Cây trồng GMO LibertyLink của Bayer được tạo để chống chịu thuốc diệt cỏ glufosinate ammonium
(GLA có gốc
phốt phát) trực tiếp liên quan đến các triệu chứng giống
như tự kỷ, theo một nghiên cứu mới đây. Ngay cả ở liều
thấp, cả tiếp xúc trước và sau sinh với GLA đều gây ra các
triệu chứng ở những con chuột trong
phòng thí nghiệm.
Công bố trên tờ Frontiers of Behavioral Neuroscience, nghiên cứu chỉ
ra GLA, một trong nnhững hóa chất diệt cỏ được sử dụng rộng rãi nhất trong nông nghiệp đang gây tổn thương sức khỏe thần kinh như thế nào.
Chỉ vào những kết quả
của nghiên cứu trước đây liên quan đến thuốc
diệt cỏ và chứng tự kỷ, cũng như
với bệnh Parkinson và Alzheimer, nghiên
cứu giải thích rằng tiếp xúc với thuốc
trừ sâu và thuốc diệt cỏ làm suy yếu cấu trúc cơ
bản của não.
Ảnh hưởng phát triển của GLA đã được thử nghiệm bằng cách phơi nhiễm chuột
cái với liều thấp GLA trong thời gian cả trước và sau khi sinh và phân
tích những tiến triển tiềm tàng và
thay đổi hành vi của con cái trong giai đoạn phôi thai và tuổi trưởng thành.
Một loạt các bài kiểm tra hành vi thần kinh học phát hiện một số kết quả đáng lo ngại:
"… tác động rõ
rệt của tiếp xúc chuột mẹ mang thai với GLA về phản xạ
phát triển sớm, giao tiếp với con con, hành vi nguồn gốc, và
ưu tiên cho các các tín hiệu khứu giác bầy đàn, nhưng phản ứng cảm xúc
và ký ức cảm xúc vẫn
không thay đổi. Những thay đổi hành vi này cho thấy một
sự tương đồng nổi bật với những
thay đổi nhìn thấy trong các mô
hình động vật bị Rối loạn phổ tự
kỷ. Ở cấp độ não, tiếp xúc
chuột mẹ với GLA gây
ra một số sự tăng trọng lượng não
tương đối của các con. Ngoài ra, giảm
biểu hiện của Pten và Peg3 - hai gen liên quan đến tự kỷ như thiếu hụt - đã quan sát thấy
trong não của chuột con tiếp xúc GLA
sau sinh 15 ngày.
Nghiên cứu của chúng tôi do
đó cung cấp dữ liệu mới về liên
quan giữa phơi nhiễm trước và sau
khi sinh với thuốc diệt cỏ GLA và các triệu chứng giống tự kỷ trong cuộc sống sau này. Nó cũng làm dấy lên lo ngại cơ bản về khả năng của các thử nghiệm an toàn hiện nay để đánh giá rủi ro tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong giai đoạn phát triển quan trọng".
Bayer Crop Science
cho biết: LibertyLink cũng là phòng thí nghiệm cấy ghép
gen, gen LibertyLink cho hơn 100 loại cây trồng GM, bao
gồm nhiều loại có năng suất cao phổ biến hiện nay như cải dầu, bông,
ngô và đậu nành… Điều này có nghĩa rằng GLA được sử dụng
trên hàng ngàn hecta cây trồng trên khắp Mỹ và Canada.
Trên hết là tính 2 mặt của Bayer
vừa cấy gen kháng GLA bán khắp nơi, vừa bán thuốc trị bệnh Alzheimer
và bệnh tự kỷ. Thu lời từ cả 2 phía, có thể ai đó nghi ngờ, nhưng ai dám kiện Bayer, gã khổng lồ trong làng dược phẩm và gen? Chỉ có nhiều quốc
gia, kể các các nước đã phát triển cấm ngặt GMO.
Nhưng vẫn còn những nghiên cứu
khác nữa. Ví dụ, các nghiên cứu của Pháp tiết lộ: ngô GM của Monsanto gây ra
các khối u ở chuột.
Bên dưới là 2 hình ảnh chuột bị khối u sau sau khi được cho ăn theo chế độ dùng ngô biến
đổi gen (GM) được sản xuất
bởi Monsanto-Mỹ (ảnh
AFP/Criigen)
Các nhà nghiên cứu Đại học Cane - Pháp cho biết rằng những con chuột được cho ăn ngô GM loại NK603 của Monsanto bán đã bị khối u và các biến chứng khác bao gồm cả tổn thương thận và tổn thương gan. Trong khi thử nghiệm với thuốc diệt của thương
hiệu hàng đầu đã giết chết các con chuột với các triệu
chứng tương tự. Nghiên cứu này được công bố trên
tạp chí “Food and Chemical Toxicology” cũng như trình bày trong 1 cuộc hội thảo
tại London.
Như Reuters đưa tin: Chính
phủ Pháp cũng đã yêu cầu cơ quan y tế và an toàn của họ đánh giá nghiên cứu và cũng
đã gửi kết quả cho
Cơ quan an toàn thực phẩm EU.
Các bộ y tế, môi trường
và nông nghiệp Pháp ra tuyên bố chung: "Dựa trên kết luận...
chính phủ sẽ yêu cầu nhà chức trách
châu Âu thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người và động vật, các biện
pháp sẽ cần đi đến chỗ ngừng khẩn cấp việc nhập khẩn ngô NK603 vào Liên minh châu
Âu".
Theo nghiên cứu của Cane, 50%
chuột đực và 70% chuột cái đã chết sớm,
so với chỉ có 30% và 20% trong nhóm đối
chứng.
Monsanto dĩ nhiên chẳng bao giờ
thừa nhận nghiên cứu của đồng nghiệp, Thomas Helscher, phát
ngôn viên của họ cho biết công ty sẽ xem
xét nghiên cứu kỹ lưỡng,
đồng thời cho rằng các nghiên cứu khoa
học khác đã chứng minh sự an toàn của cây trồng công nghệ sinh học.
Ngoài ra, một số nhà khoa học
chỉ trích phương pháp thống kê của
Pháp và việc sử
dụng một loại chuột cụ thể, họ nói rằng giống chuột
bạch Sprague-Dawley có khuynh hướng phát triển bệnh ung thư.
Nhưng bất chấp
thái độ hoài nghi, nghiên cứu Pháp
đã thu hút sự chú ý đến tranh cãi xung quanh cây trồng GM và công nghệ sinh học của
gã khổng lồ Monsanto.
Các ý kiến khác bao gồm như ông
Michael Antoniou, nhà sinh học phân
tử tại Đại học Hoàng gia London,
cho rằng "cần phải kiểm tra tất cả
các loại cây trồng GMO trong các
nghiên cứu dài hai
năm".
"Tôi cảm thấy
dữ liệu này là
đủ mạnh để thu
hồi phê chuản chấp nhận thị trường của
ngô GMO một cách tạm thời, cho đến khi nghiên cứu này được theo dõi và lặp lại với
số lượng lớn các loài động vật để
có được sức mạnh thống kê đầy đủ mà chúng tôi muốn". Ông nói như Reuters đã trích dẫn.
Quan điểm chung của EU cho đến nay vẫn là cấm GMO. Jose Bove, Phó Chủ tịch ủy ban
của Nghị viện EU về nông nghiệp, kêu gọi
dừng ngay nhập khẩu GMO toàn EU.
"Nghiên cứu này cho thấy cuối cùng
chúng tôi đúng và đó là khẩn cấp để
nhanh chóng xem xét lại tất cả
các quy trình đánh giá GMO".
Trong khi GMO đang được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, thì nó
ít phổ biến ở EU do những lo
ngại về tác động đối với sức khỏe con người và môi trường.
Tuy nhiên, phản đối GMO ở Mỹ cũng rất gay gắt, ở California, các đối thủ của GMO đang đấu tranh để loại bỏ GMO ra khỏi các nguồn cung cấp lương thực. Họ cũng đang đẩy mạnh thông qua Dự Luật
37, một đạo luật hợp pháp
yêu cầu các loại thực phẩm biến đổi gen phải ghi nhãn riêng. Còn Monsanto thì phản đối và đã biếu tặng hơn $4,2
triệu để vận động hành lang chống lại.
Bên cạnh đó, giới nông học khắp
nước Mỹ trước đó đã cố gắng để đưa
gã khổng lồ GMO ra tòa vì tội
ngăn cản họ thực hiện thí nghiệm GMO. Hơn
2000 nông dân đã kiến nghị lên chính phủ Mỹ điều tra triệt để tác động của ngô
GMO của Monsanto trên cả nước.
Còn Monsanto thì
muốn trồng ngô GMO khắp trung tây Mỹ và tưới khắp các cánh đồng bằng thuốc diệt cỏ của họ, ngô của Monsanto kháng thuốc
diệt cỏ mạnh gốc 2,4-D, là hợp chất quan trọng tạo thành chất độc da cam thời
chiến
tranh Việt Nam. Sẽ
không loài cây nào khác, cả cỏ dại còn sống được, trong khi nông dân Mỹ phải
chịu rủi ro độc hại.
Đọc thêm:
http://www.globalresearch.ca/autism-bomb-bayer-herbicide-causes-autism-even-at-trace-levels/5417852
Bài hay! Tks
Trả lờiXóaCác nghiên cứu dộc lập về tác hại của thuốc trừ cỏ hoặc hạt giống biến đổi gen thường bị Monsanto tìm cách thủ tiêu.
Trả lờiXóa