NƯỚC NGA KHÔNG CHỈ CÓ DẦU VỚI KHÍ

Kỳ là và khó tin? Không, cơ bản là do bạn không biết, hoặc bạn quá mù quáng tin tưởng vào tuyên truyền của phương Tây rằng Nga chỉ có bán dầu thô!



Đây là những con số chính theo NHTW Nga năm 2013:

Năm 2013 Nga xuất khẩu hàng hóa 523 tỷ USD và dịch vụ 70 tỷ USD. Tổng cộng là Nga xuất khẩu 593 tỷ năm 2013. Trong đó bán dầu thô 174 tỷ, sản phẩm dầu mỏ 109 tỷ, khí tự nhiên 67 tỷ, khí hóa lỏng 5 tỷ. Như vậy xuất khẩu sản phẩm hydrocarbon thô và chế phẩm của nó là 355 tỷ USD năm 2013. Nga cũng thu từ xuất khẩu 238 tỷ USD hàng hóa dịch vụ khác bên cạnh dầu khí.

238 tỷ không phải dầu mỏ này là nhiều hay là ít? Cũng tùy cách tính, nhưng nó là nhiều nhất kể từ thời Liên Xô đến nay. 70 tỷ từ dịch vụ, đó là vận tải, du lịch, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, máy tính, công nghệ, giáo dục, xây dựng… Nói chung trong đó có 1 số có thể coi là xuất khẩu kỹ thuật cao, có một số công ty Nga hoàn toàn có thể cạnh tranh được với thế giới trong các lĩnh vực này.
Sẽ không thể nào bằng một vài bài viết mà mô tả được bức tranh toàn cảnh của xuất khẩu Nga, nhưng vài nét lớn và quan trọng thì được:


1. Nhà máy điện hạt nhân

Rosatom - Росатом là hãng đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này, họ đang xây dựng nhiều nhà máy hạt nhân nhất, Rosatom cũng chiếm 40% thị trường làm giàu nhiên liệu. Nga xuất khẩu công nghệ tái chế, thiết kế và tư vấn xây dựng nhà máy ở Bangladesh, Jordan, Bulgaria, Slovakia, Thổ, Việt Nam, Belarus, Ukraine, China, Iran, India, Phần Lan. Rosatom đang có trong tay HĐ xây dựng 20 lò đã ký, trị giá 74 tỷ USD năm 2013. Có hãng nào có được nhiều HĐ như thế? Mỹ chăng! 30 năm qua Mỹ xuất khẩu được 2 lò sang Trung Quốc.


2. Dịch vụ tài chính

Hãng môi giới Nga Alpari - Альпари đứng thứ 5 thế giới theo Forex và giao dịch 1 nghìn tỷ USD mỗi năm. Họ có chi nhánh ở Mỹ, Anh, United Arab Emirates và China. Họ đoạt giải "The Best Forex Broker of Europe - 2013".


3. Vận chuyển hàng hóa

Tập đoàn Volga-Dnepr (Волга-Днепр) đứng đầu thế giới trong phân khúc vận chuyển hàng hóa siêu nặng và quá khổ đường không. Họ có doanh thu 1 tỷ USD mỗi năm và chi nhánh tại Mỹ, Anh, Ireland và China.


Công ty Sovcomflot - Совкомфлот đứng trong 10 công ty chở dầu hàng đầu theo tổ chức hàng hải và hậu cần Đức (Institut fürSeeverkehrswirtschaft und Logistik — ISL), từ 2012 Sovcomflot đứng thứ 2 sau công ty Nhật Mitsui O.S.K. Còn Lloyd-Liszt cũng năm 2012 nói rằng Sovcomflot đứng thứ 1 về trọng tải trong số những hãng vận chuyển dầu lớn nhất.


4. Xuất khẩu dịch vụ phát triển phần mềm

Theo báo cáo của RUSSOFT năm 2013, khối lượng xuất khẩu phần mềm Nga năm 2012 đạt 4,6 tỷ USD, trong đó một nửa là phần mềm chuyên dụng, nửa còn lại là dịch phụ phát triển phần mềm theo yêu cầu. Trong số các công ty phần mềm Nga có Luxoft được Hiệp hội gia công phần mềm EU cấp chứng nhận năm 2011 và giành được giải thưởng "IT Outsourcing Project of the Year"; DataArt có các chi nhánh R&D tại Nga được tạp chí Business Week gọi họ là công ty gia công phát triển phần mềm tốt nhất thế giới.


5. Xây dựng ở nước ngoài

JSC Mosmetrostroy thắng thầu công trình xây dựng ở eo biển Bosphorus Thổ Nhĩ Kỳ đường hầm thủy lợi đường kính 6m và dài 3,4 km, hiện họ đang xây dựng đường hầm ở Chennaye Ấn Độ và đường xe lửa cao tốc ở Tel-Aviv.


6. Phóng tên lửa vũ trụ

Nga đứng đầu thế giới về thị trường phóng tên lửa vũ trụ thương mại, đưa vệ tinh lên quĩ đạo, chở hàng và chở người, doanh thu của các hoạt động này là 1 tỷ USD mỗi năm.


7. Thiết kế và tư vấn hàng không

Tập đoàn Progresstekh - Прогресстех đứng đầu châu Âu trong việc cung cấp các dịch vụ trí tuệ hàng không và vận tải hàng không. Hơn 1000 kỹ sư Progresstekh làm dịch vụ kỹ thuật cho Nga và nước ngoài phát triển các sản phẩm và thiết bị hàng không. Kể từ 1998, Progresstekh tham gia tích cực vào chế tạo tất cả các phiên bản mới nhất máy bay dân sự Boeing, như Boeing 777 và Boeing 737, họ cũng tham gia thiết kế máy bay mới của Boeing như Boeing 787 và Boeing 747-8. Họ cũng tư vấn-thiết kế trong các dự án chế tạo Sukhoi SuperJet 100, MS-21, Airbus A320, A330, A350, A380; Gulfstream G250, G650; Cessna Columbus; Mitsubishi Regional Jet; Bombardier CSeries, Learjet 85.

Tham gia vào nghiên cứu chế tạo cho Boeing còn có công ty NIK 500 kỹ sư. Tập đoàn Kaskol thực hiện thiết kế cho các dự án Airbus với 200 kỹ sư qua trung tâm Icarus.


8. Tư vấn và phân tích kinh doanh

Forecast hay Prognoz - Прогноз là công ty quốc tế có trụ sở Perm đã thực hiện hơn 1500 dự án  ứng dụng phân tích cho 450 khách hàng hơn 70 quốc gia trên thế giới. Trong số các khách hàng của họ có IMF, WHO, Coca-Cola, 3M.


9. Dịch vụ thông tin liên lạc

Hãng nhà nước Kosmicheskaya svyaz - Космическая связь cung cấp truy cập cho người dùng ở hơn 35 quốc gia, họ nằm trong số 10 nhà vận hành vệ tinh liên lạc lớn nhất thế giới tính theo dung lượng tần số-quĩ đạo.

Còn Rostelecom là người thực hiện chính cho một số dự án quốc tế đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thông tin liên lạc giữa các quốc gia EU. Đặc biệt, họ vận hành hệ thống Transit Europe-Asia (TEA) trên mặt đất, có dung lượng truyền tải đến 3,2 Tbit /giây. Đó là đường truyền liên lục địa hoàn toàn tin cậy, thay thế hệ thống cáp ngầm. Cùng 3 nhà vận hành khác, Rostelecom tham gia vào triển khai dự án lớn mới xây dựng tuyến thông tin liên lạc tốc độ cao Europe-Persia (EPEG), có đường truyền 3,2 Tbit giây kết nối châu Âu và Trung Đông.


10. Du lịch

Hàng triệu người đến Nga du lịch và làm ăn hàng năm, đem lại doanh thu hơn 7 tỷ USD mỗi năm.



11. Luyện kim

Luyện kim là thế mạnh của Nga. Chúng ta nhớ thập kỷ 90, sắt thép kim loại LX bán đ bán tháo ạt khắp nơi khiến giá thị trường tụt giảm rất thấp.

Hiện nay, ngành công nghiệp này của Nga có doanh thu xuất khẩu hàng năm 40 tỷ USD.

Kim loại đen, kim loại màu dạng thỏi và sản phẩm và một trong những vị thế xuất khẩu chủ lực của Nga ra thế giới là titan, nickel, aluminum.

Ví dụ hãng VSMPO-AVISMA (ВСМПО-АВИСМА) là hãng duy nhất trên thế giới có các sản phẩm tích hợp đầy đ, titan xốp, tấm và thỏi các loại đ chế tạo tất cả các loại sản phẩm và bán thành phẩm từ hợp kim titan. Hãng chế tạo các sản phẩm thuộc các lĩnh vực có công nghệ và kỹ thuật tập trung nhiều khoa học nhất, đó là hàng không và năng lượng (như hạt nhân), công nghiệp hóa chất, đóng tàu, y tếCác bạn hàng của VSMPO-AVISMA là hơn 300 hãng khác nhau 48 quốc gia, kể cả các hãng hàng không đứng đầu thế giới mà đầu tiên là AIRBUS và thứ hai là BOEING.


12. Công nghiệp hóa chất

Nga đứng đầu thế giới về cao su tổng hợp, một số loại phân bón và các hóa chất khác với doanh thu xuất khẩu hàng năm hơn 30 tỷ USD.



13. Nông nghiệp và lương thực

Năm 2013, ngành nông nghiệp Nga xuất khẩu 15 tỷ USD với sản phẩm chính là lúa mỳ, gạo và ngô. Xuất khẩu lúa mỳ là 10 triệu tấn, hơi giảm so với năm 2012 là 12,9 triệu, đó là thời tiết không thuận, hạn hán và lũ lụt.


14. Vũ khí và trang bị quốc phòng

Nga đứng thứ 2 về xuất khẩu vũ khí, đạt 15,7 tỷ USD năm 2013 trong thị trường thế giới trị giá 40 tỷ. Những khách hàng lớn của Nga là China, Algeria, Venezuela, Vietnam, Indonesia. Những trang thiết bị xuất khẩu chính là xe bọc thép, hệ thống phòng không, máy bay chiến đấu và trực thăng, tàu chiến.


15. Thiết bị hạng nặng

Cũng là một thế mạnh khác của công nghiệp Nga.

Hidropress – Гидропресс là nhà cung cấp thiết bị rèn dập và máy ép cỡ lớn cho các nước Kazakhstan, Belarus, Ukraine, Latvia, Uzbekistan, India, China, Iran, Mongolia, Poland.

Tyazhmehpress – Тяжмехпресс có nhà máy hạng nặng và lớn nhất Nga ở Voronezh. Họ sản xuất và chế tạo các thiết bị dập hạng nặng. Họ chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng 15 loại máy dập lớn đến 12 nghìn tấn, các khách hàng của họ là Mỹ, Pháp, Italy, Spain, Japan, Nam Hàn, China… Sản phẩm của họ được xuất khẩu từ 70-95%.

Transmashholding – Трансмашхолдинг là nhà sản xuất đầu máy xe lửa, đầu máy chạy điện, toa xe, tàu/động cơ diesel; sản phẩm được xuất khẩu đến khối CIS, Ba Lan, Đức, Bulgaria, Vietnam và Syria. Doanh thu hàng năm nửa tỷ đô la.

URALMASH - УРАЛМАШ là nhà chế tạo cần trục, cần cẩu, máy xúc hạng nặng, máy khai thác mỏ, máy khoan, thiết bị luyện kim và được xuất khẩu đến 42 nước, trong đó có Nhật, Hàn, India, China, Finland, Germany, Ba Lan, etc.


16. Đóng tàu

Severnaya Verf – Северная верфь (nhà máy đóng tàu phương Bắc) là nhà cung cấp các dàn khoan dầu cho Na uy.

Red Sormovo, Red barricades – nhà đóng tàu chở dầu cho Kazakhstan và Iran.
Nhà máy đóng tàu Volgograd trong giai đoạn 2003-2006 đóng một loạt các tàu chở dầu cho công ty Thổ Palmali. Năm 2005, Hiệp hội kỹ sư đóng tàu Hoàng gia Anh ghi nhận những con tàu chở hàng của họ là quan trọng và độc đáo của năm. Và đừng quyên, những con tàu khá băng hạt nhân mạnh nhất thế giới chỉ có ở Nga.



17. Hàng không

Sukhoi SuperJet 100 – máy bay chở khách tầm ngắn thiết kế mới nhất đã xuất khẩu đến chiếc thứ 12, và có đơn hàng hơn 50 chiếc.

Tập đoàn Trực thăng Nga (Вертолеты России) là nhà chế tạo trực thăng số 1 thế giới trong phân khúc trực thăng hạng trung/nặng và siêu nặng. Theo giá trị doanh thu, họ chiếm 14% thị trường trực thăng thế giới. Năm 2013, 35% khối lượng thị phần của họ là trực thăng chiến đấu, 74% trực thăng hạng nặng có khối lượng cất cánh lớn hơn 20 tấn và 56% trực thăng hạng trung, có khối lượng cất cánh 8-15 tấn. Họ có khách hàng là hơn 400 hãng ở nước ngoài.



18. Quang học

Có một số hãng sản xuất thiết bị quang học độc đáo ở Nga, sản phẩm của họ được xuất khẩu ra nhiều nước. Đó là Intes, Interoptik, Astrosib, nhà máy Lytkarinsky (LZOS).

Ví dụ, kể từ 1994 LZOS chế tạo các chi tiết quang học có đường kính từ 500 đến 2300 mm cho hơn 20 dự án quốc tế: gương chính có đường kính 2 m cho 3 kính thiên văn của Royal Greenwich Observatory (Anh); bộ gương thiên văn cho thiết bị vũ trụ của Viện hàn lâm China; bộ gương chính của kính thiên văn đường kính 1,23 m cho Viện Max Planck-Heidelberg (Đức); gương chính đường kính 2,6 m cho đài thiên văn VST (Italy); gương chính đường kính 2,3 m cho trạm quan sát quốc gia ở Hy Lạp.



19. Thiết bị, dụng cụ khoa học

Viện vật lý hạt nhân Novosibirsk (Novosibirsk Institute of Nuclear Physics - INP) có tiếng bởi các thiết bị đo ứng dụng, từ máy Scanner liều lượng thấp dùng cho y tế và thiết bị an toàn hàng không đến máy gia tốc công nghiệp. Phần lớn sản phẩm sáng tạo của INP được bán ra nước ngoài. Ví dụ, khách hàng chính của họ là hơn 180 máy gia tốc đặt các viện nghiên cứu Mỹ, Hàn, India, Poland và các nước khác, hơn 40 thiết bị của INP được mua bởi China. Họ đã bán hơn 100 triệu USD cho Large Hadron Collider (LHC) ở EU. Năm 2013, INP xây dựng máy Ciclotron ở Mỹ. NT-MTD là hãng hàng đầu về máy quét tế vi, Diakont là nhà sản xuất hàng đầu thiết bị kiểm tra không phá hủy đường ống, họ bán sản phẩm sang Mỹ, Nhật và EU. Còn Intron là nhà chế tạo máy dò khuyết tật kết cấu xây dựng.



20. Phần mềm đóng gói

Kaspersky là phần mềm chống virus và an ninh mạng. Hãng có trụ sở ở Mat-xcơ-va và chi nhánh ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật, Hàn, China, Hà Lan, Ba Lan và Rumania. Mạng lưới đối tác của họ liên kết hơn 500 công ty ở 60 quốc gia. Họ nằm trong top 5 hãng phần mềm về anh ninh thông tin và nguy cơ Internet.

ABBYY là phần mềm nhận dạng văn bản text và dịch thuật. Hãng có công ty ở 9 nước Nga, Mỹ, Đức, Anh, Nhật, Đài Loan, Ukraine và Síp, có cơ quan dịch thuật kỹ thuật cao ABBYY Language Services (Perevedem.ru) và nhà xuất bản ABBYY. Văn phòng chính của ABBYY ở Mat-xcơ-va chịu trách nhiệm phát triển sản phẩm và điều phối hoạt động các nơi. Có 30 triệu người dùng ABBYY ở 130 nước. Các khách hàng bao gồm DELL, EPSON, Fujitsu, HP, Lexmark, Microtek, Panasonic, Siemens Nixdorf (Germany), Samsung Electronics, và nhiều hãng khác.

Acronis là phần mềm sao lưu hệ thống, họ có 17 văn phòng ở các nước với 2 triệu người dùng. Khách hàng chính là Cisco Systems, Lufthansa, McKinsey&Company, Oracle, Siemens, Novell, General Electric, Bayer... Các phát triển chủ yếu của họ được thực hiện ở Mat-xcơ-va.



21. Máy và thiết bị dụng cụ

SKIF - СКИФ là nhà sản xuất dụng cụ phay ở Belgorod, dụng cụ của họ phủ kim cương rất độc đáo được dùng cho gia công kim loại màu. Nó được dùng ở khắp các nhà máy và tổ hợp hàng không. Họ cũng xuất khẩu máy cắt la de cho một số nhà máy.

IPG Photonics là hãng quốc tế thành lập năm 1991 ở Nga và thuộc Nga, họ sản xuất máy la de công nghiệp cỡ trung và cỡ lớn. Họ trong top 3 nhà la de công nghiệp đứng đầu, vốn hơn 1 tỷ USD và độc quyền trong phân khúc thiết bị la de hạng nặng.


22. Hàng tiêu dùng

Hàng tiêu dùng là điểm yếu của thời Liên Xô Brezhnev, ngày nay đã đỡ hơn. Quần áo mùa đông nhãn hiệu BASK - БАСК đang xuất khẩu đến 12 nước (Anh, Canada. Scandinavia). Đó là những bộ quần áo tốt và rất ấm. Còn Wimm-Bill-Dann là nhà xuất khẩu đồ uống và thức ăn trẻ em trong khối CIS… và rất nhiều nữa.



23. Thiết bị điện

RUSELPROM xuất khẩu 30% thiết bị điện của họ. Sản phẩm của RUSELPROM được dùng nhiều nhất ở nước ngoài là máy phát điện cho các nhà máy lớn, tổ hợp luyện kim, chế tạo máy. Chúng có mặt ở khắp nơi: khối CIS (Belarus, Kazakhstan, Ukraine), Đức, Ý, India, China, Iran, Afghanistan, Brazil, Argentina, Cuba, Venezuela... Trong các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy luyện kim và nhà máy điện hạt nhân: Teri (India), Suizhong, Imin, Jixian, Rogunskaya, Nurekskaya Kenkou, Huanen Pekin (China), Tatzhikistan, Ramin (Iran), NAGLU (Afghanistan), Guddu, Multan-2 (Pakistan), MEGOLO (Italy), New Aurora, Goyandira (Brazil), Raakh, Lovisa (Finland), New Huth (Poland), Kozlodui (Bulgaria), Iskenderun (Turkey), Mokhovets, Bogunitsa, Karachi (Pakistan), Slovakia, Bokaro, Bkhilan, Paks (Hungary), Viskhapatnam (India)…



24 . Điện tử

Công ty Transaz - Трансаз là người đứng đầu thế giới về thiết bị định vị và dẫn đường hàng hải và thiết bị thực tập hàng hải thương mại. Họ chiến 45% thị trường thế giới về loại thiết bị này, 35% thị trường thế giới về hệ thống điện tử và hải đồ hàng hải. Thiết bị của họ đang có mặt trên 12 nghìn con tàu thương mại khắp thế giới. Hơn 5500 hệ thống huấn luyện của họ được sử dụng ở 91 quốc gia. 205 hệ thống kiểm soát bờ biển và di chuyển của tàu thuyền lắp đặt trên các cảng ở 55 nước.

Telesystem - Телесистемы là công ty về thiết bị liên lạc vô tuyến điện có sản phẩm xuất khẩu nhiều sang Mỹ, Anh, Canada, France, Germany, Italy, Israel, Australia… đó là thiết bị chuyên dụng: máy ghi âm,  sensor dò tìm phát hiện, hệ thống đếm phiếu…

Công ty Solar Wind - Солнечный ветер đã xuất khẩu nhiều megawatts các tấm pin mặt trời sang EU, họ có nhà máy ở Zelenograd, còn hãng chip Angstrom thì bán chip cho Hàn Quốc.


25. Năng lượng

TVEL thuộc tập đoàn Rosatom chuyên về nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy điện và nhiên liệu làm giàu. Họ đứng đầu thế giới về nhiên liệu hạt nhân với ít nhất 17% thị phần trọn bộ. Nga và EU, hay 4 hãng lớn là Rosatom của Nga, URENCO, AREVA (Pháp) và USEC (Mỹ) hầu như độc chiếm thị trường nhiên liệu hạt nhân làm giàu. Trong đó Rosatom rất có ưu thế cạnh tranh.

Nhóm "Máy năng lượng" Nga gồm các nhà máy sản xuất thiết bị, thiết kế thi công các nhà máy thủy/nhiệt điện. Họ có mặt ở Thổ, Egypt, Vietnam, Brazil, Serbia, Mexico, Greece, Argentina, Iran và nhiều nước khác.


Российский экспорт - это не только нефть и газ 

RIA NOVOSTY: VIỆT NAM GIỐNG UKRAINA

Có thể họ nói sai về mốc thời gian lịch sử, nhưng chúng ta có 1000 năm Bắc thuộc.

Theo quan điểm của ta, họ sai khi nói về vị trí tranh chấp (27 km cách lãnh thổ TQ). Nhưng theo họ, thì không sai, bởi quan điểm LX về Hiệp ước San Francisco 1951, cả 2 quần đảo thuộc về TQ. Biên bản cuối cùng không công nhận chủ quyền HS-TS thuộc bất cứ quốc gia nào.

Nhưng ý cơ bản nhất ví ta với Ukraina là đúng.

Ai có thực tế 1 chút đều thấy như vậy. Cá nhân tôi chưa bao giờ thấy Ria Novosty có sai sót gì đáng kể. Thậm chí đây là 1 bài có thiện ý cảnh tỉnh! Nhân tiện thử nhìn lại mình xem – một lẽ tự nhiên khi có ai đó đụng đến mình.

Chúng ta cải cách mở cửa, thành công được giai đoạn đầu. Giai đoạn sau là mở cửa cho Tây vào cướp bóc, áp dụng bài bản bọn Tây dụ dỗ, kết quả: kinh tế sụp đổ, nợ nần chồng chất, tham nhũng tràn lan, mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, đều bê bối thối nát. Thậm chí trên truyền thông, những kẻ xưng tên A, B, cùng đầy đủ chức danh ngang nhiên đòi công nhận và vinh danh chế độ Sài Gòn - cái thây ma đã chết gần 40 năm, rất giống Ukraina trao huân chương cho tên đồ tể phát xít Bandera đã sát hại cả trăm ngàn người Ukraina, Ba Lan, Belarus trước kia.

Chúng ta cũng như Ukraina, một bộ phận rất nhỏ giàu lên, nhưng số đông dân chúng đang bần cùng nghèo khổ. Chúng ta chưa có đầu sỏ thao túng - điều khiển chính trường, nhưng báo chí và thậm chí phát biểu trong quốc hội đã thừa nhận có "lợi ích nhóm".

Cái lá bài Tây "cải cách mở cửa" này là bài ở Nga và Ukraina giai đoạn 1990-2000, họ lạ lắm hay sao?

Không chỉ có vậy, các hợp tác kinh tế với Nga cũng nhiều đổ vỡ: nhà máy lọc dầu Dung Quất, thủy điện Sơn La, hay hạt nhân Ninh Thuận gần đây "bị hoãn" để chào đón Exxon Mobile đầu tư $20 tỷ điện khí và GE điện gió Cà Màu đắt đỏ. Rồi thì bỏ AK trang bị súng thổ phỉ.

Lãnh đạo Hà Nội đã từ lâu xa lánh Nga, không ủng hộ Nga trong các vấn đề quốc tế, ví dụ như xung đột Nam Ossectia hay Ukraina hiện nay. Một số media Việt Nam, hàng loạt 4rum, blog tiếng Việt ngang nhiên dẫn nguồn phương Tây coi đám đảo chính tiếm quyền Kiev như chính danh, nhân dân nổi dậy ở Crưm, ở miền đông là tự xưng còn Nga là xâm lược!

Khốn quẫn nhất, là lãnh đạo hiện nay, giống Ukraina đang làm mọi trò (kể cả lợi dụng biểu tình bạo loạn) để cố đẩy chúng ta vào vòng o bế của Mỹ, để được Mỹ bảo hộ cho tồn tại, phản bội công lao bao thế hệ chiến đấu và hy sinh, bán nước cho tài phiệt Mỹ. Là cái TPP - Trans-Pacific Partnership vừa đang đàm phán ở Sài Gòn. Liệu kẻ thù cũ, năm xưa đã ngấm ngầm đồng lõa bán biển đảo cho TQ lại có thể ra tay nghĩa hiệp cứu VN?

Chúng ta đang cô độc vì chẳng giống ai trên trái đất này. Vậy thì làm thể nào để Kremlin phải ủng hộ Việt Nam trong vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc?

Đây là họ viết: "Làm thế nào mà cuộc xung đột này lại hợp với sự triệt hạ các nhà máy TQ trên lãnh thổ VN (mà một phần có vẻ là thuộc Đài Loan) – là câu hỏi khó. CQ VN đã xin lỗi, bắt giữ khoảng 1000 kẻ bạo loạn. Bên cạnh đó, câu chuyện này lại một lần nữa cho thấy: đầu tiên là kẻ nào đó, có thể là, nghĩ tổ chức Maidan “có kiểm soát”, nhưng tiếp theo vấn đề đã đi theo hành trình của nó.”

Ngay trong bài, họ lịch sự nói về Philippines, nơi Mỹ đã lợi dụng căng thẳng để tái thuộc địa: Như Philippines, thì lịch sử hơi khác. Giới bề trên có học vấn của đất nước này không phải là chính mình bởi vì Mỹ - cựu chủ nhân thực dân của Philippines đã “rời khỏi” Asian. Chính phủ Philippines hiện nay cảm thấy yên ổn hơn trong vai trò cũ – đồng minh với Mỹ, họ muốn hồi sinh một đồng minh như thế. Và sau tất cả đối với mục đích này cần duy trì tình hình không quá căng thẳng trong quan hệ với TQ. Theo nguyên cớ nào? Theo mọi tranh chấp biển đảo. Biển thì lớn, đủ để cho mọi cơ hội. Mặc dù cần phải lưu ý, khi Mỹ rời khỏi Asian, các quốc gia trong vùng sao đó đã không có xung đột và tranh chấp.

Còn Mỹ, tình hình Asian đang rất thuận lợi cho chính sách “Xoay trục châu Á” của Mỹ. Một kịch bản xung đột Nga-Ukraina đang được viết chính xác cho TQ-VN – Ria Novosty viết. Vậy Mat-xcơ-va cần phải nói gì với các nhà hùng biện về nguyên do câu chuyện này? Cần nói rằng họ - phải đứng vững với TQ, rằng VN đã sai? Và TQ được gì, nếu như sẽ nói với cả EU và Mỹ: vâng, chúng tôi biết tỏng, kẻ nào và cái gì đang sắp đặt chống Nga nhờ vào khủng hoảng Ukraina – bởi vì chính thứ tương tự cũng đang được sáng tác cho chúng tôi? 

Và chuyện này chưa xong. Ria Novosty: Những tuyên bố lớn, rõ ràng là dành cho ai? Không phải các chính trị gia mà dân chúng. Người Nga về nguyên do Ukraina và người TQ về nguyên do biển đảo. Trước hết là sự thật, từ ngữ đúng đắn. Ở quần chúng, cần nhận thức rõ hơn về câu chuyện này -  sự vô lễ: liệu Mỹ và EU có thể thẳng thắn như thế nào, trước mặt chúng ta, nói láo về mỗi sự kiện khủng hoảng Ukraina (cũng như biển đảo)? Khi mà họ biết và chúng ta cũng biết, tất cả sự thực là như thế nào. Nhưng họ đã dối trá. Giờ đây người Nga và TQ tập hợp cùng nhau và nói tất cả như nó có.

Liệu có cần thiết không? Khi văn hóa cả Nga và Trung có đặc điểm – không cần phí lời. Điều quan trọng nhất – nói về cái gì và không cần thiết nói về cái gì. Chúng ta làm phật lòng ai? Nhưng mà nước rửa trôi hờn giận.

Thế giới đang định hình rất rõ thành 2 lực lượng để chuẩn bị cho WW-3, một tuyến là tiến bộ: Nga, Trung, BRICS, một tuyến là phản động thối nát Gồm tài phiệt, Mỹ, phương Tây và chư hầu, trong đó có TPP. Chính chúng đang gây chiến chống Nga-Trung, một cuộc chiến đủ lớn cỡ World War để cứu chúng.

Nhưng nói đi phải nói lại, bài viết của Ria Novosty vẫn có thiện chí để Việt Nam tỉnh ngộ mà đi theo con đường sáng. Nên nhớ rằng, khi thua chạy khỏi VN, gã quái thai Do Thái Kissinger đã kịp gài lại 1 quả mìn, bây giờ nó sắp nổ!

http://ria.ru/analytics/20140519/1008369554.html

Bulgaria giằng xé giữa EU và Nga

Một người đang sắp xếp một biểu ngữ với những lá cờ Bulgaria và Nga với dòng chữ đọc là "Chiến thắng của người anh em" tại tượng đài của quân đội Liên Xô, ngày 09 tháng năm 2014 (AFP)

Vào ngay trước cuộc bầu cử EU, Bungaria, một đồng minh gần gũi nhất của điện Kremlin ở EU bị giằng xé giữa khối cung cấp cho họ dòng đầu tư quan trọng hoặc Nga, “anh lớn” có ảnh hưởng sâu sắc và là nhà cung cấp khí đốt của mình.

Đất nước nghèo nhất EU biết rằng một cuộc chiến tranh lạnh mới sinh ra từ khủng hoảng Ukraine có thể có tác động tàn phá đối với nền kinh tế mong manh của họ.

Bulgaria gia nhập EU vào năm 2007, cũng không kém phần dễ bị tổn thương một khi bị cắt giảm khí đốt bởi Nga, nơi họ chia sẻ quan hệ kinh tế và văn hóa, cũng như khi có cấm vận cứng rắn của Brussels để trừng phạt người hàng xóm khổng lồ của họ.

Điều này đẩy các nhà lãnh đạo Bulgaria, vốn dĩ đã mong manh chính trị, vào một ràng buộc khó khăn khi họ đấu tranh để tìm con đường trung gian có thể đáp ứng cả hai đối tác.

Hiện tại, các đối tác EU của Bulgaria vẫn còn đang thận trọng rằng Sofia liệu có thể thoát khỏi ảnh hưởng của Mat-xcơ-va để thuận tình với sự dẫn dắt của Brussels.

Nguồn tin tình báo Đức, được trích dẫn bởi tờ tin tức Der Spiegel, cho biết Berlin và các thành viên khác "lo lắng Mat-xcơ-va sẽ sử dụng Sofia làm đầu mối cho lợi ích của mình và chia rẽ các nước thành viên EU".

Tại hội nghị thượng đỉnh gần đây, Sofia đã chống lại lệnh trừng phạt của EU đối với Mat-xcơ-va, khiến khắp EU phải trợn tròn mắt.

Công chúng Bulgaria có vẻ đồng ý: ba cuộc thăm dò gần đây cho thấy từ 40 đến 53 phần trăm số người được hỏi phản đối biện pháp trừng phạt như vậy.

Sức kháng cự để quay lại với Nga có gốc rễ sâu xa trong lịch sử. Lễ quốc khánh Bulgaria là ngày kỷ niệm giải phóng của đất nước khỏi ách thống trị Ottoman bởi quân đội Nga vào năm 1878.

Hai quốc gia cũng chia sẻ nhiều điểm tương đồng trong ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa.

Thời cộng sản, Sofia là vệ tinh trung thành nhất của Mat-xcơ-va và các liên kết kinh tế với "anh lớn" của họ vẫn mạnh mẽ dưới thời chính phủ hiện nay, được hỗ trợ bởi đảng Xã hội chủ nghĩa cựu cộng sản.

Nhưng nhà phân tích chính trị của Viện Gallup Andrey Raychev, cho rằng người Bulgaria, cũng như các nhà hoạt động ủng hộ phương Tây, khi nổ ra cuộc khủng hoảng ở Ukraina, sẽ có lựa chọn cuối cùng là EU thay vì Kremlin.

"Bulgaria là người vợ có nghĩa vụ phải bám theo chồng (EU), ngay cả khi cô ta biết rằng sẽ bị tổn thất nặng nề," Raychev nói.

Nhưng cuộc đấu để giành giật Bulgaria với EU sẽ là cuộc chiến đấu sát xao.

Bulgaria nhận được hơn 85% khí đốt từ nhà khổng lồ Nga Gazprom qua Ukraine và Mat-xcơ-va đã sử dụng điều này trong nhiều thập kỷ để gây ảnh hưởng đến chính sách.

Nhà máy lọc dầu lớn nhất của đất nước này thuộc sở hữu của tập đoàn Lukoil - Nga và nhà máy điện hạt nhân duy nhất Liên Xô xây dựng của họ hiện vẫn còn chạy bằng nhiên liệu Nga.

Nga cũng đang hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản và du lịch.

Nhưng Brussels cũng có quân bài lớn trong tay để chơi. Vốn viện trợ châu Âu đại diện cho một phần lớn 65% tất cả đầu tư trong nước và 62% tổng giá trị thương mại Bulgaria là với các đối tác EU.

Cho đến cuộc khủng hoảng Ukraina, Sofia đã bị mắc kẹt với khối EU, ngay cả là miễn cưỡng.

Hầu hết chống đối của Bulgaria với EU là về dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Nam - South Stream, nó là phương tiện chuyên chở khí đốt của Nga sang châu Âu bỏ qua Ukraina và được coi là quan trọng đối với an ninh năng lượng của Sofia.

Brussels đã gợi ý hồi đầu tháng này rằng họ có thể đóng băng dự án, cùng với nghị viện EU kêu gọi bỏ rơi nó hoàn toàn.

"Dòng chảy phương Nam là một dự án ưu tiên chiến lược” - Bộ trưởng Năng lượng và Kinh tế Bulgaria Dragomir Stoynev phản đối, ông thề sẽ bắt đầu xây dựng đoạn trên đất Bulgaria "vào mùa hè này" theo kế hoạch của Gazprom.

Còn đối với Ognyan Minchev, một nhà phân tích của Viện Sofia về nghiên cứu quốc tế, phụ thuộc năng lượng của Bulgaria được chủ tâm duy trì bởi các chính trị gia của đất nước và các doanh nhân lớn, những người có mối quan hệ với Nga vẫn còn mạnh mẽ.

Các nhà phân tích cho biết ủng hộ South Stream rõ ràng là "chống lại Ukraina" nhưng dân chúng Bulgaria – những người nhớ mùa đông năm 2009, khi cuộc tranh cãi giá Kiev-Moscow khiến hàng nghìn hộ gia đình bị bỏ rơi run rẩy không có sưởi ấm - cũng ủng hộ dự án.

Lòng trung thành gặp khó của Bulgaria đã đánh dấu chiến dịch bầu cử uể oải ở EU theo những kẻ mới đến, với phe chủ nghĩa xã hội cam kết sẽ phục vụ như là "cầu nối trong mối quan hệ giữa Nga và EU" còn phe bảo thủ chơi một giai điệu nhiều ủng hộ hơn với châu Âu.

Tuy nhiên, cả hai, đều kiên quyết ủng hộ South Stream. Bất chấp khủng hoảng Ukraina và cấm vận, South Stream vẫn đang được triển khai và sẽ sớm hoạt động vào cuối năm 2015.

Khi khởi động vận hành Nord Stream và nạp khí vào đường ống, Ttg Putin nói:

“Ukraina, đối tác lâu đời, truyền thống của chúng tôi, như mọi nước quá cảnh khác luôn luôn thử lợi dụng vị trí quá cảnh của mình.

Bây giờ độc quyền này biến mất. Quan hệ của chúng tôi sẽ có đặc điểm dân sự nhiều hơn.”





Phe người - Phái chó


Người và chó có mối quan hệ cộng sinh lâu đời, từ thời hoang dã chó đi săn cùng người, đóng góp công sức và được chia phần bình đẳng và dân chủ. Ngoài ra, 2 bên có nhiều tình cảm yêu thương, chó cứu người, người cứu chó…

Nhưng người tham lam và lười biếng lại chiếm đoạt cả phần của chó, khiến trong thế giới lộn ngược ngày nay người làm chó còn chó làm người.

Mối quan hệ này ngày nay phức tạp như một cánh rừng chằng chịt tối tăm, rất khó để nhìn vào cánh rừng đó, vì vậy đơn giản hơn là ta nhìn vào 1 cái cây để mô tả cánh rừng. Giới chính khách và kính tế gia hay thích phán xét cách này, nhưng cánh rừng không phải là cái cây.

Nước Bỉ cũng giống phần lớn các nước EU. Thực sự khó hiểu làm sao lại tồn tại cái có tên là EU và nước Bỉ.

Nếu biết rằng một làng xã nào đó ở Bỉ, có 100 người. Sẽ có 28 người làm việc, cày cuốc trồng lúa, dựng nhà hay đóng thuyền. 15 người không làm gì cả, họ đơn giản là thất nghiệp. 17 người là trẻ em, người già hưu trí, người đau ốm. 15+17 = 32 người họ được nuôi.

Còn lại 40 khác, cũng không làm gì có ích cho của cải vật chất, phồn vinh thịnh vượng, hay nói các khác họ làm nhân viên chính phủ làng xã.

Có nghĩa là 72 người thực sự không làm ra sản phẩm, hàng hóa. Họ sống dựa vào (hay ăn bám) 28 người làm việc.

Phe người: 28

Phái chó: 40

Thực sự ai đó có thể biện hộ, 40 kẻ kia cũng làm việc, họ hỗ trợ 28 phe người. Nhưng thực tế ngược lại, chúng ngày đêm tìm mọi cách xiết chặt cổ 28 người bằng đủ mọi loại luật lệ thuế má đã có và nghĩ ra đủ mọi loại luật lệ, thuế má mới để tròng vào cổ họ. Ách cai trị đã nặng nề đến mức phe người ỳ ạch lê lết không thể nào làm ra nhiều sản phẩm hơn – nói theo cách khác là tăng trưởng GDP rất khó khăn.

Không thể có làng xã EU nào như thế. Bạn căm phẫn thốt lên! làm thế nào mà thiên đường mơ ước lại chỉ có 1/4 è cổ kéo cày nuôi cả sổ còn lại?

Nhưng có đấy, tương ứng Phe và Phái điển hình ở Bỉ là Flemings và Wallonia.

Wallonia dân số 3,56 triệu, có 1 triệu làm việc có sản phẩm, 1,42 triệu làm chính phủ hay không làm gì cả. Tương ứng 28% và 40%. Tại sao là Wallonia lại có thể tồn tại thành công như một hình mẫu thế giới?

Bởi Wallonia sống bám vào láng giềng Flemings. Ở đây có 2,25 triệu làm việc ra rất nhiều sản phẩm. 
Và bọn chính phủ ăn bám Wallonia quả quyết dân Flemings phải nuôi nấng Wallonia, phải chia xẻ thành quả lao động, phải bày tỏ tình đoàn kết.

Có 16 tỷ euro từ Flemings chuyển đến Wallonia mỗi năm như là sự bày tỏ tình đoàn kết, hay một sự cống nạp, hay tống tiền tùy cách nhìn nhận.

Nhưng theo cách nhìn nhận của bọn Wallonia như thế là không quá nhiều và vẫn còn chưa đủ.

Có nghĩa là 2,25 triệu lao động ở Flanders bị đánh thuế mỗi người 7.111 euro hàng năm đem đến Wallonia, nghĩa là mỗi tháng 600 euro.

Và bọn Wallonia không chịu dừng ở đây!

Nhưng lao động Flemings không chỉ phải cống nạp cho Wallonia, họ còn phải nuôi chính phủ họ và những người Flemings khác.

Và cái giá này là: chi tiêu chính phủ 208,5 tỷ euro trong năm qua. 

Vấn đề là nó cứ tăng mãi. 10 năm trước chỉ là 143 tỷ.

208,5 tỷ euro này là lao động của 3,57 triệu người ở Flanders, Wallonia và Brussels. Nghĩa là mỗi họ đóng 58.305 euro mỗi năm, hay 4.858 mỗi tháng để nuôi chính phủ.

Dân lao động Flanders dĩ nhiên phải đóng góp nhiều hơn, 4.858 euro cộng thêm cả khoản 600 euro cống nạp cho Wallonia.

Chi tiêu chính phủ đã tăng vô độ, 55% hiện nay. Nghĩa là cứ mỗi euro, 55 cent chảy vào túi chính phủ.


Càng nhiều tiền hơn chảy vào túi chính phủ, càng ít tiền hơn còn lại trong túi lao động, ít tiền hơn để đầu tư và tiêu dùng.

Khi mà dân chúng có ít tiền và càng ngày càng ít tiền, kinh tế gặp khó khăn để tăng trưởng. Kể từ khủng hoảng 2008, hầu như không có tăng trưởng ở Bỉ. Trong khi giai đoạn 2000-2006, kinh tế Bỉ có mức tăng trưởng vừa đủ 1,6% hàng năm.

Tăng trưởng chi tiêu chính phủ đã đánh quị tăng trưởng kinh tế.

Dĩ nhiên lao động Flemings hiểu, họ đòi loại bỏ cống nạp Wallonia, họ muốn giải tán đảng phái Walloon, kẻ muốn chính phủ to!

Nhưng 3/4 những kẻ còn lại là ăn bám trong cái chính phủ to, không thích điều này.

Dân chủ là đa số, chẳng thể nào có chính phủ nhỏ, tiết kiệm và hiệu quả như 1/4 ở Flemings mong muốn. Tiếng nói của họ luôn luôn bốc hơi trước bọn cánh tả trong chính phủ.

Cánh tả Wallonia này là XHCN ăn bám, bén rễ trong nghị trường và chính phủ liên bang. Chúng muốn chính phủ lớn để đồng lương to và lao động phải cống nạp nhiều hơn.
. 
Flanders và Wallonia là hoàn toàn khác biệt, người nói trắng kẻ bảo đen trong tất cả các vấn đến từ kinh tế đến luật lệ, tòa án… 2 bên không thể đồng ý với nhau bất cứ điều gì như phe người với phái chó.

Một đất nước luôn chia rẽ thành 2 nhưng lại chưa tan rã như Ukraina.


Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...