Đó là cuộc chiến tranh chống cả thế giới – không chỉ Nga



Hội nghị các bên COP thứ 19 (COP- Conference Of the Parties) kết thúc mà không đạt được điều gì thực chất ngoài trò đổ lỗi và gay gắt như thường lệ. Hai tuần trôi qua với blah blah như vẫn thấy- và bữa tiệc với phí tổn của người đóng thuế - để lại mọi thứ cho đến phút cuối cùng, đã hết giờ. Đó là một TRÒ CHƠI mới, nhưng mọi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, cần quan tâm và nghiêm túc nhìn ngắm nơi họ đang thực sự hướng tới, và những gì là kết cục.

COP 17 tại Durban quy định thực hiện một thỏa thuận toàn cầu và một chương trình giảm phát khí thải có hiệu lực vào năm 2015, nhưng việc triển khai sẽ không có hiệu lực cho đến năm 2020. Thực sự là đáng ngạc nhiên khi không ai đặt câu hỏi về thời gian biểu kỳ lạ này và các âm mưu trì hoãn thực hiện. Nhưng với một chút nhận thức, không phải là khó để tìm ra kế hoạch của trò chơi. Hai COP đã kết thúc mà không đạt được gì, thêm hai nữa để các nhà hoạch định trò chơi biết những điều này sẽ kết thúc theo cùng một cách. Người ta không phải là một nhà tiên tri để thấy trước rằng không có thỏa thuận nào sẽ đạt được vào năm 2015, và đã được tính 5 năm cho phép trì hoãn thực hiện. Sẽ có một thỏa thuận vào năm 2020? Không ai biết, và có vẻ như không bao giờ có hết. Các bên dường như làm mềm cuộc nã pháo ở trận tuyến để làm mệt mỏi "kẻ thù" một cách từ từ và trước khi cuối cùng phải qui phục, bất cứ khi nào "chiến thắng" có thể đến. Như các thỏa thuận kéo dài cả năm quét dồn lại vào phút cuối, chiến thắng cuối cùng có thể là bất ngờ trong khi các quốc gia mệt mỏi vội vàng trong các cuộc mặc cả, chờ đợi và trì hoãn. Kẻ kiên trì sẽ được trả công vào lúc xong cuộc.

Hãy để chúng tôi trích dẫn một vụ việc phản ánh một bức tranh tương tự. Năm 2004, Andrei Illarionov, Cố vấn kinh tế của TT Nga, đã tổ chức một cuộc họp báo vào cuối Hội thảo Mat-xcơ-va 2 ngày về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto. Illarionov cố ý cho rằng Nghị định thư Kyoto là một trong những cuộc phiêu lưu lớn nhất, nếu không phải là lớn nhất, của tất cả các quốc gia và mọi thời đại. Những khẳng định trong Nghị định thư Kyoto và các lý thuyết khoa học mà trên đó nó dựa vào không sinh ra bởi dữ liệu thực tế. Sự nóng lên toàn cầu một cách vô nghĩa không phải là con người mà là tự nhiên. Không có bằng chứng về mối liên hệ tích cực giữa mức độ carbon dioxide và thay đổi nhiệt độ. Hoạt động mặt trời gây ra dao động nhiệt độ và điều đó gây ảnh hưởng đến nồng độ carbon dioxide trong khí quyển. IPCC đã bóp méo và làm giả dữ liệu như thấy trong cái gọi là đồ thị cái gậy hockey.

Ông tiếp tục: Nga đã phải đối phó với DTCN, Marxism, Eugenics, Lysenkoism và còn nhiều nữa. Tất cả các phương pháp bóp méo thông tin đã được viện đến để chứng minh cho cái được cho là giá trị của những lý thuyết này. Thông tin sai lạc, giả mạo, chế tác, thần thoại, tuyên truyền. Bởi vì những gì đề nghị không thể đủ điều kiện theo bất cứ cách nào khác hơn huyền thoại, vô nghĩa và phi lý. Một trong những cuộc phiêu lưu quốc tế lớn nhất dựa trên tư tưởng chuyên chế độc tài toàn trị bị ghét bỏ, tự bộc lộ ở hành động chuyên chế và cố gắng tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng thông tin sai lạc và sự kiện giả mạo. Không có từ khác hơn là thuật ngữ "chiến tranh" để mô tả nó. Nga sẽ là một thuộc địa ngay sau khi ký Nghị định thư Kyoto.

Ông tiếp tục: Đây là một cuộc chiến tranh chống lại cả thế giới, không chỉ chống lại một mình Nga. Ký Kyoto cho Nga có nghĩa là chỉ một điều, đầu hàng hoàn chỉnh cho hệ tư tưởng nguy hiểm và tai hại mà thực tế đang được áp đặt với sự giúp đỡ của ngoại giao quốc tế. Nga không phải là một nước ngu xuẩn hay thuộc địa, nhưng nó sắp trở thành như thế ngay khi phê chuẩn các tài liệu.

Tính xác thực của các ý kiến ​​Illarionov đưa ra trong cuộc họp báo là không thể phủ nhận. Sự công kích của sự thật trong đó không thể bị xem nhẹ. Nhưng Nga đã đầu hàng trong vòng một vài tháng và gia nhập Nghị định thư Kyoto dể đổi lấy WTO theo các điều khoản thuận lợi (họ chỉ đóng góp bằng hacker, moi tuốt thư từ dữ liệu chứng tỏ đám khoa học đã bịp bơm). Tuy nhiên Nga tránh không tham gia Kyoto Mark II cùng với một số quốc gia khác. Nếu COP kết thúc theo cách tương tự vào năm 2020, nó sẽ thực sự là một tai họa tận thế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Các quốc gia này đã giành được phần thắng trước sự cám dỗ của quỹ giảm thiểu biến đổi khí hậu mà hiện vẫn chưa thành hiện thực, và không ai có thể đảm bảo rằng nó sẽ có. Nhưng các nước nghèo hơn đang bị cản trở nguồn hy vọng sống. Ở vài COP trước, Trung Quốc và Ấn Độ đã lớn tiếng bênh vực các quốc gia nghèo yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia của chính họ và để cùng họ chống lại những gì đã đưa ra trong các cuộc họp kín. Đó hóa ra lại là khối cản trở chính ngăn bất kỳ thỏa thuận nào trở thành hiện thực. Bị cho là, tất cả COP từ và bao gồm trong Hội nghị Copenhagen năm 2009 đã thất bại do những nỗ lực bị cáo buộc là lạm dụng và vi phạm quy định của WTO để sử dụng nó như một công cụ làm sức mạnh ép buộc trong việc áp đặt các biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu đối với các quốc gia. Nga đã không được nghe nói đến nhiều như một tiếng nói phản đối dường như là họ có thể để bảo vệ các điều khoản thuận lợi của mình khi gia nhập WTO. Cuộc săn bắt “mềm mại" có vẻ đã thực sự có tác dụng.

Những điều nàu có thể không phải là đánh giá chính xác những gì diễn ra trong vòng bí mật nhưng những người trong cuộc biết hoặc phải biết những gì đang xảy ra và tại sao COP lại thất bại hết lần này đến lần khác. Nó đặc biệt là gánh nặng của BRICS, họ có thêm trách nhiệm để đứng cùng nhau như một bức tường thành để đảm bảo sự công bằng và bảo vệ các nước nghèo yếu trước bá quyền chinh phạt của các cường quốc có thể. Thậm chí tốt hơn là họ nên hỏi tại sao trò chơi ngu xuẩn này vẫn phải được chơi và chơi trong bao lâu? Tại sao lại phải chơi sau tất cả?

Rất nhiều nước đã chảy xuống sông Volga và sông Danube kể từ đó, rất nhiều bí mật đã bị đưa ra ánh sáng, sự giả dối và bịa đặt đã bị phơi bày trước mắt mọi người. Tiên đoán của Illarionov chỉ có thực sự trung thực - chứng cứ khoa học không ủng hộ tuyên bố biến đổi khí hậu. Vì vậy, mô hình phải thay đổi.

Rằng khí nhà kính, đặc biệt là carbon dioxide (CO2), dù con người có tạo ra hay không, gây ra sự nóng lên toàn cầu đã không bao giờ được chứng minh. IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change) không thể giải thích dừng/giảm nóng lên toàn cầu từ năm 1998 mặc dù CO2 tăng đều đặn trong khí quyển mà bây giờ đã vượt qua 400ppm. Dữ liệu cách ly từ lõi băng Nam Cực và Greenland đã cho thấy có sự kiểm soát nhiệt độ khác hơn là CO2, không phải là con đường luẩn quẩn. Các ghi chép về CO2 trong khí quyển tại Mauna Loa, Hawaii, cũng cho thấy sự biến động hàng năm tăng trong mùa thu và mùa đông và sự giảm vào mùa xuân và mùa hè. Vấn đề này bây giờ sẽ được đưa vào phần còn lại như chưa được chứng minh.

Nóng lên toàn cầu (Global warming) đã xảy ra, và đó là quá trình quá tự nhiên. IPCC đã lờ đi rằng thời đại chúng ta đang ở đoạn cuối của thời kỳ hậu băng hà và vừa qua khỏi thời kỳ Tiểu băng hà, do đó, sự nóng lên là xu hướng tự nhiên duy nhất chúng ta phải mong đợi (và chúng ta lại chuẩn bị bước vào một kỷ băng hà khác). Tổng hiện tượng ấm lên kể từ thời đại công nghiệp (1750), mặc dù có sự gia tăng tốc đốt nhiên liệu hóa thạch, đã không làm quá 1oC. Trong Tóm tắt Báo cáo đánh giá lần thứ 5, IPCC đã đưa ra lý lẽ bào chữa trẻ con để giải thích sự dừng/giảm sự nóng lên nhưng lại thừa nhận "thay đổi bên trong", sau khi đã từ chối hiện tượng này trong 15 năm, và đã không nói gì việc tại sao nó lại liên quan đến "thay đổi tự nhiên". Tất cả cái gọi là "thay đổi quan sát được" mà IPCC đưa ra trong các báo cáo của họ không gì hơn là biến thiên tự nhiên bất thường. Nó đã từng xảy ra mọi thời, không phải cái gì đó xảy ra lúc này, hoặc xảy ra từ năm 1998. Giới chức Anh cũng đã thừa nhận rằng thời gian gần đây sự nóng lên và lạnh đi tuần hoàn là không bình thường. Vì vậy, vấn đề nóng lên toàn cầu bị coi là vấn đề không phải là vấn đề.

Điều đó bị dẫn đến chỗ cắt giảm khí thải nhà kính phải bị đặt câu hỏi. Trong câu hỏi này COP bị cho là đã thất bại. Hầu như không có quốc gia đã ký kết Kyoto hoàn thành cam kết của mình về cắt giảm khí thải, hoặc cắt giảm một ít để làm bộ mặt PR. Kyoto Mark II có vẻ như sẽ không đi đến chỗ khá hơn. Các nước đã phát triển dường như quan tâm nhiều hơn trong việc buôn bán khí thải hơn là cắt giảm. Buôn bám sẽ cho phép họ đóng vai chơi mọi thủ đoạn thương trường và hầu hết sẽ cố gắng để tránh phải cắt giảm sau tất cả - như Mỹ, những kẻ xúi bẩy Nghị định Kyoto, đã luôn luôn bỏ phiếu trắng kể từ khi ký. Các đối thủ lớn sẽ buôn bán nó và vẫn giàu có, các nước nhỏ sẽ trở nên nhỏ bé hơn, các quốc gia đang phát triển sẽ bị suy kiệt và khó nhọc để tồn tại cùng với sự ban phát giảm thiểu tác động khí thải. Việc EU đưa ra thuế carbon là một thảm họa, nhưng họ vẫn cố gắng để bảo lưu nó với phí tổn của nền kinh tế các quốc gia EU. Tại sao lại cắt giảm khí thải sau tất cả khi nó đã được chứng minh ngay trước mắt chúng ta rằng các khí nhà kính không phải là động lực chính của sự nóng lên toàn cầu? Lãnh đạo các quốc gia đang trên đà quán tính, các thực tế này vẫn chưa nhập vào tâm trí đần độn của họ. Vâng, khí thải gây sương khói, chẳng hạn như ở Trung Quốc và Ấn Độ; khói gây bệnh đường hô hấp. Đúng! Các quốc gia nên chuyển sang công nghệ. London, Liverpool, Chicago, Tokyo, Loy Yang đã giải quyết vấn đề khói bằng công nghệ - bằng cách lọc lượng khí thải có bụi. Trung Quốc và Ấn Độ có thể làm như vậy, và họ chắc chắn sẽ không thành công trong một ngày nào đó. Các vấn đề về hô hấp là những vấn đề sức khỏe, do đó, khí thải phải được coi là vấn đề y tế cộng đồng, không phải là một vấn đề khí hậu. Với sự thay đổi trọng tâm này, mô hình cũng sẽ phải thay đổi. Carbon dioxide là một khí trơ thân thiện, nó không thêm vào sự nóng lên toàn cầu mà là phân bón tăng trưởng cho thực vật, nó không gây ô nhiễm, và nó là một phần rất nhỏ của bầu khí quyển – 1/25 của 1%.

Và cuối cùng là giảm thiểu biến đổi khí hậu. Giảm thiểu cái gì, khi khí hậu không thay đổi? IPCC có ba nhóm làm việc. Nhóm I (WG I) về khoa học biến đổi khí hậu, WG II phát hiện các tác động của biến đổi khí hậu dựa trên khoa học đó, và WG III quy định về các biện pháp giảm thiểu, dựa trên khoa học và các hiệu ứng. Vâng, đó là lý tưởng, nhưng nó không bao giờ có tác dụng theo cách đó. Sự thật là, khí hậu không biến đổi, và không hề thay đổi. Điều đó có nghĩa là không có việc gì để làm cho WG II và III. Đã ghi nhận rõ rằng WG II và WG III không bao giờ chờ khoa học của nhóm WG I, họ tự phát minh ra các hiệu ứng và áp đặt giảm thiểu nhẹ tiền định trước cho bất kỳ phát hiện khoa học nào của nhóm WG I. WG I không gì khác hơn là một chương trình PR trưng bày các biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu không dựa trên khoa học của họ, không phải tất cả trong báo cáo WG I, mà trong Báo cáo đặc biệt về kịch bản phát thải được chuẩn bị bởi WG III. Kịch bản phát thải bị cho là suy đoán, và cơ cấu thành một quang cảnh của kịch bản. Đây không phải là trình diển của, hay ngoại suy từ bất cứ cái gì tìm thấy, đo lường hoặc quan sát, và được gọi là cốt truyện. Đầu tiên một cốt truyện được chọn (có chủ ý), và sau đó khí hậu trong tương lai là "ước tính" từ cốt truyện đó. Đó là một câu chuyện cổ tích thêu dệt từ câu chuyện cổ tích khác và không có gì để làm với khí hậu hay thực tế, và nó thậm chí còn không có mối liên quan nào đến Báo cáo khoa học của IPCC. Điều này chẳng phải bí hiểm gì. Kevin Trenberth, một trong những thầy tu cao cấp và tác giả chính của báo cáo IPCC giãi bày trên Blog phản hồi của tạp chí khoa học Nature rằng IPCC không bao giờ dự đoán khí hậu trong tương lai, họ chỉ đề nghị "làm gì nếu" hình chiếu của khí hậu trong tương lai tương ứng với kịch bản phát thải nhất định. Các kịch bản phát thải này là phải thừa nhận là suy đoán, như chúng ta vừa nói ở trên. Vì vậy, con ngáo ộp này là cái gì mà chúng ta phải co rúm lại? (Thật đáng ngạc nhiên, đầy rẫy tài liệu tố cáo gã thầy tu họ LỢN này!)

Bây giờ, theo quan điểm bên trên, mỗi quốc gia và mọi người phải hỏi thương vụ COP là để làm gì? Các bên, đặc biệt là các nước đang phát triển, nên nghiêm túc đặt câu hỏi về ý nghĩa, sự cần thiết và biện minh cho cái nghi lễ hàng năm này. Nó sẽ dẫn họ đến đâu? Nhiều vụ bê bối đã làm rung chuyển IPCC, mỗi người trong số họ cần phải mở to mắt. Đây là lúc để lột miếng cải che mặt và nhìn nhận nghiêm khắc thương vụ IPCC một cách tổng thể. Ở đây, lãnh đạo các quốc gia BRICS được kêu gọi là để, và cho bản thân họ cũng như cho các nước đang phát triển, ngăn chặn một sự trượt dốc chầm chậm đến ngày tận thế kinh tế vì lợi ích của một vài kẻ khôn ngoan. Đây không phải là một nhiệm vụ khó khăn, những gì đòi hỏi chỉ là không tham gia, nếu rút khỏi IPCC và UNFCCC là không thể, lợi ích của mỗi quốc gia là lớn hơn của tất cả các quốc gia. Không một quốc gia nào là nô lệ cho bất kỳ quốc gia nào khác. Các nước BRICS sẽ phải xem xét việc đặt đầu của họ cùng vào cuộc khủng hoảng này không chậm trễ. Đây là vấn đề sống còn kinh tế của tất cả các quốc gia khác chứ không phải là những lẻ giàu và rất giàu.

BRICS sẽ chiếm trái tim và cảm xúc được khích lệ bởi những phát triển gần đây: Úc bỏ rơi thuế carbon, Canada ủng hộ nó, Úc và Nhật Bản cam kết giảm đáng kể lượng khí thải, Ba Lan tổ chức hội nghị thượng đỉnh ngành than toàn cầu đồng thời với COP 19 tại Warsaw và "ủng hộ" nó, các quốc gia đang phát triển tại COP 19 đổ lỗi cho các nước phát triển xuống thang tham vọng của họ về giảm phát khí thải và từ chối tham gia. Đây là những dấu hiệu cho thấy các quốc gia không gì hơn là những con tốt của thuật tiệc tùng-hùng biện, họ bắt đầu nhận ra sự trống rỗng của tất cả - thiếu tin cậy, không minh bạch, kém công bằng và bình đẳng, bất minh thiện chí, bóp méo tính chân thực.

Trong khi đó, không có khả năng để giải thích sự dừng/giảm nóng lên toàn cầu trong 15 năm qua và tiếp tục có thể xảy ra thêm 15 đến 30 năm nữa làm lung lay các nhà đầu cơ tài chính, thị trường vốn carbon ở London. JP Morgan đã thu nhỏ đội buôn bán khí carbon, Morgan Stanley đã đi đến buôn bán bán thời gian, Barclays bán mẻ khí cuối cùng của họ năm ngoái, Deutsche Bank đóng cửa văn phòng của họ, USB giải tán ban cố vấn biến đổi khí hậu, chưa kể đến các tay chơi nhỏ như EcoSecurities mà chỉ có thể sống sót bằng cắt giảm khí thải quay trở lại. Giới tài chính toàn cầu đang tỉnh giấc khỏi cơn mộng năng lượng xanh và tái tạo của họ để bắt đầu tính toán chi phí.

Thời gian và tiền bạc mỗi quốc gia sẽ được tiết kiệm bởi nhận ra rằng thời thượng IPCC đã hết hạn. BRICS sẻ mở rộng mở rộng bàn tay giúp đỡ của họ và đặt nó ra ngoài khổ đau như là một hành động của lòng trắc ẩn. Sẽ sớm thôi trò bịp bợm BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU của thời chúng ta cũng như trò lừa Piltdown Man tốt hơn là yên nghỉ vĩnh viễn.


TG: A I Adam

1 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn,
    Tôi cũng quan tâm và tập hợp thông tin tại đây http://www.zeroenergyvn.blogspot.com/search/label/Hi%E1%BB%87u%20%E1%BB%A9ng%20nh%C3%A0%20k%C3%ADnh

    Trả lờiXóa

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...