Thất bại bi thảm của các nước Đông Âu “hậu CS” - P1

Có những đặc điểm chung và rất đặc trưng của các nước này: chính sách thân phương Tây, mở cửa, cải cách… dẫn đến bi kịch, tư bản nước ngoài cướp bóc tài nguyên, tư nhân hóa ồ ạt làm xuất hiện 1 nhóm nhỏ đầu sỏ giàu có (của cùng 1 sắc tộc Do Thái) trên nền toàn dân thống khổ, bị bần cùng hóa, thối nát văn hóa và suy đồi đạo đức lối sống… trong khi viễn cảnh văn minh phương Tây ngày càng xa vời và vẫn bị miệt thị như sắc dân hạng 2.

Và trong khi tất cả điều này bị truyền thông phương Tây ỉm đi hoặc xuyên tạc, bóp méo, thì tác giả Dr. Rossen Vassilev ở Global Research cho chúng ta biết chi tiết. Chú ý là bài viết này tuy mang quan điểm tân tự do, nhưng vẫn có được những điều cần thiết.

Ngay trước ngày Giáng sinh năm 2010, một kỹ sư truyền hình quẫn trí phản đối chính sách kinh tế tranh cãi của chính phủ đã lao mình ra khỏi ban công nhà quốc hội Rumani trong lúc bài phát biểu của vị Ttg nước này. Người đàn ông,  đã sống sót sau vụ tự tử, được nói là đã hét lên trước khi nhảy: "Ông đã cướp bánh mỳ khỏi miệng con cái chúng tôi! Ông đã giết tương lai con cái chúng tôi!" Người phản đối phải nhập viện, mặc chiếc áo kẻ chữ "Ông đã bị giết chết tương lai của chúng tôi!", sau đó được xác định là Adrian Sobaru 41 tuổi, người có con mắc chứng tự kỷ, gần đây đã mất trợ cấp của chính phủ khi một phần của các bước cắt giảm ngân sách mới nhất của Bucharest.

Vụ tự tử của anh này đã được phát sóng trực tiếp trên truyền hình công cộng Rumani khi Thủ tướng Emil Boc phát biểu trước cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm không thành chống lại nội các bảo thủ của ông. Các biện pháp thắt chặt tài chính và tiền lương mà ông Sobaru bị phản đối bao gồm giảm 25% lương tất cả các công chức như ông cũng như giảm mạnh hỗ trợ xã hội chi trả cho cha mẹ có trẻ em khuyết tật, mà anh ta nhận được cho đến gần đây. Theo hãng tin Agerpres của Rumani, tiếng kêu tuyệt vọng của người đàn ông trong hội trường quốc hội là tiếng vọng đau đớn đã từng nghe thời cách mạng chống cộng 1989 lật đổ Rumani vô tổ chức và chế độ nhìn chung thân phương Tây của Nicolae Ceausescu. 

'You killed our future': Man throws himself from balcony in Romanian parliament

 

Romani: Người đàn ông mắc nợ tự thiêu mình chống thuế

 

Bulgaria: Người phụ nữ tự thiêu trước dinh TT *GRAPHIC*





Khủng hoảng kinh tế 

Vụ gieo mình bi thảm của anh Sobaru, sau đó được phát sóng trên toàn thế giới, đánh trúng tâm lý thông cảm với nhiều người Rumani, những người thấy điều đó như biểu tượng của sự bất bình đẳng và bất công man rợ của thời kỳ hậu CS. Rumani bị sa lầy trong cuộc suy thoái nghiêm trọng và kinh tế của họ dự kiến sẽ giảm ít nhất là 2% năm 2010, sau khi giảm 7,1% năm trước. Thay vì cố gắng giúp đỡ những người thất nghiệp và những người nghèo khổ, chính phủ Bucharest, được cho là khó hiểu với nạn tham nhũng, bè cánh và gia đình trị, đã cắt giảm tiền lương trong khu vực công đến 1/4 và cắt tất cả các chi phí xã hội, bao gồm cả khoản trợ cấp sưởi ấm cho người nghèo cũng như thất nghiệp, thai sản, trợ cấp khuyết tật. Đồng thời, thuế bán hàng quốc dân đã tăng từ 19% lên 24%, khi nhà chức trách cố để giữ thâm hụt quốc gia xuống 6,8%, đáp ứng các yêu cầu về tài chính nghiêm ngặt của Liên minh châu Âu (EU), khi Rumani đã tham gia vào tháng 1 năm 2007.

Chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt này đã làm hàng triệu người Rumani tức giận, họ chỉ đủ sống trong một đất nước có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng nhỏ bé. Những cuộc biểu tình đường phố giận dữ tập hợp hàng chục ngàn người Rumani phản ánh sự bất mãn sâu sắc với đói nghèo hàng loạt và tiếp tục khủng hoảng kinh tế, dẫn Rumani đến bờ vực phá sản. "Đây không phải là chủ nghĩa tư bản, ở các nước tư bản anh có tầng lớp trung lưu", một quản lý cửa hàng đồ dùng ở Bucharest nói với phóng viên AP. Nhưng xã hội Rumani, cô phàn nàn, bị phân chia giữa một thiểu số rất nhỏ rất giàu có và số đông đáy tầng bần cùng hóa.

Trong khi bi kịch con người như chứng kiến ở quốc hội Rumani trong ngày trước Giáng sinh là triệu chứng của hầu hết các nước Balkan với cảnh nghèo khổ rộng khắp và nghiền nát mọi hy vọng một cuộc sống tốt hơn, điều đó dễ dàng xảy ra ở bất cứ quốc gia khủng hoảng nào khác trong thế giới hậu-CS, họ chịu cảnh bị thất nghiệp cao, nghèo đói diện rộng, tiền lương giảm, và cắt giảm nghiêm trọng các chuẩn chi tiêu và sinh hoạt công cộng. Vào khoảng thời gian anh Sobaru tuyệt vọng cố gắng tự tử, nhiều người trong số 20.000 bác sĩ bệnh viện CH Czech đã bỏ nghề để phản đối quyết định của nội các Ttg Petr Necas cắt giảm tất cả chi tiêu công, bao gồm cả chi tiêu y tế, đến ít nhất 10% để giữ cho tài chính khó khăn của đất nước hoạt động. Những cuộc từ chức hàng loạt là một phần của chiến dịch "Cảm ơn, Chúng tôi đang ra đi" được phát động bởi các bác sĩ bất bình trên toàn quốc nhằm tạo áp lực lên các cơ quan chức nắng Prague để tăng mức lương đang thấp của họ và tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho tất cả nhân viên y tế. Đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước cựu CS, gây nguy hiểm cho cuộc sống của nhiều bệnh nhân, chính phủ Czech đã đe dọa áp đặt tình trạng khẩn cấp, buộc các bác sĩ hoặc trở lại làm việc hoặc phải đối mặt với hình phạt pháp lý và tài chính khắc nghiệt.

Một điều cũng có thể gợi lại cuộc bạo động thực phẩm hầu như không được đề cập đến năm 2009 ở Latvia, trong khi cái máng lợn sứt mẻ đã lù lù hiện ra trước mặt, thì con cưng của truyền thông phương Tây - "phép màu Baltic" vẫn cứ được ca ngợi ngút trời, ông Ttg chẳng được dân chúng ưa thích - Valdis Dombrovskis đã tái đắc cử năm 2010 bất chấp đã cắt giảm nghiêm trọng chi tiêu công, còn mức sống Latvia đã thực sự tiêu điều xơ xác, trong khi thật kỳ lạ là chiến dịch tranh cử của ông này, thay vì thế lại lao vào cuộc xung đột bẩn thỉu giữa những kẻ quốc gia chủ nghĩa Latvia và cộng đồng khá lớn người nói tiếng Nga ngang ngạch. Theo gs Michael Hudson, nhà nghiên cứu kinh tế đáng chú ý của ĐH Missouri, trong khi chính phủ cắt giảm mạnh phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế, giao thông công cộng, và các chi tiêu cơ sở hạ tầng-xã hội khác đe dọa làm suy yếu an ninh kinh tế, phát triển dài hạn, ổn định chính trị trên khắp các quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ, thì giới trẻ đang lũ lượt di cư tìm cuộc sống tốt hơn của họ chứ không chịu sống trong nền kinh tế không có bất kỳ cơ hội việc làm nào. Ví dụ, hơn 12% tổng số dân Latvia hoặc nhiều hơn (một tỷ lệ lực lượng lao động lớn hơn nhiều) hiện đang làm việc ở nước ngoài.

"Bong bóng (kinh tế) tân-tự do" nổ tung năm 2008, gs Hudson viết, chính phủ bảo thủ Latvia vốn vay mượn rất nhiều từ EU và IMF theo điều khoản trừng phạt trả nợ đã phải áp đặt chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt làm kinh tế Latvia tụt giảm đến 25% (láng giềng Estonia và Lithuania đã trải qua cuộc suy thoái kinh tế đều đặn) và tỷ lệ thất nghiệp, hiện ở mức 22% và vẫn còn tăng. Với hơn 1/10 dân số bây giờ làm việc ở nước ngoài, khách-lao công Latvia gửi về nhà bất cứ thứ gì họ có thể dành dụm để giúp đỡ gia đình nghèo khó của họ tồn tại. Trẻ em Latvia (1 số lượng ít ỏi vì tỷ lệ kết hôn và khai sinh giảm mạnh) vì vậy đã "bị bỏ lại mồ côi sau lưng", khiến các nhà khoa học xã hội tự hỏi làm thế nào để dân số đất nước nhỏ bé 2,3 triệu người này có thể tồn tại. Các hậu quả của ngân sách thắt lưng buộc bụng hậu CS đã đốn quị dân chúng bình thường xuống quì gối trong khi các chủ nợ quốc tế và các ngân hàng địa phương lại được giải cứu.


Liệu Poroshenko có bị đảo chính?

Tham vọng chính trị của các phe cánh như Yatsenyuk, Turchinov, sự bằng mặt nhưng không bằng lòng của các đảng phái chính trị, đàm phán Minks bị phá hoại ngầm từ Kiev, đợt tấn công bắn phá dữ dội vào miền Đông mới nhất đã thất bại, vị tướng Mỹ cầm đầu 1 phái đoàn đến Ukr khảo sát tình hình.

Không thể giải quyết tình hình Ukr bằng giải pháp quân sự - đó là cảnh báo từ phía Nga. Quả thật đợt tấn công vừa qua, nếu vị tướng Mỹ am hiểu tình hình, ông ta sẽ nhanh chóng nhận ra, bây giờ Novorossia đã có đủ lực lượng quân sự để đáp trả đồng thời trên nhiều hướng tấn công.

Tất cả điều đó đang đẩy số phận chính trị của Poroshenko vào tình thế nguy hiểm hơn bao giờ hết. Các chính khách Ukr đang vội vàng đưa gia đình ra nước ngoài. Tin tức về 1 cuộc đảo chính có thể để lật đổ Poroshenko đang lan truyền trên mạng.

Quả thực từ ngày nắm quyền, con quỉ nhỏ mọn Poroshenko trong bầy quỉ hung hăng dữ tợn đã không giải quyết được tình hình mà còn làm nó xấu đi. Liên tiếp thua trận ở Donbass buộc ông ta phải cử người đến Minks đàm phán, nhưng 1 giải pháp hòa bình có thể không phải là lựa chọn ưa thích của Mỹ, mặt khác khủng hoảng Ukr ngày càng trầm trọng không có lối thoát. Cuộc bầu cử RADA tháng 10/2014, khổi Poroshenko chỉ về thứ 2 sau Ttg Yatsenyuk càng làm ông ta ở vào thế khó. Bầu không khí căng thẳng rối ren là môi trường thuận lợi báo hiệu 1 cuộc đảo chính lật đổ. Nếu như không thay đổi được tình hình 1 cách rõ rệt, số phận Poroshenko sẽ an bài, ông ta hiểu rõ điều đó và cũng đã chuẩn bị với tình huống xấu nhất, bao gồm cả đưa lực lượng an ninh thân tín vào trấn giữ thủ đô Kiev.

Một phát biểu không chính thức từ giới chức Mỹ: "với TT Ukraina, đã thất bại để giải quyết vấn đề, đó là: không giải quyết được tình hình đông Ukraina, dân chúng bị bần cùng, kinh tế đất nước bị đào hố chôn…” và một loạt các vấn đề khác bị chỉ trích.

Có những ý kiến ở phương Tây tin Poroshenko là 1 cá nhân yếu đuối, không phải là kẻ quá hung hăng hay có thể hết mình khi buộc phải bảo vệ tài sản riêng của ông ta, điều này trùng với nhận định ban đầu rằng ông ta là con quỉ nhỏ mọn hơn, trong bầy quỉ ở Kiev. Nhân vật số 2, vị Ttg Kiev thì nói năng quá hàm hồ như thể não trạng có vấn đề về thần kinh, không tương xứng với vị trí của 1 chính khách, ví dụ, mới đây nhất khi ở Đức, ông ta tuyên bố: Liên Xô xâm lược cả Ukraina lẫn Đức, và Putin của Nga hiện đang cố làm điều đó 1 lần nữa! Việc hàm hồ lịch sử như vậy làm dấy lên nhiều chỉ trích ngay cả ở phương Tây.

Thất bại mới nhất ở Donbass, đặc biệt là cứ điểm sân bay Donetsk sẽ được các phe cánh tận dụng để qui trách nhiệm vào Poroshenko. Mây đen đang kéo đến vần vũ trên đầu ông ta. Thậm chí từ cuối năm ngoái, tờ báo lớn Ukr là Kiev Times thản nhiên đăng chình ình bài viết tiêu đề: “Yatseniuk có thể đang chuẩn bị coup d'état mới” và bức ảnh nhân vật này thân mật bắt tay TT Obama. Nhưng kẻ quyết định số phận Ukr là Washington có thể có quyết định khác. Có điều an ủi là như bài viết đó nói, là có thể Washington chưa sẵn sàng vào lúc này. Có nghĩa là Poroshenko vẫn còn chút cơ hội cuối cùng để giải quyết tình hình, trước khi để mọi thứ trở thành quá muộn!


Trans-Pacific Partnership (TPP) có qua cơn nguy kịch?

Với đảng Cộng hòa nắm quyền cả 2 viện QH, và một mình Obama chỉ còn là người cộng hòa chót mặc áo dân chủ, chính quyền Mỹ lại 1 lần nữa làm om sòm HĐ Đối tác xuyên TBD (TPP) và đứa em song sinh xấu xí của nó: Đối tác thương mại và đầu tư xuyên ĐTD (TTIP), vươn lên trước 1 cách nghiêm trọng.

Sức ép từ các khối kinh tế khác đang gia tăng cũng rất nghiêm trọng, đẩy Mỹ vào đường cùng phải có được những khu vực thị trường được rào dậu chắc chắn.

Sau nhiều lần đình trệ và bế tắc mà lần gần đây nhất là cuối năm 2014, CQ Obama đã cố để sắp xếp các ý kiến của năm ngoái nhằm bắt kịp cảm giác không thể tránh khỏi về những quy định cứng rắn, giao dịch thương mại sai phân định và thực sự rất khác biệt.  Ngay cả đảng Dân chủ của Obama, cùng với sự tham gia của khối lớn đảng Cộng hòa, đã nổi loạn do mức độ bí mật chưa từng có được duy trì xung quanh việc đàm phán và thỏa thuận. Hầu như cả 2 viện QH Mỹ không hay biết gì về TPP, còn CQ thì luôn luôn từ chối cung cấp các nội dung đàm phán.

Không cần phải nói, đa số đảng CH cũng có thể thay đổi động lực này nên không hẳn là trở ngại chính, đối với họ, cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền! Thực sự, trở ngại lớn nhất là đến từ Nhật Bản, khiến đàm phán đình trệ cuối năm ngoái. Thậm chí thông tin trên truyền thông Nhật cũng bị phân luồng trong vấn đề này. Một mặt, là tin tức nói TPP đang tiến triển, mặt khác là các cuộc đàm phán đang bốc hỏa, thậm chí là vãi lửa vào mặt Mỹ. Ví dụ trên tờ Japan Times, tạm gọi là luồng 1 và luồng 2 (L1, L2);

L1: Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí rằng 12 quốc gia thảo luận về Trans-Pacific Partnership nên tổ chức cuộc họp bộ trưởng trong nửa đầu tháng 3 để đạt được một thỏa thuận rộng lớn…

L1: Các quan chức Nhật và Mỹ báo hiệu rằng hai bên đã thu hẹp khoảng cách về thương mại tự do, trong phiên họp gần nhất ở Tokyo. Phó đoàn đàm phán TPP Nhật, ông Hiroshi Oe nói ông cảm thấy mạnh mẽ rằng Mỹ coi trọng việc kết thúc đàm phán thành công.

L2: Nhật và Mỹ vẫn còn xa rời về thương mại nông nghiệp. Ở nơi khác trong các cuộc đàm phán TPP rộng lớn, Mỹ và các nền kinh tế thị trường mới nổi như Malaysia đang có tranh chấp về bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Người Nhật vốn có thói ăn nói vòng vo, mập mờ khó hiểu trong nhiều vấn đề. Thì vấn đề là đây, nếu như đọc những câu chữ, có gì đó không hẳn là ổn thỏa sau những tuyên bố lạc quan. Dù là 2 bên đã nhất trí để nói đàm phán 1 lần nữa, nhưng nhận xét của ông Oe là rất mơ hồ. Chỉ có Mỹ là háo hức, chứ không phải người Nhật. Vì vậy cần xem xét những phân tích khác.

Ví dụ, có 1 bài viết cho rằng, đã có một số suy đoán thuận và nghịch trên báo chí Nhật Bản về cái mà các nhà lập pháp Mỹ trong hậu nhiệm kỳ QH có thể hoặc không thể làm được, có thể hoặc có thể không làm, và nó có làm thay đổi như thế nào triển vọng TPP, có thể trổ ra nhiều thứ như họ đã có… và cứ như vậy. Cho dù có muốn đoán về chủ đề này, cũng không bao giờ có được bất kỳ kết luận nào dứt khoát. Nhưng một khi tờ Japan Times viết 1 dòng rằng "Mỹ thực sự muốn kết thúc thỏa thuận sớm hơn hết" – mà lại không nói lý do tại sao các lĩnh vực bất đồng lâu đời lại có thể được giải quyết 1 cách kỳ diệu đến thế.

Và với các bài báo khích lệ mơ hồ trên truyền thông Nhật, có thể nói đến tờ Mainichi gần đây như đại diện cho 1 hướng dự báo ngày càng ảm đạm về TPP. Một bài viết của tờ báo này có tiêu đề "TPP: Đối với hiệp định, Mỹ 'thực sự nghiêm trọng' “. Dĩ nhiên, khi mà Nhật đang hứng chịu những thiệt hại rất lớn từ khủng hoảng kinh tế thế giới, thì giai điệu tiêu cực như thế của tờ báo là có thể hiểu cho những cái rút ra từ phần còn lại. Đó là Nhật không lạc quan hay thiết tha vội vàng gì trong việc giải quyết những bất đồng đã tồn tại dai dẳng và lâu dài. Vấn đề nông nghiệp vẫn còn nguyên chưa giải quyết được và thực chất, các nhà đàm phán Nhật đang thong dong thư thả với những phát biểu thành ngữ quen thuộc kiểu "vấn đề nghiêm trọng hơn vẫn còn, vẫn là đáng kể để đàm phán". Đối với người Mỹ, và cả những ai không quen thuộc với tính cách Nhật Bản, đây là 1 sự khó chịu thực sự.

Còn ở ngoài truyền thông đại chúng, có nhiều tin tức hơn nhưng lại ít có thể kiểm chứng hơn. Thì tin tức là TPP đang gặp bế tắc nghiêm trọng. Điều này cũng nghĩa là TPP đang chìm vào im lặng trên MSM.

Một tờ báo đáng kể về uy tín và trách nhiệm là tờ Sankei, những bài viết về TPP của tờ này đã không còn nằm thường trực và cả trong kho lưu trữ nữa. Nhưng lại nổi lên tin tức gây hấn rằng Trưởng đoàn đàm phán Nhật Amari đã hét vào mặt Trưởng đại diện thương mại Mỹ Froman: "Nhật Bản không phải là chư hầu Mỹ!"

Một công kích như thế của người Nhật quả thực rất hiếm hoi. Nếu nó có thật, thì nghĩa là cuộc đàm phán TPP gần đây nhất, vào cuối tháng 12 năm ngoái đã hoàn toàn đổ vỡ! Cuộc đàm phán đã biến thành cuộc đọ sức bốc hỏa cùng chửi rủa Mỹ.

Như thế, có thể nói rằng, những gì viết trên tờ Japan Times, L1 không gì hơn là 1 nỗ lực của 1 kênh chính thức (hoặc ở Mỹ hay Nhật - hoặc có lẽ cả 2) xoa dịu Mỹ và để hạn chế thiệt hại có thể của việc ném lửa vào mặt Mỹ, và cũng để chống lại những rò rỉ không hay ho về đàm phán TPP – khi nó đã thực sự chìm nghỉm trên truyền thông Nhật. Còn L2 mới là tin tức thông thường của truyền thông nước họ.

Trong số 12 quốc gia tham gia TPP: Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Mỹ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada, Nhật; Sự thành công hay thất bại của nó đang nằm trong tay Nhật. Nhật đang duy trì đàm phán để có thêm lợi thế? Hay đang bị các khối kinh tế khác lôi kéo? Hay chính sách khác không phụ thuộc vào TPP đang triển khai? Điều này phải chờ thời gian, ít nhất là cuối năm tới mới biết được.

Ukraina thua trận vì hệ thống định vị GPS Mỹ!

Mới đây, một nhóm 7 binh sĩ Ukr được điều đến mặt trận để “đảo quân” đã tự xin hàng khi đi lạc đường vì GPS báo sai vị trí.

Có ứng dụng rộng rãi trong dân sự và quân sự, binh lính Ukr cũng được trang bị các bộ định vị GPS mới nhất của Mỹ, nhưng thay vì tìm đến đúng vị trí chiến đấu, họ đã lạc vào giữa đội hình dân quân tự vệ ở ngoại ô thành phố Donetsk và chỉ còn cách giao nộp vũ khí, nguyên cả 1 xe ô tô để xin hàng.

Chính tự vệ cũng lấy làm ngạc nhiên vì câu chuyện tưởng như đùa cợt này, họ cứ tưởng những vị khách không mời này “đào ngũ”, nhưng sau mới vỡ lẽ là vì những chiếc máy định vị GPS đã báo hại binh lính Ukr.

Câu chuyện các thiết bị phá sóng, đánh lừa GPS đã được biết đến từ lâu, nó có giá thành rất rẻ, chỉ vài trăm đô la, và không chỉ đánh lừa các máy định vị cầm tay mà còn làm đạn dẫn đường “thông minh” bay lạc mục tiêu.

Có lẽ lần sau, binh lính Ukr sẽ rút kinh nghiệm, cảm ơn người Mỹ và dùng com-pa, thước kẻ cùng bản đồ giấy như thời xưa khi ra trận.  

Bình luận hài hước về tình huống này, 1 chỉ huy tự vệ cười nói: Sư cha các bố chỉ huy Ukr! hãy cấm binh lính dùng GPS đi và dạy họ sử dụng đồ cổ mà tìm đường.

Nhưng câu chuyện thế này làm lộ ra vấn đề khác còn nghiêm trọng hơn nhiều. Đó là tại sao tự vệ bắn rất chính xác vào nơi Ukr trú quân, gây thiệt hại lớn về người và phương tiện cho Kiev, nhưng ngược lại, quân Kiev bắn rất vụng về, không mấy gây thiệt hại cho lực lượng tự vệ ngoài việc bom rơi đạn lạc giết chết thường dân.

Có lẽ câu trả lời đã có: Novorossia sử dụng không GPS mà GLONASS của Nga!


Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...