CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI – NEP CON ĐƯỜNG BẾ TẮC


Trước hết cần hiểu NEP (New Economic Policy) là cái gì, đơn giản nhất:

1. Cốt lõi của NEP, bắt đầu từ quyết định của đại hội X đảng CS LX tháng 3 năm 1921, thay thế trưng thu bằng thuế hiện vật. Ban đầu, Bolshevik coi NEP là một bước lùi tạm thời bởi không tương xứng (nông dân kiệt quệ và chết). Trong danh mục đề ra bao gồm quay lại CNTB nhà nước (trong một số lĩnh vực kinh tế) và thực hiện quan hệ giữa các ngành công nghiệp và nông nghiệp trên cơ sở thương mại và lưu thông tiền tệ.

Vì thế, NEP được đánh giá là 1 trong những cách thức có khả năng để tiến đến CNXH qua việc kết hợp XHCN với kinh tế thị trường và dần dần, khi có chỗ dựa từ chỉ đạo cấp cao về chính trị, kinh tế và hệ tư tưởng – sẽ đào thải hình thức kinh tế phi XHCN. Có nghĩa là, tất cả nông dân (và không chỉ bộ phận nghèo đói nhất) sẽ trở thành thành viên đầy đủ của kiến trúc XHCN.

2. NEP theo nghĩa đầu tiên và trước hết là để khôi phục quan hệ hàng hóa-tiền tệ trong thương mại, công nghiệp, nông nghiệp. Và để khôi phục lại ngành công nghiệp, điều chỉnh thương mại giữa thành thị và nông thôn với các dự định:
- Tiến hành hoàn trả 1 phần nền công nghiệp đã quốc hữu hóa, phát triển sản xuất thủ công và qui mô nhỏ;
- Đưa ra chế độ tự hạch toán tài chính, tạo ra tổ chức tự cung cấp tài chính – là các liên hiệp và hiệp hội.
- Bãi bỏ lao động cưỡng bức, công bằng trả công lao động;
- Tạo ra xí nghiệp tư bản nhà nước - ở dạng tổ hợp, phức hợp, tổ chức cho thuê mướn;
3. Chính sách tài chính trong các năm NEP có đặc điểm hệ thống tín dụng phi tập trung nổi tiếng (cho vay tín dụng thương mại).

-Hệ thống tín dụng: năm 1921 tái thành lập ngân hàng Quốc gia. Sau đó có NH công nghiệp-thương mại, thương mại Nga, hợp tác xã tiêu thụ, mạng lưới hợp tác xã và công ích địa phương. Năm 1924 thành lập NH nông nghiệp TW, trong 3 năm cung cấp tín dụng cho nông thôn, 400 triệu rub. Đưa ra hệ thống thuế trực tiếp và gián tiếp (thuế thương mại, thu nhập, thuế hàng xa xỉ, thuế địa phương).
- Cải cách tiền tệ (1922-1924) là biện pháp hiệu quả và thị trường nhất của chính sách tài chính CQ Xô Viết trong thời kỳ này. Cải cách làm ổn định vị thế tài chính. Dòng tiền ổn định trong lưu thông – tiền vàng, tương đương với 10 rub vàng trước cách mạng. Điều quan trọng là các cải cách được thực hiện bởi các nhà tài chính từ trước cách mạng (*), đã thiết lập được qui mô cung ứng và nhu cầu.

4. Thương mại. NEP chứng tỏ các kết quả kinh tế đảng kể, đặc biệt trong những năm đầu tiến hành. Sự phát triển của quan hệ tiền-hàng dẫn đến sự phục hồi của tất cả các thị trường nội địa Nga (thị trường lớn - Nizhny Novgorod, Baku, Irbit, vv). Đối với giao dịch bán buôn năm 1923 đã mở 54 sở giao dịch. Bán lẻ tăng nhanh, 3/4 trong số đó là trong tay tư nhân.
---------------------------------

Thời kỳ NEP là 1 trong những giai đoạn kỳ quái nhất trong lịch sử nhà nước Xô Viết. Có 2 phiên bản giải thích thường gặp về NEP:

1. Phiên bản tự do phương tây: NEP là quay lại tiến trình tự nhiên. Thị trường được coi là nhu cầu tự nhiên.
2. Phiên bản Xô viết: NEP là biện pháp bắt buộc của Bolsheviks. Nhờ nó xây dựng kinh tế mạnh. 
Thực sự cả 2 phiên bản đều sai. Phiên bản 1 quá đơn giản, còn 2 cũng không phản ánh sự phức tạp hơn rất nhiều của NEP, sự kỳ l của quốc gia NEP. 

Có thể xem xét như sau:
1. NEP chính là thứ hình mẫu đã xảy ra ở Nga thập kỷ 90 – khi cả quốc gia nói về sự không tránh khỏi của cải tổ thị trường… về 1 “thực tế” là thị trường sẽ điều chỉnh mọi thứ.
2. NEP không dẫn đến hình thành nền kinh tế mạnh – nền kinh tế mạnh được xây dựng trên cơ sở công nghiệp hóa.
3. NEP đưa đến phục hồi tư bản… làm gia tăng thất nghiệp và bần cùng hóa tầng lớp nông dân.
4. Stalin năm 1937-38 đã trấn áp tất cả những kẻ khởi xướng, tham gia trục lợi NEP (Bukharin).

HỆ THỐNG QUÈ QUẶT

NEP đưa đất nước vào bế tắc tuyệt đối.
Đầu tiên, nó không cho phép trao đổi hàng hóa bình thường giữa thành thị và nông thôn. Thứ hai, NEP là cấu trúc chính trị-quản trị què quặt, được tạo ra từ 3 thành phần: lãnh đạo CS – quản trị doanh nghiệp – Nepman.

Nepman thực hiện chức năng kẻ đầu cơ trục lợi. Đó là hệ thống tham nhũng – đến cuối thập kỷ 20, tham nhũng ở LX đã đạt đến mức độ vô cùng vô cùng lớn.

NEP tương tự đã bắt đầu thập kỷ 1990, Nepman là các tân tư bản được chọn trước.

Nói cách khác, NEP không giải quyết bất cứ vấn đề kinh tế nào, nó thực sự không được coi là giải pháp cho các vấn đề kinh tế. NEP là biện pháp cướp đoạt… như Nga trong thập kỷ 90 (mềm hơn bắn và tịch thu cộng sản thời chiến).

KHỦNG HOẢNG TIÊU THỤ
Tất cả lịch sử NEP là 1 chuỗi khủng hoảng kéo dài. Năm 1923-24 bùng nổ khủng hoảng bán sản phẩm.

Nếu đo lường giá sản phẩm công nghiệp bằng pud ngũ cốc (1 pud = 16,38kg). Thì giá đã tăng so với năm 1913 3–4 lần. Các xí nghiệp nhà nước đưa sản phẩm của mình ra thị trường với giá độc quyền cũng như qua bán lẻ tư nhân.

Sự đầu cơ không thể tránh khỏi trong điều kiện như thế bắt đầu – giá hàng hóa công nghiệp nhanh chóng tăng cao.

Điều này dẫn đến ứ đọng hàng hóa – sản phẩm công nghiệp quá đắt cho số đông dân chúng và chỉ đơn giản là họ không thể mua. Khủng hoảng tiêu thụ 1923-24 cho thấy NEP không hề là con tàu thực sự đưa công nghiệp đi trên đường ray thị trường.

Sau khi gặp khủng hoảng, đảng và các tổ chức kinh tế "siết chặt dây cương" quản lý công nghiệp, để lại duy nhất 1 khả năng quan hệ thị trường.

Chỉ đạo của đảng nhìn chung theo kiểu:
"Buộc quản lý nhà máy Izhorky, đồng chí Korolev trong vòng 24h phải ký HĐ với Petrooblasttop để cung cấp 1 triệu tấn than theo các điều kiện sau: Nhà máy Izhorky đặt cọc 10% giá trị thỏa thuận, còn Oblasttop được giao tín dụng trong 5 tháng, kể từ ngày ký kết thỏa thuận. Thời hạn giao lượng than đã định – 2 tháng".
 
Như thế, sự độc lập của các tổ chức kinh tế chỉ là hình thức. VSNKh (Hội đồng kinh tế tối cao) đã ra lệnh giảm giá. Khi sản xuất hiệu quả thấp, có nghĩa là các xí nghiệp có ít vốn để mua sắm trang thiết bị mới. Vòng xoáy không lối thoát bắt đầu.

Một trong những thành tích của NEP là năm 1924, con số thất nghiệp tăng lên 1 triệu người…

KHỦNG HOẢNG TRONG NÔNG NGHIỆP
Không tịch thu đất đai của chúa đất, thì không đủ việc làm cho tất cả nông dân.
Thất nghiệp nông thôn tăng, còn công nghiệp thì tăng trưởng chậm để có thể thu hút lao động dư thừa. Điều này làm tái nghèo, bất chấp nông dân có đất, nhưng bị chia thành những phần manh mún, lao động thủ công năng suất thấp.

Kế hoạch thu mua lúa mỳ năm 1924 chỉ thực hiện được 86%. Công nghiệp chỉ ở mức không có lợi nhuận và phục hồi chậm. Năm 1922 mức sản xuất công nghiệp chỉ đạt 21% trước thế chiến, năm 1923 — 30%, 1924 — 39%.

Thế là phục hồi đặt gánh nặng vào nông dân. Để tăng lợi nhuận cho công nghiệp, chủ tịch VSNKh Dzerzhinsky (Felix sắt) cho rằng có thể giảm giá hàng công nghiệp bằng cách tăng năng suất lao động công nghiệp và cả nền kinh tế.

Nhưng không có trang bị mới ở các nhà máy, còn công nghiệp cơ khí chỉ mới bắt đầu phục hồi. Do đó Dzerzhinsky cho rằng vẫn có thể thực hiện nhiệm vụ này bằng cách tăng cương khai thác sức lao động của công nhân, những người đang sống ở mức như trước thế chiến. Nếu trước mặt là các quầy hàng đầy đủ sản phẩm, cũng không có nghĩa là dân chúng no đủ.

Các quầy hàng đầy, chỉ vì dân chúng không có tiền mua những thứ cần thiết cho mình. Mùa hè 1923 có các cuộc đình công ở Moskva, Petrograd, Donbass, vv.
Tương tự đầu 90, các quầy hàng vẫn đầy – chỉ dân chúng là không có tiền…

CAO TRÀO VÀ KẾT THÚC NEP
Nhượng bộ lớn nhất mà lãnh đạo LX có thể làm đối với CNTB là sau 1925. Tháng 4, đại hội XIV đảng Bbolsheviks đã ra các quyết định “đúng đắn”.

Đó là hạ thấp thuế cho cỗ máy (tất cả cùng 1 mức thuế cho cả nông dân giàu và tập thể), tăng tín dụng, cho thuê, giảm kiểm soát buôn bán nhỏ và cho phép thuê lao động phụ trợ ở nông thôn. Nghĩa là, theo quan điểm Marxists cổ điển, chính là quan hệ sản xuất tư bản.

Lần đầu tiên nó được phổ biến trong toàn thể nông dân - kể cả chủ nông giàu có, mà sản xuất hàng hóa của họ là cao hơn nông dân trung bình. Nó từng là biện pháp kinh tế hợp pháp chống lại kulaks, kết hợp với cho vay nặng lãi ở nông thôn và nô dịch bóc lột nông dân.

Đầu 1928 thất bại tiếp theo của vụ ngũ cốc đẩy đất nước đến bờ vực bạo loạn vì đói cuối cùng đã thuyết phục được lãnh đạo đất nước rằng, mô hình NEP – với sự biện hộ mình trong giai đoạn ngắn 1924-1925, không thể cho phép cỗ máy công nghiệp-quan liêu chậm chạp có đủ vốn để xây dựng một nền công nghiệp mạnh mẽ.

Nông dân đã “dưa thừa” lúa mỳ, nhưng họ chẳng thể trao đổi lấy hàng hóa công nghiệp có chất lượng vì không có. "Yêu cầu" của lãnh đạo trao bánh mỳ tự nguyện bị nông dân đáp trả 1 cách chế nhạo. Thâm hụt thu mua lúa lên tới khoảng 100 triệu pud. (Lưu ý, trong suốt thời kỳ Sa Hoàng, dù chiến tranh loạn lạc, nông dân Nga chưa bao giờ chết đói như các năm 1921-22, 1931-32 dưới thời Bolsheviks.)

Nhưng NEP đã đẩy đất nước vào con đường cụt và bờ vực nạn đói. Đúng vào lúc này, có quyết định đặt hy vọng vào nông trang và bắt đầu tập thể hóa… đó là bước đi đúng đắn.

HỒI PHỤC NHƯ HUYỀN ẢO
Có vẻ như NEP dẫn đến sự hồi phục nhanh của kinh tế. Lợi ích kinh tế nảy sinh của nông dân trong việc sản xuất nông nghiệp nhanh chóng làm bão hòa thị trường lương thực và khắc phục hậu quả của những năm “cộng sản thời chiến” đói kém.

Ban đầu, điều như thế đã xảy ra. Cho dù bị hạn hán, sự no đủ của nông dân nhìn chung đã đạt mức trước thế chiến, số lượng nông dân nghèo và giàu đều giảm. Đã có nhiều ruộng đất được chia, là phương tiện sản xuất cơ bản. Nhưng điều này đã không đem đến kết quả tăng trưởng sản xuất nông nghiệp, và phân bố thu nhập, nói cách khác là xóa bỏ lớp người giàu.

Mặt khác, giả định cơ chế thị trường đưa đến phục hồi kinh tế và cho phép củng cố chế độ. Nhưng trong điều kiện đổ nát, kế hoạch công nghiệp hóa là không hiện thực.

Đàn gia súc năm 1925 trong kinh tế nông nghiệp lần đầu tiên vượt qua mức năm 1916. Cung ứng cho cư dân thành thị được cải thiện cơ bản, mức tiêu thụ thịt, chất béo, sữa, bơ của các gia đình lao động tăng đáng kể.

Sản xuất sản phẩm thịt hàng năm năm 1926-28 đã tăng so với 1909-13 26%, sức tiêu thụ hộ gia đình công nhân đã gần gấp đôi cùng kỳ.

Nhưng kinh tế nông nghiệp LX năm 1928 không vượt được thời kỳ trước thế chiến. Diện tích gieo trồng ngũ cốc chỉ bằng 94,7%, và tổng sản lượng nông nghiệp bằng 91,9% các chỉ số năm 1913. Cùng với điều này, hàng hóa nông nghiệp đã giảm, đặc biệt là trong lĩnh vực cây trồng ngũ cốc.

Cũng vào năm 1926 dân số thành thị tăng 1,6 triệu người so với 1913, phần hàng hóa ngũ cốc chỉ là 10,3 triệu tấn so với 21,3 triệu tấn năm 1913. Đã có những thay đổi đáng kể trong cán cân lực lượng ở nông thôn.

Lúc này, 94,5% ruộng đất thuộc về người nghèo và nông dân. Có 1 nghịch lý, cho dù kulak chỉ còn giữ 5,5% đất đai, nhưng tất cả họ vẫn là lực lượng kinh tế lớn, chiếm 20% sản phẩm ngũ cốc của đất nước.

Sức mạnh kinh tế của lớp nhà nông giàu vượt xa số lượng của họ (mùa xuân năm 1926, 6% họ tập trung khoảng 60% ngũ cốc hàng hóa trong tay), trên thực tế đã có chuyện họ ngừng bán ngũ cốc cho hợp tác và cơ quan thu mua, giữ chúng đến mùa xuân khi tình hình thị trường thuận lợi hơn.

Một khảo sát ở Siberia cho thấy: kulaks đã mua các sách về luật và hiểu biết hơn về luật đất đai và luật hình sự so với hầu hết các luật sư địa phương.

Chính sách của CQ Xô viết trong thời kỳ NEP là trực tiếp ủng hộ dân nghèo chống kulaks. Nhưng ngay khi công bố thuế hiện vật, họ có lợi thế về học vấn, nên tham gia vào đảng và đoàn Komsomol, họ được ưu tiên hơn khi tham gia đội ngũ công nhân trong ngành công nghiệp và trong việc lập các chức vụ quản lý và văn phòng trong các hội đồng làng.

Thế rồi kulaks bị trừng phạt bằng cách tước quyền bầu cử và bằng thuế, họ bị làm nhục, còn dân nghèo có quyền ưu đãi, một cách không xứng đáng so với họ.

Bằng cách nào đó cuối những chính sách NEP phân biệt đối xử chống kulaks lại có tình trạng nghiêm trọng hơn và đặt ra nền móng làm gia tăng đáng kể thái độ thù địch, mà đỉnh cao quyết định của Stalin "xóa bỏ kulaks như một tầng lớp". Trong thực tế, mọi thứ đã khác đi.

Nông dân nhanh chóng tìm thấy câu trả lời trước áp lực phi kinh tế của chính quyền. Nông dân giàu - sợ rằng họ sẽ bị coi là kulaks, thường viện đến các mánh khóe khác nhau, ví dụ, khi cho nông dân không có ngựa thuê (1 con ngựa), thì họ viện cớ người nghèo làm mất ngựa.

Nông trại giàu có qui mô lớn bị chia ra để che giấu thu nhập và giảm thuế. Số các nông trại thuộc về kulaks năm 1929 giảm đi 25%. Một thành viên trong cuộc thảo luận năm 1931 lưu ý: "bây giờ là trong những người giàu không có ai giàu lên, tất cả thành nghèo, bởi vì trong làng thì nghèo có lợi lộc hơn".

Cùng với sự phát triển nông thôn, đất đai được chia giảm đi hàng năm, nghĩa là quá trình xé nhỏ kinh tế vẫn tiếp tục.

Ví dụ năm 1928, nông nghiệp Kazakhstan mới đạt mức trước thế chiến, nhưng ruộng đất tiếp tục bị chia nhỏ:1,25 triệu hộ gia đình năm 1928 so với 800 nghìn năm 1913. Họ lao động chủ yếu chỉ để nuôi mình, lượng hàng hóa lúa mỳ cung cấp cho thành phố thiếu hụt đến mức thảm họa.

Tất cả điều này làm nảy sinh những vấn đề hệ trọng của nền kinh tế và an ninh lương thực LX.

VẤN ĐỀ CHÌA KHÓA
Trải qua nội chiến và sự vô vng của biện pháp “cộng sản thời chiến”, Stalin quyết định chuyển nông dân từ sở hữu độc lập thành nhân viên của các nông trường qui mô dưới quyền nhà nước.

Trong các nông trường tập thể, họ sẽ dưới quyền chủ nhiệm được đảng bổ nhiệm. Chủ nhiệm bị mối đe dọa ra tòa sẽ phải giao đủ nhiều lúa mỳ theo yêu cầu cho dù nông dân có thể bị đói.
Kế hoạch chính thức tăng tốc tập thể hóa đã chứng tỏ nhu cầu hoàn thiện nông nghiệp bằng áp dụng cơ giới hóa, đầu tiên là máy kéo.

Nhưng LX chỉ sản xuất được 1200 chiếc mỗi năm tại nhà máy Putilovsky và vài chục khác tại các nhà máy khác. Vì vậy, cơ giới hóa nông nghiệp phải đợi. Nông trang tập thể là cần thiết để quản lý và cung cấp lương thực cho công cuộc công nghiệp hóa, cần xuất khẩu để có tiền mua công nghệ hiện đại.

Stalin đưa ra phương án thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện tại đau khổ, nhưng hiện thực…

KẾT LUẬN
NEP không giải quyết được bất cứ vấn đề kinh tế nào. Nó làm chúng trầm trọng thêm và ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài đến toàn bộ đất nước.

(*) các nhà tài chính từ trước cách mạng: thực sự Sa Hoàng đã để Rotshchilds, tài phiệt quốc tế thao túng hệ thống ngân hàng-tài chính Nga đầu thế kỷ XX – ND;

http://maxpark.com/community/14/content/2281294
http://studopedia.ru/1_30896_osnovnie-elementi-nepa.html
http://esdek.narod.ru/38/volskiy5.htm
http://www.xserver.ru/user/fedrh/


Thêm: NẾU STALIN KHÔNG CHẶN ĐỨNG NEP, LIÊN XÔ VĨ ĐẠI ĐÃ CHẲNG THỂ NÀO RA ĐỜI

Trở lại thiên đường - Phần 4: Phím đàn


Tiểu thuyết Trở lại thiên đường của tác giả Việt Quang - cháu nội cụ lương y Vương Sinh Huy, chắt nội cụ đồ Hồ Sĩ Tạo.

Bằng câu chuyện tình yêu đầy minh triết, tác giả đã làm một cuộc cách mạng long trời lở đất về giáo lý đạo Ki-tô (Gia-tô), giúp chúng ta có được góc nhìn toàn diện về Ki-tô giáo, về Chúa Jesus, về khái niệm "Thượng Đế".

Sự phân chia và đặt tên các phần do Thời Thổ Tả, để tiện cho việc đăng tải và chia sẻ đến mọi người.

Phần 4 - Phím đàn kể lại tuổi thơ của Thái Vũ với những giai điệu của âm thanh.

Chương 1. Giã biệt thiên đường (Phần 1 - Phần 5)
Chương 2. Rong ruổi (Phần 6 - Phần 11)
Chương 3. Tình yêu và hạnh phúc (Phần 12 - Phần 16)
Chương 4. Hiện thân của Chúa (Phần 17 - Phần 26)
Chương 5. Toả sáng (Phần 27 - Phần 30)
Chương 6. Trở lại thiên đường (Phần 31 - Phần 36)

- - -

Sau khi ông mất, Vũ không còn phải luyện tập võ nghệ khẩn trương như trước nữa. Chàng chỉ giữ hai thời luyện khí công ban đêm và tập các bài quyền cao cấp cùng các tuyệt chiêu đặc biệt mà thôi. Ông Thái Hoàng yêu cầu Vũ dành thì giờ vào bài vỡ nhiều hơn nữa. 

Cha Vũ để ý việc học hành của con cái rất kỹ. Vũ phải luôn luôn giữ hạng nhất lớp ở mỗi tháng. Có lần vào năm lớp sáu, Vũ bị tuột xuống hạng nhì. Cha Vũ cằn nhằn mẹ và ông Vũ gần cả tháng. Ông đổ thừa tại hai người dành hết thì giờ mà Vũ học kém đi. Mẹ Vũ không nói gì. Nhưng ông nội Vũ nghe cằn nhằn mãi phát cáu, gắt lên: 

“Thì học cũng phải có khi nhất khi nhì chứ. Con người ta còn đứng hạng chót nữa thì sao. Hồi trước có bao giờ mày cho tao xem một cái bảng danh dự hạng nhất nào đâu mà bây giờ mày bắt nó phải đứng hạng nhất mãi ? ”

Cha Vũ trả lời:

“Thì con hơn cha là nhà có phúc.” 

Vũ thấy tình hình căng thẳng quá nên cố gắng một chút và dành lại hạng nhất để làm vui lòng cha. Từ đó cho đến lớp 12, không bao giờ Vũ tuột xuống hạng nhì nữa. 

Bạn bè Vũ ngạc nhiên về trí nhớ của Vũ. Bài học ở lớp đã được Vũ thuộc lòng gần hết rồi chứ không cần phải về nhà học lại. Các giáo viên khen Vũ có trí nhớ bẩm sinh rất tốt. Nhưng Vũ tự xét và tìm nguyên nhân của nó. Chính công phu luyện tập khí công mỗi đêm đã khiến cho tâm hồn Vũ yên tĩnh. Khi nghe giảng bài, Vũ không bị các tư tưởng vẩn vơ nhiễu loạn nên tiếp thu vào não rất kỹ càng trọn vẹn. Bạn bè Vũ không tiếp thu kỹ bằng Vũ vì họ thường bị những ý nghĩ vẩn vơ làm nhiễu loạn khiến họ không ghi vào “bộ nhớ” những điều được nghe một cách trọn vẹn. 

Vũ khổ tâm khi phải cố gắng giữ vị trí hạng nhất như thế vì trong thâm tâm chàng không muốn nổi bật hơn ai. Chàng chỉ muốn đứng hạng chót để cho ai cũng hơn mình. Mỗi khi nhà trường tổ chức thi thể dục thể thao các môn chạy đua, bơi lội, lớp Vũ đề buộc Vũ phải đi dự vì họ thấy chàng vạm vỡ khỏe mạnh. Hơn nữa những lần tắm sông chung với nhau, họ thấy Vũ bơi như con tàu rẻ sóng. Nhưng Vũ đã làm họ thất vọng vì trong những cuộc đua như vậy, Vũđều về mức sau chót. Vũ nghĩ: “Ở môn này ta không bị bố mẹ hay ông buộc phải đoạt giải, thôi thì tha hồ nhường nhịn.” Và chàng chạy tụt dần về phía sau. 

 Một lần nhà trường yêu cầu Vũ dự thi học sinh giỏi toán của Tỉnh. Đến ngày thi Vũ cáo bệnh trốn ở nhà nghĩ. Việc này cha Vũ không biết gì. 

 Vũ cũng rất giỏi về môn văn vì tâm hồn chàng rất nghệ sĩ. Những bài văn của chàng thường được giáo viên giữ lại để làm bài mẫu cho các lớp khác. 

 Những lần nhà trường tổ chức hội diễn văn nghệ Vũ luôn luôn sử dụng organ. Ở lứa tuổi mười mấy của Vũ và tiếng đàn của Vũ khiến mọi người vô cùng thích thú. 

 Cả trường đều thấy trước tương lai xán lạn đang chờ đón Vũ. 

 Nhưng mẹ Vũ yêu âm nhạc hơn và mong muốn Vũ trở thành một pianist xuất sắc. Từ khi mới 6 tuổi, bà đã kèm Vũ bấm từng phím đơn giản theo Methode de Rose và Methode de Schmoll. Chàng có sức tập trung cao độ, ít bị nghĩ vẩn vơ nên đánh đàn rất chỉnh, ít bị lỗi.

 Những buổi lễ nhà thờ bà đem Vũ theo để thay thế mình dần dần. Chú bé hơn mười tuổi ngồi chễm chệ giữa giàn phím đệm những bài thánh ca réo rắt làm rung động những người có mặt trong giáo đường. 

 Họ nhìn Vũ bằng ánh mắt thán phục và khen ngợi Vũ với mẹ chàng. Điều này làm bà hãnh diện hơn cả. 

 Những đêm noel ăn Réveillon tại nhà, Vũ đệm cho cả nhà hát vang: 

 "Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Nơi hang Bêlem, ánh sáng tỏa lan tưng bừng, nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng. Đàn hát (tiếng hát réo rắt)
 Tiếng ca (dư âm vang xa)  Ôi! Chúa Thiên Tòa giáng sinh vì ta  Người hỡi (hãy tiến bước tới)  Đến xem (nơi hang Bêlem) Đây Chúa Thiên Tòa giáng sinh thấp hèn  Nữa đêm mừng Chúa giáng sinh ra chốn dương trần.  Người ban ân phúc đến cho muôn dân lầm than. Nơi hang Bêlem thiên thần xướng ca. Đây Chúa Thiên Tòa giáng sinh thấp hèn!"

 Và mẹ chàng cất tiếng hát Solo: 

 “Đêm Thánh vô cùng  Giây phút tưng bừng  Đất với trời, se chữ đồng  Đêm nay có Đấng sinh ra cứu muôn người…”


 Khi trình độ khá hơn, bà cho Vũ tập những tuyệt tác của Beethoven, Mozart, Chopin, Wagner... Những bài này đánh vất vả như tập võ vì có khi trong một phách phải lướt qua gần mười nốt. Bà thích nghe Vũ đánh đàn vào những đêm thứ bảy lúc cả nhà có mặt đầy đủ. Vũ đã trưởng thành trong hoài bão của bà. Vũ hay đánh cho mẹ nghe bài Sérénade. 

“Chiều buông nhẹ xuống...  Và phải chăng là lúc
 Ta nói cho nhau nghe đời sau...”



 Hoặc là Lac de Côme trong Methode Rose, mà âm điệu chơi vơi kỳ lạ. 



 Nhưng thỉnh thoảng chàng lại thích chơi những bài nhạc Việt Nam tiền chiến như:

“... Đường xưa lối cũ có em tôi tóc xanh bay mơ màng. Đường chiều dịu nắng dáng em đi áo nâu in đường trăng 
 ... Đường xưa còn đó vẫn nắng lên vẫn trăng treo nghiêng đồi. Mà hình bóng cũ thiếu trong tôi những khi nghe chiều rơi...”

 Hoặc bài Hương xưa: 

 “Người ơi, một chiều nắng tơ vàng hiền hòa lòng có mơ xa 
 Người ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò 
 Còn đó, bóng tre êm ru 
 Còn đó, con đò đợi chờ
 Còn đó, những đêm sao mờ hồn ta 
 Mênh mông nghe sáo vi vu... 

 Ôi, thời Hoàng kim quá xa chìm trong phôi pha, chờ đến bao giờ tái sinh cho người. Đời lập từ những đêm hoang sơ, thanh bình như bóng tre đơn sơ. Nay đời tan biến trong hư vô chất đầy từng mồ oán thù. Máu xương tơi bời nhiều mùa thu... 

 Người ơi, chiều nao có nắng vàng hiền hòa tỏa khắp nơi nơi 
 Người ơi, chiều nao có thu về cho tôi nhặt lá thu rơi...”


Hai đứa em gái của chàng cũng được mẹ dạy piano nhưng không đạt được sự điêu luyện như chàng. Mỗi khi tìm được bản nhạc mới nào, chúng đem về bắt Vũ đệm cho chúng hát:


“Này hỡi chú chim non nho nhỏ
 Lời hát líu lo như muốn ngỏ
 Cuộc sống quanh ta như xao động 
 Như bầu trời xanh trong ước mơ
 Này chú chim ơi cho nhắn gởi 
 Lời hát tin yêu trong trái tim mọi người 
 Cuộc sống hôm nay tuy vất vả
 Nhưng cuộc đời ơi ta mến yêu 
 Ta đã nghe trong tim mình 

 Tình yêu thương đang rộng mở
 Ta đã nghe trong tim mình 
 Tình yêu thương với bao người.” 

Giả mạo di chúc Lenin!

Bài viết này tóm tắt nghiên cứu của phó tiến sĩ khoa học lịch sử Nga V. A. Sakharov do NorthStar Compass biên tập. 
Công trình nghiên cứu, vạch trần sự giả mạo về cái gọi là “di chúc của Lenin” dài 580 trang bao gồm nhiều vấn đề liên quan và thú vị, được đăng ở đây:
Chúc thư chính trị của Lenin: thực tế lịch sử và những hoang đường của các chính trị gia (Политическое завещание Ленина: реальность истории и мифы политики)
http://stalinism.ru/elektronnaya-biblioteka/politicheskoe-zaveshchanie-lenina-realnost-istorii-i-mify-politiki.html

Nghiên cứu này của Sakharov lần đầu tiên được công khai trên báo Tia chớp (Молния) và sau đó được nhiều báo, trang mạng đăng đầy đủ. Trong phạm vi bài viết, gọi chung “di chúc, chúc thư…” là văn bản và được cho là Lenin viết, hoặc đọc cho người khác viết trong lúc đau ốm trước khi qua đời. Mục đích của bài viết: vạch trần sự giả mạo, xuyên tạc nhằm bôi nhọ hình ảnh Stalin đã diễn ra suốt lịch sử và ngay cả lúc này, cuối cùng trả lời câu hỏi: Ai là tác giả? 

Lưu ý, bản dịch này từ tiếng Anh, có 1 số khác biệt với bản tiếng Nga, tự xem và đối chiếu ở đây:


Có 2 lá thư ngắn “của Lenin” viết: 

"Đ/c Stalin, đã trở thành TBT, đã tích lũy trong tay mình quyền lực to lớn, và tôi không chắc, liệu đ/c ấy có thể, luôn luôn sử dụng quyền lực này 1 cách thận trọng và thích hợp. Từ một khía cạnh khác, đ/c Trotsky, như thể hiện đã đấu tranh chống lại TW về vấn đề NKPS, là khác biệt không chỉ ở khả năng của mình. Cá nhân đ/c, chúng ta thừa nhận điều đó, là người có khả năng nhất trong TW hiện nay, có cá tính, năng lực của mình để trở thành một nhà quản trị tốt. 25 tháng 12 năm 1923”; Viết bởi M. V. 

“Stalin thô lỗ, và điểm yếu này - điều hoàn toàn có thể chấp nhận được trong số các đ/c CS chúng ta - sẽ trở thành không chấp nhận được với vị trí của một TBT. Vì vậy tôi đề nghị các đ/c cân nhắc về cách cư xử mà vì đó Stalin có thể bị thay thế và nhường vị trí của mình cho người khác, người theo mọi khía cạnh khác biệt với đ/c Stalin, là người kiên nhẫn hơn, khoan dung và trung thành hơn, quan tâm nhiều hơn đến các đ/c khác, ít thất thường, v, v. Những cách cư xử này có thể nhìn nhận là việc nhỏ, nhưng tôi cảm thấy, từ quan điểm ngăn chặn sự chia rẽ trong tương lai, như cảm nghĩ của mình và tuyên bố bên trên về tình cảm giữa Stalin và Trotsky, đây không phải là việc nhỏ, hoặc là một việc lặt vặt như vậy, lại có thể trở nên rất quan trọng. 4 tháng 1 năm 1923;” Viết bởi J. F. 

Thực tế chính trị và khoa học của cuộc đấu tranh nguyên tắc chống lại bất kỳ sáng tác giả mạo về V. I. Lenin, phải đối mặt với phong trào CS đương thời. Cuộc đấu tranh này không chỉ là phòng thủ. Mục đích không phải là đưa ra hình ảnh Lenin vĩ đại, mà để bảo vệ và thúc đẩy chiến thắng trước cuộc cách mạng cộng sản. 

NHỮNG LÁ THƯ CỦA CÁI GỌI LÀ “DI CHÚC” KHÔNG PHẢI CỦA LENIN!

Trong số những hoang đường gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Lenin, nguy hiểm nhất, tinh vi nhất, đồng thời gây hại nhất về hậu quả chính trị-tư tưởng, đó là hoang đường về cái gọi là "di chúc" của Lenin, theo đó có một phức hợp các tài liệu, còn được gọi là "các bài viết và những lá thư cuối cùng". Vấn đề khoa học ở đây là xác định mỗi một trong các tài liệu đó, thực sự, tác giả là Lenin. Vì vậy cần kiểm tra tất cả các tài liệu này để xác minh. 

Những lá thư này được đánh trên máy đánh chữ. Lenin đã không ký bất kỳ tài liệu hay lá thư nào (trong số này), và không thể xác nhận là có chữ ký nào của Lenin như vậy. Tên tác giả, hay “chữ ký” cũng là chữ đánh máy, viết tắt “A. M. V." hoặc "L. F.", trong văn bản, nó cũng không được đặt ở chỗ để ký, hay có bản sao có chữ ký của Lenin. Có 1 thực tế, tác quyền Lenin đối với các văn bản này được công khai ngay từ đầu, tiếc là nó đã không bao giờ bị hỏi đến. Nó được chấp nhận như là của Lenin. Điều này thậm chí được Stalin mặc định, không đặt thành vấn đề, không tranh cãi. Tình trạng này, tất nhiên, đã giúp đáng kể cho những cơ hội vẫn nằm trong số các lãnh đạo Liên Xô sau cái chết Lenin. Lịch sử cho thấy, những "văn bản" này đã trở thành một phần của "âm mưu". 

Tuy nhiên, phân tích khoa học lại đòi hỏi rằng các văn bản này phải được kiểm tra lai lịch. Phân tích không nên đặt ra để chứng tỏ hay chứng minh văn bản này thuộc hay không thuộc về Lenin. Thay vì thế, nên minh chứng theo 1 hướng ngược lại – cần chứng minh rằng những văn bản, tài liệu này quả thực đúng là thuộc về, có tác quyền Lenin. 

Tác giả Sakharov đã nghiên cứu các văn bản và tất cả các tài liệu lưu trữ khả dĩ có sẵn trong tất cả các tư liệu, ông đến kết luận sau, nói 1 cách cụ thể, logic sau đây trong phân tích cái gọi là "di chúc" được áp dụng: Có thể chia văn bản thành hai nhóm: 

(1) Tác giả là Lenin được chứng tỏ 1 cách trọn vẹn và không có bất kỳ vấn đề gì, được chứng minh bằng các phương pháp khác nhau, và 

(2) tác giả Lenin không thể chứng minh được bằng bất kỳ phương pháp khoa học nào. 

Về vấn đề này, chúng ta phải tuyên bố 1 cách dứt khoát là không có bất cứ điều gì trong số các văn bản của Lenin lại không thể mổ xẻ, và ở dạng chuẩn, lại có bất kỳ ý nghĩ hay biểu hiện nào chống Stalin. Tuy nhiên, hoàn toàn ngược lại, trong một phần của "di chúc" Lenin gây tranh cãi lại rất chống Stalin (tức là thứ chúng ta giữ không thuộc về bàn tay của Lenin), và có động cơ chính trị để thực hiện điều đó. 

 “DI CHÚC” 

Thực sự nhóm 1, một phần của "di chúc" Lenin dựa trên các mục sau: 

- Các trang từ "nhật ký các cuộc hẹn hàng ngày" của Lenin; 
- "Chúng ta phải tái tổ chức Rabkrin" như thế nào; 
- "Tốt hơn ít hơn, nhưng tốt hơn"; 
- "Về cuộc cách mạng của chúng ta";

Nhóm văn bản này đã được công bố và công khai vào đầu tháng 2-3 năm 1923. Ngoài ra "Thư gửi Đại hội", được thực hiện trong 26-29 tháng 12 năm 1922, và viết về vấn đề tái tổ chức CC, RKI và nhiệm vụ của Ủy ban kế hoạch (Gosplan). 

Cuối cùng là bài viết: Về sự hợp tác, đề ngày 04-06 tháng 1 năm 1923. 

Không phải tất cả các văn bản này được ký bởi Lenin. Nhưng lời văn và soạn chúng (hoặc các câu riêng rẽ của chúng) là có trong các văn bản khác nhau của Ban thư ký Lenin, khi họ soạn chúng. Những ngày tháng cũng được ghi trong các văn bản của BCT. Tất cả điều này khẳng định tính xác thực của chúng. Nói cách khác, điều này có nghĩa là, Lenin đã làm việc với các tài liệu này, hoặc sau khi chúng đã được soạn, Lenin vẫn có khả năng giám sát chúng hoàn thành, có dấu vết để dễ dàng theo dõi chúng. Tóm lại, các văn bản này được gom lại từ vài nơi, được xác nhận bởi các tài liệu Lenin nhận được sau khi Ban thư ký hoàn thành. Lenin nhận chúng để sau đó gửi đi, hoặc dùng chúng để tham khảo, khi thảo luận vẫn còn đang diễn ra trong Ủy ban TW đảng. Những tài liệu nội bộ này không trái ngược nhau, hoặc có thái độ chỉ trích người này hay người khác trong hàng ngũ lãnh đạo. Có các ý tưởng được phát triển trong các tài liệu này, nhưng không có sự chệch hướng nguyên tắc với mục đích của các tài liệu khác. Cuối cùng, chúng không ngược với các khuyến nghị khác của Lenin. Có thể nói rằng có sự nhất quán bên trong và giữa các tài liệu này. 

TẤN CÔNG STALIN 

Nhóm thứ 2 - "phần không của Lenin" có thể truy tìm thấy trong “di chúc” Lenin lại thể hiện những vấn đề hoàn toàn khác. Những vấn đề này có thể tóm tắt như sau: 

(1) Có vấn đề với "chính tả của Lenin". Điều này xảy ra vào ngày 24-25, tháng 12 năm 1922 và ngày 4 tháng 1 năm 1923. Trong đó có thể tìm thất các cơ sở để tấn công chống Stalin. Dĩ nhiên, Stalin, trong thực tế là lãnh đạo đảng, là thuộc cấp của Lenin.

 (2) Xuất hiện cái gọi là "bài viết" Về vấn đề dân tộc hay "tự trị". 

(3) Giả sử rằng, đó là lá thư cán sự "ra lệnh" (cho Trotsky, Mdivani, Makharadze) vào ngày 5-6 tháng 3 năm 1923 với tuyên bố ủng hộ họ. 

(4) Giả sử thư-bài viết cho Stalin về mối nguy phá vỡ quan hệ cá nhân giữa Lenin và Stalin.

Tất cả điều này cho thấy, tự Lenin không phải là tác giả, và không có ai bên ngoài chứng kiến Lenin đã viết lá thư này! Nhưng, bạn đọc có thể hỏi chúng tôi lấy các thông tin về tài liệu này từ đâu? Phân tích của chúng tôi được xác nhận bởi: 

 (1) Cái gọi là "Nhật ký của Ban thư ký" Lenin và, 
(2) Những người giao các tài liệu này cho Ban chấp hành TW.

Hãy xem xét hai điểm này một cách chi tiết. 

"Nhật ký" của Ban Thư ký là đáng chú ý nhất, và, cho đến tận nay chưa bao giờ bị đặt nghi vấn. Nhưng nó đã không được xem xét chi tiết khoa học và lịch sử. Trong thực tế đã vô ích để làm như vậy, vì bây giờ mới được biết đến và chấp nhận rằng, "Nhật ký" sau ngày 18 tháng 12 năm 1922 không được coi là một tài liệu công việc hàng ngày của Ban Thư ký Lenin. Đó là bởi vì nó là tác phẩm của các tác giả mới, có mục đích sắp đặt để thay đổi được diễn ra, nếu có thể được trên một chủ đề lý luận và chính trị nhất định, bởi tác giả tại thời điểm đó là ẩn danh. Nói một cách thực tế, đây là một tài liệu bịa đặt, sai lạc. 

Tự nhìn vào đó, bắt đầu với bệnh tật của Lenin vào ngày 18-22, tháng 12 năm 1922, thì thấy rằng Lenin đã rời khỏi vai trò trung tâm trong công việc của mình. Thật không may, trong thời gian đó, Ban thư ký của ông trên thực tế đã không còn chức năng, và nhật ký hàng ngày đã không được ghi lại. Các kế hoạch bị bỏ lại. Nhưng "Nhật ký" này lại một lần nữa bắt đầu, chúng tôi thấy 'phiên bản' hoàn toàn mới của những gì được cho là Lenin điều hành. Có cả những trang nguyên bỏ trống trong Nhật ký, với các ký tự không đều đặn trên đó. Giữa các trang, nơi có một số ghi chép, là các trang bị bỏ trống suốt thời gian này. Điều này rõ ràng là thuận tiện cho kẻ nào đó muốn có "di chúc", để chỉ cần điền vào các trang này khi chúng còn trống.

PHÉP MẦU THỨ TỰ THỜI GIAN 

Điều này được khẳng định bởi thứ tự thời gian hay phân tích theo thời gian, điều được sử dụng để chứng tỏ L. A. Fotieva (một trong những biên tập-thư ký của Lenin) phải thực hiện ghi chép vào ngày 28 tháng 12 năm 1922, các ngày 4-9-19-24 tháng 1 năm 1923. M. V. Volodicheva hứa hẹn thực hiện trong các ngày 26 tháng 12 và ngày 17 tháng 3. 

Nhưng đây không phải là tất cả, một cái gì đó hoặc cái khác "đi cùng", hoặc trong lịch nhật ký, hoặc trong các thư ký, đưa ra bởi một trong hai thứ ký Fotieva và Volodicheva. Có 1 chuỗi lạ các ngày tháng sau đó. Sau ngày 30 tháng 1 đã có 1 số ghi chép, được ghi là ngày 26 tháng 1, sau đó là 1 ghi chép đề ngày 30 tháng 1 một lần nữa. Có vẻ như ghi chép vào ngày 24 tháng 1 không phải là tồi hơn so với ghi chép ngày 31 tháng 1. Ghi chép cuối cùng, là lần thứ 3, cũng lại là ngày 30 tháng 1 năm 1922. 

Các ghi chép vào tháng 2 cũng tồi như tháng 1: thư ký viết trong “Nhật ký” ngày 10 tháng 2, sáng thứ 7, sau đó vào sáng ngày 9 có ghi chép về tối ngày 7, rồi lại có ghi chép về sáng ngày 9 sau đó lại ghi chép đề tối ngày 7. Nhưng vào buổi sáng ngày thứ 9, họ đã quyết định đi lạc lối và trở lại tháng 2 lần thứ 2. Kết thúc các nhảy ngày trong nhật ký là các ghi chép vào ngày  09 tháng 2. 

Điều này, 1 cách ngắn gọn là tất cả ngày tháng này đã bị ghi có chủ ý, và rằng đó không phải là tư liệu mà là những gì kẻ thù địch cố để trình bày cho người ta thấy như thể nguyên gốc. Phân tích khoa học các chữ viết trong nhật ký cho thấy rằng sau ngày 18 tháng 12-1922, vợ của Stalin, là bà Allieueva, đã không viết vào cuốn nhật ký hàng ngày, như là một thành viên của Ban Thư ký Lenin, mặc dù bà vẫn làm việc trong Ban thư ký phụ trách các nhiệm vụ khác. 

Trong "Nhật ký", xuất hiện các phần bị chèn thêm vào, trên các trang đề ngày 23, 24 tháng 12-1022 và 17, 30-1923. Đó là những bổ sung sau khi nhật ký đã được ghi. Tất cả những “đoạn lộn xộn" chèn vào "Nhật ký", được giải thích, dựa vào 1 điều: công việc trên đó là chưa xong. Có 1 cái gì đó dường như đã ngăn cản "Nhật ký" này bị chế tác thêm theo cách hiểu hợp lý của nó.

Bên cạnh "Nhật ký" của các thư ký, có nhật ký công tác hàng ngày của các bác sĩ chăm sóc cho Lenin. Giữa "Nhật ký" của thư ký và các tài liệu ghi chép của bác sĩ, chúng tôi tìm thấy rất nhiều không tương thích về chi tiết, ngày tháng và nội dung các ghi chép. 

Một ví dụ, các thư ký đã không ghi trong "nhật ký" về công việc của Lenin, trong khi các bác sĩ đã ghi chép vào các ngày 25, 29, 31 tháng 12, ngày 1-4, ngày 10, 13, 16-27 tháng 1, sau đó là ngày 18-20, 25-27 tháng 2, sau nữa là ngày 2, 3 tháng 3. Khoảng 20 ngày có các ghi chép là khác nhau giữa ghi chép của các bác sĩ và bỏ trống hoàn toàn của các thư ký.

Một ví dụ khác theo hướng ngược lại cũng vậy, khi Lenin không làm việc với các thư ký, thì lại có làm - các thư ký nói với chúng ta rằng họ đã lấy các đoạn đọc miệng từ Lenin! 24-25 tháng 1, ngày 3, 9, 10, 12, 14 tháng 2. Đây là 8 ngày có mâu thuẫn với các ghi chép của bác sĩ. Thử hình dung, "Nhật ký" là một ghi chép hàng ngày các sự việc mà lại có đến 28/72 ngày không trùng hợp hoặc hoàn toàn ngược!

Điều lạ đã xảy ra là trùng với những “ngày tháng có vấn đề” trong nhật ký được cho là các thự ký đã thực hiện, cũng là lúc tin tức về “di chúc” của Lenin và chỉ trích của Lenin chống Stalin, xuất hiện, tất cả tạo thành 1 quả bom dành cho Stalin.

Theo đó, những gì chèn vào “Nhật ký”, đã trở thành cơ sở giả định cho luận điểm có “tác quyền Lenin” với "bài báo" "Về vấn đề dân tộc hay tự trị" và các lá thư ngày 5-6 tháng 3 năm 1923. 

VIỆC CỦA TROTSKY 
Tình hình không thể cứu vãn bởi các ghi chép khác nhau của một trong hai hoặc Trotsky, hoặc các thư ký của Lenin: Fotieva, Volodicheva, Gliasser. Tất cả điều này là để tạo ra tác quyền và niềm tin rằng các tài liệu như thế là có thực, được viết bởi Lenin. Tất cả đều cố để chứng tỏ "các căn cứ lịch sử và thực tế" của những tài liệu này. 

Nhưng so sánh các tài liệu này cho thấy rõ ràng có rất nhiều sai lệch nghiêm trọng trong các tài liệu và đối với các  ghi chép của bác sĩ. Sự khác biệt giữa chúng với nhau, cũng như thông tin của chúng làm chúng không thể coi là đúng sự thật; và không thể giúp để thiết lập quyền tác giả của Lenin đối với các tài liệu và các văn bản này. Logic đơn giản như thế thiếu tính thuyết phục - nó chỉ tạo ra niềm tin vào lời lẽ của chúng. Nhưng chỉ là dễ chịu cho những ai muốn bị lừa. 

Chuyện công bố các tài liệu này và lợi dụng chúng vào các cuộc đấu tranh chính trị không có gì để coi đó là di chúc cuối cùng, do Lenin gửi cho đảng qua người đứng đầu ban chấp hành TW, BCT và các đ/c thân cận. 

Ở vế thứ nhất, 1 lời kêu gọi đảng – nhưng lại bí mật như vậy không phải là tinh thần của Lenin, ông không làm theo phương thức chính trị này trong công việc của mình. 

Ở vế thứ hai, các tài liệu-đánh máy không phải là các mệnh lệnh trong tình huống bình thường, bởi Lê-nin có nhiều cách để công khai kêu gọi đảng bằng bất cứ đề nghị nào mình cho là thích hợp và cần thiết. Không có 'chế độ nhà tù’ nào cho là được bởi Stalin khi Lenin còn sống. Sự có mặt các nhóm chính trị khác nhau tại Ban chấp hành TW và BCT, cuộc đấu tranh giữa họ, đảm bảo làm thất bại mọi nỗ lực che giấu tài liệu của Lenin. 

Ngoài ra, sẽ là không hợp lý khi trì hoãn bất kỳ quyết định nào, khi mà đời sống của đảng phụ thuộc vào đó, hoặc tương lai của cuộc cách mạng – vào quyết định trong tương lai, tại đại hội đảng. Sẽ là không chắc chắn khi một đại hội như vậy lại bị trì hoãn sau cái chết sắp tới của Lenin, khi cũng không chắc chắn khi nào thì bệnh tình trầm trọng của Lenin liệu có khỏi.

Tất cả những điều này cho thấy rằng các tài liệu là không chính chủ. Nhưng hãy xem xét ai là tác giả của "Di chúc"? Ai có lợi lộc từ nó? Theo đó, các tác giả của huyền thoại “Di chúc Lenin” này chỉ có thể là Trotsky, Fotieva, Zinoviev, Bukharin. Họ đã "chèn" những đoạn văn vào đấu trường chính trị rất lâu trước cái chết thực sự của Lenin. Họ đã chờ cho đến khi Lenin không còn có thể viết thư, sai khiến hay đọc các tài liệu, họ đã viết các văn bản này như một biện pháp chính trị của cuộc đấu chống Stalin. Trotsky, với sự giúp đỡ của một trong những thư ký là Fotieva, đã chế tác ra cái gọi là "bài báo" có tên "Về vấn đề dân tộc hay tự trị". Trong khi họ đã làm điều này, họ công khai tuyên bố rằng không nhận được bất kỳ chỉ thị nào, mà dựa vào yêu cầu của Lenin và họ cũng không biết Lenin yêu cầu điều này khi nào. 

Nhưng động thái này không thành công, bởi các tuyên bố nhà nước tại Đại hội XII của đảng. Tại đại hội, họ đã cố gắng, căn cứ vào "văn bản của Lenin", chia cắt đất nước Liên Xô khi nó vừa được thông qua đại hội. Stalin đã lãnh đạo cuộc chiến chống lại họ, mở đầu là tranh luận hình thành chế độ Xô Viết như thế nào. Đúng lúc "bài báo" được cho là Lenin viết, được Trotsky phân phát và cũng được Ban Thư ký của Lenin đăng ký trong "Nhật ký"! 

Sau đại hội, cuộc đấu tranh dữ dội của Trotsky chống Stalin bước vào giai đoạn mới. Cuối tháng 5 năm 1923, Krupskaya (vợ Lenin - Biên tập) đưa cho Zinoviev văn bản của một "tài liệu chỉ đạo" đề ngày 24-25 tháng 12 năm 1922 - đó là một phần của văn bản nói về "tính cách những người trong Ban chấp hành TW”. Bà ta đã không đưa nó cho Ban Thư ký của Ban chấp hành TW – như phải làm, cũng không đưa cho BCT, bà ta chỉ đưa cho 1 thành viên, kẻ muốn lãnh đạo đất nước - Trotsky. 

Nhưng động thái này lại làm Zinoviev thấy thêm phần cay đắng. Ông ta nghen tị với tiến triển quyền lực và uy tín của Stalin và cả Trotsky. Zinoviev cũng là kẻ phải thông báo danh sách các thành viên ứng cử BCT và Đoàn chủ tịch Ban chấp hành TW, thật là khó xử khi mong muốn của Lenin thể hiện qua lá thư này. Phải là thư của Lenin cho đại hội đảng, nhưng Krupskaya thậm chí không đề cập đến nó hay đưa nó ra kịp thời trong đại hội. Bà ta tuyên bố “tài liệu này chi được trao cho Ban chấp hành TW" (và đưa nó vào tay Trotsky). 

Đồn đại về lá thư này liên tục xuất hiện và có ảnh hưởng nghiêm trọng trong cuộc đấu tranh nội bộ. “Chỉ đạo của Lenin” rõ ràng sẽ tước bỏ quyền lực của Stalin. Nhưng trong khi Zinoviev và Bukharin không có đủ uy tín cá nhân bằng Stalin, họ chẳng muốn cả Stalin lẫn Trotsky, nhưng họ cũng biết Stalin cũng đang ở thế khó và buộc phải liên kết dưới sự chỉ đạo của mình. Sau nhiều đắn đo suy tính, 2 tháng sau Zinoviev và Bukharin mới thông báo cho Tổng thư ký Stalin – người được bầu trong đại hội gần nhất - về sự tồn tại của "lá thư" (nghĩa là "lá thư chỉ đạo"). Họ muốn liên minh với Stalin khi Trotsky, kẻ đang thắng thế vì được Lenin “chọn làm kế nhiệm”. Căn cứ vào “lá thư chỉ đạo” kẻ thù nội bộ đã tập hợp được sức mạnh để thách thức Stalin.

CƠ CHẾ GIẢ MẠO 
Lịch sử của các tài liệu này và cách công bố, không đưa ra được bất kỳ ví dụ cụ thể nào để tác quyền là Lenin. Các lập luận chống lại tác giả của nó là lối hành văn và các đặc điểm khác. Nội dung và đặc điểm như thể có suy tính, còn thời gian ra đời là "mù mờ". Nó mù mờ đến nỗi vẫn còn tranh cãi đến tận ngày nay.

Phản ứng đầu tiên, ví dụ như Tomsky là thế này: “Không ai trong dư luận rộng rãi hiểu nó là cái gì?”

Trong văn bản, không thể tìm thấy bất cứ sự kiện nào để chứng tỏ nó được soạn và quyết định bởi Lenin. Nhưng có một le lói trong vũng nước âm u - tất cả những ý khó hiểu và không thể xác thực này, tác giả văn bản cố để truyền đạt, khó có nghi ngờ gì, rằng: Cần loại bỏ Stalin khỏi vị trí tổng thư ký Ban chấp hành TW.

Cũng có thể nói như thế về lá thư ngày 5-6 tháng 3 1923 và không có chữ ký của Lenin, cũng không có bất kỳ ghi chép nào về lá thư này trong hồ sơ Ban thư ký. Trotsky cũng không vội sử dụng chúng hay công khai vận dụng thẩm quyền Lenin khi chưa có đầy đủ các tài liệu.

Các tài liệu đầy đủ, được đưa ra "cho thế giới" muộn hơn sau đó. Trotsky bắt đầu sử dụng các tài liệu này chỉ vào mùa thu năm 1923. Còn những lá thư “di chúc” này chỉ được công khai sau khi nỗ lực lật đổ Stalin đã thất bại (năm 1927). Trotsky đã cố gắng để phổ biến ý tưởng rằng có một khối hiểu biết và hợp tác giữa hắn ta và Lenin để chống lại Stalin. Lạm dụng tâm lý và chính trị đã đi đến chỗ cao độ, nhưng Stalin vẫn trụ vững.

KẺ THÙ CỦA XÔ VIẾT CHỐNG LẠI CẢ STALIN LẪN LENIN 
Cần xem xét thêm vấn đề bức thư đáng ngờ của Lenin nhằm chỉ trích cá nhân và dứt bỏ quan hệ Lenin-Stalin và chỉ ra tất cả lịch sử các bức thư chỉ đạo gửi đến Stalin là rất mù mờ và mâu thuẫn. Để làm việc này, tham khảo các văn bản sau đây: M. I. Ulyanova và M. V. Volodicheva (trong tuyển tập Lenin, tập 45, trang 486; Izvestia CC CPSU, 1989 N. 12, trang 198-199). 

Volodicheva nói rằng chính mình đã đánh máy thư chỉ đạo. Nhưng thư trả lời “của Stalin” bằng cách nào đó lại có đến 2 bản khác nhau, 2 biến thể khác nhau; một bản có chữ ký của Stalin (hoặc ai đó), bản kia của Volodicheva, mà từ đầu đến cuối, có những thay đổi không thể nhận ra. Vì sao bản thứ 2 cũng có chữ ký? Tại sao có 2 thư trả lời từ Stalin? Tại sao Stalin lại viết đến 2 bản trả lời cùng 1 bức thư của Lenin phê phán mình? Hơn nữa, tại sao cả 2, không cái nào đến tay Lenin? Khoảng thời gian thư trả lời của Stalin (7 tháng 3) và ngày Lenin bất tỉnh (10 tháng 3) là đủ thì giờ chuyển thư trả lời từ văn phòng này đến văn phòng khác.

Bài viết về vấn đề dân tộc không thể tin được, trên một số điểm. Không chỉ là tình hình chính trị tại thời điểm đó, mà cũng là hoàn toàn bất ngờ với Lenin; khó có thể cho là Lenin đã thay đổi quan điểm để Russophobia; mà còn ở chỗ không có kiến thức (chính trị) để mà nhìn nhận đó là Lenin. 

Một câu trong bài đó làm ví dụ: "Tôi đã thực sự viết trong bài của tôi về vấn đề dân tộc." Rồi 1 lần nữa đề nghị chờ đợi, “khi bộ máy sẽ trở thành của chúng ta". Lenin đã không hề đưa vấn đề ra như thế từ tháng 12 năm 1922. 

Theo "lý luận" này, không chỉ là Liên Xô đã không tồn tại, mà các nước CH Kavkaz cũng không thể hình thành. Nhưng Lenin đã đấu tranh để có được các CH này ra đời, ông chống lại Mdivani và những kẻ ủng hộ hắn ta. Ngoài ra, như nó thì ngay cả CH Nga Xô viết cũng không thể ra đời bởi bộ máy vẫn chưa phải là "của chúng ta"! 

Vị tác giả nào đó đã kết hợp việc hiện thực hóa quyền của nước cộng hòa-dân tộc để tách khỏi Liên Xô, như được bảo đảm bởi Hiến pháp, cùng với câu hỏi về chất lượng của bộ máy chính quyền nhà nước! 

Nhưng, không có "bộ máy chính phủ", hoặc là chưa có, thì có thực thể hợp pháp để trao quyền đó, nó là HĐ đại biểu nhân dân đang trong Xô viết tối cao Liên Xô - bộ máy chính phủ chỉ là người phục vụ và đầy tớ và thực hiện các quyết định. Lenin biết rất rõ điều này, đó là ai, ở đâu, và làm thế nào vấn đề này sẽ được quyết định. Nó sẽ được quyết định chỉ trong hệ thống chuyên chính giai cấp vô sản, mà Lenin đã thành lập và làm cho nó thành mạnh mẽ. 

Lý luận như vậy trong 'thư', không có trong kho từ vựng của Lenin. Những loại lý luận như thế này có thể tìm thấy trong các cuộc cãi vã nội bộ về dân tộc-ly khai. Trong phần kết luận, đưa ra câu hỏi về "tự trị", sau khi câu hỏi Liên Xô đã được quyết định, cũng không phải là đề xuất của Lenin, không phải là nguyên tắc của ông. Nó chỉ là quay lại câu hỏi đã bị ném ra từ lâu. 

Vào cuối năm 1922, thậm chí không ai đề cập đến câu hỏi về sự hình thành của Liên Xô trên cơ sở tự chủ như thế này. Đó là lý do tại sao tất cả mọi người đều chống lại vấn đề tự trị, mà có nghĩa là 1 hiệu ứng kết liễu Liên bang Xô viết. Ở đâu ra câu hỏi của Lenin trong vấn đề này? Nên tìm vị tác giả của "bài báo Lenin" trong số những kẻ thù địch với sự thống nhất của CH liên bang Xô Viết. 

Lenin không thuộc về những yếu tố này - kẻ thù của sự thống nhất  cộng hòa liên bang Xô Viết. Trong đó có 3 khối riêng biệt bị ảnh hưởng bởi Mdivani, Svanidze, Rakovski. Danh tính tác giả bài báo, có thể đoán được và không ai khác là Trotsky. Thật không may, không có bằng chứng trực tiếp vững chắc, nhưng thực tế tất cả các điểm đáng ngờ đều dẫn đến Trotsky. 

LENIN THUẬN STALIN, TROTSKY CHỐNG 

Phân tích tư tưởng chính trị của "di chúc" giả này cho thấy rằng nó không tương ứng với thực tế đấu tranh chính trị, đang ủ mầm trong Ban chấp hành TW khi đó, còn Lenin đóng vai trò lý thuyết hàng đầu. Có thực tế chính trị là Stalin không tự bổ nhiệm mình làm Tổng thư ký. Bổ nhiệm Stalin là việc mà Lenin đã làm. Còn tìm một người thay thế Stalin, cũng lại Lenin, khi chính mình tại Đại hội XI đã tung ra mọi nỗ lực để đảm bảo rằng Stalin nên trở thành Tổng Bí thư?!

Lenin đã không gửi tài liệu, thư hoặc các đề nghị, để nói rằng Stalin không có năng lực để làm Tổng Bí thư. Lenin không bao giờ sử dụng ngôn ngữ như vậy trong bất kỳ bài diễn văn, lời khuyên hay ý kiến nào ​​của mình. “Di chúc” Lenin cũng không phản ánh điều này.

Lenin thấy trong cuộc cách mạng của mình có triển vọng thành công trước hết ở 1 nước, trong khi Trotsky cứ lặp đi lặp lại cần thiết cuộc cách mạng liên tục phạm vi toàn thế giới. Lenin thúc đẩy sự hợp nhất đảng và chính phủ, trong khi Trotsky chống lại nó, đề xuất cắt giảm nó. Lenin muốn tái tổ chức RKI (chính phủ công-nông), trong khi Trotsky muốn kết liễu nó. Lenin muốn Gosplan như đội ngũ các chuyên gia, Trotsky muốn nó thành một kế hoạch hoạt động, v, v. 

Trong tình huống này, liệu có khả năng để Lenin viết thư tấn công cá nhân Stalin, đồng minh chính trị thân cận nhất của mình, và đề xuất cho đối thủ của mình, kẻ hoàn toàn đối lập với mình vị trí cao nhất – là Trotsky? Không thể chấp nhận quan điểm này 1 chút nào. Người có đầu óc thực tế hiểu “di chúc” Lenin theo cách khác, nó nếu có, phải được trao vào tay các đồng minh của Lenin, tiếp thêm vũ khí cho cuộc đấu tranh tiếp tục với Trotsky trong các vấn đề hệ trọng của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. 

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI ĐI ĐẾN KẾT LUẬN

Chúng tôi có cơ sở để nói rằng Lenin không phải là tác giả của những bài viết, những lá thư hoặc các tài liệu khác. Thực tế này cần chỉnh sửa lịch sử để giáo huấn của Lenin được tẩy sạch những bịa đặt. Chúng ta phải hiểu Di chúc Lenin, trong bối cảnh của đời sống chính trị thời kỳ đó, trong cuộc đấu tranh chính trị đã được tiến hành bởi Lenin với Trotsky các năm 1921-1922. Cuộc đấu tranh này đã được tiến hành bởi Lenin cùng Stalin là đồng minh trung thành của mình, người thúc đẩy và theo đường lối đấu tranh của mình, người sau cái chết của Lenin đã gánh trên vai gánh nặng tiếp tục đấu tranh với Trotsky. Phần bịa đặt của "Di chúc" chỉ có thể được hiểu trong một bối cảnh rộng lớn hơn nhiều bối cảnh của cuộc đấu tranh bên trong đảng đối với Trotsky và nhóm của ông ta. Nhưng cuộc đấu tranh này, cũng là chống-Lenin, được nuôi dưỡng và thúc đẩy bởi cả Zinoviev, kết hợp với cuộc đấu tranh chống Stalin. Một cách khách quan, toàn bộ kế hoạch của cả hai nhóm là kéo Stalin ra khỏi sự lãnh đạo với sự trợ giúp của tác quyền Lenin nhằm thay đổi tiến trình chính trị đảng CS Nga. 

Chúng ta phải nhận thức rất rõ, cơ sở của cuộc đấu tranh cho sự lãnh đạo, là một cuộc chiến lịch sử cho vấn đề nguyên tắc của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà phạm vi không cho phép thảo luận về điều này nhiều hơn ở đây. Chúng tôi chỉ có thể nói rõ, rằng trong "lưu trữ của Trotsky" - tiếp theo những "lá thư" của Lenin về tính cách Stalin, là các bản sao bao gồm một sửa chữa bằng văn bản của chính Trotsky trong đó viết: "Tôi sửa bản sao của tôi L. Trotsky". 

GIẢ MẠO VẪN TIẾP TỤC

Các đồn thổi dựa vào các bài viết cuối cùng và thư của Lenin đã không dừng lại, thậm chí là nhiều năm sau cái chết của Lenin. Khrushchev và Gorbachev tự bổ sung vào và diễn giải cái vũng lầy này. Các phần của “thư Lenin” lại được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của những kẻ thù địch đương thời, mà chủ yếu là để chống Stalin. Ví dụ, trong thư ngày 23 tháng 12, có một cụm từ "Tôi muốn chia sẻ điều này với Đ/C..." Khi Khrushchev công bố, nó được viết là "với các đ/c” để có 1 ý nghĩa hoàn toàn khác về những gì Lenin đưa ra, như thể Lenin viết nó cho đại hội đảng. Ở đây trái ngược với khái niệm "các đ/c" viết đến tất cả mọi người – trái ngược người đã được bầu bởi quần chúng. Bức thư này còn được ghi sổ tại Ban thư ký Lenin là bức thư gửi cho Stalin trước đại hội. Điều này thậm chí còn khẳng định nhiều hơn bản chất của nó, khi đọc nó với từ "các đ/c". Nhưng Nikita Khrushchev quyết, đối với ông ta, như thế là có lợi hơn để mở đường chỉ trích Stalin. 

Hay trong cụm từ: "giá trị quá lớn đối với tất cả "tòa án" đảng" – từ tòa án bị đổi thành từ "vận mệnh" (суд-> судьба).  Điều này không chỉ bóp méo lời của Lenin, mà còn biến nó thành cụm từ vô nghĩa. Đảng có bao nhiêu vận mệnh? Tòa án có thể nhiều, vận mệnh chỉ có một.

Mọi thứ đều rõ ràng trong từ vựng chính trị của Lenin những năm cuối. Với ngữ nghĩa "tòa án", tâm trí Lenin khác những nhân vật đối lập, họ luôn cố để chỉ trích đảng, và đòi thay đổi tiến trình đảng. Trong số những "thẩm phán-tòa", đứng vị trí danh dự là Trotsky và đồng sự của ông ta. Đó là những "phán tòa" mà Lenin đã có cuộc tranh đấu dài và gắt gắt cũng như Stalin, người được gửi lá thư này, là cộng sự chính, là người ủng hộ chủ chốt của Lenin. Cũng chính Lenin đã chỉ trích các “phán tòa", các "nhà phê phán" và "Suhanov của chúng ta", ông viết thành 1 bài luận, như trong bài viết "Về cuộc cách mạng của chúng ta" (Lenin, tập 45, trang 347, 383, 385). Câu của Lenin: "50-100 thành viên Ban chấp hành TW đảng chúng ta có quyền đòi hỏi từ giai cấp công nhân", biến hóa thành: "… đảng chúng ta có quyền". Ngữ nghĩa lúc đó là: Lenin đề nghị Ban chấp hành TW có 50-100 thành viên mới từ giai cấp công nhân cho Ban chấp hành TW mở rộng, trong khi những kẻ xuyên tạc nói – đảng đòi hỏi. Bịa đặt như vậy là cần thiết, để lá thư Lenin gửi cho Stalin được coi như là thư gửi tới đại hội đảng, thay vì chỉ là việc trao đổi ý tưởng giữa Lenin và Stalin. 

Bài báo của Lenin "Chúng ta nên tổ chức lại Rabkrin như thế nào", cũng bị giả mạo bởi những kẻ thù địch, bài báo khẳng định: "đấy là không có thẩm quyền, không Tổng Bí thư, cũng không thành viên nào khác của Ban chấp hành TW, không thể trộn lẫn (can thiệp) vào công việc của Ủy ban kiểm soát TW, hoặc có quyền đưa cho Ban kiểm soát TW bất kỳ câu hỏi gì về công việc của họ... " (Lenin, tập 4, tr. 387). Bài báo và việc Lenin đề nghị tổ chức lại CQ, lập Ban kiểm soát TW của đảng 1 lần nữa lại được sử dụng như thể Lenin chống lại Tổng thư ký Stalin. Trong khi bài báo này (đăng trên tờ Pravda, ngày 25 tháng 1 năm 1923) không tìm thấy từ ngữ như là Tổng thư ký nào cả. Cụm từ được sử dụng là "không có thẩm quyền có thể sử dụng ..." Đây là sự giả mạo công khai, để thử và chứng tỏ rằng nó là một "tài liệu" chỉ trích Stalin của Lenin, cũng có nghĩa là làm sai lệch toàn bộ sự hiểu biết về di chúc.

KHIÊU KHÍCH Ý THỨC HỆ 

Bây giờ người ta biết, cái gì có ý nghĩa được gửi gắm trong bài báo "Về sự hợp tác", trong giai đoạn cải tổ Gorbachev. Mặc dù bài này được viết bởi Lenin, các xét lại cố gắng để loại bỏ mọi thứ khác đã được viết của Lenin. Dưới khẩu hiệu này, họ nói cần thiết phải đánh giá lại tất cả các khía cạnh của CNXH. Mặc dù hoàn toàn không có từ ngữ nào như thế của Lenin thì họ vẫn cố để sử dụng nó trong ý tưởng "cải tổ - perestroika". Đây là thứ giả mạo hoàn toàn. Trong các tác phẩm của Lenin không có một từ hoặc bài viết nào như là "Về sự hợp tác", và có phiên bản 1, phiên bản 2 của bài viết này. 

Lenin khi đã có bản đầu tiên, nhưng vì không vừa ý với điều gì đó, hay có gì đó thể hiện chưa được rõ ràng – điều đó thể hiện bằng các ghi chú bên lề, nên đã bắt đầu phiên bản 2. Nhưng phiên bản 2 cũng lại không bằng lòng gì đó nên đã dừng lại. Đây là ghi chú bên lề: "Không 1 phương án nào làm tôi vừa lòng, bởi 1 số chúng có các hình thức cần sửa soạn tỷ mỉ hơn từ quan điểm tư tưởng, và cả hai cần một số biện pháp và một số chỉnh sửa". 

Chữ ghi bên lề là ngày 7 tháng 1, 1923, tất nhiên ngày tháng này không phải là cho toàn bộ văn bản. Chúng ta nên cố gắng tìm ra những gì Lenin đã không hài lòng trong công việc của mình trên tài liệu quan trọng này.

TỪ BUKHARIN ĐẾN KHRUSHCHEV, XA ĐẾN TẬN GORBACHEV 

Bài viết "Về sự hợp tác" như 1 tư tưởng lớn của Lenin, đã đến tay Bukharin, rồi từ Khrushchev "tài liệu" này đến Gorbachev, và ở đây trước mắt mọi người, quả bom tư tưởng được đeo mặt nạ Lenin là tác giả chính thức. Nó còn được mở rộng và sử dụng làm biến dạng cấu trúc từ bên trong bởi Khrushchev khi ông ta bắt đầu chặt đứt chân tay của nhà nước XHCN. Điều này có thể thực hiện được bởi luận điệu dối trá này có ảnh hưởng chính trị quan trọng đằng sau hậu trường. Thời Bukharin nó được sử dụng cho kulaks. Thời Khrushchev, nó được sử dụng như một phương tiện để chỉ trích Stalin, thời bị CNTB bao vây, những thành công của CNXH sẽ lớn hơn và đáng chú ý hơn, trong khi những tàn tích của các tầng lớp bóc lột tiêu tan, nhưng "càng nhiều nỗ lực mọi phương diện để theo mệnh lệnh lật đổ nhà nước XHCN, họ sẽ càng phá hoại nhà nước Liên Xô, như là phương sách cuối cùng để cứu vị thế đặc quyền đặc lợi giai cấp của họ".

Khrushchev dùng văn bản này để mở chiến dịch chống Stalin. Gorbachev dùng nó để làm người ta mất tin tưởng vào con đường xây dựng CNXH ở Liên Xô, ngả vào con đường phi XHCN và thu nạp CNTB vào Liên Xô. Điều này là cần thiết để phá vỡ tổ chức XHCN và bằng cách nào đó chúng tôi đã đánh mất mà không cố gắng để cải thiện CNXH, đã không có gì để thu được từ nó và cũng chẳng có gì cần thiết hơn so với lịch sử của chúng tôi...

Dù sao, người đọc biết rõ mình, biết nó là gì và như thế nào, và cũng như cái gì được rút ra từ đó.

V. A. Sakharov; phó tiến sĩ Khoa học lịch sử

BẢY LÝ DO GHÉT STALIN NGÀY NAY



MỘT. Stalin bảo vệ người lao động, bởi vậy ông bị ghét bởi những kẻ là kẻ thù của dân lao động, trong số đó có những kẻ kiếm được những thứ này từ quần chúng lao động: lợi ích, lợi nhuận, vốn tư bản, lãi, lợi nhuận, lời. Đối với chúng, nhân dân chỉ là con bò sữa, là nô lệ không cần thiết phải sống nếu không đem lại lợi ích cho chúng.

HAI. Stalin bắt tất cả phải lao động và làm việc. Ông bị những kẻ lười biếng, ăn bám ghét. Tất cả những kẻ này đều ghét ông, kể các các đ/c coi lãnh đạo là nghề làm quan, được ăn trên ngồi chốc, những kẻ muốn hưởng thụ, tham lam, bẩn thỉu. Nhìn chung, mọi kẻ lười biếng đều ghét Stalin.

BA. Stalin là con người trung thực, giữ lời. Ông cũng đòi hỏi cấp dưới phải như vậy. Ông bị ghét bởi những kẻ dối trá. Trong số đó là những kẻ ở TV, báo chí, radio – bởi không dối trá thì chúng lấy cái gì ăn. Ngày nay lại càng vậy, không dối trá thì làm sao câu view, làm sao nổi tiếng để có thăng tiến sự nghiệp!

BỐN. Stalin coi hèn nhát và phản bội tổ quốc là kẻ thù. Bởi vậy những kẻ này rất ghét Stalin, chúng lúc nào cũng sợ hãi, thậm chí không dám nhìn ảnh ông. Chúng phải ra sức bôi nhọ ông vì sợ 1 ngày nào đó có 1 Stalin khác quay lại.

NĂM. Thời Stalin sạch sẽ và chặt chẽ đến mức không thể ăn cắp. Quy tắc kế toán đơn giản và rõ ràng làm cho không thể có tham nhũng, biển thủ hay trộm cắp của công quỹ mô lớn. Đầu cơ cũng bị loại bỏ tận gốc lợi nhuận thương mại không có phép vượt quá 10%, thường là 5%. Nó cũng làm cho các hợp tác xã thương lại, buôn bán nhỏ và cửa hàng cửa hiệu tư nhân và hợp tác phát triển mạnh và phát đạt 1 cách trung thực. Cho vay hay bán hàng đa cấp cũng không thể. Những quan chức tham ô, nhận hối lộ, đục khoét ngân khố quốc gia hay biển thủ công quỹ của dân ghét ông, những kẻ đầu cơ trục lợi cũng ghét ông – chúng coi Stalin là kẻ thù vì lý do cá nhân.

SÁU. Stalin coi trọng quyền lợi thực sự của người dân. Ông kiên quyết bảo vệ lợi ích dân chúng, và chủ quyền quốc gia. Do đó tất cả những kẻ viện dẫn dân chủ, nhân quyền, NGO và tay sai sống dựa vào tiền tài trợ nước ngoài, giả mạo dân chủ nhân quyền để phá hoại đất nước không có đất sống. Cứ dính dáng đến điều này là ra tòa và đi trại Gulag. Do đó, chúng ghét ông đã có truyền thống, hay vụ vạ ông là độc tài, sát nhân, bàn tay máu là điều dễ hiểu.

BẢY. Stalin là người toàn tâm toàn ý với quốc gia, lại hiểu rõ vấn đề dân tộc. Ông chống cả tả khuynh lẫn hữu khuynh. Do đó các phe cánh, tả: dân chủ, toàn cầu, quốc tế, trotskists, bunde; hữu: zionists, fascists, phân biệt chủng tộc coi ông là kẻ thù không đội trời chung.

Tóm lại, ngoại trừ những người yêu nước Nga và vì nước Nga, Stalin bị cả thể giới còn lại ghét. Nhưng bạn đã rõ thế giới còn lại là những ai.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...