Tôi kể bạn nghe chuyện Thái Lan! – P5

Giải pháp

Trong khi phương Tây đã từ lâu từ bỏ nguyên tắc của mình để bênh vực 1 chế độ phục vụ lợi ích cho các tập đoàn tài chính lớn, những người biểu tình Thái cũng bắt đầu dò dẫm giúp nông dân, bao gồm cả những cuộc tuần hành lớn qua Bangkok để quyên tiền và tìm kiếm tài trợ giúp đỡ những nông dân túng quẫn nhất. Sân khấu các cuộc mít tinh cũng đã dàng chỗ cho cho nông dân lên tiếng, các máy bán hàng tự động bị dẹp bỏ lấy chỗ cho nông dân bán hàng như 1 phương kế sinh nhai tạm thời trong lúc khủng hoảng đang diễn ra.

Dù sao, sự ủng hộ nông dân của các phe phái Thái cũng tốt hơn những lời hứa trống rỗng liên tục được tuyên ra và cũng liên tục bị nuốt lời khi “dự án lúa gạo” của Thaksin thất bại. Một chiến lược lớn hơn là cần thiết, không chỉ bởi các nhà lãnh đạo biểu tình, mà bởi tất cả người Thái, những người hiểu hoàn cảnh khốn khổ của người nông dân. Thật không may, cuộc đấu chính trị và giành giật quyền lực đã kéo dài và đổ máu.

Cuối cùng, nông dân Thái cũng được đền bù 1 phần cho những gì đã mất. Nhưng họ cần hệ thống chính trị ổn định và giải pháp nông nghiệp cơ bản.

Tự Cấp Tự Túc tránh lệ thuộc; Với các nhà kinh tế tân tự do, toàn cầu hóa, mô hình này là lạc hậu. Nhưng nó là câu trả lời tự nhiên của nông dân Thái. Tự túc trên qui mô quốc gia (là việc cả Nga ngày nay cũng đang phải tính đến), qui mô 1 tỉnh, và nhỏ nhất là 1 hộ gia đình. Khái niệm “nền kinh tế tự cung tự cấp (Sufficiency Economy)” được ghi nhận trong "Học thuyết mới" của Vua Thái như 1 nỗ lực  hay "nền kinh tế tự cung tự cấp" và nỗ lực tương tự như tìm đường phá vỡ bóc lột, đàn áp và bất công cho người Thái bởi các tập đoàn độc quyền và giới tài phiệt tài chính.

Hình ảnh: Một viễn cảnh kinh tế nông nghiệp tự túc cho nông dân Thái.
Giá trị nông nghiệp và sự tự lực họ tạo ra là điểm nổi bật của tự do thật sự.

Hình ảnh: Tờ 1.000 baht. Bên trái là con đập nổi tiếng của Thái, nó ngăn lũ lụt và điều hòa tưới tiêu, sản xuất điện. Bên cạnh là hình ảnh Vua Thái, vương quốc 800 năm tuổi. Phía bên phải mô tả 1 phụ nữ Thái đang làm vườn, đúng mô hình tự cấp tự túc địa phương.

Công nghệ tiềm năng; Nhưng sẽ không phải là nền kinh tế tự cung tự cấp phong kiến lạc hậu. Yếu tố kỹ thuật, công nghệ mới phải được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất và kiểm soát dịch bệnh. Đã có nhiều mô hình thực được giới thiệu bởi Viện MIT và các nhà khoa học. Đôi khi chúng được gọi là "Fab Labs", "makerspaces” hay "hackerspaces".

Fab Labs của GS. TS. Neil Gershenfeld Viện MIT là 1 phức hợp công nghệ mở, cho phép người dùng (nông dân) tái tạo công nghệ của riêng họ thay vì lệ thuộc vào thứ có sẵn. Nó có thể biến nông dân các vùng xa xôi hẻo lánh thành 1 nhà sản xuất hiện đại, tự chủ. Ông Gershenfeld gọi đây là 1 cuộc cách mạng công nghệ.


Thông điệp của tiến sĩ Gershenfeld tạo tiếng vang với văn hóa hiện tại của Thái Lan và đáp ứng đòi hỏi của "nền kinh tế tự cung tự cấp". Theo nhiều cách, các mảnh nhỏ doanh nghiệp Thái đã thực sự thành công bằng cách bỏ qua sản xuất tập trung hóa vốn lớn, nó minh chứng cho công việc và niềm lạc quan của tiến sĩ Gershenfeld. Khả năng kỹ thuật để thực hiện điều này và làm thay đổi thế giới đã là một thực tế, nhưng ông Gershenfeld cũng thừa nhận rằng trở ngại lớn nhất là vượt qua kỹ thuật xã hội - nói cách khác - tạo ra một mô hình thay đổi trong tâm trí của người dân để đáp ứng những thay đổi mà kỹ thuật đã tạo ra.

Để làm được điều này, phải nhận thức được rằng sức mạnh để thay đổi cuộc sống của nông dân Thái không nằm trong các hòm phiếu ngày bầu cử, mà nằm trong tay họ, trong tâm trí và trong các tổ chức địa phương như Fab Labs và hackerspaces.

Đem đa dạng kinh tế đến nông dân bằng công nghệ; cho nông dân nông thôn: Đối với người Thái, họ không cần phải chờ đợi MIT đem công nghệ đến các cộng đồng nông thôn. Những mô hình như vậy đã được triển khai bới các nhà kỹ thuật độc lập, các hackerspaces khắp thế giới. Tại Bangkok, đã có ít nhất 2: CITECBangkok Hackerspace

Các giải pháp phù hợp nhất có thể đến từ tổ hợp công nghệ như Open Source Ecology (OSE). Không giống như ai đó dùng thuật ngữ "toàn cầu", khái niệm đằng sau OSE không phải là giải pháp tập trung, mà là đòn bẩy của phần cứng mở dựa vào mức độ nội địa hóa để đạt được "phổ biến phương tiện sản xuất lớn hơn", với các công cụ có thể sử dụng hết tuổi thọ và không lỗi thời. Họ cung cấp các mô hình ứng dụng bởi các thành viên, đó là 1 nguồn thông tin rất quí cho những ai quan tâm. Dĩ nhiên, lực lượng chống đối mô hình kiểu này cũng rất nhiều, đơn giản là nó loại bỏ gần như tất cả những kẻ trung gian trục lợi hay độc quyền cung cấp. 

Thay đổi hệ thống lương thực Thái; Mô hình sx nông nghiệp Thái hiện nay rõ ràng được lập ra vì lợi ích của 1 nhóm thiểu số. Từ các tờ tạp chí đưa tin đến các chương trình TV, hay quảng cáo sản phẩm, mạng lưới phân phối của các ông lớn rồi các hội nghị hội thảo, chương trình “đào tạo”… tất cả nằm trong 1 hệ thống không cân xứng và không làm nông dân thỏa mãn. Việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ nông sản bị dẫn dắt bởi 1 nhóm nhỏ gặt hái nhiều lợi ích hơn số đông còn lại trong chuỗi cung cầu hay “chuỗi giá trị gia tăng”. Nói cách khác, trong hệ thống này người đứng đầu chuỗi, nông dân sản xuất có ít lợi ích nhất. 

Ủy ban hành động thường xuyên gặp gỡ, thu xếp để nông dân có thể bán nông sản tại chợ, thu tiền để gửi cho nông dân tham gia các khóa học về nông nghiệp hữu cơ - mở cho họ những kỹ năng mới và khả năng hoạt động kinh tế ngoài công nghiệp gạo bị phá hủy bởi chế độ Thaksin. Như được mô tả trong "Modern Organic Farming ở Thái Lan", các tổ chức như Khao Kwan Foundation và Ploen Khao Baan đã được thành lập để giúp nông dân cải thiện đời sống của họ qua các kỹ năng, nâng cao giá trị thị trường, và đa dạng hóa kinh tế.

Người thắng cuộc cuối cùng trong cuộc khủng hoảng chính trị này sẽ không phải là kẻ có thể nói về các giải pháp tốt nhất, mà là người thực sự thực hiện các giải pháp tốt nhất.

Trong cuộc chinh phạt thuộc địa thế kỷ XIX, Vua Xiêm đã phải đầu hàng và ký Hiệp ước Bowring 1955, trên danh nghĩa Thái Lan vẫn có độc lập, tuy nhiên thực chất đã bị biến thành thuộc địa của đế quốc Anh với những điều khoản như sau:


1. Vua Xiêm trao đặc quyền ngoại giao cho công dân Anh.
2. Anh được quyền tự do buôn bán trên tất cả các cảng biển cũng như định cư ở Bangkok.
3. Anh có quyền mua bán, sở hữu tài sản ở Bangkok.
4. Anh có thể đi lại tự do trong đất Thái với sự cho phép của lãnh sự Anh.
5. Thuế xuất nhập khẩu ấn định 3%, ngoại trừ thuốc phiện và vàng thỏi được miễn thuế.
6. Thương nhân Anh được phép buôn bán trực tiếp với người Xiêm.

60 năm trị vì đất Thái, vị thứ 9 của Hoàng tộc Chakri chắc chắn hiểu như thế nào về “Sức mạnh quốc gia!”



Nguồn tham khảo: http://www.globalresearch.ca/search?q=Thailand

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...