Một người đang sắp xếp một biểu ngữ với những
lá cờ Bulgaria và Nga với dòng chữ đọc là "Chiến thắng của người anh em"
tại tượng đài của quân đội Liên Xô, ngày 09 tháng năm 2014 (AFP)
Vào ngay trước cuộc bầu cử EU, Bungaria, một đồng minh gần gũi nhất của điện Kremlin ở EU bị giằng xé giữa khối cung cấp cho họ dòng đầu tư quan trọng hoặc Nga, “anh lớn” có ảnh hưởng sâu sắc và là nhà cung cấp khí đốt của mình.
Đất nước nghèo nhất EU biết rằng một cuộc
chiến tranh lạnh mới sinh ra từ khủng hoảng Ukraine có thể có tác động tàn
phá đối với nền kinh tế mong manh của họ.
Bulgaria gia nhập EU vào năm 2007, cũng
không kém phần dễ bị tổn thương một khi bị cắt giảm khí đốt bởi Nga, nơi họ
chia sẻ quan hệ kinh tế và văn hóa, cũng như khi có cấm vận cứng rắn của
Brussels để trừng phạt người hàng xóm khổng lồ của họ.
Điều này đẩy các nhà lãnh đạo Bulgaria, vốn
dĩ đã mong manh chính trị, vào một ràng buộc khó khăn khi họ đấu tranh để tìm
con đường trung gian có thể đáp ứng cả hai đối tác.
Hiện tại, các đối tác EU của Bulgaria vẫn
còn đang thận trọng rằng Sofia liệu có thể thoát khỏi ảnh hưởng của Mat-xcơ-va để
thuận tình với sự dẫn dắt của Brussels.
Nguồn tin tình báo Đức, được trích dẫn bởi tờ
tin tức Der Spiegel, cho biết Berlin và các thành viên khác "lo lắng Mat-xcơ-va
sẽ sử dụng Sofia làm đầu mối cho lợi ích của mình và chia rẽ các nước thành
viên EU".
Tại hội nghị thượng đỉnh gần đây, Sofia đã
chống lại lệnh trừng phạt của EU đối với Mat-xcơ-va, khiến khắp EU phải trợn tròn mắt.
Công chúng Bulgaria có vẻ đồng ý: ba cuộc
thăm dò gần đây cho thấy từ 40 đến 53 phần trăm số người được hỏi phản đối biện
pháp trừng phạt như vậy.
Sức kháng cự để quay lại với Nga có gốc rễ
sâu xa trong lịch sử. Lễ quốc khánh Bulgaria là ngày kỷ niệm giải phóng của
đất nước khỏi ách thống trị Ottoman bởi quân đội Nga vào năm 1878.
Hai quốc gia cũng chia sẻ nhiều điểm tương
đồng trong ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa.
Thời cộng sản, Sofia là vệ tinh trung thành
nhất của Mat-xcơ-va và các liên kết kinh tế với "anh lớn" của họ vẫn
mạnh mẽ dưới thời chính phủ hiện nay, được hỗ trợ bởi đảng Xã hội chủ nghĩa cựu
cộng sản.
Nhưng nhà phân tích chính trị của Viện Gallup
Andrey Raychev, cho rằng người Bulgaria, cũng như các nhà hoạt động ủng hộ phương
Tây, khi nổ ra cuộc khủng hoảng ở Ukraina, sẽ có lựa chọn cuối cùng là EU thay
vì Kremlin.
"Bulgaria là người vợ có nghĩa vụ phải
bám theo chồng (EU), ngay cả khi cô ta biết rằng sẽ bị tổn thất nặng nề,"
Raychev nói.
Nhưng cuộc đấu để giành giật Bulgaria với EU
sẽ là cuộc chiến đấu sát xao.
Bulgaria nhận được hơn 85% khí đốt từ nhà khổng
lồ Nga Gazprom qua Ukraine và Mat-xcơ-va đã sử dụng điều này trong nhiều thập kỷ
để gây ảnh hưởng đến chính sách.
Nhà máy lọc dầu lớn nhất của đất nước này thuộc
sở hữu của tập đoàn Lukoil - Nga và nhà máy điện hạt nhân duy
nhất Liên Xô xây dựng của họ hiện vẫn còn chạy bằng nhiên liệu Nga.
Nga cũng đang hoạt động trong các lĩnh vực
ngân hàng, bất động sản và du lịch.
Nhưng Brussels cũng có quân bài lớn trong
tay để chơi. Vốn viện trợ châu Âu đại diện cho một phần lớn 65% tất cả đầu tư
trong nước và 62% tổng giá trị thương mại Bulgaria là với các đối tác EU.
Cho đến cuộc khủng hoảng Ukraina, Sofia đã
bị mắc kẹt với khối EU, ngay cả là miễn cưỡng.
Hầu hết chống đối của Bulgaria với EU là về
dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Nam - South Stream, nó là phương tiện
chuyên chở khí đốt của Nga sang châu Âu bỏ qua Ukraina và được coi là quan trọng
đối với an ninh năng lượng của Sofia.
Brussels đã gợi ý hồi đầu tháng này rằng họ
có thể đóng băng dự án, cùng với nghị viện EU kêu gọi bỏ rơi nó hoàn toàn.
"Dòng chảy phương Nam là một dự án ưu
tiên chiến lược” - Bộ trưởng Năng lượng và Kinh tế Bulgaria Dragomir Stoynev phản
đối, ông thề sẽ bắt đầu xây dựng đoạn trên đất Bulgaria "vào mùa hè này"
theo kế hoạch của Gazprom.
Còn đối với Ognyan Minchev, một nhà phân
tích của Viện Sofia về nghiên cứu quốc tế, phụ thuộc năng lượng của Bulgaria được
chủ tâm duy trì bởi các chính trị gia của đất nước và các doanh nhân lớn, những
người có mối quan hệ với Nga vẫn còn mạnh mẽ.
Các nhà phân tích cho biết ủng hộ South
Stream rõ ràng là "chống lại Ukraina" nhưng dân chúng Bulgaria – những
người nhớ mùa đông năm 2009, khi cuộc tranh cãi giá Kiev-Moscow khiến hàng
nghìn hộ gia đình bị bỏ rơi run rẩy không có sưởi ấm - cũng ủng hộ dự án.
Lòng trung thành gặp khó của Bulgaria đã
đánh dấu chiến dịch bầu cử uể oải ở EU theo những kẻ mới đến, với phe chủ nghĩa
xã hội cam kết sẽ phục vụ như là "cầu nối trong mối quan hệ giữa Nga và EU" còn phe bảo thủ chơi một giai điệu nhiều ủng hộ hơn với châu Âu.
Tuy nhiên, cả hai, đều kiên quyết ủng hộ
South Stream. Bất chấp khủng hoảng Ukraina và cấm vận, South Stream vẫn đang được triển khai và sẽ sớm hoạt động vào cuối năm 2015.
Khi khởi động vận hành Nord Stream và nạp
khí vào đường ống, Ttg Putin nói:
“Ukraina, đối tác lâu đời, truyền thống
của chúng tôi, như mọi nước quá cảnh khác luôn luôn thử lợi dụng vị trí quá
cảnh của mình.
Bây giờ độc quyền này biến mất. Quan hệ
của chúng tôi sẽ có đặc điểm dân sự nhiều hơn.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét