Западные СМИ о ситуации на Украине: Русские принимают защитные меры против авантюристов, которых контролируют неонацисты
Các chính trị gia và
chuyên gia phương Tây hiện rất bất đồng về tình hình Ukraina và về quyết định
của HĐ tối cao Nga cho phép tiến quân vào đất nước này và sử dụng vũ lực nếu
cần thiết.
Cho dù ngoại trưởng Mỹ John Kerry thẳng thừng đe dọa Mat-xcơ-va
bằng những biện pháp như cách ly, cấm vận, loại khỏi G8 sắp tổ chức ở Sochi đến
trừng phạt vì “hậu quả chết người”, cùng với việc phải rút quân. Nhưng xem ra những
lời lẽ đó cũng chẳng mảy may làm Nga phải chú ý.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier thì cho rằng phương Tây cần
tìm cách giảm căng thẳng leo thang xung đột, chứ không cần đảo ngược tình
hình(!!!)
Ông cũng không đồng ý với việc Nga vắng mặt tại G8 vì, đó là chỗ
duy nhất để nói chuyện trực tiếp với Nga. Vậy nên “có cần thiết phải hy sinh tổ
chức này?”
Còn chính quyền tự phong ở Kiev thì liên tục đòi hỏi phương Tây
phải giúp đỡ, phải ủng hộ, phải cấp tiền và phải đưa quân vào Ukraina… để ngăn
chặn hành động xâm lược khi nó mới bắt đầu.
Nhiều nước EU khối phương Tây nhìn nhận những sự kiện gần đây ở
Ukraina với quan điểm khác biệt. Họ không tin tưởng vào chính quyền mới Kiev và
cũng không muốn can thiệp quân sự. Trong khi tình hình khủng hoảng chưa được
giải quyết và ngày càng có nhiều dấu hiệu bất lợi cho chính quyền Kiev tự phong
và thân phương Tây này: giới quân đội mất lòng tin, hàng loạt tướng tá, binh
lính rã ngũ xin gia nhập và thề trung thành với chính quyền tự quản Crimea, các
khu vực miền đông và nam Ukraina đang nổi dậy, đất nước trên bờ vực tan rã.
Cựu cố vấn an ninh chính quyền Mỹ, chiến lược gia sừng sỏ phương
Tây Zbignev Bzhezinsky so sánh tình hình Ukraina hiện nay với WW-II.
Ông ta nói với CNN: Theo một trật tự không bình thường, chúng
tôi trực tiếp cảnh cáo Nga về những gì có thể là hậu quả tiêu cực, của việc Nga
tấn công vào Ukraina. Và những hậu quả này sẽ là rất nghiêm trọng. Nói cách
khác, trong những năm qua chúng tôi lấy làm tiếc đã lấy làm tiếc rằng đã không
tiến hành áp dụng những hành động nào đó, theo cùng một cách, chúng tôi đã lấy
làm tiếc về hành động không tương xứng của mình sau Munich năm 1938 và 1939. Và
chúng ta biết điều gì đã xảy ra sau đó.
Lời
lẽ Bzhezinsky là hiếu chiến và đầy hăm dọa. Tuy nhiên, chính ông ta đã cố tình
lờ đi những gì như kênh truyền
hình BBC đã đưa: ở trung tâm Kiev các nhóm vũ trang đã tuyên bố công khai
những quan điểm cực hữu phát xít. Một số trong bọn chúng mang những biểu tượng
của đội quân SS phát xít trên quần áo hay những hình xăm trổ, những phù hiệu,
biểu tượng phát xít xuất hiện khắp mọi nơi.
Nhóm dân tộc cực hữu đông thành viên nhất là "Right Sector". Chúng chia thành những nhóm nhỏ, mang vũ khí lạnh và đôi
khi cả súng tuần hành khắp nơi.
Các đại diện của chúng muốn thấy quốc gia Ukraina "thống
nhất" và “sạch sẽ" khỏi các dân tộc khác. Chúng nói "Ai là người
Nga – hãy về Nga. Ukraina chỉ dành cho người Ukraina". Hay thủ lĩnh của nhóm
này, Aleksandr
Muzychko lớn tiếng tuyên bố “Sẽ chiến đấu với người Do Thái và người Nga
cho đến giọt máu cuối cùng!”
Giáo sư danh tiếng Stephen Cohen của ĐH New York và Princeton
cho rằng những so sánh của Bzhezinsky không đứng vững trước các chỉ trích.
"Putin (RT comment) – không phải là Hitler như cựu ngoại trưởng Albright và giáo sư Bzhezinsky tưởng tượng, để mà dẫn (Hiệp ước) Munich. Putin – không phải là hung đồ. Ông ấy cũng không phải là đế quốc tân-Xô Viết, đang cố để tạo ra… để dựng dậy Xô Viết. Ông ấy cũng không định chống lại Mỹ". (nguồn InoTV)
"Putin (RT comment) – không phải là Hitler như cựu ngoại trưởng Albright và giáo sư Bzhezinsky tưởng tượng, để mà dẫn (Hiệp ước) Munich. Putin – không phải là hung đồ. Ông ấy cũng không phải là đế quốc tân-Xô Viết, đang cố để tạo ra… để dựng dậy Xô Viết. Ông ấy cũng không định chống lại Mỹ". (nguồn InoTV)
"Ông ấy không kích động khủng hoảng Ukraina. Nó buộc ông ấy
vào đó, và không có lựa chọn nào khác, ngoại trừ đáp trả. Những gì, như chúng
ta thấy, việc ông đã làm – giáo sư cho là – Điều gì xảy ra nếu như ảnh hưởng
Nga ở Canada và Mexico, và một số vùng của các quốc gia này sẽ tuyên bố, họ gia
nhập Liên minh kinh tế Euroasian của Putin và thậm chí, có lẽ là khối quân sự? Dĩ
nhiên, TT Mỹ sẽ buộc phải phản ứng cũng tương tự như vậy, như Putin và thậm chí
còn cứng rắn hơn".
Lãnh đạo đảng cánh tả Pháp Jean-Luc
Melanchon chia sẻ cùng quan điểm như vậy, ông cho rằng không thể nào coi hành
động của Nga là không thể chấp nhận được. Ông gọi các lãnh đạo mới của Ukraina
là "quân phiến loạn"
và buộc tội họ khiêu khích chống Nga, như tờ Le Figaro cho biết. Theo Melanchon,
"các biện pháp bảo vệ" mà Nga tiến hành ở Crimea, không thể bị coi là
cái gì đó không hiểu được.
"Hải cảng Crimea là vô cùng quan trọng đối với Nga. Hoàn
toàn đoán trước được là người Nga sẽ không cho phép lấy nó đi. Họ chấp nhận các
biện pháp bảo vệ chống lại chính quyền của những kẻ phiêu lưu-phiến loạn, bị
dẫn dắt bởi ảnh hưởng của chủ nghĩa tân phát xít”. (nguồn Melanshona
InoTV)
Theo ông Melanchon, người ta đã lợi dụng những người Ukraina,
"bất bình chính đáng", những kẻ "nhận lương từ Bắc Mỹ” trong số
những "phần tử nguy hiểm và đáng khinh nhất". Ông ám chỉ đến những dạng
như đảng gọi là "Svoboda"… luôn luôn tiến hành những khiêu khích chống
Nga".
Nhà lãnh đạo cánh tả Pháp kết luận: Dựa vào những kẻ "hung
dữ và bị mua chuộc" đang nắm quyền ở Ukraina, "NATO và Bắc Mỹ" đã
tiến hành trong nhiều tháng qua trò chơi chống Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét