Nga, hợp tác xã tiêu thụ, mạng lưới hợp tác xã và công ích địa
phương. Năm 1924 thành lập NH nông nghiệp TW, trong 3 năm cung cấp tín dụng cho
nông thôn, 400 triệu rub. Đưa ra hệ thống thuế trực tiếp và gián tiếp (thuế
thương mại, thu nhập, thuế hàng xa xỉ, thuế địa phương).
- Cải cách tiền tệ
(1922-1924) là biện pháp hiệu quả và thị trường nhất của chính sách tài chính
CQ Xô Viết trong thời kỳ này. Cải cách làm ổn định vị thế tài chính. Dòng tiền ổn
định trong lưu thông – tiền vàng, tương đương với 10 rub vàng trước cách mạng.
Điều quan trọng là các cải cách được thực hiện bởi các nhà tài chính từ trước
cách mạng (*), đã thiết lập được qui mô cung ứng và nhu cầu.
4. Thương mại. NEP
chứng tỏ các kết quả kinh tế đảng kể, đặc biệt trong những năm đầu tiến hành. Sự
phát triển của quan hệ tiền-hàng dẫn đến sự phục hồi của tất cả các thị trường
nội địa Nga (thị trường lớn - Nizhny Novgorod, Baku, Irbit, vv). Đối với giao dịch
bán buôn năm 1923 đã mở 54 sở giao dịch. Bán lẻ tăng nhanh, 3/4 trong số đó là
trong tay tư nhân.
---------------------------------
Thời kỳ NEP là 1
trong những giai đoạn kỳ quái nhất trong lịch sử nhà nước Xô Viết. Có 2 phiên bản
giải thích thường gặp về NEP:
1. Phiên bản tự do
phương tây: NEP là quay lại tiến trình tự nhiên. Thị trường được coi là nhu cầu
tự nhiên.
2. Phiên bản Xô viết:
NEP là biện pháp bắt buộc của Bolsheviks. Nhờ nó xây dựng kinh tế mạnh.
Thực sự cả 2 phiên
bản đều sai. Phiên bản 1 quá đơn giản, còn 2 cũng không phản ánh sự phức tạp
hơn rất nhiều của NEP, sự kỳ lạ của quốc gia NEP.
Có thể xem xét như
sau:
1. NEP chính là thứ
hình mẫu đã xảy ra ở Nga thập kỷ 90 – khi cả quốc gia nói về sự không tránh khỏi
của cải tổ thị trường… về 1 “thực tế” là thị trường sẽ điều chỉnh mọi thứ.
2. NEP không dẫn đến
hình thành nền kinh tế mạnh – nền kinh tế mạnh được xây dựng trên cơ sở công
nghiệp hóa.
3. NEP đưa đến phục
hồi tư bản… làm gia tăng thất nghiệp và bần cùng hóa tầng lớp nông dân.
4. Stalin năm
1937-38 đã trấn áp tất cả những kẻ khởi xướng, tham gia trục lợi NEP (Bukharin).
HỆ
THỐNG QUÈ QUẶT
NEP đưa đất nước
vào bế tắc tuyệt đối.
Đầu tiên, nó không
cho phép trao đổi hàng hóa bình thường giữa thành thị và nông thôn. Thứ hai, NEP là cấu
trúc chính trị-quản trị què quặt, được tạo ra từ 3 thành phần: lãnh đạo CS – quản
trị doanh nghiệp – Nepman.
Nepman thực hiện
chức năng kẻ đầu cơ trục lợi. Đó là hệ thống tham nhũng – đến cuối thập kỷ 20,
tham nhũng ở LX đã đạt đến mức độ vô cùng vô cùng lớn.
NEP tương tự đã bắt
đầu thập kỷ 1990, Nepman là các tân tư bản được chọn trước.
Nói cách khác, NEP
không giải quyết bất cứ vấn đề kinh tế nào, nó thực sự không được coi là giải
pháp cho các vấn đề kinh tế. NEP là biện pháp cướp đoạt… như Nga trong thập kỷ
90 (mềm hơn bắn và tịch thu cộng sản thời chiến).
KHỦNG
HOẢNG TIÊU THỤ
Tất cả lịch sử NEP
là 1 chuỗi khủng hoảng kéo dài. Năm 1923-24 bùng nổ khủng hoảng bán sản phẩm.
Nếu đo lường giá sản
phẩm công nghiệp bằng pud ngũ cốc (1 pud = 16,38kg). Thì giá đã tăng so với năm
1913 3–4 lần. Các xí nghiệp nhà nước đưa sản phẩm của mình ra thị trường với
giá độc quyền cũng như qua bán lẻ tư nhân.
Sự đầu cơ không thể
tránh khỏi trong điều kiện như thế bắt đầu – giá hàng hóa công nghiệp nhanh
chóng tăng cao.
Điều này dẫn đến ứ
đọng hàng hóa – sản phẩm công nghiệp quá đắt cho số đông dân chúng và chỉ đơn
giản là họ không thể mua. Khủng hoảng tiêu thụ 1923-24 cho thấy NEP không hề là
con tàu thực sự đưa công nghiệp đi trên đường ray thị trường.
Sau khi gặp khủng
hoảng, đảng và các tổ chức kinh tế "siết chặt dây cương" quản lý công
nghiệp, để lại duy nhất 1 khả năng quan hệ thị trường.
Chỉ đạo của đảng
nhìn chung theo kiểu:
"Buộc quản lý
nhà máy Izhorky, đồng chí Korolev trong vòng 24h phải ký HĐ với Petrooblasttop để
cung cấp 1 triệu tấn than theo các điều kiện sau: Nhà máy Izhorky đặt
cọc 10% giá trị thỏa thuận, còn Oblasttop được giao tín dụng trong 5 tháng, kể
từ ngày ký kết thỏa thuận. Thời hạn giao lượng than đã định – 2 tháng".
Như thế, sự độc lập
của các tổ chức kinh tế chỉ là hình thức. VSNKh (Hội đồng kinh tế tối cao) đã
ra lệnh giảm giá. Khi sản xuất hiệu
quả thấp, có nghĩa là các xí nghiệp có ít vốn để mua sắm trang thiết bị mới.
Vòng xoáy không lối thoát bắt đầu.
Một trong những
thành tích của NEP là năm 1924, con số thất nghiệp tăng lên 1 triệu người…
KHỦNG HOẢNG TRONG
NÔNG NGHIỆP
Không tịch thu đất
đai của chúa đất, thì không đủ việc làm cho tất cả nông dân.
Thất nghiệp nông
thôn tăng, còn công nghiệp thì tăng trưởng chậm để có thể thu hút lao động dư
thừa. Điều này làm tái
nghèo, bất chấp nông dân có đất, nhưng bị chia thành những phần manh mún, lao động
thủ công năng suất thấp.
Kế hoạch thu mua
lúa mỳ năm 1924 chỉ thực hiện được 86%. Công nghiệp chỉ ở mức không có lợi nhuận
và phục hồi chậm. Năm 1922 mức sản xuất công nghiệp chỉ đạt 21% trước thế chiến,
năm 1923 — 30%, 1924 — 39%.
Thế là phục hồi đặt
gánh nặng vào nông dân. Để tăng lợi nhuận cho công nghiệp, chủ
tịch VSNKh Dzerzhinsky (Felix sắt) cho rằng có thể giảm giá
hàng công nghiệp bằng cách tăng năng suất lao động công nghiệp và cả nền kinh tế.
Nhưng không có
trang bị mới ở các nhà máy, còn công nghiệp cơ khí chỉ mới bắt đầu phục hồi. Do
đó Dzerzhinsky cho rằng vẫn có thể thực hiện nhiệm vụ này bằng cách tăng cương
khai thác sức lao động của công nhân, những người đang sống ở mức như trước thế
chiến. Nếu trước mặt là
các quầy hàng đầy đủ sản phẩm, cũng không có nghĩa là dân chúng no đủ.
Các quầy hàng đầy,
chỉ vì dân chúng không có tiền mua những thứ cần thiết cho mình. Mùa hè 1923 có
các cuộc đình công ở Moskva, Petrograd, Donbass, vv.
Tương tự đầu 90,
các quầy hàng vẫn đầy – chỉ dân chúng là không có tiền…
CAO
TRÀO VÀ KẾT THÚC NEP
Nhượng bộ lớn nhất
mà lãnh đạo LX có thể làm đối với CNTB là sau 1925. Tháng 4, đại hội XIV đảng
Bbolsheviks đã ra các quyết định “đúng đắn”.
Đó là hạ thấp thuế
cho cỗ máy (tất cả cùng 1 mức thuế cho cả nông dân giàu và tập thể), tăng tín dụng,
cho thuê, giảm kiểm soát buôn bán nhỏ và cho phép thuê lao động phụ trợ ở nông
thôn. Nghĩa là, theo quan điểm Marxists cổ điển, chính là quan hệ sản xuất tư bản.
Lần đầu tiên nó được
phổ biến trong toàn thể nông dân - kể cả chủ nông giàu có, mà sản xuất hàng hóa
của họ là cao hơn nông dân trung bình. Nó từng là biện pháp kinh tế hợp pháp chống
lại kulaks, kết hợp với cho vay nặng lãi ở nông thôn và nô dịch bóc lột nông
dân.
Đầu 1928 thất bại
tiếp theo của vụ ngũ cốc đẩy đất nước đến bờ vực bạo loạn vì đói cuối cùng đã
thuyết phục được lãnh đạo đất nước rằng, mô hình NEP – với sự biện hộ mình
trong giai đoạn ngắn 1924-1925, không thể cho phép cỗ máy công nghiệp-quan liêu
chậm chạp có đủ vốn để xây dựng một nền công nghiệp mạnh mẽ.
Nông dân đã “dưa
thừa” lúa mỳ, nhưng họ chẳng thể trao đổi lấy hàng hóa công nghiệp có chất lượng
vì không có. "Yêu cầu" của lãnh đạo trao bánh mỳ tự nguyện bị nông
dân đáp trả 1 cách chế nhạo. Thâm hụt thu mua lúa lên tới khoảng 100 triệu pud.
(Lưu ý, trong suốt thời kỳ Sa Hoàng, dù chiến tranh loạn lạc, nông dân Nga chưa
bao giờ chết đói như các năm 1921-22, 1931-32 dưới thời Bolsheviks.)
Nhưng NEP đã đẩy đất
nước vào con đường cụt và bờ vực nạn đói. Đúng vào lúc này,
có quyết định đặt hy vọng vào nông trang và bắt đầu tập thể hóa… đó là bước đi
đúng đắn.
HỒI PHỤC NHƯ HUYỀN
ẢO
Có vẻ như NEP dẫn
đến sự hồi phục nhanh của kinh tế. Lợi ích kinh tế nảy sinh của nông dân trong
việc sản xuất nông nghiệp nhanh chóng làm bão hòa thị trường lương thực và khắc
phục hậu quả của những năm “cộng sản thời chiến” đói kém.
Ban đầu, điều như
thế đã xảy ra. Cho dù bị hạn hán,
sự no đủ của nông dân nhìn chung đã đạt mức trước thế chiến, số lượng nông dân
nghèo và giàu đều giảm. Đã có nhiều ruộng đất được chia, là phương tiện sản xuất
cơ bản. Nhưng điều này đã không đem đến kết quả tăng trưởng sản xuất nông nghiệp,
và phân bố thu nhập, nói cách khác là xóa bỏ lớp người giàu.
Mặt khác, giả định
cơ chế thị trường đưa đến phục hồi kinh tế và cho phép củng cố chế độ. Nhưng
trong điều kiện đổ nát, kế hoạch công nghiệp hóa là không hiện thực.
Đàn gia súc năm
1925 trong kinh tế nông nghiệp lần đầu tiên vượt qua mức năm 1916. Cung ứng cho
cư dân thành thị được cải thiện cơ bản, mức tiêu thụ thịt, chất béo, sữa, bơ của các gia đình lao động tăng
đáng kể.
Sản xuất sản phẩm
thịt hàng năm năm 1926-28 đã tăng so với 1909-13 26%, sức tiêu thụ hộ gia đình
công nhân đã gần gấp đôi cùng kỳ.
Nhưng kinh tế nông
nghiệp LX năm 1928 không vượt được thời kỳ trước thế chiến. Diện tích gieo trồng
ngũ cốc chỉ bằng 94,7%, và tổng sản lượng nông nghiệp bằng 91,9% các chỉ số
năm 1913. Cùng với điều này, hàng hóa nông nghiệp đã giảm, đặc biệt là trong
lĩnh vực cây trồng ngũ cốc.
Cũng vào năm 1926
dân số thành thị tăng 1,6 triệu người so với 1913, phần hàng hóa ngũ cốc chỉ là
10,3 triệu tấn so với 21,3 triệu tấn năm 1913. Đã có những thay đổi đáng kể
trong cán cân lực lượng ở nông thôn.
Lúc này, 94,5% ruộng
đất thuộc về người nghèo và nông dân. Có 1 nghịch lý, cho dù kulak chỉ còn giữ
5,5% đất đai, nhưng tất cả họ vẫn là lực lượng kinh tế lớn, chiếm 20% sản phẩm
ngũ cốc của đất nước.
Sức mạnh kinh tế của
lớp nhà nông giàu vượt xa số lượng của họ (mùa xuân năm 1926, 6% họ tập trung
khoảng 60% ngũ cốc hàng hóa trong tay), trên thực tế đã có chuyện họ ngừng bán ngũ cốc
cho hợp tác và cơ quan thu mua, giữ chúng đến mùa xuân khi tình hình thị trường
thuận lợi hơn.
Một khảo sát ở
Siberia cho thấy: kulaks đã mua các sách về luật và hiểu biết hơn về luật đất
đai và luật hình sự so với hầu hết các luật sư địa phương.
Chính sách của CQ
Xô viết trong thời kỳ NEP là trực tiếp ủng hộ dân nghèo chống kulaks. Nhưng
ngay khi công bố thuế hiện vật, họ có lợi thế về học vấn, nên tham gia vào đảng và
đoàn Komsomol, họ được ưu tiên hơn khi tham gia đội ngũ công nhân trong ngành
công nghiệp và trong việc lập các chức vụ quản lý và văn phòng trong các hội đồng
làng.
Thế rồi kulaks bị
trừng phạt bằng cách tước quyền bầu cử và bằng thuế, họ bị làm nhục, còn dân
nghèo có quyền ưu đãi, một cách không xứng đáng so với họ.
Bằng cách nào đó
cuối những chính sách NEP phân biệt đối xử chống kulaks lại có tình trạng nghiêm trọng hơn và đặt ra nền
móng làm gia tăng đáng kể thái độ thù địch, mà đỉnh cao quyết định của Stalin
"xóa bỏ kulaks như một tầng lớp". Trong thực tế, mọi thứ đã khác đi.
Nông dân nhanh
chóng tìm thấy câu trả lời trước áp lực phi kinh tế của chính quyền. Nông dân
giàu - sợ rằng họ sẽ bị coi là kulaks, thường viện đến các mánh khóe khác nhau,
ví dụ, khi cho nông dân không có ngựa thuê (1 con ngựa), thì họ viện cớ người
nghèo làm mất ngựa.
Nông trại giàu có
qui mô lớn bị chia ra để che giấu thu nhập và giảm thuế. Số các nông trại thuộc
về kulaks năm 1929 giảm đi 25%. Một thành viên
trong cuộc thảo luận năm 1931 lưu ý: "bây giờ là trong những người giàu
không có ai giàu lên, tất cả thành nghèo, bởi vì trong làng thì nghèo có lợi lộc
hơn".
Cùng với sự phát
triển nông thôn, đất đai được chia giảm đi hàng năm, nghĩa là quá trình xé nhỏ
kinh tế vẫn tiếp tục.
Ví dụ năm 1928,
nông nghiệp Kazakhstan mới đạt mức trước thế chiến, nhưng ruộng đất tiếp tục bị
chia nhỏ:1,25 triệu hộ gia đình năm 1928 so với 800 nghìn năm 1913. Họ lao động
chủ yếu chỉ để nuôi mình, lượng hàng hóa lúa mỳ cung cấp cho thành phố thiếu hụt
đến mức thảm họa.
Tất cả điều này
làm nảy sinh những vấn đề hệ trọng của nền kinh tế và an ninh lương thực LX.
VẤN
ĐỀ CHÌA KHÓA
Trải qua nội chiến
và sự vô vọng của biện pháp “cộng sản thời chiến”, Stalin quyết định chuyển
nông dân từ sở hữu độc lập thành nhân viên của các nông trường qui mô dưới quyền
nhà nước.
Trong các nông trường
tập thể, họ sẽ dưới quyền chủ nhiệm được đảng bổ nhiệm. Chủ nhiệm bị mối đe dọa
ra tòa sẽ phải giao đủ nhiều lúa mỳ theo yêu cầu cho dù nông dân có thể bị đói.
Kế hoạch chính thức
tăng tốc tập thể hóa đã chứng tỏ nhu cầu hoàn thiện nông nghiệp
bằng áp dụng cơ giới hóa, đầu tiên là máy kéo.
Nhưng LX chỉ sản
xuất được 1200 chiếc mỗi năm tại nhà máy Putilovsky và vài chục khác tại các
nhà máy khác. Vì vậy, cơ giới hóa nông nghiệp phải đợi. Nông trang tập thể là cần
thiết để quản lý và cung cấp lương thực cho công cuộc công nghiệp hóa, cần xuất
khẩu để có tiền mua công nghệ hiện đại.
Stalin đưa ra
phương án thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện tại đau khổ, nhưng hiện thực…
KẾT
LUẬN
NEP không giải quyết
được bất cứ vấn đề kinh tế nào. Nó làm chúng trầm trọng thêm và ảnh hưởng
nghiêm trọng, lâu dài đến toàn bộ đất nước.
(*) các nhà tài
chính từ trước cách mạng: thực sự Sa Hoàng đã để Rotshchilds, tài phiệt quốc tế thao túng hệ thống
ngân hàng-tài chính Nga đầu thế kỷ XX – ND;
http://maxpark.com/community/14/content/2281294
http://studopedia.ru/1_30896_osnovnie-elementi-nepa.html
http://esdek.narod.ru/38/volskiy5.htm
http://www.xserver.ru/user/fedrh/
http://studopedia.ru/1_30896_osnovnie-elementi-nepa.html
http://esdek.narod.ru/38/volskiy5.htm
http://www.xserver.ru/user/fedrh/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét