Anatoly Vasilevich Lunacharsky (1875-1933), được Lenin cho làm Chủ tịch dân ủy giáo dục của chế độ CS sau 1917. Ông ta là sinh ở Poltava, lưu vong sang Pháp từ 1933.
Lunacharsky là con ngoài giá thú của ông bố Alexander Ivanovich Antonov có vợ Alexandra Yakovlevna Rostovtseva quan hệ với Basil Fedorovich Lunacharsky. Việc này khiến cho 2 quý tộc Antonov và Lunacharsky xung đột nặng nề. Tuy nhiên điều đó không ảnh hưởng đến việc Anatoly được nuôi nấng ăn học tử tế. Thẩm Mác xít từ trường học mà hồi đó là bị cấm rồi gia nhập tổ chức Mác xít bất hợp pháp. Cậu trẻ tiếp tục thẩm Mác toàn diện hơn ở trường Zurich. Sách cậu thích thú là 2 tập “Tôn giáo và CNXH” dẫn cậu đến gia nhập vào nhóm socialist "Emancipation of Labour" (Giải phóng người lao động).
Lunacharsky về nước năm 1904 và tham gia vào các vụ lộn xộn 1905. Cuộc đời cách mạng ở Nga bắt đầu rồi lại trốn ra nước ngoài. Tháng 5 1917, Lunacharsky lại trở về Petrograd tham gia cách mạng. Rồi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng dân ủy giáo dục. Từ đây, cùng Krupskaya – vợ Lenin và Pokrovsky ông ta format nền giáo dục mới, văn hóa mới cho chế độ CS.
Theo Leo Broinstein ak Trotsky, Lunacharsky đứng chức vụ này sẽ thu hút giới trí thức cũ theo Bolsheviks vì ông ta có chút danh quý tộc, còn chuyện con hoang hay Do Thái ít ai hay biết. Nhưng ngay khi Lunacharsky làm cho mọi thứ thành lộn tùng phèo, Broinstein cũng nhanh chóng tố cáo Lunacharsky là kẻ trong hàng ngũ những kẻ nước ngoài (tức gián điệp ngoại quốc theo ý hiểu thời đó). Lenin thời gian đầu cũng chỉ trích Lunacharsky chệch đường lối Mác xít thậm tệ, nhưng vẫn tin dùng ông ta, một phần có thể là do ông ta ngoan ngoãn với Lenin, chứ không như Trotsky.
Điều hành giáo dục của Lunacharsky vô cùng tồi tệ trùng với thời kỳ ngoi ngóp của giáo dục LX sau 1917, ông ta không cả kinh nghiệm lẫn hiểu biết sư phạm bởi chưa từng làm giáo dục, hay giáo viên bao giờ. Stalin đã phải loại bỏ ông ta ra khỏi chức Chủ tịch giáo dục vào năm 1929, bất chấp Bukharin và Krupskaya phản đối. Đồng thời với việc đó, Lunacharsky cũng mất hết chức Ủy viên Ban chấp hành TW, thành viên BCT và không còn chút quyền hành nào. Năm 1933, Lunacharsky đi làm đại sứ tại Tây ban nha như 1 hình thức trục xuất trá hình.
Một công trình nổi tiếng Lunacharsky là đồng tác giả: La tinh hóa chữ viết Nga (mà người ta gọi là bộ chữ Sexy).
Leonid Andreyev, nhà văn, ký giả đã viết về Lunacharsky ngay từ năm 1919, đăng trên tờ “Nguyện vọng Nga”: ... Ông ta ngốn hết 1 lượng khổng lồ những người được giáo dục, ông ta giết họ về thể chất, hủy hoại họ về tinh thần bằng hối lộ có hệ thống của ông ta, bằng mồi nhử của ông ta. Theo nghĩa này, con cáo có đuôi Lunacharsky còn tồi tệ hơn những con khác trong đàn quỷ ác. Ông ta có vẻ nhún nhường và sạch sẽ, để tỏ cho người ta có cái nhìn tử tế đánh lừa nhiều nhất có thể…. Ông ta không tạo ra 1 “thời đại hoàng kim” hay thiên đường đẹp đẽ… mà trái lại làm Cheka đen độc đoán với vẻ lịch lãm. Trên hết, ông ta là 1 kẻ thô tục và hẹp hòi.
Thành tích duy nhất của Lunacharsky là nhồi sọ trẻ em nước Nga tư tưởng cực đoan vô sản quốc tế, mất gốc và không quê hương xứ sở, 1 phiên bản đối xứng gương hoàn hảo của phát xít Đức sau đó 20 năm.
Xóa bỏ 1 quốc gia, biến 1 dân tộc thành không nguồn gốc, thiết lập đội quân vô sản quốc tế cần xóa bỏ lịch sử - sứ mệnh Judais hóa nước Nga của Lunacharsky đã không thành khi Stalin xuất hiện.
Kẻ nhún nhường cũng có 1 lần tự cao tự đại: Di sản văn hóa trong quá khứ thuộc về giai cấp vô sản và tôi!
Anatoly Lunacharsky: "Lịch sử chết không đáng để thương xót"!
Nói về "trường học kiểu Pokrovsky" và làm thế nào để Bolshevik bắt đầu cải cách giáo dục với sự phủ nhận lịch sử là "đã chết" và bị "bôi phết". Với quan điểm lịch sử chết, ông phó chủ tịch Pokrovsky đã hiện thực hóa thành mô hình “trường học Pokrovsky" và bắt đầu cải cách giáo dục.
Lịch sử - một chủ đề cơ bản trong nhà trường, vì thế đã vắng bóng trong nhà trường Xô viết giai đoạn 1917-1930.
Mọi thứ bắt đầu từ Hội nghị các nhà sư phạm tháng 9 năm 1918. Ở đó, chủ tịch Dân ủy giáo dục A. Lunacharsky có bài thuyết giảng quan trọng gọi là: "Về giảng dạy lịch sử trong nhà trường cộng sản". Bài thuyết giảng mở đầu: “Hôm nay tôi muốn nói chuyện với các đ/c về chủ đề giảng dạy lịch sử. Dường như đối với tôi, chủ đề này, e hèm, có lẽ là quan trọng nhất trong những thứ tôi muốn các đ/c quan tâm chú ý.”
Ông ta bắt đầu với khái niệm giáo dục nói chung, về vai trò giáo dục trong hình thành thế hệ công dân mới. Sau đó là thuyết giảng về sự cần thiết phải vứt bỏ quá khứ - nghĩa là vứt bỏ truyền thống, nghĩa vụ, đạo đức cũ và lịch sử như 1 thứ gánh nặng, 1 loại xiềng xích kìm kẹp con người phát triển.
Công dân mới theo Lunacharsky cần phải vứt bỏ gánh nặng quá khứ, coi lịch sử là đã chết. Dẫn lời triết gia F. Nietzsche, ông ta cho rằng con người hiện đại đã quá phải chịu đựng truyền thống và các hình mẫu liên quan đến quá khứ. Họ coi mình là 1 phần của tiến trình lịch sử, xem tương lai như kết quả từ quá khứ, có thói quen tìm kiếm trong sự phát triển xã hội tính hợp qui luật. Con người, theo Lunacharsky, tỏ ra là bảo thủ, thiếu sự “can đảm cách mạng". Họ muốn sống cũng như cha ông họ vẫn sống, con người đó bị kìm kẹp, bị tước bỏ nhu cầu sáng tạo, sáng tác và xây dựng, bị hủy hoại lợi ích và niềm tin vào tất cả cái mới. Hậu quả là con người đó giống như là "nô lệ của quá khứ", và đó là những kẻ mà chính quyền Xô viết không cần.
Lunacharsky nói nghiên cứu thời kỳ chính quyền Sa Hoàng và các vị vua là chuyện tiếu lâm về những ông lớn đội mũ miện, nói 1 số lượng lớn ngày tháng lịch sử là ”ký ức chết nặng nề” không hợp với đầu óc học sinh. Bộ nhớ của học sinh không được phép bừa bộn những thứ đó và cần có chỗ cho những kiến thức cần thiết của cuộc sống.
"Lịch sử chết không cần bất cứ sự thương xót, nó phải bị xóa bỏ hoàn toàn” –hắn ta kết luận!
Cho đến cuối đời, Lunacharsky đã đẻ ra cơ man sách vở rác rưởi. Đáng tiếc, tận đến năm 1961, sách của ông ta mới bị đưa ra khỏi thư viện.
-----------
Tuy nhiên, trái với tuyên bố, Lunacharsky cũng cố gắng khai thác trong lịch sử những gì liên quan đến cách mạng, đến tiến hóa và qui luật phát triển xã hội. Dù cho rằng các nhà sử học mà coi trong lịch sử có những quá trình tiến bộ, thì ít nhất sự phát triển tiến bộ đó cũng là "kẻ truyền giáo chậm chạp". Vì lý do này, có con đường nhanh chóng đạt đến sự thay đổi được gọi là cách mạng. "Chủ nghĩa lịch sử” là lối tiếp cận phản tiến bộ và có tội lỗi khi "đánh vào mặt khoa học", chỉ giúp phổ biến "tà đạo về sự chậm chạp của sự phát triển thông thường”.
Lòng yêu nước, chủ nghĩa quốc tế vô sản và dân tộc ở Lunacharsky là những quan điểm kỳ cục, theo ông ta "quan điểm dân tộc", tình yêu văn hóa ngôn ngữ bản địa là "lời nguyền rủa của nhân loại". Còn sự khác biệt văn hóa không cho phép nhân loại "hợp thành 1 gia đình loài người" mà dẫn đến chiến tranh. Ông ta thuyết phục: chủ nghĩa yêu nước là không có lối thoát, mà còn là căn nguyên khởi phát “vũng máu” thế giới" khi mỗi quốc gia nuôi dưỡng những người yêu nước, để hành động vì lợi ích của đất nước mình và lấn át quyền lợi láng giềng. Nói cách khác, ông ta trực tiếp gán ghép lòng yêu nước với chủ nghĩa quân phiệt. Nhà thuyết pháp Mác xít tuyên bố: giai cấp công nhân phải đoàn kết tất cả giai cấp vô sản, do đó giảng dạy, về cơ bản phải có “nguyên tắc quốc tế”.
Luận thuyết quái đản của Lunacharsky đưa đến các kết luận: tất cả các ví dụ lịch sử về lòng dũng cảm cho mục đích giáo dục, như 1 qui luật, đều là giả mạo. Các ví dụ này không được nghiên cứu 1 cách khoa học mà để nuôi dưỡng chủ nghĩa yêu nước. Đúng là ông ta, gã Lunacharsky đã rất dũng cảm khi nói: có 1 vấn đề là làm thế nào để dạy cho học sinh của trường học cộng sản lịch sử chiến công của Ivan Susanin, khi ông ta đã hiến dâng cuộc đời của mình cho Sa Hoàng? Tại sao lại cần thứ "lịch sử bôi phết" như thế?
Theo Lunacharsky, lịch sử hiện đại cần dạy không phải là chủ nghĩa yêu nước và “lòng dũng cảm” hư ảo, mà cần tình đoàn kết cả thế giới, để cảm giác tính vật phẩm phụ "chúng tôi", có số phận "trở nên thi vị hơn với vận mệnh (thế giới) của mình". Chỉ như thế, mới có thể xây dựng tương lai cộng sản. Ông ta do đó nhấn mạnh: "Dạy lịch sử mà ham muốn tìm các hình mẫu tốt trong quá khứ làm ví dụ để nêu gương, cần phải loại bỏ”.
Tóm lại, nhà Mác xít Lunacharsky coi lịch sử quá khứ (chế độ kể từ 1917 trở về trước) là lịch sử đã chết để loại bỏ lịch sử. Theo nó, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, văn hóa và lòng yêu cũng bị loại bỏ. Thay thế nó là đấu tranh giai cấp và tinh thần vô sản quốc tế, sẽ sớm thôi, 1 quân đoàn Nga đem máu và mạng ra hiến tế cho mưu đồ CS quốc tế Du đa giáo hình thành.
Trường kiểu Pokrovsky là trường Mô Hình hay “trường đời” để kiến thức hấp thu được có thể ngay lập tức đi vào thực tế.
Năm 1919, Hội đồng dân ủy ban chính sách "Mô hình trong công tác giáo dục ở trường lao động". Hệ thống giảng dạy mới này xóa bỏ các môn học như 1 đối tượng độc lập, và chỉ đề cập đến các thành tố tách ra từ nó khi liên quan đến thế giới xung quanh. Phương pháp này được chuẩn bị bởi Chủ tọa Hội đồng hàn lâm N. Krupskaya.
Dạy học ở trường tiểu học được chia làm 3 phần: tự nhiên, lao động và xã hội. Chương trình dạy thì đang xây dựng nên Mô hình được áp dụng cho các sự kiện cụ thể – ví dụ làm việc trên cánh đồng. Sau đó đến bước 2, trong chương trình có các chủ đề địa lý, văn học và tiếng Nga, môn xã hội có một số khúc đoạn lịch sử xuất hiện, nhưng môn học lịch sử riêng biệt mất tích, khoa sử ở bậc học cao bị đóng cửa, kể cả ở ĐH St. Petersburg và ĐH Moskva.
Pokrovsky, Chủ phó dân ủy giáo dục là nhà tư tưởng của kiểu dạy học mới này. Hắn là kẻ cuồng tín Mác xít nên đã loại bỏ bất cứ cái gì tương phản với hệ tư tưởng Mác xít ra khỏi giáo dục, hắn chỉ nói là "không cần thiết", ví dụ, lịch sử cổ đại.
Giáo dục theo lược đồ "tự nhiên-lao động-xã hội" được xây dựng như sau: đầu tiên, học sinh được kể về các hiện tượng tự nhiên, từ đó chuyển sang nông nghiệp, nhân thể giảng về thân phận nông nô và đàn áp nông dân, sau đó lái sang phát triển công nghiệp, sự xuất hiện của lực lượng vượt trội vô sản và đấu tranh giai cấp. Pokrovsky không quan tâm quá trình lịch sử, mà bận tâm với các yếu tố tương phản: quá khứ là đen tối, ngược với tương lai trong màu hồng.
Pokrovsky: Lòng yêu nước – là cảm giác sinh học, chúng thậm chí vốn có ở con mèo; Chẳng có gì là nhiệt huyết tinh thần yêu nước ở Nga, không hơn gì là nông dân vũ trang bảo vệ tài sản của họ. |
Bởi đoạn tuyệt với quá khứ, cho nên các khái niệm như tinh thần yêu nước hay thậm khí quan niệm đơn giản như "lịch sử Nga" không tồn tại.
Ví dụ, trong sự kiện Napoleon xâm lược Nga năm 1812 không có lòng yêu nước xuất hiện, chỉ là những nông dân bảo vệ tài sản của mình. Các anh hùng trong sự kiện này cũng không tồn tại – không có Mikhail Kutuzov hay Pyotr Bagration trong ký ức dân chúng. Thậm chí năm 1932, Hội đồng dân ủy ra quyết định dỡ bỏ tượng Nikolay Rayevsky trên cánh đồng chiến trường Borodino với lý do "không có giá trị lịch sử-nghệ thuật". Trong cuốn Bách khoa Xô viết nhỏ năm 1931, khái niệm yêu nước bị mô tả như cảm xúc tự nhiên, được kế thừa ở gần như tất cả các loài động vật. Ẩn ý là như sau: động vật bị trói buộc vào 1 nơi sinh tồn nào đó khi nơi đó cho chúng thức ăn. Trong khi giai cấp vô sản và nông dân không có gì để mất, họ không có Tổ quốc. Dường như có thể nói về Tổ quốc trong mối liên hệ với thắng lợi của cách mạng, nhưng trong ý tưởng thắng lợi của giai cấp vô sản trên toàn thế giới, khi đó biên giới lãnh thổ đã không còn.
Nếu bỏ qua chủ nghĩa yêu nước sang 1 bên, thì ngay cả những khái niệm dạy học lịch sử này của chế độ chuyên chính vô sản cũng hư hỏng nghiêm trọng về phương pháp. Vì kiến thức truyền dạy là những mảnh vụn, tạo ra trong ý thức của học sinh bức tranh "sợ hãi”: Các em không thể hiểu ngay cả lịch sử phát triển của 1 đất nước riêng biệt của mình, hay tính thứ tự các mốc sự kiện. Điều này dẫn đến hậu quả, học sinh không thể hiểu biết 1 cách hợp lý, chúng phải ghi nhớ tất cả mọi thứ 1 cách lộn xộn. Chương trình học lại bị sửa đổi nhiều lần, nhưng không thể thay đổi chất lượng. Cho đến khi lãnh đạo đất nước cuối cùng cũng nhận ra: học sinh tốt nghiệp từ các trường, dù được rèn luyện về tư tưởng, nhưng không có kiến thức hữu ích để giải quyết các nhiệm vụ phức tạp hơn so với nhiệm vụ đời sống hàng ngày của chúng.
Cần phải nói thêm, mặc dù bị cấm đoán nghiêm ngặt trong cỗ máy tư tưởng, các giáo viên Liên Xô không phải lúc nào cũng ngoan ngoãn vô điều kiện. Có những trường hợp được biết đến, họ đã đem tư liệu về tổ tiên họ và các cuộc chiến đấu trong quá khứ Nga ra dạy cho các học sinh, ví dụ, trong quá trình lịch sử địa phương.
Tống cổ đám Mác xít bệnh hoạn, Stalin quay lại nguồn cội
Tháng 9 1931 có nghị quyết Ban chấp hành TW "Về trường học bậc tiểu học và trung học”, trong đó viết: "Việc thiếu hụt nghiêm trọng trường học trong hiện tại không cho phép việc giảng dạy trong nhà trường 1 khối lượng lớn kiến thức phổ thông, không giải quyết được 1 cách thỏa đáng nhiệm vụ đào tạo con người hoàn toàn có đủ trình độ, có kiến thức khoa học cơ bản tốt cho các trường kỹ thuật và trường học bậc cao”. Một loạt các môn khoa học, mà cơ bản là từ nay được dạy sâu hơn, gồm toán học, hóa học, vật lý, ngôn ngữ mẹ đẻ, địa lý và lịch sử. Do đó, lịch sử được trả lại nhà trường như môn học độc lập.
Sự thay đổi như thế từ Stalin là muộn, vẫn chưa có sách giáo khoa mới, học sinh phải học 1 số sách vở cũ, quan điểm của nhà Mác xít Pokrovsky (chết 1932) vẫn còn đang phổ biến và chấp nhận rộng.
Stalin có những vấn đề khác quan trọng hơn nhiều. Nước Đức đang tăng tốc phát xít hóa và nguy cơ chiến tranh đang đến, xây dựng CNXH ở 1 đất nước rất cần giáo dục lịch sử, cần tinh thần yêu nước và đạo đức, cần sự thức tỉnh của quần chúng.
Ngày 16 tháng 5 năm 1934, Hội đồng nhân dân và Ban chấp hành TW ra nghị quyết “Về giảng dạy lịch sử trong nhà trường USSR". Hai nghị quyết này phê phán lối tiếp cận và giảng dạy của Pokrovsky. Thứ lịch sử "Lược đồ xã hội học trừu tượng” bị thay bằng "Trình bày thông tin lịch sử”, nhà lý luận giai cấp quốc tế Mác xít Pokrovsky bị vứt trở lại nơi hắn ta đã sinh ra: sọt rác.
Từ đây, lịch sử được dạy dưới dạng "hấp dẫn và sống động", tôn trọng "các chuỗi diễn biến lịch sử theo thời gian các sự kiện" và "buộc học sinh phải nghi nhớ các sự kiện lịch sử quan trọng, các nhân vật lịch sử và các mốc lịch sử". Như vậy, lịch sử dân tộc đã được trả lại cho xã hội Nga, được xem xét trên quan điểm liên tục và kế thừa.
Tin hay không nhưng Putin từng phát biêu trong 1 lần đọc Thông điệp liên bang: Lịch sử Nga là liên tục và đã cả nghìn năm;
Các nhà Mác xít-Bolsheviks: Lịch sử Xô Viết bắt đầu từ cách mạng 1917;
Các nhà tân tự do sùng kính phương tây, điển hình như Ttg Medvedev: Lịch sử Nga bắt đầu 1991;
Bài viết này có sử dụng các tư liệu của tác giả Ekaterina Shchulepnikova "Tại sao không dạy lịch sử trong nhà trường thập kỷ 1920", của Zinovyev "Phác thảo kỹ thuật dạy sử”, phát biểu gần đây của Bộ trưởng giáo dục Nga Olga Vasilyeva tại hội thảo "Lãnh thổ ý nghĩa trên sông Klyazma” và một số nguồn khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét