Obama thất bại trước Nga ở Crimea

Hai con tàu chiến Mỹ đứng cạnh Crimea, 600 nhân viên và binh lính, an ninh và tình báo Mỹ đã không hề biết Nga bất ngờ và bí mật chuyển quân và làm chủ cả bán đảo Crimea trong ngày. Đó là 1 thất bại tình báo cay đắng.

Và thất bại ngoại giao.

Và mất uy tín.

Báo chí Mỹ cho rằng những lời Obama đe dọa Nga là trống rỗng!

Các tờ báo kêu gọi Obama có hành động đáp trả rõ ràng. Răn đe của Obama rằng Nga sẽ phải trả giá cao vì hành động của mình đối với Ikraina, không làm cho các nhà báo Mỹ có ấn tượng – theo truyền thông Nga BBC.

Trên Fox News TV, cây bình luận bảo thủ Charles Krautkhammer tuyên bố bị sốc với “phát biểu mềm mại” của Obama. "Trên thực tế, ông ta nói như thế thì chúng ta sẽ chẳng làm gì”, nhà bình luận này phát biểu.

"Putin hành động, còn Obama tuyên bố trịnh trọng", - nhà bình luận bảo thủ khác là William Kristol trên tờ Weekly Standard cũng nói như vậy. Ông nhấn mạnh Obama đã chẳng chỉ ra cái giá nào Nga phải trả vì hành động can thiệp. “Tôi nghi ngờ rằng TT Putin chẳng phải đặc biệt lo lắng bởi phát biểu nghiêm trang của cộng đồng quốc tế về những hậu quả tương lai nào đó”. Kristol viết.

Kristol tiếp tục: “Liệu Obama có buộc được Gruzia vào NATO và liệu Obama có tiến tới sắp đặt được Ukraina vào môi trường an toàn? Liệu Obama có hỏi các thành viên chính quyền của mình rằng có thể có sách lược nào để bắt đầu làm sói mòn uy tín Putin trong nước và quốc tế? Hay tất cả rút gọn thành một cuộc nói chuyện, thành chẳng có tác dụng?”

Nhớ là ngày 1-3, Obama đã bỏ qua cuộc họp với các quan chức Nhà Trắng thảo luận về tình hình Ukraina.

Yulia Yoffe, tờ tạp chí New Republic viết: "Chẳng có Mỹ, hay NATO có khả năng ngăn chặn tình trạng này. Họ đã chứng tỏ trong trường hợp Georgia, bởi chẳng có ai muốn khởi động chiến tranh với nước Nga hạt nhân, và chính xác như thế. Khi mà Washington và Brussels đang dốc hết hơi sức và than vãn toan tính về đường hướng, chủ quyền và ngoại giao, Russia sẽ làm điều mà họ cho là cần thiết, và chúng ta tuyệt đối chẳng thể ngăn cản ông ta bất cứ điều gì".

Kêu gọi Obama hành động cương quyết hơn không chỉ là các tờ báo bảo thủ mà cả tự do. Washington Post đăng bài viết với cái tên “Lên án hành động Nga ở Crimea là không đủ".

Chính quyền Mỹ cân nhắc các biện pháp tác động đến Nga, như hủy bỏ hội nghị G8 vào mùa hè, ngừng đối thoại về thỏa thuận tự do thương mại, loại Nga khỏi nhóm G8 hay chuyển tàu chiến đến Nga. Và mới đây Obama mới tuyên bố dừng chuẩn bị hội nghị G8 diễn ra vào tháng 6 ở Sochi.






Các tay súng bắn tỉa Kiev

Các tay súng bắn tỉa Kiev được thuê bởi liên minh mới, không phải Yanukovych.

Cuộc nói chuyện điện thoại bị rò rỉ giữa chủ tịch Ủy ban an ninh đối ngoại RU Catherine Ashton và ngoại trưởng Estonia Urmas Paet cho thấy điều đó.

Những tay súng này đã bắn vào người biểu tình và cảnh sát Kiev, chúng thực sự được các thủ lĩnh Maidan thuê. Đoạn ghi âm cuộc nói chuyện của 2 nhân vật EU này đã bị tung lên mạng công khai.

Ngoại trưởng Estonia: "Có sự hiểu biết giờ ngày càng rõ ràng hơn rằng đằng sau những tên bắn tỉa, không phải là Yanukovych, mà là ai đó từ liên minh mới,"

Catherine Ashton: "Tôi nghĩ chúng ta rất muốn điều tra. Có nghĩa là, tôi không nhận đâu, thú vị đấy. Trời ạ,”

Cuộc điện này diễn ra ngày 25 tháng 2 khi Paet đến Kiev giữa lúc cao trào xung đột của biểu tình của phái pro-EU và cảnh sát.

Paet cũng gọi cho bác sĩ, người cứu chữa các vết thương đạn bắn bởi các tay bắn tía. Người này nói cả người biểu tình và cảnh sát bị bắn bởi cùng một kẻ. "Vì thế bà ta sau đó cũng cho tôi xem một số bức ảnh và nói rằng là bác sĩ bà có thể nói rằng đấy là cùng kiểu thương tích, cùng loại đạn, và điều đó thực sự làm lo ngại rằng bây giờ liên minh mới, họ không muốn điều tra thực sự cái gì đã xảy ra.”

Đoạn ghi âm này đã được tải lên mạng bởi các sĩ quan Cơ quan an ninh Ukraina (SBU) trung thành với Yanukovych, những người đã chặn được cuộc điện đàm Paet – Ashton này.

http://www.youtube.com/watch?v=ZEgJ0oo3OA8

http://voiceofrussia.com/news/2014_03_05/Behind-Ukraine-snipers-was-not-Yanukovych-but-new-coalition-Estonian-FM-to-Ashton-5154/



Ông Putin tuyên bố rằng phương Tây đã tiến hành ở Ukraina một cuộc thí nghiệm với những hậu quả không thể lường trước được: Tiếng nói nước Nga

Ông Putin tuyên bố rằng phương Tây đã tiến hành ở Ukraina một cuộc thí nghiệm với những hậu quả không thể lường trước được: Tiếng nói nước Nga

Bựa lều báo!

Crimea: Phụ nữ liều mình ngăn quân Nga tấn công?


Bà Valya Banderenka chỉ vào một người phụ nữ nhỏ bé đang khóc thút thít sau lưng bà bên ngoài cánh cổng sắt của một doanh trại quân đội ở Balbek, Crimea thuộc Ukraine và cất giọng giận dữ: “Cô ấy muốn chồng được về nhà cùng ăn tối. Thế mà giờ đây cô ấy phải đứng ở đây khóc lóc vì những gì đang diễn ra trên mảnh đất này.”

Bài báo như thế này có gốc từ tờ telegraph và được một số tờ báo Việt dẫn lại. Trong bài báo gốc không có bức ảnh dưới với chú thích: Những người phụ nữ Crimea dàn hàng ngăn quân Nga tấn công vào căn cứ lính Ukraine;

Tờ Thanh niên có dẫn bài báo gốc và không có bức ảnh này;

Thế nhưng một số tờ báo khác đã tự tiện chèn ảnh và chú thích, thí dụ tờ khampha, mekongnet, hn.24h.com.vn, tin247.com...

Nhìn bức ảnh này người ta thấy ngay 2 cô gái này đang đứng ở quảng trường Độc lập - trung tâm thủ đô Kiev trong những ngày bạo loạn vì hình ảnh bức tượng nổi tiếng phía xa.

Thế nên: Không có chuyện họ "liều mình ngăn quân Nga tấn công" lại càng không phải ở Crimea.

Thiết nghĩ, nguy cơ chiến tranh loạn lạc, người thân đến thăn thân nhân là binh lính đóng quân trong các doanh trại là điều hết sức bình thường. Liệu có cần thiết phải thổi phồng lên thành: LIỀU MÌNH NGĂN CẢN và TỰ Ý XUYÊN TẠC bài báo gốc của người ta.

Bao giờ lều báo Việt thôi hốc cứt phương Tây?








Mass media: phương Tây bất đồng về tình hình Ukraina

Западные СМИ о ситуации на Украине: Русские принимают защитные меры против авантюристов, которых контролируют неонацисты

Các chính trị gia và chuyên gia phương Tây hiện rất bất đồng về tình hình Ukraina và về quyết định của HĐ tối cao Nga cho phép tiến quân vào đất nước này và sử dụng vũ lực nếu cần thiết.

Cho dù ngoại trưởng Mỹ John Kerry thẳng thừng đe dọa Mat-xcơ-va bằng những biện pháp như cách ly, cấm vận, loại khỏi G8 sắp tổ chức ở Sochi đến trừng phạt vì “hậu quả chết người”, cùng với việc phải rút quân. Nhưng xem ra những lời lẽ đó cũng chẳng mảy may làm Nga phải chú ý.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier thì cho rằng phương Tây cần tìm cách giảm căng thẳng leo thang xung đột, chứ không cần đảo ngược tình hình(!!!)
Ông cũng không đồng ý với việc Nga vắng mặt tại G8 vì, đó là chỗ duy nhất để nói chuyện trực tiếp với Nga. Vậy nên “có cần thiết phải hy sinh tổ chức này?”
Còn chính quyền tự phong ở Kiev thì liên tục đòi hỏi phương Tây phải giúp đỡ, phải ủng hộ, phải cấp tiền và phải đưa quân vào Ukraina… để ngăn chặn hành động xâm lược khi nó mới bắt đầu.
Nhiều nước EU khối phương Tây nhìn nhận những sự kiện gần đây ở Ukraina với quan điểm khác biệt. Họ không tin tưởng vào chính quyền mới Kiev và cũng không muốn can thiệp quân sự. Trong khi tình hình khủng hoảng chưa được giải quyết và ngày càng có nhiều dấu hiệu bất lợi cho chính quyền Kiev tự phong và thân phương Tây này: giới quân đội mất lòng tin, hàng loạt tướng tá, binh lính rã ngũ xin gia nhập và thề trung thành với chính quyền tự quản Crimea, các khu vực miền đông và nam Ukraina đang nổi dậy, đất nước trên bờ vực tan rã.
Cựu cố vấn an ninh chính quyền Mỹ, chiến lược gia sừng sỏ phương Tây Zbignev Bzhezinsky so sánh tình hình Ukraina hiện nay với WW-II.
Ông ta nói với CNN: Theo một trật tự không bình thường, chúng tôi trực tiếp cảnh cáo Nga về những gì có thể là hậu quả tiêu cực, của việc Nga tấn công vào Ukraina. Và những hậu quả này sẽ là rất nghiêm trọng. Nói cách khác, trong những năm qua chúng tôi lấy làm tiếc đã lấy làm tiếc rằng đã không tiến hành áp dụng những hành động nào đó, theo cùng một cách, chúng tôi đã lấy làm tiếc về hành động không tương xứng của mình sau Munich năm 1938 và 1939. Và chúng ta biết điều gì đã xảy ra sau đó.


Lời lẽ Bzhezinsky là hiếu chiến và đầy hăm dọa. Tuy nhiên, chính ông ta đã cố tình lờ đi những gì như kênh truyền hình BBC đã đưa: ở trung tâm Kiev các nhóm vũ trang đã tuyên bố công khai những quan điểm cực hữu phát xít. Một số trong bọn chúng mang những biểu tượng của đội quân SS phát xít trên quần áo hay những hình xăm trổ, những phù hiệu, biểu tượng phát xít xuất hiện khắp mọi nơi.
Nhóm dân tộc cực hữu đông thành viên nhất là "Right Sector". Chúng chia thành những nhóm nhỏ, mang vũ khí lạnh và đôi khi cả súng tuần hành khắp nơi.
Các đại diện của chúng muốn thấy quốc gia Ukraina "thống nhất" và “sạch sẽ" khỏi các dân tộc khác. Chúng nói "Ai là người Nga – hãy về Nga. Ukraina chỉ dành cho người Ukraina". Hay thủ lĩnh của nhóm này, Aleksandr Muzychko lớn tiếng tuyên bố “Sẽ chiến đấu với người Do Thái và người Nga cho đến giọt máu cuối cùng!”
Giáo sư danh tiếng Stephen Cohen của ĐH New York và Princeton cho rằng những so sánh của Bzhezinsky không đứng vững trước các chỉ trích.

"Putin (RT comment) – không phải là Hitler như cựu ngoại trưởng Albright và giáo sư Bzhezinsky tưởng tượng, để mà dẫn (Hiệp ước) Munich. Putin – không phải là hung đồ. Ông ấy cũng không phải là đế quốc tân-Xô Viết, đang cố để tạo ra… để dựng dậy Xô Viết. Ông ấy cũng không định chống lại Mỹ". (nguồn InoTV)
"Ông ấy không kích động khủng hoảng Ukraina. Nó buộc ông ấy vào đó, và không có lựa chọn nào khác, ngoại trừ đáp trả. Những gì, như chúng ta thấy, việc ông đã làm – giáo sư cho là – Điều gì xảy ra nếu như ảnh hưởng Nga ở Canada và Mexico, và một số vùng của các quốc gia này sẽ tuyên bố, họ gia nhập Liên minh kinh tế Euroasian của Putin và thậm chí, có lẽ là khối quân sự? Dĩ nhiên, TT Mỹ sẽ buộc phải phản ứng cũng tương tự như vậy, như Putin và thậm chí còn cứng rắn hơn".
Lãnh đạo đảng cánh tả Pháp Jean-Luc Melanchon chia sẻ cùng quan điểm như vậy, ông cho rằng không thể nào coi hành động của Nga là không thể chấp nhận được. Ông gọi các lãnh đạo mới của Ukraina là "quân phiến loạn" và buộc tội họ khiêu khích chống Nga, như tờ Le Figaro cho biết. Theo Melanchon, "các biện pháp bảo vệ" mà Nga tiến hành ở Crimea, không thể bị coi là cái gì đó không hiểu được.
"Hải cảng Crimea là vô cùng quan trọng đối với Nga. Hoàn toàn đoán trước được là người Nga sẽ không cho phép lấy nó đi. Họ chấp nhận các biện pháp bảo vệ chống lại chính quyền của những kẻ phiêu lưu-phiến loạn, bị dẫn dắt bởi ảnh hưởng của chủ nghĩa tân phát xít”. (nguồn Melanshona InoTV)
Theo ông Melanchon, người ta đã lợi dụng những người Ukraina, "bất bình chính đáng", những kẻ "nhận lương từ Bắc Mỹ” trong số những "phần tử nguy hiểm và đáng khinh nhất". Ông ám chỉ đến những dạng như đảng gọi là "Svoboda"… luôn luôn tiến hành những khiêu khích chống Nga".
Nhà lãnh đạo cánh tả Pháp kết luận: Dựa vào những kẻ "hung dữ và bị mua chuộc" đang nắm quyền ở Ukraina, "NATO và Bắc Mỹ" đã tiến hành trong nhiều tháng qua trò chơi chống Nga.



Tình hình Ukraina hiện nay

Nhận định của 1 phóng viên Tây Ban Nha về tình hình Ukraina hiện nay


Sở dĩ tôi vốn chỉ quan tâm đến đội bóng Ukraina trước thềm Euro-2016, nhưng hoàn toàn bất ngờ những gì đang xảy ra trên sân khấu địa chính trị hiện nay lại giống như đội bóng trước trận đấu lớn.

Tự nhiên tôi thấy cần xem lại các tư liệu, sơ đồ chiến thuật được áp dụng, các cầu thủ nào ở vị trí nào.

Nhưng chính xác là Ukraina không phải là 1 đội bóng. Nói 1 cách trung thực, tất cả các cầu thủ của đất nước này, như đã từng nhìn thấy trong trận bóng trên TV màn hình lớn giải châu Âu, khiến tôi và những khán giả khờ khạo khác không rõ họ đấu trận đấu quốc gia với quyền lực tham nhũng và giành độc lập tự do trước kẻ độc tài như thế nào, sau khi nghe và nhìn các nguyên nhân ở Ukraina, đối với tôi, ít nhất cũng cảm thất rất hoang mang. Thậm chí còn hơn thế, có cảm tưởng như EU chỉ đơn giản là thổi phồng tin tức và tiếp tục dối trá.

Người ta nói với chúng tôi là, những người dân Ukraina tụ tập để đòi hỏi và thỏa mãn khát vọng của họ. Để thể hiện, để truyền tải và để hy vọng. Tôi thực sự tin như thế. Nhưng liệu họ có phải là “nhân dân” Ukraina hay không? Nhưng liệu có thể gọi họ - những người biểu tình trên quản trường là nhân dân Ukraina? Khi mà họ chỉ gợi cho tôi hình ảnh đao phủ của đội quân phát xít thế kỷ XX, những người mà hành động của họ đã làm chính đất nước Ukraina bốc cháy.
Tôi đã thấy tận mắt tòa nhà chính phủ ở thủ đô dựng 2 bức chân dung lớn 2 con người. Ai trong bức chân dung? Tôi hỏi 1 chàng trai Ukraina trên quảng trường. Đó là 2 chiến sĩ lớn chiến đấu vì tự do cho Ukraina - Stepan BanderaRoman Shukhevych; Anh ta nói với tôi!



Khi trở về khách sạn, tôi quyết định tìm hiểu về 2 con người này, tôi thấy thú vị với những phẩm chất của 2 con người được coi như anh hùng của những người đòi tự do và công bằng tụ tập trên quảng trường.  

Bạn ạ, tôi chưa bao giờ trải qua cảm giác như thế, lạnh toát suốt từ đầu đến chân như thể bị nhúng vào nước đá. Những kẻ này, đã theo đuổi tư tưởng phát xít và thực sự nổi lên cùng thời với đế chế 3 (Third Reich) thời kỳ WW-II. Giờ gương mặt chúng khắc sâu trong tâm trí tôi. Thế mà những kẻ này lại được gắn với cái gọi là đưa Ukraina quay về châu Âu.

Họ muốn có chính phủ mới của họ, nhưng lại không che đậy bố cáo khẩu hiệu tội ác phát xít? Nếu điều đó là mong muốn của Brussels hay Berlin, hãy để họ chấp nhận điều này. Còn tôi, tôi chống lại nó. Tôi nghĩ, cả số đông khổng lồ dân chúng bình thường EU cũng như tôi.

Và nhóm biểu tình đứng trước những hình ảnh này, trong ống kính TV EU, Mỹ và Úc, tuyên bố rằng họ tập trung ở đây để xây dựng Ukraina châu Âu?

Điều đó thật kinh khủng. Kinh khủng khi nhận ra rằng những ánh mắt khát máu đang diễu hành dưới ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Kinh khủng khi hiểu ra lãnh đạo của họ sẽ không hề dừng lại trước bất cứ điều gì. Điều đó sẽ là tồi tệ cho tôi và cũng là tồi tệ cho nhân dân những nước không thuộc về dân tộc Ukraina. Cũng tồi tệ cho người DT, Bulgaria, Nga, và cả người Ukraina không chấp nhận cực đoan. Còn trong số họ, hẳn có không ít người vẫn còn nhớ về thời kỳ 1940 đáng sợ. Họ khi đó đã bảo vệ mảnh đất của mình, nhưng ai ở Ukraina ngày hôm nay sẽ bảo vệ họ.

Kinh khủng khi họ không biết quyền lực mới sẽ đưa họ đến đâu. Tôi đã đến thành phố lớn Kharkov, nơi dân chúng đang bị mất mát. Họ không có ai để nương tựa. Chính quyền thành phố chỉ cố để giữ quyền lực của mình bằng mọi cách, và chấp nhận cả cái cách mà tôi gọi là cách mạng dân tộc chủ nghĩa. Thậm chí cảnh sát Kharkov cũng không thể bảo đảm an ninh. Họ sợ những ai chống lại chính quyền mới ở Kiev chỉ bởi không muốn một lần nữa bị sa thải.

Tôi nói chuyện với 1 cảnh sát Kharkov. Bạn có biết anh ta nói gì với tôi không? Anh ta nói: Nếu ông từ châu Âu đến, ông có muốn biết mang con rối của mình ra từ đâu không. Đầu tiên tôi cũng không hiểu anh ta nói gì. Vậy là – ở Kharkov hiện nay đã thực sự tụ tập các nhóm cực đoan nhỏ từ vùng tây Ukraina. Chúng không đi xe buýt mà thường bằng tàu hỏa, đặt thuê trước những căn hộ hay khách sạn, rồi theo lệnh tụ tập và tổ chức cách mạng ở đây. Cảnh sát gọi bọn người này là những con rối. Hãy xâu chuỗi cùng nhau: " mang con rối của mình ra từ đâu" có nghĩa là rất nhiều người Ukraina biết rõ cuộc cách mạng này đến từ bên ngoài, chúng tôi là người châu Âu – ít nhất chúng tôi không phản đối sự kiện mở rộng. Và nếu như không phản đối, có nghĩa là buông xuôi!

Tôi không định giải thích với anh ta mình chỉ là phóng viên thể thao từ Tây Ban Nha, như thế để rõ tất cả những giãi bày về hoàn cảnh này sẽ trông giống như ngốc nghếch. Tôi đã đi và đã thấy, tượng Lenin được bảo vệ bởi người dân Kharkov. Tôi đã thấy những con người cương quyết ấy chẳng có được điểm tựa – chẳng có ai ở Ukraina ngày này còn chống lại tư tưởng của Shukhevich. 


Rời xa Kharkov, tôi nghĩ nếu như ở Ukraina không xuất hiện một lực lượng đủ mạnh, để có thể khôi phục lại nếp sống trật tự, không có lãnh đạo của lực lượng này, thì căn bệnh dịch hạch sẽ lây lan ra khắp EU. Liệu chúng tôi có sẵn sàng cho điều này? Tôi nghĩ chúng tôi không sẵn sàng. Chúng tôi không sẵn sàng bởi thậm chí ngay cả truyền thông đại chúng cũng thường xuyên bênh vực cho những kẻ đi đến quyền lực cấp tiến, cố gắng để không chú ý đến những hình xăm chữ thập ngoặc Hitle trên cánh tay chúng, và cố để không thấy lời kêu gọi bùng nổ trở lại chủ nghĩa phát xít ở châu Âu.

Ukraina không phải ở trước trận bóng đá, mà trước thảm họa.

Neo-Nazis and far-right protesters

Stepan Bandera - Ukraine Hero?


TG: Jose Circus - Spain

Tuyên truyền "Tôi là người Ukraina"???

Propaganda "I am a Ukrainian"

Đoạn phim ngắn sặc mùi tuyên truyền Mỹ  “Tôi là người Ukraina” được post lên youtube ngày 10-2 và lan đi với tốc độ chóng mặt, chỉ trong một thời gian ngắn đã đạt kỷ lục hơn 7 triệu lượt xem.

Đoạn phim này được các chấy rận dịch ra tiếng Việt với ý đồ tuyên truyền VN hãy làm cách mạng màu lật đổ chính quyền như Ukraina.

Nó giống giống như các đoạn phim tuyên truyền khác lặp đi lặp lại ở Nam Tư, Iraq, Libya…

Mở đầu đoạn phim, cô gái trẻ đứng trước cảnh bạo lực trên đường phố Kiev, cảnh sát đánh đập, bắn vào người biểu tình. Cô gái với giọng xúc động nói “Tôi là người Ukraina và tôi sinh ra ở Kiev” (I am Ukrainian and I come from Kiev), cô ta giải thích lý do tại sao hàng ngàn người xung quanh cô lại xuống đường biểu tình, và kêu gọi thế giới giúp đỡ.

Thế nhưng, bộ phim tuyên truyền này lại hoàn toàn không tin cậy. Một trang web của Ba Lan phát hiện ra cô này hoàn toàn không phải là người Ukraina và dĩ nhiên cũng chẳng sinh ra ở Kiev. Cô ta là dân Moldova và đang sống ở Mỹ, một diễn viên đóng phim không mấy tên tuổi.

Đoạn clip cũng bị vạch mặt bởi 1 thành viên Facebook có tên là “Russian Polish Friendship Society”. Trên trang Infowars.com, một tác giả tên là Paul J. Watson cũng có bài viết vạch rõ đoạn phim giả mạo, gọi đó là: “âm mưu tuyên truyền”. Watson cho rằng bộ phim này được làm bởi chính phủ Mỹ.



Hẳn nhiên ông Watson có lý do, và không khó để dẫn chứng về điều ông nói. Nick đầu tiên đưa phim lên youtube có tên là “Whisper Roar” (từ bàn tán đến gào thét). Nick này gợi ý người xem vào trang web http://awhispertoaroar.com/ để có nhiều thông tin hơn.

Nội dung trang web là 1 bộ phim tuyên truyền khác “From a whisper to a scream” (từ bàn tán đến gào thét) nói về xung đột, bất ổn giữa chính quyền với dân chúng ở một số đất nước như Ai Cập, Malaysia, Venezuela, Zimbabwe và cả Ukraina. Nội dung là đòi tự do dân chủ ở những đất nước này. Các nhà làm phim khá tên tuổi như Ben Moses và Larry Diamond – cũng là những người hoạt động chính trị, hay thành viên của Hội đồng đối ngoại Mỹ và có quan hệ thân cận với bộ Ngoại giao Mỹ. Bộ phim lấy cảm hứng từ tác phẩm “The Spirit of Democracy” (Linh hồn dân chủ) của Larry Diamond, giám đốc “Trung tâm dân chủ, phát triển và pháp quyền” của  trường ĐH Stanford. Bộ phim được tài trợ bởi Quỹ Moulay Hicham của Ma-rốc, mang tên vị hoàng tử ủng hộ “dân chủ” có tiếng. Như vậy có thể đoán được các tác giả của 2 bộ phim này chỉ là một.

Cô ả trong đoạn phim “I am a Ukraina” sở dĩ bị phát hiện là từ nghi ngờ nhiều cảnh quay trong đoạn clip giống như trên media phương Tây, không phải cô ta tự quay. Ngoài ra cô ta còn đóng trong 1 đoạn phim ngắn khác trước đó nhưng không mấy được chú ý, ngồi trước tòa nhà TT liên đoàn thương mại Kiev đang bốc cháy, kêu gọi thế giới can thiệp, thay đổi hoàn cảnh Ukraina với bày tỏ mong muốn được sống cuộc sống bình thường ở Ukraina.

Một con điếm rẻ tiền!



Mỹ đã đầu tư hơn 5 tỷ đô la để giúp Ukraina!?

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách châu Âu, Victoria Nuland phát biểu: 

"Kể từ khi Ukraina tuyên bố độc lập vào năm 1991, Mỹ đã hỗ trợ Ukraina trong sự phát triển các thể chế dân chủ và kỹ năng trong việc thúc đẩy xã hội dân sự và thể thức của chính phủ - tất cả những gì cần thiết để đạt được mục tiêu châu Âu của Ukraina. Chúng tôi đã đầu tư hơn 5 tỷ đô la để giúp Ukraina đạt được những mục tiêu này khác… Rằng Mỹ sẽ tiếp tục “thúc đẩy Ukraina đến tương lai nó xứng đáng."


Tại: “Hội nghị kinh doanh quốc tế ở Ukraine” tổ chức tại Câu lạc bộ báo chí quốc gia – Washington;  ngày 13 tháng 12 năm 2013;




Dân chủ hóa, NGO và các cuộc cách mạng màu - P.6

Quản trị "tốt" vs quản trị "xấu"

Trước khi rút ra bài học cuối cùng từ phân tích này, sẽ là đáng giá khi biết lý do tại sao các cuộc bầu cử có vấn đề bởi các nhà cầm quyền bán độc tài trong các nước hậu cộng sản khác đã không kết thúc bằng cách mạng màu. Lý do chính tại sao Ilham Aliev, người thừa kế của chế độ chuyên chế Heydar Aliev ở Azerbaijan, có thể sửa chữa cuộc bầu cử quốc hội 2005 mà không có bàn tay đi găng tay của cỗ máy quan hệ công chúng Washington và NED, NGO, đó là lòng trung thành của chế độ ông ta đối với lợi ích năng lượng Mỹ và Anh trong các đường ống dẫn dầu Baku-Tiblisi-Ceyhan.

Đây là lần thứ hai Ilham Aliev hiển nhiên thao túng cuộc bầu cử và đã trôi đi mà không có hậu quả. Người kế vị trong cuộc bầu cử TT 2003 nổi tiếng không chỉ được tha thứ ở Washington mà còn nhận được lời chúc mừng từ Lầu Năm Góc.

Người quyền lực kiểu Stalin ở Uzbekistan, là Islam Karimov, đã tàn nhẫn dẹp tan cuộc biểu tình quần chúng ở Andijan chống tham nhũng và vụ bắt giữ tùy tiện tháng 5 năm 2005, giết chết 500, làm bị thương 2.000 người, nhưng Washington lặp lại tuyên bố của chính phủ Uzbek, những kẻ đó là "những kẻ khủng bố Hồi giáo".

Karimov, vào thời cảm hứng cách mạng hoa tulip, đã là đồng minh trung thành của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Á, đó là một chính sách bảo hiểm để chống lại áp lực dân chủ hóa. Hành động sớm của ông ta trước cuộc bầu cử quốc hội tháng 12 năm 2004 và sau cuộc cách mạng hoa tulip đã đuổi và siết chặt các hoạt động của NED, các NGO mà không có sự đáp trả với bất kỳ sự chỉ trích nào từ chính phủ Mỹ. So sánh Uzbekistan với các cuộc cách mạng màu khác, P. Escobar đã viết: "Các cựu quyền lực trước cách mạng màu ở Georgia, Ukraine và Kyrgyzstan là con quái vật lẽ ra đã phải bị loại bỏ để 'tự do và dân chủ' thắng thế. Vì vậy, lãnh đạo Belarus, không phải là Karimov, mới là nhà độc tài 'của chúng tôi'."


 

Các nguyên nhân cần thiết để thay đổi chế độ

Các trường hợp nghiên cứu đã xác nhận hệ biến hóa chủ nghĩa hiện thực bằng cách chứng tỏ rằng các NGO dân chủ của Mỹ là cần thiết, nhưng chưa đủ, cho các cuộc cách mạng màu. Trừ khi các chiến lược gia đối ngoại Mỹ quyết định tung ra và đổ bộ nguồn lực quân sự, kính tế và tình báo của họ cùng các NGO, cảnh tượng nào sắp đặt cách mạng màu nào khác là không thể. Thiếu sự lên tiếng mạnh mẽ và đường lối chỉ đạo của Mỹ, NED và các NGO không thể quản lý sân khấu thay đổi chế độ của mình cùng với các nhà hoạt động địa phương. Yếu tố thúc đẩy từ Washington đã kích thích NGO vào chỗ đứng chiến tranh để lật đổ chế độ.

Cách mạng cam và tulip là trường hợp "thay đổi chế độ", nhưng không phải "thay đổi hình thái chế độ", chúng không làm cho Ukraine và Kyrgyzstan có dân chủ. Bởi bản chất của chúng, là những trường đoạn thay thế tầng lớp chống phương Tây bên trên bằng những kẻ thân phương Tây, không thay đổi sâu rộng mà chỉ tu sửa chính thể. Thậm chí một định nghĩa tối giản của nền dân chủ - bầu cử tự do và công bằng - không có gì rõ ràng là đã đạt được trong hai trường hợp Ukraina và Gruzia.

Thay đổi quá ít ỏi là bản chất của những thay đổi chế độ như vậy, là một trò đùa khi gọi đó là "cuộc cách mạng", một thuật ngữ tuyên truyền của chính phủ Mỹ và phương tiện truyền thông phương Tây. Sự thay thế Kuchma bởi Yushchenko và Akayev bởi Bakiyev không có nhiều tính "cách mạng" so với việc lật đổ Saddam Hussein ở Iraq, thứ được chính quyền Bush đặt tên thánh là "cuộc cách mạng tím". Sự khác biệt trong các phương pháp - NGO và những mưu đồ hậu cung trong các nước hậu cộng sản và xâm lược quân sự trực tiếp ở Iraq - không vô hiệu hóa sự giống nhau của biến số độc lập: tham vọng chiến lược của Mỹ.

Dự đoán cho tương lai thay đổi chế độ theo phương pháp cách mạng màu sẽ cần phải được theo dõi cẩn thận để xem tham vọng của Mỹ ở các quốc gia hậu Xô Viết như thế nào và làm thế nào để nó hình thành nên chuỗi công cụ quyền lực cứng và mềm. Chiến lược của Mỹ cũng sẽ phụ thuộc vào đặc thù chính trị trong từng nước riêng rẽ, các yếu tố không được đề cập đầy đủ trong bài viết này là do vấn đề về phương pháp luận bậc tự do.

NGO Mỹ có hiệu quả cao trong một số môi trường nội địa nào đó và trong những thời điểm nào đó. Phá hoại ngầm có thể đã là đủ ở một số quốc gia trong khi một cuộc tấn công quân sự quy mô đầy đủ có thể là cần thiết ở những quốc gia khác. Như Peter Gourevitch chỉ ra, thuần túy nguyên nhân quốc tế gây ra các vấn đề nội bộ là "không hoàn toàn thuyết phục" ngoại trừ trong trường hợp chỉ có xâm lược và chiếm đóng quân sự của lực lượng nước ngoài. Một loạt các nguyên nhân bên trong là cần thiết cho sự thay đổi chế độ sẽ phải bao gồm các biến động chính trị, kinh tế xã hội bên trong, bên cạnh sự can thiệp mang thương hiệu NED.




Tác giả: Sreeram Chaulia, một nhà văn, nhà báo Ấn Độ;

Dân chủ hóa, NGO và các cuộc cách mạng màu - P.5

Trồng hoa tulip ở Kyrgyzstan


Trung Á từ lâu đã trong tầm ngắm của trò chơi cạnh tranh quyền lực. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, George Bush và chính quyền Clinton xác định một tập hợp các mục tiêu địa chiến lược cho khu vực có rất nhiều sự can thiệp nặng nề này: "Để đảm bảo nguồn năng lượng thay thế, giúp Trung Á đạt được quyền tự chủ khỏi bá quyền Nga, ngăn chặn ảnh hưởng Iran, và thúc đẩy tự do kinh tế chính trị."

Từ 1993, mục tiêu đa dạng hóa dự trữ năng lượng dài hạn (tìm kiếm giải pháp thay thế cho các nguồn Vịnh Ba Tư) và áp lực từ khu vực dầu khí tư nhân "bắt đầu chiếm lĩnh sân khấu trung tâm" trong chính sách của Washington đối với Kazakhstan và Turkmenistan. Lầu Năm Góc gây sức ép để gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực và đã thành công trong việc đảm bảo an ninh cho 4 trong số 5 quốc gia Trung Á, bao gồm Kyrgyzstan, “Đối tác NATO vì Hòa bình” năm 1994 (Nato’s Partnership for Peace).

Thường xuyên diễn tập quân sự chung và đào tạo "khả năng tương tác" trong những năm Clinton được trông đợi ​​sẽ có các căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực để từ đó chống lại tham vọng bá quyền Nga và Trung Quốc. Với trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên hạn chế, nền kinh tế yếu của Kyrgyzstan phụ thuộc nhiều vào Nga, mối nguy hiểm mà chính quyền Clinton muốn chống lại bằng cách làm sâu sắc hơn lợi ích quốc phòng Mỹ và thúc giục IMF cùng WB cho vay tiền ồ ạt để tăng cường hỗ trợ chính phủ tương đối dân chủ của Askar Akayev.

Hỗ trợ kỹ thuật của IMF là quan trọng đối với Kyrgyzstan để trở thành nước đầu tiên trong vùng rời khỏi khu vực đồng rúp Nga. Mặc dù năm 1999, việc mở rộng Hiệp ước an ninh tập thể CIS đã thúc đẩy đòn bẩy quân sự Nga tại Kyrgyzstan, thì phong trào Hồi giáo Uzbekistan (IMU) vẫn bắt cóc người và xâm nhập dễ dàng vào lãnh thổ Kyrgyzstan, làm lộ ra kẽ hở trong bộ máy an ninh Akayev. Khi Kyrgyzstan bị lôi kéo vào tình trạng hỗn độn trong trung tâm Hồi giáo châu Á về địa lý, xung đột biên giới và buôn bán ma tuý, cuộc đua ngầm Mỹ-Nga để lập căn cứ quân sự ở đây trở thành công khai, mở đường cho cuộc cách mạng hoa tulip.

Sau 11-9-2001, Lầu Năm Góc đã mạo hiểm trong một cuộc phiêu lưu mới: "Triển khai căn cứ quân sự của Mỹ ở nước ngoài lớn nhất kể từ WW-II đến “vòng cung bất ổn” chạy qua vùng biển Caribbean, Châu Phi, Trung Đông, vùng Caucasus, Trung Á và Nam Á."

Mắc bẫy tiền, Akayev mở căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ trong khu vực tại Manas, bên ngoài thủ đô Bishkek, một sự cài cắm không hề bị xem nhẹ ở Moscow. Trung Quốc, nước có chung biên giới với Kyrgyzstan cũng đã báo động tương tự như Nga, họ cùng Nga lái Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO - Shanghai Cooperation Organisation) hướng về phía chống đối và tìm cách kết liễu căn cứ quân sự Mỹ ở Trung Á. Với kỳ vọng căn cứ Manas sẽ làm "giảm sự phụ thuộc vào Nga của Kyrgyzstan", ngoài việc là một trung tâm hậu cần cho cuộc chiến ở Afghanistan, thì ngược lại vào năm 2003 TT Putin đàm phán với Akayev để mở một căn cứ không quân của Nga tại Kant – cách 30 cây số đến căn cứ Mỹ.

Trung Quốc cũng bị nói đã tham gia vào đàm phán bí mật để có căn cứ của riêng mình tại Kyrgyzstan và điều chỉnh biên giới, những điều đó dấy lên một cơn bão chính trị chống lại Akayev vào tháng 3 năm 2002. Bộ nội vụ Nga, "người bạn mới của Akayev", đã giúp xoa dịu các cuộc biểu tình. Akayev hướng Kyrgyzstan đến với Trung Quốc thông qua "con đường ngoại giao tơ lụa" và đàn áp quân du kích người Duy Ngô Nhĩ – như giải thích chủ yếu là do nhu cầu tuyệt vọng của ông để có nguồn tài chính chèo chống nền kinh tế trong nước đang trong vòng xoáy sụp đổ - điều đó làm cho Washington rất thất vọng, nhìn Bắc Kinh như một cái gai trong chiến lược mở rộng vùng ảnh hưởng.

Quan điểm của Mỹ về sự phát triển nguy hiểm này là như sau: "Căn cứ vào 1.100 km biên giới giữa Kyrgyzstan và Trung Quốc - và chỗ đứng đã thực sự đáng kể của Washington ở gần Uzbekistan và Tajikistan – thì sự sụp đổ của chính phủ thân Trung Quốc của TT bị ruồng bỏ Askar Akayev sẽ không hẳn là chiến thắng nhỏ đối với ‘chính sách ngăn chặn’".

Trước sự phản công Trung-Nga, người ta thấy rằng tại Bishkek, xu hướng dần dần độc đoán của Akayev đã không mấy làm Washington động lòng. Cuộc bầu cử TT gian lận của ông ta năm 2000 đã đi vào quên lãng, bởi chính phủ Mỹ, mặc dù các quan sát viên NDI gọi là nó không công bằng và đầy thiên vị bất hợp pháp của bộ máy nhà nước. Trong thực tế, nghiên cứu của Eric Mcglinchey về nguyên do Akayev rơi vào chính sách phản dân chủ đã đổ lỗi thẳng vào trách nhiệm xúi giục của IMF và Mỹ, đã cho phép ông ta "cưỡng chế tranh luận chính trị và xây dựng lại chế độ độc tài."

Đã o bế Akayev trong hơn một thập kỷ, giờ chính quyền Bush quay ngược lại và trước cuộc cách mạng hoa tulip cũng không phải là tính toán 1 đêm về việc làm thế nào mà ông ta đã trở thành chuyên chế, cũng như bài toán khó nhọc rằng lợi ích sống còn của mình đã không còn được ông ta phục vụ. Những hậu quả của việc Washington không hài lòng có thể nhìn thấy ở "tin tức từ Kant" (khai trương căn cứ Nga) được ghi nhận như sau: "Văn phòng IMF tại Bishkek đã trở thành cứng rắn hơn đối với Kyrgyzstan và Bộ Ngoại giao đã mở nhà in độc lập của riêng mình - đó có nghĩa là các tờ báo đối lập sẽ trở lại với đầy đủ sức mạnh." (P. Escobar)

Ảnh: Askar Akayev và ông Bush tại Nhà Trắng năm 2002

Các nguồn tin ngoại giao bắt đầu hồ sơ ngay sau thỏa thuận Kant có kết quả, Akayev bị đưa vào "danh sách theo dõi của Mỹ" và "Mỹ đã bắt đầu hỗ trợ mọi yếu tố có thể thấy được để dàn trận chống lại ông ta."

Dân chủ hóa Kyrgyzstan, một chú thích trong chính sách của Mỹ, đột nhiên được gấp rút quàng cho một vầng hào quang. Cũng nên thêm rằng có một lý do chiến lược chung được tranh luận trong chính quyền Bush về dân chủ ở Trung Á sau vụ 911. Kể từ khi cảm xúc chống Mỹ phổ biến trong khu vực Trung Á nhưng không cao như ở các bộ phận Hồi giáo khác trên thế giới, "nguy cơ dân chủ trong khu vực tương đối nhỏ." Chiến thắng trái tim và khối óc của người Hồi giáo Trung Á thông qua dân chủ hóa" sẽ không chỉ tạo thuận lợi cho quá trình tự do hóa nền kinh tế, mà còn, như một sản phẩm, tăng cường sự ủng hộ cho Mỹ."

Vụ 911 mở ra một hiện thực kinh điển "cửa sổ cho cơ hội mà qua đó một ‘vòng cung ổn định' có thể được thiết lập trong các khu vực chiến lược quan trọng giữa biển Caspian và biên giới phía tây bắc Trung Quốc." Có sự mâu thuẫn lẫn lộn trong triển khai, quan điểm cho rằng thúc đẩy dân chủ có thể làm mềm thách thức Hồi giáo thích hợp cho Kỷ nguyên Mỹ (Pax Americana) trong khi sự bất mãn với tính hữu dụng của AkayevWashington đang gia tăng. Kyrgyzstan, với dân số chỉ 5 triệu (thấp thứ 4 trong khu vực) đã nhận được tổng cộng $26,5 triệu cho "cải cách dân chủ" từ cơ quan ngoại giao trong 2003-2004, chỉ đứng sau Uzbekistan đông dân hơn. Còn như với Ukraine, con số chính thức đã là cả 1 gia tài.

Từ 2003, NED, các NGO đã vào cuộc hành động để đảm bảo thay đổi chế độ tại cuộc bầu cử quốc hội tiếp theo quay lại chống Akayev, người ban đầu đã cho phép NGO tiếp cận với đất nước, trong thời kỳ hoàng kim của IMF và USAID cho vay có điều kiện. Thậm chí nhiều hơn ở Ukraine, sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực NGO địa phương đã hoàn tất tại Kyrgyzstan. P. Escobar mô tả sự độc quyền của xã hội dân sự địa phương như sau: "Trên thực tế, tất cả mọi thứ đem đến cho xã hội dân sự tại Kyrgyzstan được tài trợ bởi Quỹ của Mỹ, hoặc do USAID. Ít nhất 170 tổ chức NGO chịu trách nhiệm phát triển hay. phổ biến dân chủ đã được tạo ra hay bảo trợ bởi người Mỹ."

Sự kiểm soát tuyệt đối xã hội dân sự Kyrgyzstan bởi NED và NGO là phức tạp bởi tính chất tài trợ theo định hướng "xây dựng xã hội dân sự" thực hiện trong khu vực. Nghiên cứu thực địa của Fiona Adamson về dân chủ hóa tại Kyrgyzstan phát hiện ra rằng: "Các tổ chức NGO địa phương nhận được gần như 100% quỹ của họ từ các diễn viên quốc tế và có thể dễ dàng trở thành gần như nhà tài trợ bị dẫn dắt 100%. Các nhà bảo trợ quốc tế ngầm hay công khai mong đợi các NGO địa phương quản lý các chương trình mà không nhất thiết là phù hợp với nhu cầu địa phương."

Trong số các chiến lược được thông qua bởi các NGO nhân danh dân chủ là giành chiến thắng trước giới bề trên địa phương về những lý tưởng và các mô hình phương Tây, chiến thuật tâm lý chiến chiến tranh lạnh. IREX tổ chức hội nghị, hội thảo, "hỗ trợ kỹ thuật" và chương trình trao đổi với giới tinh hoa Kyrgyzstan, tin rằng sự thay đổi chính trị trong nước xuất phát từ việc tiếp xúc với những ý tưởng phương Tây.

Thi hành chiến thuật này là hiển nhiên bởi xu hướng các tầng lớp kinh doanh và chính trị Kyrgyzstan tán thành mối quan hệ an ninh và kinh tế chặt chẽ hơn với Mỹ. Kurmanbek Bakiyev của Phong trào Quốc gia Kyrgyzstan, người thay thế Akayev làm thủ tướng sau cuộc cách mạng tulip, từng được gửi đến Mỹ qua một chương trình trao đổi. Felix Kulov, lãnh đạo mới về an ninh, và Omurbek Tekebayev, chủ tịch mới của quốc hội sau cuộc cách mạng tulip, cũng là kẻ hưởng lợi từ chương trình đỡ đầu thăm viếng ngoại giao-nhà nước.

Tekebayev tiết lộ những gì ông ta học được một các thẳng thắn khi đi chơi Washington: "Tôi thấy rằng người Mỹ biết làm thế nào để lựa chọn con người, biết làm thế nào để đánh giá chính xác về những gì đang xảy ra và báo trước tương lai phát triển, thay đổi chính trị."

Các lãnh đạo đối lập hàng đầu trong bầu cử quốc hội năm 2005 như Roza Otunbayeva đã có danh tiếng là "yêu thích của Washington", mặc dù không “vượt biên” như ở Ukraine. Họ đã nhanh chóng nhìn thấy tiềm năng trong kho vũ khí của NED để thay đổi chế độ và lợi dụng các dự án NGO tài trợ để xuất bản các tờ báo chống chính phủ, để đào tạo lớp thanh niên "nhiễm" virus dân chủ qua các chuyến đi chơi Mỹ tài trợ đến Kiev để tham khảo cuộc cách mạng cam, và để huy động đám đông khá lớn ở Bishkek xông vào dinh tổng thống Akayev và các thị trấn miền nam Osh và Jalalabad.

USAID "đầu tư ít nhất $2 triệu trước cuộc bầu cử" cho các nhà hoạt động địa phương để theo dõi hành vi sai trái của chính phủ nhưng đã không làm bất cứ điều gì để ngăn cấm các "quan sát viên độc lập" thực sự làm việc cho các ứng cử viên đối lập. Liên minh Dân chủ và xã hội dân sự (CDCS) và Xã hội Dân sự chống tham nhũng (CSAC), các đối tác NGO địa phương quan trọng của NED, làm việc song song với các bên chống Akayev mà không cần giả vờ vô tư.

Đại sứ quán Mỹ tại Bishkek, tiếp tục truyền thống hành vi can thiệp mờ ám vào cuộc khủng hoảng, làm việc chặt chẽ với NGO như Freedom House và Soros Foundation - cung cấp máy phát điện, in ấn báo chí và tiền bạc để giữ cho các cuộc biểu tình sôi lên cho đến khi Akayev chạy trốn. Tin tức về nơi nào người biểu tình cần tụ tập và những gì họ cần mang theo được phát qua TV và radio được tài trợ, đặc biệt là ở khu vực phía nam Osh.

Lãnh đạo đảng CDCS, Edil Baisolov, thừa nhận rằng cuộc nổi dậy sẽ là "hoàn toàn không thể" nếu thiếu những nỗ lực điều phối của Mỹ. Trong tiến trình của NED, NGO đến việc thực hiện toàn bộ cuộc cách mạng tulip, Philip Shishkin lưu ý: "Để tránh khiêu khích Nga và vi phạm tiêu chuẩn ngoại giao, Mỹ có thể không trực tiếp chống lưng các đảng chính trị đối lập. Nhưng nó bảo trợ một mạng lưới các tổ chức NGO có ảnh hưởng."

Điều quan trọng cần lưu ý là cấu trúc gia tộc của xã hội Kyrgyzstan, căng thẳng sắc tộc với người Uzbek, và phôi thai Hồi giáo ở thung lũng Ferghana xen vào giữa nền tảng để thay đổi kịch bản mạng được vẽ ra ở Washington. Nga đã quá học được bài học từ Ukraina và đã cài cắm được một số nhân vật đối lập chính, làm cho Mỹ không thể có được độc quyền phe đối lập như là trường hợp trong hai cuộc cách mạng màu trước (Ukraina và Gruzia).

Yếu tố bất ngờ, là các phương tiện truyền thông đã nhanh nhẹn phát sóng các tiến triển dân chủ không ngừng, các thủ đô phương Tây hợp lý hóa nó với tốc độ chớp nhoáng - tất cả đã trở thành như dự đoán vào thời điểm đoàn quân dân chủ tiến đến thủ đô Bishkek. Thái độ nước đôi của trật tự mới ở Kyrgyzstan – cuối cùng lại trái ngược rõ rệt với chính sách thân phương Tây như ở Georgia và Ukraine – chứa đựng rất nhiều sự thay đổi không giống như 2 trường hợp cách mạng màu trước.

Có thể nói cách mạng hoa tulip Mỹ bảo trợ và thực hiện, nhưng đã bị Nga đảo cờ ngoạn mục.



Dân chủ hóa, NGO và các cuộc cách mạng màu - P.4

Hoạt động cam ở Ukraine

Ukraina là hình ảnh thu nhỏ quen thuộc Mỹ của "công cụ hóa các chính sách dựa trên giá trị", do đó "gói ghém mục tiêu an ninh trong ngôn ngữ thúc đẩy dân chủ và sau đó làm nhầm lẫn thúc đẩy dân chủ với việc tìm kiếm các hậu quả chính trị cụ thể đề cao các mục tiêu an ninh."

Được xác định bởi chính quyền Clinton là một quốc gia ưu tiên cho dân chủ và một gói các chính sách đối ngoại hậu Xô Viết, tầm quan trọng của Ukraine trong việc NATO mở rộng về phía đông không quốc gia nào sánh được. Cố vấn đặc biệt của bà Clinton về Liên Xô cũ, Richard Morningstar, khẳng định năm 1997 liên quan đến hiệp ước Ukraine-NATO rằng "an ninh của Ukraine là một yếu tố quan trọng trong chính sách an ninh của Mỹ." Đối với Zbigniew Brzezinski, một diều hâu liberal ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của đảng Dân chủ:

"Ukraine, một không gian mới và quan trọng trên bàn cờ Á-Âu, là một trụ cột địa chính trị bởi vì sự tồn tại của nó như là một quốc gia độc lập giúp thay đổi Nga. Nếu không có Ukraine, Nga không còn là một đế chế Á-Âu... nếu Moscow lấy lại quyền kiểm soát Ukraina, với 52 triệu dân và nguồn lực lớn, cũng như tiến đến Biển Đen, Nga sẽ  tự động một lần nữa lấy lại đủ nguồn lực để trở thành đế quốc mạnh mẽ. "

Với sự gia nhập của Séc, Hungary và Ba Lan vào NATO năm 1999, Ukraine còn lại là biên giới cuối cùng, bộ đệm lớn nhất trên "biên giới" Nga-NATO. Cuộc cách mạng màu cam phải được xem xét trong bối cảnh một nước Nga phòng thủ đang cố gắng để giữ cho tầm ảnh hưởng của nó trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) và xâm lăng Euro-Atlantic ở phía đông đang được thúc đẩy bởi EU và NATO.

Việc sắp đặt sự đỡ đầu của nước ngoài cho hai ứng cử viên tổng thống vào đêm trước của cuộc cách mạng này làm sáng tỏ những mơ hồ của cuộc chiến lôi kéo ngầm. Viktor Yanukovych, ứng cử viên tổng thống kế nhiệm Leonid Kuchma, nhận được hỗ trợ bằng lời nói và tài chính mạnh mẽ từ điện Kremlin trước, trong và sau cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 2004. Trong một cuộc họp riêng với TT Nga, Vladimir Putin, ngay trước cuộc bầu cử, ông Yanukovych hứa rằng ông “sẽ chấm dứt chính sách Ukraine tìm kiếm thành viên trong NATO." Viktor Yushchenko, đối thủ ủng hộ thị trường tự do được hưởng lợi từ chính sách ngoại giao Mỹ, tình báo và sự hỗ trợ của NGO cho cuộc cách mạng cam, đặt trứng của mình hoàn toàn trong giỏ EU và NATO.

Chính sách năng lượng cũng định hình toan tính thay đổi chế độ của Washington đối với Ukraine. Tháng 7 năm 2004, chính quyền Bush và Brussels đã rất sửng sốt khi chính phủ Kuchma đảo ngược một quyết định trước đó, mở rộng đường ống Odessa-Brody đến Gdansk Ba Lan. Việc mở rộng đã xảy ra, nó đã có thể vận chuyển một lượng dầu rất lớn từ biển Caspian vào thị trường EU, độc lập với Nga, và làm suy yếu sự phụ thuộc quá lớn của Ukraine vào Nga về nhu cầu năng lượng.

Vứt bỏ một dự án mà nó có thể củng cố quỹ đạo hướng tây của Kiev, Kuchma đã quyết định mở một tuyến đường ống không sử dụng để vận chuyển dầu từ Urals của Nga đến Odessa. Việc này àm rơi rụng lợi ích Mỹ không phải là không đáng kể, như W. Engdahl cho biết: "chính sách của Washington là nhằm mục đích kiểm soát trực tiếp dầu và khí chảy từ biển Caspian, bao gồm Turkmenistan, và để chống lại ảnh hưởng của Nga trong khu vực từ Georgia đến Ukraina đến Azerbaijan và Iran. Vấn đề mấu chốt mà Washington ngầm công nhận là sự cạn kiệt của các nguồn nhiên liệu lớn giá rẻ chất lượng cao trên thế giới đang lờ mờ hiện ra, vấn đề cạn kiệt dầu mỏ toàn cầu."

Đại sứ Mỹ tại Ukraina, Carlos Pascual, liên tục cầu khẩn Kuchma bãi bỏ quyết định đảo ngược, thuyết phục rằng kế hoạch của Ba Lan sẽ hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư và có lợi nhuận nhiều hơn cho Ukraine trong thời gian dài, đặc biệt là làm suy giảm độc quyền kiểm soát của Nga và đa dạng hóa nguồn năng lượng của Ukraine. Không phải ngẫu nhiên mà chính phủ Yushchenko, sau cuộc cách mạng cam, đã khôi phục hiện trạng đánh cược vào đường ống Odessa-Brody, thông báo "cuộc đàm phán tích cực với Chevron, công ty cũ của Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice, cho dự án này."

Các hoạt động cài cắm Yushchenko ở Ukraine có một số cấu thành. Quan trọng như mua chuộc giới quyền lực quân đội Ukraina, Bộ Nội vụ, các cơ quan an ninh và các quan chức tình báo cao cấp đã làm việc để chống lại mệnh lệnh đàn áp của Kuchma và chuyển các thông tin quan trọng về trại của Yushchenko.

Mặc dù các bảo vệ này tuyên bố đã không tuân lệnh các chỉ huy là bởi lòng khoan dung, có một thái độ nghiêng về thân Mỹ trong nhiều cơ quan nhà nước quan trọng. Qua kênh thông tin liên lạc của họ với phụ tá của Yushchenko, là Yevyen Marchuk, một kẻ hâm mộ NATO và là cựu bộ trưởng quốc phòng đã thảo luận về cuộc bầu cử sắp tới với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Donald Rumsfeld, tháng 8 năm 2004, cho thấy một kế hoạch đảo chính. Vợ của Yushchenko, Kateryna Chumachenko, là một cựu quan chức trong chính quyền Reagan và George Bush, là kẻ di cư Ukraina có thế lực, bị cho là đã đóng một vai quan trọng làm cửa hậu.

Không có gì trong số các mưu đồ kể trên là quan trọng mà không có kết quả bầu cử bị tranh cãi, tích lũy quyền lực quần chúng trên đường phố và các kỹ thuật dân chủ qua sự chống đối dân sự. Ở đây là NED và họ hàng NGO đóng vai trò cần thiết nhất.

Đã thâm nhập vào Ukraina từ năm 1990 theo lệnh của chính quyền George Bush với sự đồng ý của kẻ thân Mỹ Leonid Kravchuk, 1 lãnh đạo sáng giá của nền cộng hòa, các NGO này có sức mạnh tài chính và lập ra các NGO địa phương từ con số 0, chúng kiểm soát và chỉ đạo chương trình nghị sự của họ.

Tổ chức thanh niên tân tự do Pora, ví dụ, là một nhánh của "Liên minh Tự do lựa chọn" đã được lập ra năm 1999 và bảo trợ bởi Đại sứ quán Mỹ, WB, NED và Soros Foundation. Vào đêm trước của cuộc cách mạng cam, NED và NGO thuê cơ quan thăm dò dư luận Mỹ và các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp để khai thác dữ liệu phân tích bầu cử và đoàn kết phe đối lập dưới liên minh bầu cử TT Yushchenko, tháng trước cuộc bỏ phiếu; đã huấn luyên hàng ngàn nhân viên giám sát bầu cử địa phương và quốc tế cho đảng phái Yushchenko, tổ chức thăm dò kết quả bầu cử phối hợp với các đại sứ quán phương Tây để tiên đoán rằng chiến thắng thuộc về Yushchenko, cũng như nhập khẩu các "tư vấn" đã có kinh nghiệm trong việc lật đổ Milosevic của Serbia và cách mạng hoa hồng Gruzia.

Các quần chúng vận động bầu cử tại Kiev đã được lựa chọn cẩn thận từ thành lũy phía tây của Yushchenko và không phản ánh được tình cảm trên toàn quốc. "Một vài chục nghìn ở trung tâm Kiev đã được tuyên bố là 'quần chúng', bất chấp thực tế là nhiều kẻ biểu tình ấp ủ quan điểm bạo lực và phản dân chủ", John Laughland viết. Các viên giám sát bầu cử NGO hợp sức với phương tiện truyền thông phương Tây, cố tình phóng đại gian lận bầu cử liên quan đến phía đảng Yanukovych, bỏ qua vi phạm nghiêm trọng của phe Yushchenko.

Chi tiêu của chính phủ Mỹ vào cuộc cách mạng màu cam đã được đưa ra khoảng $14 triệu, trong khi ngân sách xúc tiến xã hội dân sự nói chung do Washington cung cấp cho Ukraine (2003-2004) là $57,8-$65 triệu. Các quỹ Soros và Freedom House bơm vào một dòng vốn ổn định qua các NGO và các tổ chức địa phương cho các "dự án liên quan đến bầu cử."

Đám đông quần chúng của Yushchenko ở quảng trường Độc lập Kiev là một hoạt động tỉ mỉ được lập "kế hoạch cẩn thận, bí mật bởi giới thân cận của Yuschenko trong một khoảng thời gian vài năm" các viên giám sát được phân phối hàng ngàn máy ảnh, các đội được hỗ trợ bác sĩ và tâm lý học, giao thông vận chuyển, máy sưởi, túi ngủ, bình gas nhỏ, nhà vệ sinh, nhà bếp, lều trại, TV và radio, tất cả đều cần "một khoản lớn tiền mặt, trong trường hợp này, phần lớn là của người Mỹ." (Daniel Wolf)

Các đầu sỏ chính trị địa phương và các doanh nhân Ukraina lưu vong ở Mỹ cũng đóng góp khá lớn cho neo-liberal Yuschchenko. Các mối quan hệ trong bóng tối và ràng buộc nhau giữa chính phủ Mỹ và NGO dân chủ ít bị nghi ngờ rằng sau này lại là nhà cung cấp một số tiền lớn ở Ukraine và sẽ không xuất hiện trong các cuộc kiểm toán, các báo cáo hàng năm. Nhận biết của công chúng về chi tiêu bị giảm bớt na ná con số thương vong chính thức được đưa ra bởi các chính phủ trong cuộc chiến chống khủng bố.

Theo nghị sĩ Ron Paul, Mỹ đã phân bổ $60 triệu để tài trợ cho cuộc cách mạng cam "qua một loạt các NGO được chuẩn bị trước cả Mỹ và Ukraina – để bảo trợ cho Yushchenko". Con số này ngẫu nhiên chỉ là "đỉnh của tảng băng". Có tuyên bố rằng "Nga đã giúp Yanukovych nhiều tiền hơn so với Mỹ (đã cung cấp cho Yushchenko)" phần còn của câu chuyện huyền thoại mà chính phủ Mỹ đã tài trợ thông qua các họ hàng NED "là công khai và minh bạch."

Vai trò của họ hàng NED lần đầu tiên theo sau chính quyền Bush, dẫn đầu và xức nước thánh vào phe Yushchenko như là biểu hiện vững chắc của "xã hội dân sự" (với chi phí không tân tự do, chống độc tài) và sau đó liên tục được củng cố bằng quỹ và chuyên môn lật đổ chế độ hoàn toàn làm lu mờ ranh giới giữa thúc đẩy dân chủ công bằng xã hội và can thiệp váo tiến trình chính trị của Ukraine.

Nó vụng về với kích thước cơ bản của Robert Dahl về dân chủ - tranh luận, tức là sân chơi cạnh tranh chính trị và sức mạnh tương đối của các đối thủ. Nhiều thứ được thực hiện bởi NGO nhân danh dân chủ ở Ukraine là hoàn toàn thiên vị, bao gồm cả dạy bảo cử tri, trong khi phải thông tin trung lập để công dân thực hiện lựa chọn tự do chứ không phải là chiến dịch cho một ứng cử viên đặc biệt: "Yushchenko đã nhận được cái gật đầu của phương Tây, và lũ tiền đổ ngập vào các nhóm ủng hộ ông ta, từ tổ chức thanh niên Pora, cho đến các trang web đối lập khác nhau." (Jonathan Steele)

Các tuyến đường quanh co được tiền phương Tây chiếm lấy có thể được minh họa bằng một ví dụ. Sáng kiến hợp tác Ba Lan-Mỹ-Ukraine (Pauci), là 1 bảo trợ đáng chú ý của USAID và Freedom House, các NGO được cấp tiền hoạt động trong các cuộc cách mạng cam như Trung tâm nghiên cứu chính sách Quốc tế (International Centre for Policy Studies), trong đó có Yushchenko trong ban giám sát. Về bản chất, các NGO Mỹ đã làm thui chột không gian chính trị Ukraina bởi hàng đàn hăm hở sống chết vì lợi ích của ứng cử viên tân tự do mới trước cuộc bầu cử 2004, và can dự vào hoạt động thay đổi chế độ thay đổi dưới sự điều phối của Washington.


Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...