Thất bại bi thảm của các nước Đông Âu “hậu CS” - P1

Có những đặc điểm chung và rất đặc trưng của các nước này: chính sách thân phương Tây, mở cửa, cải cách… dẫn đến bi kịch, tư bản nước ngoài cướp bóc tài nguyên, tư nhân hóa ồ ạt làm xuất hiện 1 nhóm nhỏ đầu sỏ giàu có (của cùng 1 sắc tộc Do Thái) trên nền toàn dân thống khổ, bị bần cùng hóa, thối nát văn hóa và suy đồi đạo đức lối sống… trong khi viễn cảnh văn minh phương Tây ngày càng xa vời và vẫn bị miệt thị như sắc dân hạng 2.

Và trong khi tất cả điều này bị truyền thông phương Tây ỉm đi hoặc xuyên tạc, bóp méo, thì tác giả Dr. Rossen Vassilev ở Global Research cho chúng ta biết chi tiết. Chú ý là bài viết này tuy mang quan điểm tân tự do, nhưng vẫn có được những điều cần thiết.

Ngay trước ngày Giáng sinh năm 2010, một kỹ sư truyền hình quẫn trí phản đối chính sách kinh tế tranh cãi của chính phủ đã lao mình ra khỏi ban công nhà quốc hội Rumani trong lúc bài phát biểu của vị Ttg nước này. Người đàn ông,  đã sống sót sau vụ tự tử, được nói là đã hét lên trước khi nhảy: "Ông đã cướp bánh mỳ khỏi miệng con cái chúng tôi! Ông đã giết tương lai con cái chúng tôi!" Người phản đối phải nhập viện, mặc chiếc áo kẻ chữ "Ông đã bị giết chết tương lai của chúng tôi!", sau đó được xác định là Adrian Sobaru 41 tuổi, người có con mắc chứng tự kỷ, gần đây đã mất trợ cấp của chính phủ khi một phần của các bước cắt giảm ngân sách mới nhất của Bucharest.

Vụ tự tử của anh này đã được phát sóng trực tiếp trên truyền hình công cộng Rumani khi Thủ tướng Emil Boc phát biểu trước cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm không thành chống lại nội các bảo thủ của ông. Các biện pháp thắt chặt tài chính và tiền lương mà ông Sobaru bị phản đối bao gồm giảm 25% lương tất cả các công chức như ông cũng như giảm mạnh hỗ trợ xã hội chi trả cho cha mẹ có trẻ em khuyết tật, mà anh ta nhận được cho đến gần đây. Theo hãng tin Agerpres của Rumani, tiếng kêu tuyệt vọng của người đàn ông trong hội trường quốc hội là tiếng vọng đau đớn đã từng nghe thời cách mạng chống cộng 1989 lật đổ Rumani vô tổ chức và chế độ nhìn chung thân phương Tây của Nicolae Ceausescu. 

'You killed our future': Man throws himself from balcony in Romanian parliament

 

Romani: Người đàn ông mắc nợ tự thiêu mình chống thuế

 

Bulgaria: Người phụ nữ tự thiêu trước dinh TT *GRAPHIC*





Khủng hoảng kinh tế 

Vụ gieo mình bi thảm của anh Sobaru, sau đó được phát sóng trên toàn thế giới, đánh trúng tâm lý thông cảm với nhiều người Rumani, những người thấy điều đó như biểu tượng của sự bất bình đẳng và bất công man rợ của thời kỳ hậu CS. Rumani bị sa lầy trong cuộc suy thoái nghiêm trọng và kinh tế của họ dự kiến sẽ giảm ít nhất là 2% năm 2010, sau khi giảm 7,1% năm trước. Thay vì cố gắng giúp đỡ những người thất nghiệp và những người nghèo khổ, chính phủ Bucharest, được cho là khó hiểu với nạn tham nhũng, bè cánh và gia đình trị, đã cắt giảm tiền lương trong khu vực công đến 1/4 và cắt tất cả các chi phí xã hội, bao gồm cả khoản trợ cấp sưởi ấm cho người nghèo cũng như thất nghiệp, thai sản, trợ cấp khuyết tật. Đồng thời, thuế bán hàng quốc dân đã tăng từ 19% lên 24%, khi nhà chức trách cố để giữ thâm hụt quốc gia xuống 6,8%, đáp ứng các yêu cầu về tài chính nghiêm ngặt của Liên minh châu Âu (EU), khi Rumani đã tham gia vào tháng 1 năm 2007.

Chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt này đã làm hàng triệu người Rumani tức giận, họ chỉ đủ sống trong một đất nước có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng nhỏ bé. Những cuộc biểu tình đường phố giận dữ tập hợp hàng chục ngàn người Rumani phản ánh sự bất mãn sâu sắc với đói nghèo hàng loạt và tiếp tục khủng hoảng kinh tế, dẫn Rumani đến bờ vực phá sản. "Đây không phải là chủ nghĩa tư bản, ở các nước tư bản anh có tầng lớp trung lưu", một quản lý cửa hàng đồ dùng ở Bucharest nói với phóng viên AP. Nhưng xã hội Rumani, cô phàn nàn, bị phân chia giữa một thiểu số rất nhỏ rất giàu có và số đông đáy tầng bần cùng hóa.

Trong khi bi kịch con người như chứng kiến ở quốc hội Rumani trong ngày trước Giáng sinh là triệu chứng của hầu hết các nước Balkan với cảnh nghèo khổ rộng khắp và nghiền nát mọi hy vọng một cuộc sống tốt hơn, điều đó dễ dàng xảy ra ở bất cứ quốc gia khủng hoảng nào khác trong thế giới hậu-CS, họ chịu cảnh bị thất nghiệp cao, nghèo đói diện rộng, tiền lương giảm, và cắt giảm nghiêm trọng các chuẩn chi tiêu và sinh hoạt công cộng. Vào khoảng thời gian anh Sobaru tuyệt vọng cố gắng tự tử, nhiều người trong số 20.000 bác sĩ bệnh viện CH Czech đã bỏ nghề để phản đối quyết định của nội các Ttg Petr Necas cắt giảm tất cả chi tiêu công, bao gồm cả chi tiêu y tế, đến ít nhất 10% để giữ cho tài chính khó khăn của đất nước hoạt động. Những cuộc từ chức hàng loạt là một phần của chiến dịch "Cảm ơn, Chúng tôi đang ra đi" được phát động bởi các bác sĩ bất bình trên toàn quốc nhằm tạo áp lực lên các cơ quan chức nắng Prague để tăng mức lương đang thấp của họ và tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho tất cả nhân viên y tế. Đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước cựu CS, gây nguy hiểm cho cuộc sống của nhiều bệnh nhân, chính phủ Czech đã đe dọa áp đặt tình trạng khẩn cấp, buộc các bác sĩ hoặc trở lại làm việc hoặc phải đối mặt với hình phạt pháp lý và tài chính khắc nghiệt.

Một điều cũng có thể gợi lại cuộc bạo động thực phẩm hầu như không được đề cập đến năm 2009 ở Latvia, trong khi cái máng lợn sứt mẻ đã lù lù hiện ra trước mặt, thì con cưng của truyền thông phương Tây - "phép màu Baltic" vẫn cứ được ca ngợi ngút trời, ông Ttg chẳng được dân chúng ưa thích - Valdis Dombrovskis đã tái đắc cử năm 2010 bất chấp đã cắt giảm nghiêm trọng chi tiêu công, còn mức sống Latvia đã thực sự tiêu điều xơ xác, trong khi thật kỳ lạ là chiến dịch tranh cử của ông này, thay vì thế lại lao vào cuộc xung đột bẩn thỉu giữa những kẻ quốc gia chủ nghĩa Latvia và cộng đồng khá lớn người nói tiếng Nga ngang ngạch. Theo gs Michael Hudson, nhà nghiên cứu kinh tế đáng chú ý của ĐH Missouri, trong khi chính phủ cắt giảm mạnh phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế, giao thông công cộng, và các chi tiêu cơ sở hạ tầng-xã hội khác đe dọa làm suy yếu an ninh kinh tế, phát triển dài hạn, ổn định chính trị trên khắp các quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ, thì giới trẻ đang lũ lượt di cư tìm cuộc sống tốt hơn của họ chứ không chịu sống trong nền kinh tế không có bất kỳ cơ hội việc làm nào. Ví dụ, hơn 12% tổng số dân Latvia hoặc nhiều hơn (một tỷ lệ lực lượng lao động lớn hơn nhiều) hiện đang làm việc ở nước ngoài.

"Bong bóng (kinh tế) tân-tự do" nổ tung năm 2008, gs Hudson viết, chính phủ bảo thủ Latvia vốn vay mượn rất nhiều từ EU và IMF theo điều khoản trừng phạt trả nợ đã phải áp đặt chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt làm kinh tế Latvia tụt giảm đến 25% (láng giềng Estonia và Lithuania đã trải qua cuộc suy thoái kinh tế đều đặn) và tỷ lệ thất nghiệp, hiện ở mức 22% và vẫn còn tăng. Với hơn 1/10 dân số bây giờ làm việc ở nước ngoài, khách-lao công Latvia gửi về nhà bất cứ thứ gì họ có thể dành dụm để giúp đỡ gia đình nghèo khó của họ tồn tại. Trẻ em Latvia (1 số lượng ít ỏi vì tỷ lệ kết hôn và khai sinh giảm mạnh) vì vậy đã "bị bỏ lại mồ côi sau lưng", khiến các nhà khoa học xã hội tự hỏi làm thế nào để dân số đất nước nhỏ bé 2,3 triệu người này có thể tồn tại. Các hậu quả của ngân sách thắt lưng buộc bụng hậu CS đã đốn quị dân chúng bình thường xuống quì gối trong khi các chủ nợ quốc tế và các ngân hàng địa phương lại được giải cứu.


1 nhận xét:

  1. Chế độ "đa đảng" là dẫn tới các đảng cuội tay sai phương tây lên nắm quyền (phương tây nó sẽ tài trợ và tổ chức cho hàng chục đảng kiểu đó ra đời, mỗi đảng có khi chỉ có vài chục người), chúng sẽ bán sạch cho bọn in tiền, dân chỉ có làm nô lệ thôi.

    Trả lờiXóa

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...