The Trans-Pacific Partnership

TỰ DO THƯƠNG MẠI!!!???

Tự do thương mại và toàn cầu hóa, đa văn hóa là những khẩu hiệu được phương Tây xổ súy!

Nói như vậy là sai, chính xác là chúng được tập đoàn tài phiệt quốc tế cổ súy.

Khi mà hàng loạt tai to mặt lớn mở mồm ra là thấy thối tha, trèo lên TV và báo chí là thấy bệnh hoạn, thấy lộ rõ khát vọng làm nô tài cho đế quốc, thì tự dân chúng buộc phải lên tiếng.

Vì vậy mong tất cả những ai có thể phổ biến bài này các nhiều càng tốt.



Mỹ không thực sự có một nền dân chủ. Đó là kết luận của một nghiên cứu gần đây từ Đại học Princeton. Thay vào đó, giới bề trên Mỹ và các nhóm lợi ích đặc biệt thống trị khủng khiếp ở Washington, trong khi: ưu đãi của những người Mỹ trung bình tỏ ra chỉ là rất nhỏ bé, gần như bằng 0, không có cách nào để đa số dân chúng Mỹ có tác động đáng kể đến chính sách công nước Mỹ.

Chúng ta đem sự khẳng định này vào để kiểm tra cụ thể Hiệp định thương mại tự do và mối quan hệ với dân chủ và chủ quyền các quốc gia.


"Dân chủ" thường dùng để chỉ một hệ thống chính phủ trong đó người dân quyết định các quy tắc của quốc gia có chủ quyền của họ. Sự thật là vậy, tinh thần dân chủ và chủ quyền, tất cả các lĩnh vực của chính sách - bao gồm cả môi trường, thương mại, tài chính, sở hữu trí tuệ và văn hóa - phải nằm trong một quá trình chính trị công bằng và tự quyết.

Trong thế giới hiện đại và toàn cầu hóa, các tổ chức dân chủ và độc lập tồn tại trong mối quan hệ căng thẳng với một tổ chức mạnh mẽ khác: Thị trường toàn cầu và các thể chế tự do thương mại của nó.


Theo một nghĩa, hệ thống thị trường tự do duy trì nền dân chủ. Nó tạo ra sự giàu có và làm dịu việc tập trung quyền lực – là 2 điều kiện tiên quyết cho dân chủ. Nhưng theo một nghĩa khác, chủ nghĩa tư bản thị trường tự do toàn cầu xung đột với dân chủ và độc lập chủ quyền. Điều này đặc biệt đúng đối với thứ chủ nghĩa tư bản "tân tự do", khi mà phái này nổi lên kể từ những năm 1980. Ở một khía cạnh nó thúc đẩy các nguyên tắc để bãi bỏ các luật lệ có quy mô toàn cầu, tự do hóa, tư nhân hóa, và đảo ngược phúc lợi công - tất cả điều này đều làm tăng bất bình đẳng và phân phối lại quyền lực kinh tế - chính trị cho các tập đoàn và các cá nhân giàu có.


Đối tác xuyên Thái Bình Dương - The Trans-Pacific Partnership


Một trong những ví dụ sinh động nhất gần đây của cuộc xung đột giữa các nền dân chủ, chủ quyền và CNTB toàn cầu là quan hệ Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) - cái gọi là Hiệp định "tự do thương mại" trong số 12 quốc gia ven biển Thái bình dương, bao gồm Mỹ, Chile, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và một số nước khác.

Theo Barack Obama, kẻ ủng hộ mạnh mẽ hiệp định: "TPP sẽ thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta, hạ thấp các rào cản đối với thương mại và đầu tư, tăng cường xuất khẩu và tạo thêm việc làm cho người dân của chúng ta". Từ quan điểm này, TPP là một tình huống win-win, trong đó người lao động, các doanh nghiệp, và các quốc gia nói chung sẽ được hưởng lợi.


Tuy nhiên, trái ngược mạnh với sự quả quyết nhiệt tình của Obama, nhiều nhà phê bình xem TPP là lừa đảo và nguy hiểm. Theo lời Lori Wallach của Public Citizen, Hiệp định này là một "Trojan horse" – con ngựa gỗ mang cạm bẫy được ngụy trang khéo léo như một món quà, mà thực tế sẽ phục vụ lợi ích của số ít các tập đoàn đa quốc gia và các nhánh hành pháp chứ không phải là công chúng.


Theo quan điểm phê phán này, xu hướng TPP phá hoại nền dân chủ và chủ quyền quốc gia là do hai yếu tố: quá trình mà qua đó nó đang được thiết kế, và kết quả có thể có được của các cuộc đàm phán.


Trước tiên, hãy nhìn quá trình:


Trong nền dân chủ, các quy tắc ràng buộc có được tính hợp pháp thông qua một quá trình thương lượng tập thể và thỏa hiệp - một cách để cân bằng quyền lực giữa các nhóm lợi ích trong một quốc gia. Để có được điều đó, các công dân và các nhà lập pháp cần phải biết nội dung của luật lệ đang được thảo luận.


Trong TPP, điều hoàn toàn ngược lại là thật. Rất ít thông tin chi tiết được làm sáng tỏ cho công chúng, hoặc thậm chí cho Quốc hội, để họ có thể thảo luận về ưu/nhược điểm của điều ước quốc tế. Phần lớn những gì người ta biết chỉ xuất hiện qua rò rỉ.

Mức độ bí mật không phải luôn luôn là tiêu chuẩn. Gần đây nhất là thời TT Bush, các thỏa thuận được đối xử minh bạch hơn. Ví dụ, các chính phủ tham gia vào các cuộc đàm phán Khu vực Thương mại Tự do châu Mỹ (FTAA) - ​​phần mở rộng đề xuất của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) trải rộng khắp Tây bán cầu – đã phát hành bản dự thảo hiệp định, mặc dù có một số phần bị giữ lại.


Không phải ngẫu nhiên, sau khi hội nghị thượng đỉnh xã hội dân sự và các cuộc biểu tình quân chúng lớn lan truyền phản đối rộng rãi, các bên đã kết thúc nỗ lực của họ để hình thành FTAA năm 2004. Ngược lại, và mặc dù đã cam kết minh bạch trong chính phủ, chính quyền Obama cho đến nay đã hành xử trái ngược với tiết lộ dự thảo TPP.


Trong khi một số ít các công đoàn lao động và các tổ chức NGO có vẻ một số can dự vào quá trình đàm phán này, các nhà phê bình lưu ý rằng nhiều bên có liên quan đã bị đóng cửa ở ngoài. Như nhà kinh tế học nổi tiếng Joseph Stiglitz và Dean Baker cho rằng, chủ yếu là các nhánh hành pháp và một số tập đoàn lớn có đặc quyền được tham gia vào quá trình đàm phán này, và do đó có khả năng hình thành các điều ước quốc tế phù hợp với quyền lợi hẹp hòi ích kỷ của họ.

Và trở ngại công khai tư liệu có thể đi xa hơn nữa. Tại Mỹ, Quốc hội phải chấp nhận mọi thỏa thuận mà các nhánh hành pháp đàm phán. Tuy nhiên, chính quyền Obama đang tìm cách để có được phê chuẩn TPP bằng quyền thương mại "theo đuối nhanh - fast-track trade", mà theo đó sẽ cho phép hạn chế thời gian tranh luận và không được quyền sửa đổi.


TPP không thực sự là thương mại


Vậy thì cái gì là không giống về hiệp định này đang được đàm phán kín?


Cái hiệp định thương mại TPP hiện nay thực sự có rất ít thứ để làm với thương mại. Thay vào đó, TPP có thể sẽ có tác động lớn nhất về các quy định và tiêu chuẩn nội địa. Trong khi các chi tiết vẫn còn chưa rõ ràng, các nước có thể sẽ phải đối mặt với áp lực gia tăng để đảo ngược quy định an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường, tự do Internet, và thậm chí các quy định tài chính đã ban hành gần đây.

Và những gì sẽ xảy ra nếu một quốc gia từ chối tuân thủ? Các nhà đầu tư tư nhân có thể kiện chính phủ nếu, ví dụ, họ tin rằng các quy định về môi trường làm giảm lợi nhuận tương lai dự kiến ​​của họ - ngay cả khi những quy định đã được ban hành một cách dân chủ và áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp trong nước.


Những kiện tụng này sẽ được quyết định bởi tòa án quốc tế không được bầu và không có trách nhiệm với công dân của bất kỳ quốc gia nào.

Với tất cả điều này trong tâm trí, trở nên rõ ràng rằng cái gọi là TPP – hiệp định "thương mại tự do" đối nghịch nghiêm trọng với dân chủ và chủ quyền quốc gia.


Dani Rodrik, cựu giáo sư kinh tế chính trị quốc tế tại Đại học Harvard, gọi sự căng thẳng vốn có giữa nền dân chủ - chủ quyền quốc gia - toàn cầu hóa kinh tế cấp tiến là "nghịch lý toàn cầu hóa". Ông cho rằng không thể duy trì ba yếu tố cùng một lúc - chỉ có hai có thể tồn tại cùng một lúc. Do đó ông lập luận rằng chúng ta phải hạn chế tự do hóa kinh tế cực độ và hạn chế bãi bỏ quy định (là những gì ông gọi "siêu toàn cầu hóa") để duy trì dân chủ và chủ quyền.


Cho đến nay, không có đường hướng nào tỏ ra là như Obama đã nói: "TPP có tiềm năng trở thành một mô hình không chỉ đối với khu vực châu Á Thái bình dương mà còn đối với các hiệp định thương mại trong tương lai". Chúng tôi đã có 20 năm kinh nghiệm tồi tệ với NAFTA để đi theo. Trong khi đó, EU và Mỹ cũng đang đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Đại Tây Dương - TAFTA (Trans-Atlantic Free Trade Agreement)– hay còn gọi là TTIP - Quan hệ Đầu tư Thương mại xuyên Đại tây dương (Transatlantic Trade and Investment Partnership), trong đó có những quy định tương tự.


Vì vậy, nó sẽ là cái gì: quyền của chúng ta để kiểm soát các quyết định có ảnh hưởng đến chúng ta? Hay quyền lợi của các tập đoàn và các nhánh hành pháp để đưa ra các quyết định vụng trộm làm suy yếu sự kiểm soát và cân bằng? Nếu chúng ta không thực hiện lựa chọn, nó sẽ chọn cho chúng ta.


Nguồn tư liệu chính là của Moritz Laurer

The free-trade regime: Oligarchy in action 

https://www.google.com/search?q=The+free-trade+regime%3A+Oligarchy+in+action

2 nhận xét:

  1. Thực ra Obama húng thế thôi, chứ điều tiên quyết để TPP qua được Quốc Hội Hoa Kỳ là phải đòi bằng được thủ tục fast-track. Đừng nói người nước ngoài, đến 90% dân Mỹ cũng chưa chắc biết fast-track là gì. Đó là một thủ đoạn được tổng thống Nixon sáng tạo ra để buộc Quốc Hội phải thông qua cái mà chính phủ muốn. Thủ tục fast-track có nghĩa là chính phủ có toàn quyền đàm phán về TPP, sau đó Quốc Hội sẽ biểu quyết toàn bộ mà không được phép sửa chữa bất cứ điều khoản nào. Khi một hiệp định đã được đưa vào fast-track thì rất khó có thể bị bác bỏ, do sức ép về mặt chính trị rất lớn. Nhưng hiện giờ Obama vẫn chưa có được cái thủ tục fast-track ấy.
    TPP đặt ra một dấu hỏi lớn về thương mại, vì các nước tham gia TPP có mức thuế quan đối với nhau rất thấp, ảnh hưởng của TPP thực tế đối với tự do thương mại là không đáng kể. Điều tồi tệ nhất là TPP được đàm phán bí mật, công chúng không được biết về các nội dung có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Song đàm phán và phê chuẩn công khai cũng chưa hẳn đã minh bạch, ví dụ như NAFTA có các điều khoản liên quan đến công đoàn nên nó chỉ được chuyển cho công đoàn xem một ngày trước khi ký kết, công đoàn đã không thể làm được gì cả.

    Trả lờiXóa

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...