Tất cả chúng ta có thói quen đi (hay không đi) bầu cử. Nhưng, bầu cử đúng chỉ là bầu cử. Chúng ta chọn ai, và người đó sẽ nhận lương nghị sĩ và những ưu đãi béo bở nồng hậu khác nữa - phần lớn cử tri cho là như vậy.
Ôi chà! các đảng phải vẫn tham gia vào bầu cử. Các em có biết, chính cái hội chính trị tự do chủ nghĩa đã trở thành những đảnh phái đầu tiên?
Điều này xảy ra vào giữa thế kỷ XIX ở châu Âu. Đảng tiến bộ Đức, đảng tự do Bỉ và những hội tương tự đã được hình thành để làm suy yếu và phá hoại hệ thống nhà nước đang tồn tại. Và mục đích của họ và nhìn chung họ đã làm tròn nhiệm vụ của mình! Làm sao họ lại không thực hiện điều đó?
Tôi với các bạn đã không sinh ra trong những ngày đó cũng biết, đơn giản là trong thế giới này, đặc biệt là ở châu Âu tiến bộ, đã chẳng có gì tiến bộ diễn ra, còn các đảng phái có nghĩa tự do, do đó, đặt điều như đã từng để người ta theo đuổi và vì họ. Điều này có mục đích gì - bây giờ chúng ta đã biết. Chỉ còn 1 câu hỏi cần trả lời: Khi nào thì chủ nghĩa tự do gây ra sụp đổ, hay sự sụp đổ của chủ nghĩa tự do.
Lời gợi ý nhỏ cho ai thiếu kiên nhẫn. Hãy nhớ 1 trong những qui luật cơ bản của cuộc sống là khi 1 thứ suy tàn thì thứ khác chắc chắn sẽ thay thế nó. Nói cách khác, nếu 1 đế chế sụp đổ, nghĩa là điều này cần cho ai đó. Vì thế, có các phương án đúng đắn khác. Chỉ có điều trong lựa chọn thứ 2 ở kết quả cuối cùng, nghĩa là, khi sụp đổ đến tận cùng, toàn bộ chủ nghĩa tự do có biến mất. Rất đúng, đã không còn gì hơn là sụp đổ! Hay sự tiêu tan tất yếu của chủ nghĩa tự do...
Vậy hệ thống đa đảng là tốt hay xấu xa? Quan điểm của tôi về vấn đề này được phát biểu tại Seliger.
Trong khi phương Tây đã từ lâu từ bỏ nguyên tắc của mình để bênh vực 1 chế độ phục vụ lợi ích cho các tập đoàn tài chính lớn, những
người biểu tình Thái cũng bắt đầu dò dẫm giúp nông dân, bao gồm cả những cuộc
tuần hành lớn qua Bangkok để quyên tiền và tìm kiếm tài trợ giúp đỡ những nông
dân túng quẫn nhất. Sân khấu các cuộc mít tinh cũng đã dàng chỗ cho cho nông
dân lên tiếng, các máy bán hàng tự động bị dẹp bỏ lấy chỗ cho nông dân bán hàng
như 1 phương kế sinh nhai tạm thời trong lúc khủng hoảng đang diễn ra.
Dù sao, sự ủng hộ nông dân của các phe phái Thái cũng tốt
hơn những lời hứa trống rỗng liên tục được tuyên ra và cũng liên tục bị nuốt lời
khi “dự án lúa gạo” của Thaksin thất bại. Một chiến lược lớn hơn là cần thiết,
không chỉ bởi các nhà lãnh đạo biểu tình, mà bởi tất cả người Thái, những người
hiểu hoàn cảnh khốn khổ của người nông dân. Thật không may, cuộc đấu chính trị
và giành giật quyền lực đã kéo dài và đổ máu.
Cuối cùng, nông dân Thái cũng được đền bù 1 phần cho những
gì đã mất. Nhưng họ cần hệ thống chính trị ổn định và giải pháp nông nghiệp cơ bản.
Tự Cấp Tự Túc
tránh lệ thuộc;Với các nhà kinh tế tân tự do, toàn
cầu hóa, mô hình này là lạc hậu. Nhưng nó là câu trả lời tự nhiên của nông dân
Thái. Tự túc trên qui mô quốc gia (là việc cả Nga ngày nay cũng đang phải tính đến),
qui mô 1 tỉnh, và nhỏ nhất là 1 hộ gia đình. Khái niệm “nền kinh tế tự cung tự
cấp (Sufficiency Economy)” được ghi nhận trong "Học thuyết mới" của Vua Thái như 1 nỗ lực hay
"nền kinh tế tự cung tự cấp" và nỗ lực tương tự như tìm đường
phá vỡ bóc lột, đàn áp và bất công cho người Thái bởi các tập đoàn độc quyền và
giới tài phiệt tài chính.
Hình ảnh: Một viễn cảnh kinh tế nông nghiệp tự túc cho
nông dân Thái.
Giá trị nông nghiệp và sự tự lực họ tạo ra là điểm nổi bật của tự
do thật sự.
Hình ảnh: Tờ 1.000 baht. Bên trái là con đập nổi tiếng của Thái, nó ngăn lũ lụt và điều
hòa tưới tiêu, sản xuất điện. Bên cạnh là hình ảnh Vua Thái, vương quốc 800 năm
tuổi. Phía bên phải mô tả 1 phụ nữ Thái đang làm vườn, đúng mô hình tự cấp tự
túc địa phương.
Công nghệ tiềm năng; Nhưng sẽ không phải là
nền kinh tế tự cung tự cấp phong kiến lạc hậu. Yếu tố kỹ thuật, công nghệ mới
phải được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất và kiểm soát dịch
bệnh. Đã có nhiều mô hình thực được giới thiệu bởi Viện MIT và các nhà khoa học.
Đôi khi
chúng được gọi là "Fab Labs", "makerspaces” hay "hackerspaces".
Fab Labs của GS.
TS. Neil Gershenfeld Viện MIT là 1 phức hợp công nghệ mở, cho phép
người dùng (nông dân) tái tạo công nghệ của riêng họ thay vì lệ thuộc vào thứ có sẵn. Nó có thể biến nông dân các vùng xa xôi hẻo lánh thành 1 nhà sản xuất hiện
đại, tự chủ. Ông Gershenfeld gọi đây là 1 cuộc cách mạng công nghệ.
Thông điệp của tiến sĩ Gershenfeld tạo tiếng vang với văn hóa hiện tại của Thái Lan và đáp ứng đòi hỏi của "nền kinh tế tự cung tự cấp". Theo nhiều
cách, các mảnh nhỏ doanh nghiệp Thái đã thực sự thành công bằng cách bỏ qua sản
xuất tập trung hóa vốn lớn, nó minh chứng cho công việc và niềm lạc quan của tiến
sĩ Gershenfeld. Khả năng kỹ thuật để thực hiện điều này và làm thay đổi thế giới
đã là một thực tế, nhưng ông Gershenfeld cũng thừa nhận rằng trở ngại lớn nhất
là vượt qua kỹ thuật xã hội - nói cách khác - tạo ra một mô hình thay đổi trong
tâm trí của người dân để đáp ứng những thay đổi mà kỹ thuật đã tạo ra.
Để làm được điều này, phải nhận thức được rằng sức mạnh để
thay đổi cuộc sống của nông dân Thái không nằm trong các hòm phiếu ngày bầu cử,
mà nằm trong tay họ, trong tâm trí và trong các tổ chức địa phương như Fab Labs
và hackerspaces.
Đem đa dạng kinh
tế đến nông dân bằng công nghệ; cho nông dân nông thôn:
Đối với người Thái, họ không cần phải chờ đợi MIT đem công nghệ đến các cộng đồng
nông thôn. Những mô hình như vậy đã được triển khai bới các nhà kỹ thuật độc lập,
các hackerspaces khắp thế giới. Tại Bangkok, đã có ít nhất 2: CITEC và Bangkok Hackerspace.
Các giải pháp phù hợp nhất có thể đến từ tổ hợp công nghệ
như Open Source Ecology(OSE). Không giống
như ai đó dùng thuật ngữ "toàn cầu", khái niệm đằng sau OSE không phải
là giải pháp tập trung, mà là đòn bẩy của phần cứng mở dựa vào mức độ nội địa
hóa để đạt được "phổ biến phương tiện sản xuất lớn hơn", với các công
cụ có thể sử dụng hết tuổi thọ và không lỗi thời. Họ cung cấp các mô hình ứng dụng
bởi các thành viên, đó là 1 nguồn thông tin rất
quí cho những ai quan tâm. Dĩ nhiên, lực lượng chống
đối mô hình kiểu này cũng rất nhiều, đơn giản là nó loại bỏ gần như tất cả những
kẻ trung gian trục lợi hay độc quyền cung cấp.
Thay đổi hệ thống
lương thực Thái; Mô hình sx nông nghiệp Thái hiện
nay rõ ràng được lập ra vì lợi ích của 1 nhóm thiểu số. Từ các tờ tạp chí đưa
tin đến các chương trình TV, hay quảng cáo sản phẩm, mạng lưới phân phối của
các ông lớn rồi các hội nghị hội thảo, chương trình “đào tạo”… tất cả nằm trong
1 hệ thống không cân xứng và không làm nông dân thỏa mãn. Việc sản xuất, phân phối
và tiêu thụ nông sản bị dẫn dắt bởi 1 nhóm nhỏ gặt hái nhiều lợi ích hơn số
đông còn lại trong chuỗi cung cầu hay “chuỗi giá trị gia tăng”. Nói cách khác,
trong hệ thống này người đứng đầu chuỗi, nông dân sản xuất có ít lợi ích nhất.
Ủy ban hành động thường xuyên gặp gỡ, thu xếp để nông dân có thể bán nông sản tại chợ, thu tiền để gửi cho nông dân tham gia các khóa học về nông nghiệp hữu cơ - mở cho họ những kỹ năng mới và khả năng hoạt động kinh
tế ngoài công nghiệp gạo bị phá hủy bởi chế
độ Thaksin. Như được mô tả trong "Modern Organic Farming ở Thái Lan",
các tổ chức như Khao Kwan Foundation và Ploen Khao Baan đã được thành lập để
giúp nông dân cải thiện đời sống của họ qua các kỹ năng, nâng cao giá trị thị
trường, và đa dạng hóa kinh tế.
Người thắng cuộc cuối cùng trong cuộc khủng hoảng chính trị này sẽ không phải
là kẻ có thể nói về các giải pháp tốt nhất, mà là người thực sự thực hiện các
giải pháp tốt nhất.
Trong cuộc
chinh phạt thuộc địa thế kỷ XIX, Vua Xiêm đã phải đầu hàng và ký Hiệp ước Bowring 1955, trên danh nghĩa Thái Lan vẫn có độc lập, tuy nhiên thực chất đã bị biến thành thuộc địa của đế quốc Anh với
những điều khoản như sau:
1. Vua Xiêm trao đặc quyền ngoại
giao cho công dân Anh.
2. Anh được quyền tự do buôn bán trên tất cả các cảng biển cũng như định
cư ở Bangkok.
3. Anh có quyền mua bán, sở hữu tài sản ở Bangkok.
4. Anh có thể đi lại tự do trong đất Thái với sự cho phép của lãnh sự Anh.
5. Thuế xuất nhập khẩu ấn định 3%, ngoại trừ thuốc phiện và vàng thỏi được miễn
thuế.
6. Thương nhân Anh được phép buôn bán trực tiếp với người Xiêm.
60
năm trị vì đất Thái, vị thứ 9 của Hoàng tộc Chakri chắc chắn hiểu như thế
nào về “Sức mạnh quốc gia!”
Nguồn tham khảo: http://www.globalresearch.ca/search?q=Thailand
Người ta biết đến Soros như 1 sát thủ kinh tế, thủ phạm gây ra khủng
hoảng Thái và Châu Á 1997, qua đó, và bằng các thủ đoạn tài chính bẩn, ông ta
kiếm bẫm nhiều tỷ đô la.
Thật không may, cuộc khủng
hoảng Thái kéo dài, và gần như mang dáng vẻ cuộc đấu trang bè phái lợi ích
nhóm. Ví dụ “phe áo đỏ”, hay “phe áo vàng” đều như vậy. Nông dân Thái, những
người thua thiệt không phải là yếu tố chủ động trong cuộc đấu tranh này, họ là
lực lượng quần chúng bị lôi kéo và lợi dụng.
Nhưng thực chất, cuộc đấu
tranh chính trị Thái trong những năm qua có đầy đủ yếu tố của 1 cuộc cách mạng
màu như đã từng xảy ra đâu đó ở Đông Âu, Mùa xuân Arabia. Nông dân Thái tự chọn
cho mình 1 phe và ông Thaksin ở 1 phe khác.
Giới đầu cơ chính trị phương
Tây mà Soros là 1 nhân vật điển hình từ lâu đã thành lập ra 1 tổ chức gọi là
“Nhóm giải quyết khủng hoảng Quốc tế”, tên tiếng Anh của nó là “International
Crisis Group - ICG”.
Cùng 1 giới đầu cơ chính trị
gây ra khủng hoảng, bạo loạn và cách mạng màu, cùng nhóm “giải quyết khủng hoảng
này” đến mặc cả. Bất cứ nơi nào có khủng hoảng, những nhân vật cổ cồn cà vạt,
xách ca tạp ICG đều có mặt để đưa ra giải pháp chống khủng hoảng. Trong cuộc có
thể gọi là “mặc cả” bên ngôi nhà đang cháy, nạn nhân hầu như không có quyền mặc
cả gì ngoài chấp nhận các điều kiện của ICG!
Người ta thấy ThaksinShianwatra được ICG ủng hộ hết mực với
rất nhiều bài viết ở ICG. Để hiểu được tại sao ICG lại quan trọng thì hãy
nhìn vào nội bộ ICG: Sát thủ kinh tế George Soros và Wesley Clark – ông tướng Mỹ cầm đầu cuộc đánh phá Nam Tư,
ngồi trong ban quản trị. Kenneth
Adelman
– một kẻ đầu cơ từng cổ vũ nhiệt tình cho CQ Bush xâm lược Iraq và cũng là quản
trị viên của Freedom House, nhà
can thiệp địa chính trị nổi danh Đông Âu Zbiginiew Brzezinski và tân bảo thủ - phó thư ký Bộ ngoại giao Richard Armitage thì làm chân cố vấn cùng nhiều
nhân vật máu mặt khác. Nếu biết lai lịch của tất cả những vị này, bạn sẽ kết luận
rằng đây là nhóm gây khủng hoảng thì đúng hơn là giải quyết nó – nhưng cái tên
của họ là vậy: International Crisis Group; Ngoài ra, nhiều tổ chức Mỹ khác dính
líu đến Thái Lan: Freedom House, PNAC, CFR, Carlyle Group, BGR, Chatham House…
Chưa hết, các nhà bảo trợ
ICG là những tập đoàn hùng mạnh: Tập đoàn Carnegie ở New York, Viện Xã hội mở của Soros (dĩ nhiên), Soros Fund Management LLC, Quĩ
Rockefeller Brothers, Morgan Stanley, Deutsche Bank, Chevron, và Royal Dutch
Shell.
Video: Phát biểu đầy châm biếm
chính phủ Thái của tân diều hâu
Kenneth Adelman sau khi Thaksin bị lật đổ.
Nói tóm lại là Các viện dân
chủ, tập đoàn dầu khí và nhà băng lớn đỡ đầu cho Thaksin vì ông ta ký FTA Mỹ-Thái
mở đường cho các tập đoàn này làm ăn và ủng hộ quyền bá chủ quân sự-kinh tế của
phương Tây (những cái tên đầy đủ hơn có thể thấy ở đây).
Ngoài ra, Thaksin Shinwatra còn
là cựu cố vấn của Carlyle, một quĩ đầu tư tập trung các tân diều
hâu Mỹ có máu mặt, trong đó có gia đình ông Bush.
Bên
cạnh đảng “Phiêu Thái”, Thaksin công khai ủng hộ phe áo đỏ, phe này đã góp phần
không nhỏ đưa em gái ông ta lên nắm quyền, đường hướng đấu tranh, sách lược biểu
tình được cả Freedom House và
Viện xã hội mở của Soros huấn luyện. Trên thực tế, như sau này cho thấy, phe áo
đó đã gây bạo loạn, kể cả đánh bom giết người, điều này cũng được ghi nhận
trong báo cáo của ICG.
Thực
sự, cuộc khủng hoảng chính trị Thái 2006-2014 phức tạp hơn nhiều những gì mô tả
trên truyền thông phương Tây, mà cuộc đối đầu giữa phe “áo đỏ” ủng hộ Thaksin
chống độc tài và phe “áo vàng” đòi dân chủ cũng chống độc tài, hay tầng lớp
trung lưu thành thị chống tầng lớp nghèo nông thôn.
Khi xem xét những ai ủng hộ Thaksin, sẽ thấy chính xác hơn đểnói rằng đó thựcsự là một cuộc đấu tranh quyền lực giữa người
Thái coi mình là 1 quốc gia và các tỷ phú được nước ngoài ủng hộ
như Thaksin Shinwatra.
Khi phải lưu vong ở Dubai,
ông ta vẫn thường xuyên gọi điện về nước chỉ đạo "các cuộc biểu tình áo đỏ", vận động tranh cử
cho em gái Yingluck Shinawatra,
anh rể Somchai.
Các trại tuyên truyền chính trị(political school) của phe “áo đỏ” được lập
ra để dạy hàng nghìn thành viên cách tuyên truyền cổ động, tổ chức biểu tình, vận
động quần chúng, cách chống nhân viên công lực: cảnh sát, quân đội… Rất ấn tượng
khi các lớp học này thu hút hàng nghìn người, nó na ná các lớp của Soros ở Viện
xã hội mở trước thềm các cuộc cách mạng màu Đông Âu. Khi ICG đại diện cho lợi ích của các tập đoàn quốc
tế hùng mạnh, họ cố dẫn dắt các phe
phái Thái theo hướng có lợi cho họ và không hề che đậy tham vọng, nó biểu hiện
ra trên đường phố ở chỗ phe “áo đỏ” có tổ chức bài bản, không còn là “quần
chúng” bất mãn hay “khủng bố” nghiệp dư. Cuộc khủng hoảng Libya,
Syria được tái tạo ngay trên thủ đô Bangkok.
Mục
tiêu lật đổ là rõ ràng, đầu tháng 4 năm
2010 các thủ lĩnh áo đỏ
huy động khoảng 300 lính đánh thuê mang súng phóng lựu M-79 và súng trường tấn công. Bạo loạn máu nổ
ra, các phe phái đổ tội cho nhau và cho cảnh sát. Cuối cùng, quân đội Thái đã
ra tay dẹp loạn. Yingluck thắng cử Ttg năm 2011, tháng 5 năm 2014 bị tòa hiến
pháp bãi chức. Biểu tình bạo loạn 1 lần nữa lại nổ ra. Tuy nhiên, trên truyền
thông phương Tây: BBC, Reuters, New York Times, CNN, Wall Street Journal, Washington Post… người
ta cố gắng mô tả những kẻ này là “biểu tình ôn hòa”. Quân đội Thái lại ra tay 1
lần nữa. Mang tiếng nhiều lần đảo chính, nhưng quân đội Thái, lực lượng tuyên
chỉ trung thành với nhà Vua là nhân tố ổn định đất nước trong tình hình hiện
nay.
Từ Thái Lan sang EU và ngay cả ở Mỹ, cuộc đấu chống toàn cầu
hóa tập đoàn xuyên quốc gia đang diễn ra, lúc dữ dội lúc âm thầm ở địa phương.
Nông dân Thái trong hoàn cảnh đó đã đứng về phía đối lập Thaksin, họ hiểu rõ
quyền lợi của mình.
Chỉ cần vào trang web của Viện bảo trợ dân chủ - NED, sẽ thấy ngay các khoản "tài trợ dân chủ" cho Thái Lan. Nó nhiều một cách lạ thường so với các nước Asian khác và tương đồng với qui mô bạo loạn ở đây.