Chủ nghĩa tư bản phiên bản tân tự do đã kiệt quệ. Đám cá mập tài chính không muốn đánh mất lợi nhuận, và chuyển gánh nặng nợ nần chính sang những người nghỉ hưu và người nghèo. Bóng ma "mùa xuân châu Âu" ám ảnh Thế giới cũ và các đối thủ của chủ nghĩa tư bản giải thích với dân chúng cuộc sống của họ đang bị hủy diệt như thế nào. Đây là nội dung chính bài viết của một nhà kinh tế Bồ Đào Nha tên là Alves Guilherme Coelho.
Có một thành ngữ nổi tiếng rằng mỗi quốc gia có một chính phủ xứng đáng. Điều đó không hoàn toàn đúng sự thật. Dân chúng có thể bị lừa bởi sự tuyên truyền hùng hổ định hướng ý kiến người ta, và khi đó dễ dàng thao túng. Bịa đặt và thao túng là vũ khí đương thời để hủy diệt hàng loạt và áp bức các dân tộc. Nó cũng hiệu quả như các phương tiện truyền thống của chiến tranh. Trong nhiều trường hợp, chúng bổ sung cho nhau. Cả hai phương pháp được sử dụng để đạt được chiến thắng trong cuộc bầu cử và tiêu diệt các quốc gia ngang bướng.
Có nhiều cách để điều khiển quan điểm công chúng, trong đó hệ tư tưởng của CNTB đã dựa vào và đi đến mức độ hoang đường. Nó là sự kết hợp của những sự thật giả dối được lặp đi lặp lại hàng triệu lần, qua các thế hệ, và do đó trở thành không thể bàn cãi đối với nhiều người. Chúng được thiết kế để đại diện cho CNTB như là sự tín nhiệm, giành được sự ủng hộ và tin tưởng của quần chúng. Những huyền thoại này được phát tán và và quảng bá thông qua các công cụ truyền thông, các tổ chức giáo dục, truyền thống gia đình, thành viên nhà thờ...
Dưới đây là những ảo tưởng phổ biến nhất.
Myth 1. Dưới chủ nghĩa tư bản, bất cứ ai làm việc chăm chỉ có thể trở nên giàu có
Hệ thống tư bản sẽ tự động đem lại sự giàu cho các cá nhân làm việc chăm chỉ. Các lao công đã định hình niềm hy vọng giàu có hão huyền một cách vô thức, nhưng nếu như không đi được đến chỗ toại nguyện, họ sẽ tự đổ lỗi cho chính mình mà thôi. Trên thực tế, dưới chế độ TB, khả năng thành công, bất kể anh có làm việc bao nhiêu đi chăng nữa, cũng ngang bằng với sổ xố. Giàu có, với một ít ngoại lệ, không hề có được từ làm việc siêng năng, mà là do gian lận và không thương xót của những kẻ uy thế hơn, quyền lực hơn giành được. Có hoang tưởng rằng thành công là kết quả của lao động siêng năng kết hợp với may mắn hay số phận, tùy thuộc vào khả năng lanh lợi hoạt động kinh doanh hay mức độ cạnh tranh. Ảo tưởng này tạo những tín đồ của hệ thống hỗ trợ nó. Tôn giáo, đặc biệt là Tin lành, nuôi dưỡng loại ảo tưởng này.
Myth 2. CNTB tạo ra sự giàu có và thịnh vượng cho tất cả
Sự giàu có tích lũy trong tay nhóm thiểu số, sớm hay muộn sẽ được phân phối cho tất cả mọi người. Mục đích của ảo tưởng này là làm cho ông chủ tích lũy giàu sang mà không bị đòi hỏi gì. Đồng thời giữ niềm hy vọng sớm hay muộn người lao động sẽ được trả công cho công việc và cống hiến của họ. Thực sự, ngay cả Marx cũng phải kết luận rằng mục tiêu cuối cùng của CNTB không phải là phân phối của cải mà là tích lũy và tập trung của cải. Khoảng cách giàu nghèo trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt là sau khi giới tân-tự do thiết lập ách thống trị, đã chứng tỏ điều đó. Ảo tưởng này là một trong những thứ phổ biến nhất trong thời kỳ gọi là "phúc lợi xã hội" sau chiến tranh, và nhiệm vụ chính của nó là hủy hoại những đất nước theo CNXH.
Myth 3. Tất cả chúng ta cùng chung một con thuyền
Xã hội tư bản không có tầng lớp, vậy nên chịu trách nhiệm về thất bại và khủng hoảng cũng nằm trên tất cả và bất cứ ai cũng phải chịu. Mục đích là tạo ra một phức hợp tội lỗi cho người lao động, cho phép giới tư sản tăng cường thu lời và đẩy trách nhiệm về phía quần chúng. Thực tế, những kẻ chịu trách nhiệm là toàn bộ giới đầu sỏ bao gồm những tỷ phú, những kẻ ủng hộ chính phủ và được chống lưng từ chính phủ. luôn được hưởng đặc quyền lớn về thuế, thầu khoán, đầu cơ tài chính, gia công ngoại, gia đình trị... Ảo tưởng này được giới đầu sỏ gieo rắc để tránh phải chịu trách nhiệm về cảnh ngộ khó khăn của dân chúng và tránh cho chúng buộc phải trả giá cho những lỗi lầm của mình.
Myth 4. CNTB nghĩa là tự do
Tự do thực sự chỉ có được dưới CNTB với sự giúp đỡ của cái gọi là "thị trường tự điều chỉnh". Mục đích của ảo tưởng này là để tạo ra cái gì đó tương tự như tôn giáo của CNTB, ở đó mọi thứ bị chiếm đoạt, như là từ chối quyền của dân chúng tham gia vào việc đưa ra các quyết định kinh tế vi mô. Thay vào đó, quyền tự do trong việc ra quyết định là một quyền cơ bản, nhưng lại chỉ có một nhóm nhỏ cá nhân đầy quyền lực được hưởng, chứ không phải dân chúng, cũng không phải các cơ quan chính phủ. Trong các hội nghị hội thảo (ví như Bindenberg) của những nhóm nhỏ sau cánh cửa đóng kín, lãnh đạo những công ty lớn, nhà băng và các cartel đa quốc gia đưa ra những quyết định kinh tế tài chính mang bản chất chiến lược. Do đó mà thị trường, không hề là tự điều chỉnh, mà chúng bị thao túng. Ảo tưởng này đã được sử dụng để bào chữa cho việc can thiệp vào vấn đề nội bộ các nước không-tư bản, với giả bộ rằng họ không có thị trường tự do, mà có thị trường bị điều chỉnh bằng luật lệ.
Myth 5. CNTB nghĩa là dân chủ
Dân chủ chỉ tồn tại dưới CNTB. Ảo tưởng này cũng ngọt ngào như ảo tưởng 4, nó được dựng lên để ngặn chặn người ta bàn luận về những mô hình xã hội khác, những trật tự xã hội khác. Nó được dùng để biện bạch rằng tất cả thế giới còn lại là độc tài. CNTB tự khoác cho mình là tự do là dân chủ, trong khi điều đó chỉ đồng nghĩa với xuyên tạc. Bởi thực tế xã hội bị phân chia thành các tầng lớp và tầng lớp giàu chỉ là một nhóm siêu nhỏ, lại thống trị toàn bộ số đông còn lại. Không gì khác hơn "dân chủ" tư bản là độc tài trá hình, còn "cải tổ dân chủ" là quá trình phản tiến bộ. Cũng như ảo tưởng 4, ảo tưởng này được dùng để bào chữa cho mục đích chỉ trích và tấn công các quốc gia không tư bản.
ND: Thật đáng thương, có những "nhân sĩ tây học" da vàng mũi tẹt, thấp cổ bé họng nhất trong đất nước tư bản, sống ở đáy xã hội tư bản, lại cứ tưởng mình là tự do là dân chủ, nên cứ theo chủ sủa về quê. Chưa bao giờ thấy họ tru tréo hay rên rỉ cùng số đông dân chúng chính quốc. Lẽ ra được ăn học hơn người, họ phải có cách nào đó tích cực, sáng sủa hơn chứ.
Myth 6. Bầu cử là đồng nghĩa với dân chủ
Bầu cử là đồng nghĩa với dân chủ. Mục đích là để bôi nhọ hay phỉ báng các hệ thống khác và ngăn chặn bàn luận về các hệ thống bầu cử và chính trị mà ở đó, các lãnh đạo được xác định qua bầu cử không tư bản. Lấy ví dụ, như bầu cử dựa vào đạo đức thế hệ, kinh nghiệm hay sự nổi tiếng của đại biểu. Trên thực tế, hệ thống tư bản bị thao túng và mua chuộc, ở đó lá phiếu là một thuật ngữ có điều kiện, và bầu cử chỉ là một việc làm hình thức. Thực tế chỉ ra bầu cử chỉ có và luôn luôn thắng bởi những đại diện của giới tư sản thiểu số không đại diện cho dân chúng. Ảo tưởng rằng bầu cử tư sản bảo đảm mang tính dân chủ là một trong những cản trở lớn nhất và thậm chí một số đảng phải cánh tả cũng buộc phải tin tưởng vào hoang đường.
Myth 7. Các đảng phái thay phiên nhau trong chính phủ giống như có sự thay thế
Các đảng phải tư sản, định kỳ thay phiên nhau nắm quyền có sự thay đổi nền tảng, là ảo tưởng. Mục đích là để duy trì hệ thống CNTB bên trong tầng lớp cai trị, nuôi dưỡng ảo tưởng rằng dân chủ bị giảm sút cho đến bầu cử. Trên thực tế, rõ ràng là hệ thống 2 đảng phải (như Mỹ) hay đa đảng phải (như các nước phương tây khác) là hệ thống một đảng. Có hai hay nhiều hơn phe phái của cùng một lực lượng chính trị, chúng thay nhau, bắt chước là đảng có chính sách thay thế. Dân chúng thì luôn luôn phải chọn tay sai của hệ thống này, khi bị thuyết phục rằng đó không phải là điều chúng làm. Ảo tưởng rằng các đảng CNTB có nền tảng khác nhau và thậm chí đối lập nhau là điều quan trọng nhất, lại thường xuyên được đen ra bàn luận để làm cho hệ thống CNTB vận hành.
Myth 8. Chính trị gia được bầu đại diện cho dân chúng và do đó có thể quyết định thay cho họ
Chính trị gia được sự ủy quyền bởi dân chúng, và có thể cai trị theo ý muốn. Mục đích của ảo tưởng này là để dân chúng nuôi nấng những lời hứa trống rỗng và để che đậy những phương sách thực sự sẽ được thi hành trong thực tế. Thực sự, những kẻ được bầu không thực hiện những hứa hẹn này, hoặc tồi tệ hơn, chúng bắt đầu triển khai những phương sách ngầm, thường mâu thuẫn hay thậm chí trái ngược với Hiến pháp nguyên bản. Thường thì các chính trị gia được bầu bởi một thiểu số hoạt động ở giữa nhiệm kỳ đạt phổ biến tối thiểu của họ. Trong những trường hợp này, sự mất mát của các đại diện không dẫn đến một sự thay đổi của chính trị thông qua phương tiện hiến pháp, nhưng ngược lại, dẫn đến sự thoái hóa của nền dân chủ tư bản chủ nghĩa trong chế độ độc tài thực sự hay trá hình. Việc thi hành có hệ thống dân chủ giả mạo dưới CNTB là một trong những nguyên nhân làm cho ngày càng tăng số lượng dân chúng không đi bầu cử.
Myth 9. Không có gì thay thế được CNTB
CNTB không phải là hoàn hảo, nhưng là hệ thống kinh tế chính trị duy nhất có thể, và vì thế là chế độ thích hợp nhất. Mục đích là để hạn chế nghiên cứu và thúc đảy các hệ thống chế độ khác và loại trừ đối thủ cạnh tranh bằng mọi biện pháp có thể, kể cả bằng bạo lực. Trong thực tế, có những hệ thống kinh tế chính trị khác, và nổi tiếng nhất là CNXH khoa học. Ngay cả trong khuôn khổ của CNTB, cũng có những phiên bản Nam Mỹ "CNXH dân chủ" hay phiên bản châu Âu "CNTB xã hội chủ nghĩa". Hoang đường này được thiết kế để dọa dẫm dân chúng, để ngăn chặn các cuộc thảo luận lựa chọn thay thế CNTB đạt đến sự nhất trí.
Myth 10. Tiết kiệm tạo ra của cải
Khủng hoảng kinh tế là do người lao động hưởng quá nhiều lợi ích. Nếu chúng bị loại bỏ, chính phủ sẽ tiết kiệm được và đất nước sẽ trở thành giàu có. Mục đích là đẩy khoản nợ tư bản phải trả sang khu vực công, kể cả những người hưu trí. Mục đích khác là làm cho dân chúng chấp nhận nghèo đói, với lý lẽ đấy chỉ là tạm thời. Nó cũng nhằm ý định tạo thuận lợi cho quá trình tư nhân hóa khu vực công. Dân chúng bị thuyết phục để tin rằng tiết kiệm là "sự cứu rỗi" mà không hề đề cập đến nó đạt được thông qua việc tư nhân hóa những lĩnh vực lợi nhuận cao cho những ai có thu nhập trong tương lai sẽ bị mất. Chính sách này dẫn đến việc giảm thu nhập nhà nước và giảm phúc lợi, lương hưu và trợ cấp.
http://english.pravda.ru/business/companies/15-02-2012/120518-ten_myths_capitalism-0/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét