Lừa dối
đã trở thành truyền thống ở Ukraina, không có gì ngạc nhiên khi hầu hết những
gì trên truyền thông Ukraina đều lừa dối.
Vấn đề
“Nạn đói – Holodomor” mà Ukraina đổ tội cho Nga và Liên Xô từ nhiều năm trước
đã góp phần làm bùng lên làn sóng kích động chống Nga hiện nay. Những buổi lễ
tưởng niệm ầm ỹ, các triển lãm mang đi khắp thế giới.
Thế nhưng rất nhiều, nếu không phải tất cả, các bức ảnh nạn nhân bị đói là giả mạo và cóp nhặt. Đây
là ví dụ:
Thế nhưng rất nhiều, nếu không phải tất cả, các bức ảnh nạn nhân bị đói là giả mạo và cóp nhặt.
Con
tem phát hành Tưởng niệm 70 năm nạn nhân Holodomor, hình ảnh bà mẹ và những đứa
con đói lấy từ hình ảnh nạn đói thời nội chiến 1921-1923 của
tác giả phương Tây.
Bức ảnh
đó được ghi chú số 33: Gia đình bị đói ở 1 ngôi làng vùng Volga;
Thậm
chí bức ảnh này còn được đăng trên trang web chính phủ Ukraina với ghi chú: Holodomor
1932-1933 pokie (tức là vì Nga);
Một
khung lớn triển lãm ở Sevastopol và nhiều nơi ghi là Nạn đói Ukraina, nhưng hầu
hết ảnh trong đó giả mạo.
Ba bức ảnh trong khung trên là ở Arkkanzas – Mỹ năm 1935. Ảnh của Dorothea Lange. Rất dễ tìm thấy những bức ảnh này trên Google bằng từ khóa: American famine hoặc Dorothea Lange + famine;
Các ảnh
bên dưới được Ukraina nói là “Tài liệu giải mật” về nạn đói Ukraina 1932-1933 của
SBU; Và dùng để “gây quỹ” ở Brussels;
Nhưng
là ảnh của Fridtjof Nansen, Geneva và cũng năm 1921, chụp nạn đói ở Nga; Photo
courtesy of Nansen, Geneva.
Có thể
thấy nó ở đây với ghi chú: nghĩa trang Buzuluk, thành phố Volga-Ural;
Bảo
tàng dân tộc Ukraina ở Chicago còn lấy ảnh này dựng đứng cả 1 câu chuyện hoang
đường:
Hai ảnh dưới này thì ảnh trên là giả mạo, chèn chữ về nạn đói 1932-1933 và vẫn nhìn thấy vết xóa con dê;
Ảnh
có ghi các sĩ quan NKVD ở Ukraina và cậu bé gầy trơ xương ngồi trong chậu là ảnh
nạn đói Nga 1921-1923 từng triển lãm ở Mỹ, ảnh của Nancy; Có thể thấy ảnh gốc ở đây với ghi chú: A horror from the famine one can see in the eyes of this a skeleton-boy. Còn tiêu đề của trang web đó là: PHOTO-EXHIBITION; Exhibition on America’s Humanitarian Aid to Soviet Russia during the Famine of 1921-1923
Một tấm
ảnh có ghi là Trẻ em bị đói 1933 của Ukraina, thì nó là ảnh chụp ở biển Azov năm 1922. Ảnh
lưu trữ của tổ chức “Cứu trợ trẻ em quốc tế” ở Geneva (Union international de
secours aux enfants);
Bức ảnh
dưới này cũng vậy, hoàn toàn tương tự!
Câu hỏi là chẳng lẽ không có nạn đói Ukraina 1932-1933? Hay không có ảnh về nạn đói này
đến nỗi những kẻ cầm quyền Ukraina phải lừa đảo bịp bợm?
Câu
trả lời là có nạn đói, có ảnh, nhưng nó không thê thảm để gây ấn tượng như nạn
diệt chủng mà họ rêu rao.
Nguồn
tham khảo:
Xem
thêm: Ukraina thay đổi ý định đổ tội cho vai trò của Nga
trong nạn đói thời Stalin
Đây gọi là ăn cắp bản quyền. Nếu sử dụng vì mục đích giải trí thì không quá to tất để bàn tới. Nhưng nó đã động chạm tới chính trị và nghiêm trọng hơn là đổ tội cho một quốc gia thứ hai thì điều này là không thể chấp nhận
Trả lờiXóa